Giáo án Tự chọn ngữ văn 8 - GV: Đỗ Thị Hằng

Giáo án Tự chọn ngữ văn 8 - GV: Đỗ Thị Hằng

CHỦ ĐỀ 1

VĂN BẢN TỰ SỰ

RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

PHẦN I – LÝ THUYẾT

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Ôn lại kiến thức về văn bản tự sự

 2. Cung cấp cho học sinh những khái niệm về : đề tài, chủ đề

 3. Giúp học sinh nhận biết vai trò của tự sự và miêu tả trong văn tự sự

 3. Rèn kĩ năng và phương pháp viết bài văn tự sự

B. CHUẨN BỊ

 1. Gv: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án

 2. Hs: Ôn lại lí thuyết về văn tự sự đã học ở lớp 6 và trong chương trình Ngữ văn lớp 7đọc kĩ lại các văn bản tự sự ở phần đầu lớp 8 xem ngoài các yếu tố tự sự các văn bản còn có yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra: Vở ghi, và sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới: Giới thiệu bài

I- Lí thuyết :

 GV cho HS nhắc lại các kiến thức về văn tự sự đã học ở lớp 6. Gồm các vấn đề sau:

 

doc 37 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn ngữ văn 8 - GV: Đỗ Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1
Văn bản tự sự
Ngày 7 tháng 9 năm 2009
Rèn kỹ năng làm bài văn tự sự
Phần I – lý thuyết
 a. mục tiêu cần đạt
 1. Ôn lại kiến thức về văn bản tự sự 
 2. Cung cấp cho học sinh những khái niệm về : đề tài, chủ đề 
 3. Giúp học sinh nhận biết vai trò của tự sự và miêu tả trong văn tự sự 
 3. Rèn kĩ năng và phương pháp viết bài văn tự sự 
B. chuẩn bị
 1. Gv: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
 2. Hs: Ôn lại lí thuyết về văn tự sự đã học ở lớp 6 và trong chương trình Ngữ văn lớp 7đọc kĩ lại các văn bản tự sự ở phần đầu lớp 8 xem ngoài các yếu tố tự sự các văn bản còn có yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận 
C. tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra: Vở ghi, và sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới: Giới thiệu bài
I- Lí thuyết :
 GV cho HS nhắc lại các kiến thức về văn tự sự đã học ở lớp 6. Gồm các vấn đề sau:
1. Thế nào là văn tự sự?
	-Tự sự là trình bày lại diễn biến sự việc.
2. Các yếu tố trong văn bản tự sự :
? Trong văn bản tự sự gồm các yếu tố nào? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Mỗi yếu tố có đặc điểm gì? Khi làm bài ta cần chú ý điều gì với những yếu tố đó?
a. Sự việc:
 là những việc làm, hành động diễn ra trong thời gian địa điểm, cụ thể do nhân vật thực hiện.àlà yếu tố quan trọng nhất trong văn tự sự.
	- Đặc điểm : 
+ Sự việc phải có một chuỗi các sự việc lớn nhỏ.
? Chứng minh trong các văn bản tự sự đã học gồm các sự việc lớn nhỏ?
+ Sự việc phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí phù hợp với mục đích của người viết.
	? Chứng minh sự sắp xếp hợp lí của các sự việc trong các văn bản tự sự đã học?
+ Sự việc: có sự việc là nguyên nhân - diễn biến - kết quả; có sự việc là cao trào, đỉnh điểm, có sự việc gây bất ngờ, căng thẳng, có sự việc là thắt nút có sự việc là cởi nút hợp lí.
	? Chứng minh điều trên là đúng?
+ Ngoài ra sự việc còn được miêu tả chi tiết, cụ thể.
	? Lấy ví dụ cụ thể?
àKhi viết văn bản tự sự cần xây dựng các sự việc lớn trước, xoay quanh các sự việc lớn là các sự việc nhỏ, thiết kế sự việc nào là đỉnh điểm, là nút thắt rồi đẩy lên cao trào, tình huống căng thẳng và sau đó giải quyết hợp lí.
b. Nhân vật:
 Là người, vật là kẻ thực hiện sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản.à là yếu tố quan trọng nhất trong văn tự 
	- Nhân vật chia ra gồm :
+ Nhân vật chính, nhân vật trung tâm đóng vai trò chủ yếu thực hiện tư tưởng, chủ đề văn bản.
+ Nhân vật phụ xuất hiện ít hơn, xoay quanh nhân vật chính làm sáng tỏ nhân vật chính, giúp nhân vật chính thực hiện chủ đề.
? Lấy một số văn bản tự sự phân tích làm sáng tỏ?
àLưu ý khi viết văn tự sự : Phải có ít nhất từ hai nhân vật, xác định nhân vật nào chính, nhân vật nào là phụ, nhân vật chính thực hiện những sự việc chính, còn nhân vật phụ có nhiệm vụ tác động vào (kích động) để nhân vật chính bộc lộ tính cách, phẩm chất.
c. Yếu tố miêu tả: 
Là yếu tố phụ nhưng nó có vai trò làm cụ thể sự việc, nhân vật làm cho truyện thêm cụ thể, sinh động hấp dẫn.
	- Miêu tả gồm : 
+ Miêu tả nhân vật : 
VD : Tả Dế Mèn, Dế Choắt, Lão Hạc 
+ Miêu tả cảnh : 
VD : Tả cảnh chị Cốc đi kiếm ăn, cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà lí trưởng, cảnh thiên nhiên cuối thu trong lần đầu tiên tôi đi học
+ Miêu tả nội tâm (những suy nghĩ, tâm hồn sâu kín ở bên trong con người): 
VD : Tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với bà cô, khi ngồi trong lòng mẹ, nội tâm của ông giáo trước những chuyện của lão Hạc, của bà vợ
àTất cả những yếu tố miêu tả này đều phải phù hợp với sự việc, tính cách, phẩm chất nhân vật.
d. Yếu tố biểu cảm : Khi kể phải thể hiện tình cảm của nhân vật, người kể bằng cách bộc lộ trực tiếp = các từ : Ôi, chao ôi, trời, trời ơi, thay, sao, bao nhiêu, chà, thật là,...hoặc dùng câu hỏi hoặc bằng cách gián tiếp thông qua miêu tả thật xúc động.
 VD : Trong Lão Hạc : Khốn nạn ! Ông giáo ơi !...Chao ôi!...Hỡi ơi lão Hạc! 
 Trong Sống chết mặc bay: Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Lo thay ! Nguy thay !
 Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?
 Trong Cô bé bán diêm : Chà ! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá mà em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? ...Chà ! ánh sáng mới kì diệu làm sao?
e. Yếu tố nghị luận
 Là những lời nhận xét, đánh giá, bàn luận của người viết, của nhân vật về nhân vật, về sự việc làm cho truyện có tính thâm trầm, triết lí sâu xa, nhiều khi như một chân lí, bài học nói về cuộc đời. 
VD: Sống chết mặc bay: Tình cảnh trông thật là thảm kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không có nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu,kể sao cho xiết.
 Câu nói của chị Dậu với anh Dậu : Thà ngồi tù
 Lão Hạc : Những lời đánh giá của ông giáo về lão Hạc, về vợ.
g. Ngôi kể : 
	Ngôi kể thứ ba : Người kể không tham gia vào câu chuyện, đứng bên ngoài lề câu chuyện nhưng lại như có mặt ở khắp mọi nơi cho nên chuyện gì cũng biết, cũng kể lại được tất cả, từ ngóc ngách tâm hồn đến những suy nghĩ thầm kín mà nhân vật không nói ra thành lời.
	Ví dụ : Tức nước vỡ bờ : Người kể là tác giả không là một nhân vật nào trong truyện. Kể chuyện rất tự nhiên, kể hết tất cả những gì mà các nhân vật thực hiện.
	Ngôi thứ nhất : Người kể tham gia vào trong câu chuyện.
 Ưu điểm : Làm cho truyện tự nhiên không bị gò ép bởi nhân tố bên ngoài.
 Nhược điểm :Người kể chỉ kể trực tiếp được những gì chứng kiến còn những gì không trực tiếp chứng kiến muốn kể lại phải thông qua một nhân vật khác.
Ví dụ : Lão Hạc : Ông giáo là người kể ở ngôi thứ nhất, ông chỉ kể được những gì ông chứng kiến còn một số sự việc như : Lão Hạc bán chó, lão Hạc xin bả chó ông không chứng kiến nhưng vẫn được kể lại thông qua lời kể của lão Hạc, của Binh Tư.
h. Trình tự kể : Là sự sắp xếp các sự việc theo mục đích của người kể.
	- Trình tự thời gian : Sự việc nào diễn ra trước kể trước, sự việc nào diễn ra sau kể sau. Ví dụ : Tức nước vỡ bờ.
	- Trình tự hồi ức : từ hiện thực nhớ về quá khứ. Như : Tôi đi học
Trình tự tâm lí : hiện thực và quá khứ đan xen nhau : Lão Hạc
l. Đối thoại, độc thoại : 
	- Đối thoại : Là các nhân vật nói với nhau về một chủ đề
Ví dụ : Chị Dậu với bà lão hàng xóm, chị Dậu với cai lệ và người nhà lí trưởng
	- Độc thoại : Là lời nói của nhân vật nói một mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng. Có độc thoại thành lời và độc thoại không thành lời (độc thoại nội tâm)
Ví dụ : Lời của bé Hồng khi nói chính mình : Vì tôi biết rõ , nhắc đến mẹ tôi .; Giá những cổ tục là hòn đá.
Bài tập : Phân tích các yếu tố trên của văn bản tự sự : Tôi đi học, Trong lòng mẹ? Qua việc phân tích các yếu tố này em hãy tự rút ra cho mình bài học khi viết văn tự sự?
GV phát phiếu những câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận trong 10’
? Tìm và phân tích các yếu tố trong văn bản tự sự theo các trình tự :
- Sự việc : tìm ra các sự việc lớn, sự việc nhỏ àSự việc nào là nguyên nhân? Sự việc nào là diễn biến? Sự việc nào là kết quả? Sự việc nào là cao trào, đỉnh điểm?
- Nhân vật : Nhân vật chính? Nhân vật phụ? Nhân vật chính có vai trò gì? Nhân vật phụ có vai trò gì?
- Chỉ ra yếu tố miêu tả : Tả cái gì? Nhằm mục đích gì?
- Chỉ ra yếu tố biểu cảm : Trực tiếp hay gián tiếp? Giá trị của nó?
- Có yếu tố nghị luận không? Nếu có thì ở chỗ nào?
- Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Ngôi kể này có ý nghĩa gì?
- Chỉ ra trình tự kể? Trình tự này có ý nghĩa gì không?
àNhận xét việc sử dụng các yếu tố trong văn tự sự ở trong từng văn bản. Nếu cần thay đổi một yếu tố nào đó em sẽ thay đổi như thế nào?
 GV : Văn tự sự quan trọng nhất là sự việc và nhân vật. Đa số các văn bản tự sự hấp dẫn người đọc, người nghe ở các yếu tố này. Những yếu tố còn khác không quan trọng bằng nhưng nhiều khi cũng để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc nhất là những tác phẩm hiện đại ngày nay. 
Bài tập về nhà : Phân tích các yếu tố trên của văn bản tự sự : Tức nước vỡ bờ? Qua việc phân tích các yếu tố này em hãy tự rút ra cho mình bài học khi viết văn tự sự?
(Tương tự cách làm trên)
 D. củng cố, dặn dò
D. củng cố, dặn dò: 5phút
 -Thế nào là văn tự sự ? 
-Yếu tố quan trọng nhất trong văn tự sự là gì ?
-Ôn tập về ngôi kể,trình tự kể, đối thoại ,độc thoại trong văn tự sự 
 Qua việc tiết học này em hãy tự rút ra cho mình bài học khi viết văn tự sự?
 Ôn lại cách làm bài văn tự sự . 
________________________________
Rèn kỹ năng làm bài văn tự sự
 (Tiếp theo)
A- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS : - Ôn lại kiến thức văn tự sự
- Rèn kĩ năng viết bài tự sự có kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn giáo án
2. Học sinh : Ôn lại lí thuyết về văn tự sự đã học ở lớp 6, đọc kĩ lại các văn bản tự sự ở phần đầu lớp 8 xem ngoài các yếu tố tự sự các văn bản còn có yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận 
 C. tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: 
 - Em hãy tự rút ra cho mình bài học khi viết văn tự sự?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài :
 3. Cách làm bài văn tự sự :
? Một đề văn tự sự ra ta phải trải qua mấy bước? Đó là những bước nào? Nhiệm vụ cụ thể của từng bước? ( Thảo luận )
Bước 1 : Tìm hiểu đề : - Thể loại:- Nội dung:
Bước 2 : Tìm ý :
- Xác định một số yếu tố cần thiết : sự việc chính, nhân vật chính, nhân vật phụ, thời gian địa điểm, định sử dụng yếu tố miêu tả về cái gì? Biểu cảm khi nào? Bàn bạc đánh giá không? Ngôi kể? Trình tự kể?
Bước 3 : Lập dàn ý :
a. Mở bài : Giới thiệu nhân vật, sự việc có thể có ấn tượng cảm xúc ban đầu.
Có nhiều cách giới thiệu : 
	- Cách giới thiệu đơn giản: Sự việc mà đề yêu cầu kể là sự việc gì? Xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Do ai thực hiện?
	- Cách giới thiệu tự nhiên : Đưa ra một tình huống nào đó, thật bất ngờ rồi giới thiệu ngược lại. àCách này hay hơn hấp dẫn hơn phù hợp với HS giỏi nhưng đôi khi không khéo léo, không để ý dễ bị người chấm áp dụng máy máy thì sẽ bị trừ điểm.
 Chú ý : Ngay từ phần Mở bài đã phải xác định ngôi kể (nếu ngôi kể thứ nhất xưng tôi, nếu ngôi kể thứ ba gọi tên các nhân vật.)
	Nhiều văn bản không có Mở bài – nhưng đối với HS không nên...
b. Thân bài : Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự bằng cách : Xây dựng hệ thống các sự việc lớn, sự việc nhỏ xoay quanh chủ đề.
	Sự việc lớn 1 : - Sự việc nhỏ 1
	 - Sự việc nhỏ 2
	 - Sự việc nhỏ 3
	 ...
	Sự việc lớn 2 : - Sự việc nhỏ 1
	 - Sự việc nhỏ 2
	 - Sự việc nhỏ 3
	 ...
	Sự việc lớn 3 : - Sự việc nhỏ 1
	 - Sự việc nhỏ 2
	 - Sự việc nhỏ 3
	 ..
Chú ý:- Xây dựng sự việc nào là nguyên nhân, sự việc nào là diễn biến, sự việc nào kết quả, Hay sự việc nào là cao trào đỉnh điểm, sự việc nào thắt nút, sự việc nào cởi nút. Sự việc nào cần miêu tả.
- Sự việc nào cần biểu cảm trực tiếp.
- Nhân vật nào thực hiện sự việc nào? Để làm nổi bật được tính cách nhân vật này cần có nhân ...  từ.
Nhân hoá.
ẩn dụ
đi đường:
Điệp.
ẩn dụ
Củng cố:
Đọc bài viết trong (SGK) tự chọn.
Trong chuyên đề này, các em cần nắm được những điểm sau:
+ Khi đọc hiểu hoặc viết văn bản cần chú ý các biện pháp tu từ được sử dụng trong đó.
+ Nếu sử dụng chúng một cách đúng đắn sẽ góp phần tăng sức biểu đạt, biểu cảm cho văn bản.
+ Trong một văn bản, người viết có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ
+ Khi phân tích một đoạn văn bản ngh thuật cần phát hiện được các biện pháp tu từ nhưng quan trọng hơn cả là chỉ ra được vai trò, tác dụng của biện pháp tu từ đó trọng việc biểu đạt ND chủ đề tư tưởng của tác giả .
Dặn dò: 
Về nhà xem lại những biện pháp tu từ vừa học
hoàn thành bài văn trên
tìm các biện pháp tu từ trong các văn bản tiêu biểu ở Ngữ văn lớp 8.
Chủ đề 5
Lập luận trong văn nghị luận
a. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học, học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng sau:
+ Thế nào là văn nghị luận, đặc trưng của văn nghị luận.
+ Thế nào là lập luận, vai trò, hiệu quả của lập luận trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng và ý nghĩa của TP.
+ Luận điểm, cách nêu luận điểm, phương pháp làm sáng tỏ luận điểm. Các loại luận cứ. Một số phép lập luận tiêu biểu.
+ Rèn kĩ năng lập luận khi viết bài văn nghị luận.
B. Tiến trình lên lớp:
Văn nghị luận là gì?
- Dùng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, một quan điểm nào đó trong cuộc sống hoặc trong VHNT.
- Vai trò: rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có có ý nghĩa trong thực tế đời sống (Nếu văn miêu tả hoặc kể chuyện nhằm mục đích kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, đời sống thì nghị luận hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày dẫn chứng thuyết phục,...)
? Hãy gọi tên hai đoạn văn sau (dạng văn gì)? 
- Đoạn văn 1: Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con ngời từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi từ giã cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên, với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn của cuộc sống...Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc chết, cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những giai điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
(Phạm Tuyên)
- Đoạn văn 2: ...Gần trưa, ông tôi tự đứng dậy để men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ dội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vẩy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông thì cười khò khè...
(Đỗ Chu, Mảnh vườn xưa hoang vắng)
Đáp án: 
+ Đoạn văn 1: nghị luận: nhạc sĩ Phạm Tuyên nêu lên ý kiến của mình về sự gắn bó giữa âm nhạc và con người
+ Đoạn văn 2: miêu tả: Đối tượng miêu tả: mỗi lần tắm cho ông.
? Nội dung, cấu trúc của 1 bài văn nghị luận được hình thành từ những yếu tố nào?
- Những luận điểm, luận cứ và luận chứng.
? Thế nào là luận điểm? (ý lớn)
- Là những quan điểm chính được nêu lên trong bài văn nghị luận.
(Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp trình bày theo 1 hệ thống hợp lí, triển khai bằng những lí lẽ và dẫn chứng phù hợp).
? Thế nào là luận cứ?
- Mỗi luận điểm có nhiều luận cứ: Luận cứ là những dẫn chứng (chứng cứ cụ thể).
? T/n là luận chứng?
- Luận chứng (lập luận ): Là sự tổ chức các luận điểm, luận cứ để làm sáng tỏ vấn đề, đê người đọc hiểu, tin.
? Dựa vào đoạn văn 1, hãy đưa ra những luận điểm và luận cứ?
Đáp án: 
Luận điểm : Âm nhạc gắn bó với con người từ lúc lọt lòng tới khi từ biệt cuộc đời.
Luận cứ: 
+ Lúc sinh ra: gắn với lời ru của mẹ
+ Lớn lên, hát dồng dao
+ Trưởng thành: hò lao động và những khúc tình ca.
+ Chết: Điệu hò đưa linh.
? Cách sắp xếp luận cứ, luận chứng trong đoạn văn trên?
- Sắp xếp theo một trình tự thời gian phù hợp với từng giai đoạn cuộc đời.
*Ví dụ: 
Trong “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân bằng những luận điểm:
Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc.
Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Bổn phận của chúng ta là phải biến lòng yêu nước vào những hoạt động yêu nước.
Để giải quyết vì sao phải dời đô, Lí Công Uẩn đã đưa ra những luận điểm:
Các triều đại trước đây đã nhiều lần dời đô về trung tâm để mưu toan việc lớn.
2 triều Đinh – Lê cứ đóng đô ở Hoa Lư, không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước.
Khẳng định Đại La là nơi tốt để chọn làm kinh đô.
+ Trong mỗi luận điểm có nhiều luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: làm sáng tỏ luận điểm.
Trong văn học.
Trong lịch sử văn học Việt Nam có nhiều áng văn nghị luận đã trở thành bất hủ: Hịch tướng sĩ, Cao bình Ngô. Tuyên ngôn độc lập..Tính thuyết phục cao của những áng văn ấy là ở chỗ: Vào thời điểm quan trọng của lịch sử dân tộc, người viết đã đưa ra những vấn đề có ý nghĩa tư tưởng lớn lao, thể hiện một lập trường đúng đắn, kiên định, đánh giá sâu sắc trước thực tế, một lối diễn đạt vừa hùng hồn vừa tha thiết.
? Những yêu cầu khi làm văn nghị luận?
Đáp án: 
Phải đúng hướng (không dông dài, lan man, lạc đề).
Phải mạch lạc (sắp xếp trình tự theo một mạch).
Phải chặt chẽ (chuỗi lập luận liên kết).
Phải trong sáng (dùng từ, câu chuẩn mực, dùng những từ khái quát trừu tượng và những câu phán đoán, suy luận. Ví dụ: tại sao, thật vậy, tuy thế, cho nên, vì vậy, không chỉ - mà còn, có nghĩa là, giả sử, nếu như, trước hết, sau cùng, một mặt, mặt khác, nói chung, bên cạnh đó...)
Bài tập:
*Bài tâp 1: Hãy chỉ ra hai đoạn văn sau đâu là đoạn văn nghị luận?
Bến đò Trà Cổ. Hai bên bờ sông, hai kẽ đá sừng sững như hai vết hoang tàn và một chiếc tàu lớn. Mặt trăng xế mãi phương Đoài, chiều xuống, mặt sông hơi gợn sóng như một dải lung linh nắm tơ vàng ngậm lơ lửng. Xe dừng lại, đỗ lù lù trên cánh đồng vắng, đợi con đò chập choạng bơi sang. Bốn bề im lặng, chỉ nghe tiếng trăng lờ đờ dưới dòng khuya và tiếng mái chèo vỗ nước với con đò lẻ.
(Trần Cư)
Nhìn vào bản đồ khác, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ lớn nằm sâu trong lòng đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng thiếu gì thì thiếu chứ con người và muôn loài trên quả đất này không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to. Đúng là bề mặt của quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. 2/3 nước trên hành tinh là nước mặn. Một số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc cực, Nam cực và trên dãy núi Hi ma lay a. Vậy con người chỉ khai thác nước ngọt ở sông suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận cứ dùng hết lại có và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra...Như vậy, nguồn nước sạch lại càng khan hiếm hơn nữa.
(Trịnh Văn, Báo nhân dân 1561103)
Đáp án: 
Miêu tả
Nghị luận, câu chủ đề ở cuối. Do đó, phương pháp qui nạp.
*Bài tâp 2: Haỹ tìm đọan lập luận trong đoạn văn sau, cho biết đó là đoạn lập luận giải thích hay chứng minh? Luận điểm 1 của đoạn văn nằm ở dòng nào? Điều thú vị nhất theo em là gì?
- GV đọc: “ Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất trong vùng: “Đây là cách dạy con biết quí trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” - người cha nghĩ đó là bài học thực tế cho đứa con bé bỏng của mình.
	Sau khi ở lại tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: “Chuyến đi thế nào hở con?”
Thật tuyệt vời bố ạ!
Con đã thấy ngươì nghèo sống thế nào rồi đấy.
ồ, vâng!
Thế con rút ra được bài học gì từ chuyến đi này?
Đứa bé không ngần ngại:
Con thấy chúng ta có một con chó còn họ có bốn.
Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận.
Chúng ta vừa phải đưa những chiếc đèn lồng vào trong vườn còn họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm.
Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời.
Chúng ta có một miếng đất để sống, họ có cả những cánh đồng trải dài.
Chúng ta phải mua thực phẩm còn họ lại trồng được những thứ ấy.
Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau..
Đến đây, người cha không nói gì cả.
Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi.
Đáp án: 
Đoạn lập luận là đoạn chú bé nói những suy nghĩ về chuyến đi.
Đây là đoạn lập luận chứng minh.
Luận điểm nằm ở dòng cuối.
Điều thú vị: người cha muốn cho con hiểu về cuộc sống của những người nghèo thì con lại cho rằng mình mới là người nghèo còn họ thì giàu.
*Bài tâp 3: sắp xếp những câu văn dưới đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Một nhà tâm lí học đã viết rất xác đáng: “Nếu như một bài thơ tả nỗi buồn mà lại không có một nhiệm vụ nào khác ngoài việc làm lây sang chúng ta nỗi buồn của tác giả thì điều đó quả thật rất đáng buồn cho nghệ thuật”.
Cũng như thế, nỗi buồn trong văn Thạch Lam nếu có lan thấm và dẫn truyền vào lòng người đọc thì cũng để sau đó nó thể hiện cái qui luật tác động thẩm mĩ với mọi tác phẩm nghệ thuật chân chính thanh lọc tâm hồn con người. 
Nỗi buồn của Thạch Lam không có gì chung với tinh thần bi quan.
Đáp án: c, a, b.
*Bài tâp 4: Đoạn văn sau lược đi những yếu tố lập luận. Em hãy điền từ tạo nên tính lập luận cho phù hợp.
“ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước...Các cụ già tóc bạc...các cháu nhi đồng trẻ thơ, ...những kiều bào ở nước ngoàinhững đồng bào ở vùng tạm chiếm,nhân dân miền ngược...nhân dân miền xuôi, ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước ghét giặc...những nam nữ công nhân và nhân dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phàn vào kháng chiến,...những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ. Những cử chỉ cao quí đó,...khác nhau nơi việc làm,...đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(Hồ Chí Minh)
*Bài tâp 5: Hãy triển khai ý sau thành đoạn văn hoàn chỉnh:
 “ Sách là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta”.
*Bài tập 6: Hãy phân tích tiếng nói nhân đạo của Nam Cao qua Lão Hạc.
*Bài tập 7: Làm sáng tỏ: Khi con tú hú của Tố Hữu thể hiện tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng.
D. rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon van.doc