Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Trực Đại

 Văn bản Trong lòng mẹ

Trích “ Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng

I Mục tiêu giáo dục

- Học sinh hiểu và đồng cảm với nỗi đau tinh thần , tình yêu mãnh liệt nồng nàn của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương qua ngòi bút hồi kí của Nguyên Hông đượm chất trữ tình và truyền cảm .

- Bước đầu hiểu được thế nào là hồi kí và nét đặc sắc của thể loại này qua lối tự truyện .

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật – Cách kể chuyện có sử dụng phương thức miêu tả , biểu cảm .

- Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ , căm ghét những cổ tục lạc hậu .

II Chuẩn bị

- Thầy : Soạn bài , đọc các tài liệu tham khảo, giáy trong ghi các đoạn hay, các chi tiết tiêu biểu để chiếu máy học sinh phân tích và cảm nhận

- Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy.

III Tiến trình lên lớp

Hoạt động 1

1, Ổn định lớp (1)

2, Kiểm tra bài cũ(4)

? “ Tôi đi học “ Viết theo thể loại nào ? Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt chính nào ? Nội dung chính của văn bản là gì ?

- Yêu cầu : Thể loại : Truyện ngắn : Sử dụng phương thức tự sự , miêu tả , biểu cảm

 Nội dung : : Trình bày phần ghi nhớ SGK

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn : 28/8/2008
Tiết 5-6 Ngày dạy :
 Văn bản Trong lòng mẹ
Trích “ Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng 
I Mục tiêu giáo dục
- Học sinh hiểu và đồng cảm với nỗi đau tinh thần , tình yêu mãnh liệt nồng nàn của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương qua ngòi bút hồi kí của Nguyên Hông đượm chất trữ tình và truyền cảm .
- Bước đầu hiểu được thế nào là hồi kí và nét đặc sắc của thể loại này qua lối tự truyện .
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật – Cách kể chuyện có sử dụng phương thức miêu tả , biểu cảm .
- Giáo dục lòng kính yêu cha mẹ , căm ghét những cổ tục lạc hậu .
II Chuẩn bị 
- Thầy : Soạn bài , đọc các tài liệu tham khảo, giáy trong ghi các đoạn hay, các chi tiết tiêu biểu để chiếu máy học sinh phân tích và cảm nhận 
- Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy.
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
2, kiểm tra bài cũ(4’)
? “ Tôi đi học “ Viết theo thể loại nào ? Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt chính nào ? Nội dung chính của văn bản là gì ? 
- Yêu cầu : Thể loại : Truyện ngắn : Sử dụng phương thức tự sự , miêu tả , biểu cảm 
 Nội dung : : Trình bày phần ghi nhớ SGK 
3, Bài mới 
Hoạt động 2
Giới thiệu bài : Trong lòng mẹ là một chương truyện cảm động trích trong tác phẩm hồi kí của nhà văn Nguyên Hồng – Vậy thế nào là hồi kí ? – Tình cảm của nhà văn được thể hiện trong chương truyện như thế nào ? ta cùng tìm hiểu đoạn trích .
Hoạt động 3
 ? Bằng sự chuẩn bị ở nhà hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng ?
- Học sinh trả lơì - GV ghi vắn tắt những ý cơ bản lên bảng
GV: bổ sung : Nguyên Hồng sinh ra trong một gia đình theo đạo thiên chúa , đã có một thời gia đình rất khá giả , người ch từng làm cai ngục, mẹ là người phụ nữ rất tần tảo , dịu hiền , có nhan sắc.
- Nguyên Hồng không được hưởng tuổi thơ hạnh phúc , hai bên bố mẹ lấy nhau do gượn ép , khi cha mất việc thì về nhà trở thành con người nghiện ngập , sống cô độc u uất . Gia cảnh nhà gia sút dần . măm 12 tuổi cha mất , mẹ đi làm ăn xa . Chú bé hồng sống với bà nội và các cô ruột nhưnh thường bị hắt hủi vì có mngười mẹ chưa đoạn tang chồng đã tái giá . Đó là những ngày côi cút cùng khổ, thiếu đói từng bát cơm, miếng quà, tấm bánh , thiếu thốn tình thương, lăn lóc cùng những đứa trẻ trong lànglang thang lêu lổng, ông cũng đã phải vào tù từ khi chưa hết tuổi vị thành niênvì đã chống lại kẻ ác.
Năm 1935 , Nguyên Hồng phải rời quê theo mẹ và cha dượng ra hải Phòng kiếm sống . Những người nghèo khổ ở đó đã cưu mang gia đình Nguyên Hồng trong lúc khốn khó. Hoàn cảnh sống đã giúp nguyên hồng nhìn thấy đến tận cùng nỗi thống khổ của lớp người dưới đáy xã hội , đồng thời có niêmd tin tưởng tuyệt đối vào vè đẹp của người lao động . 
Tác giả sáng tá rất nhiều : ( như SGK và GV nêu thêm một số truyện khác)
? Em hiểu biết gì về tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” và văn bản “ Trong lòng mẹ”?
- Tác phẩm là quãng đời tuổi thơ của chính tác giả - Tác giả hồi tưởng và ghi lại – Hồi kí . Đoạn trích đã kể lại một cách cảm động tình cảnh bơ vơ tội nghiệp và buồn tủi của chú bé Hồng đã mồ côi bố phải sống xa mẹ , đồng thời đã nói lên tình yêu mẹ vô cùng thắm thiết của chú bé đáng thương này.
 Tác phẩm gồm 9 chương
Hoạt động 4
GV chuyển ý và nêu : Yêu cầu : Đọc chậm , nhấn giọng vào những từ ngữ hình ảnh thể hiện cảm xúc của nhân vật bé Hồng
- Giọng bà cô : Đay đả , kéo dài rõ sắc thái châm biếm cay nghiệt .
? Chương truyện có thể chia làm mấy phần như thế nào ? 
 - Hoàn cảnh , thời gian , không gian , nhân vật , sự việc chính 
- Cuộc gặp gỡ với bà cô
- Cuộc gặp gỡ với mẹ 
? hướng dẫn tìm hiểu chú thích trong SGK 
Hoạt động 5
? Đọc “ Tôi đã bỏ cái khăn tang .....bằng cách đó / 15 
? Đoạn truyện giúp em hiểu gì về hoàn cảnh của bé Hồng ? – Chưa hết tang cha : Cha mất sớm 
 - Mẹ đi kiếm ăn xa nhà. 
? Em hiểu bé hồng sống trong tình cảnh như thế nào ?
- Bé Hồng sống thiếu tình cha , nghiã mẹ 
? Mẹ bé Hồng có cảnh ngộ như thế nào ? 
– Chồng chết để con còn thơ dại ở nhà , đi kiếm sống ở tận Thanh Hoá bằng nghề : “ Bán bóng đèn vào những phiên chợ chính , còn bán cả vàng hương “ , một ghề buôn bán nhỏ .
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của mẹ con bé Hồng ? 
GV: Bé Hồng sống côi cút, không được sống trong vòng tay ấp ủ của cha, mẹ, mẹ bé sống goá bụa, nghèo túng – Cuộc đời của Hồng là cuộc đời đau khổ ? Đọc “ Một hôm ... người ta hỏi đến chứ / 17”
? Đoạn truyện kể lại sự việc gì ? 
? Nhân vật “ cô tôi” có quan hệ như thế nào vơúi bé Hồng? 
 - Quan hệ ruột thịt : là cô ruột của bé hồng 
* Bà cô chủ động gọi bé Hồng đén nói chuyện về điều gì ? 
? Thái độ của bè cô được thể hiện qqua những từ ngữ nào ?
- Cười hỏi : Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? 
GV: Bà cô cười chứ không phải lo lắng hỏi hay nghiêm nghị , âu yếm hỏi .
? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ và cách xưng hô của bà cô ?
- Nụ cười và thái độ ,câu hỏi có vẻ quan tâm , thương cháu – nhưng cái cười và câu hỏi thăm dò , cách xưng hô chẳng chút tình cảm âu yếm không dấu được mục đích hỏi han trò chuyện không mấy tốt đẹp của bà cô .
? Bé Hồng đã nhận ra điều gì trong nét mặt , giọng nói , điệu cười của bà cô ? 
- Nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi .
? Cái cười rất kịch là cái cười như thế nào ? 
- cái cười đóng kịch, giả tạo 
? Hồng hiểu bà cô có ý định gì trong buổi trò chuyện ?
 – Chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoai nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi .
? Vì sao bé Hồng cảm nhận thấy trong lời nói đó có những ý nghĩ cay độc , những rắp tâm tanh bẩn ?
- Bởi từ cái cười đến lời nói , thái độ chứa đựng sự giả dối mỉa mai , nó khoét sâu nỗi đâu xa mẹ của bé Hồng .
* GV: Hồng đã trả lời là “Không ..cũng về” , thế mà bà cô cũng chưa tha 
? Bà cô tiếp tục có những biểu hiện , cử chỉ , thái độ lời nói như thế nào ? 
- “Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm , có như dạo trước đâu !” Giọng ngọt xớt 
- Hai con mắt long lanh nhìn chằm chặp 
? Bà cô như muốn thông báo với Hồng điều gì ? 
- Giọng nói ngọt xớt , cái nhìn chằm chặp xoi mói khoét sâu vào nỗi đau gia đình cùng túng của hồng .
GV: Dù Hồng im lặng , cặp mắt cay cay sắp khóc bà cô vẫn tiếp tục tấn công bằng cử chỉ lời nói nào ? 
- Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng : Mày dại quá , cứ vào .... thăm em bé chứ !
? Em hiểu bà cô muốn thông báo cho Hồng điều gì ? Nhận xét hình thức bên ngoài lời nói ấy? – 
- Bà cô an ủi , khích lệ , tỏ ra rộng lượng muốn giúp đỡ cháu – Nhưng hai tiếng em bé ngân dài , ngọt rõ như cố ý thông báo mẹ bé chưa hết đoạn tang chồng mà đã thay lòng đổi dạ , đã có con với người khác . 
*GV: Mặc cho đứa cháu côi cút khóc nước mắt ròng ròng , cười dài trong tiếng nấc bà cô vẫn tiếp tục có thái độ cử chỉ tháí độ như thế nào nữa ? 
- Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể ... mẹ tôi ăn vận rách rưới , mặt mày xanh bủng ,người gầy rạc đi...
? Tại sao bà cô lại kể về hoàn cảnh của mẹ bé hồng ? 
- Bà cô cố ý nói những điều không hay về mẹ – Vừa nói vừa cười , như cố ý tìm cách khơi sâu , xoaý sâu vào nỗi đau của bé Hồng .
? Nhận xét về cử chỉ , thái độ . lời nói , ý đồ của bà cô? 
-- Mới đầu và bề ngoài bà cô có vẻ quan tâm đến mẹ con bé Hồng nhưng thực ra là cố ý săm soi , nhục mạ , hành hạ làm cho bé Hồng đau khổ , khinh ghét mẹ. 
? Em cảm nhận thấy bà cô bé Hồng là người như thế nào ? 
- GV: Bà cô quả là người có tâm địa độc ác , tìm đủ mọi lẽ để xoáy vào nỗi đau của đứa cháu tội nghiệp . Bà ta vô cảm trước nỗi đau của bé Hồng , có ý chia rẽ tình mẹ con của bé Hồng – Bà cô là người giả dối , thâm hiểm , tàn nhẫn .
? Vì sao bà cô lại có tâm địa tàn nhẫn như vậy ? 
- Vì theo quan niệm phong kiến người phụ nữ chỉ được lấy một chồng – Mẹ bé Hồng chưa hết tang chồng mà đã đi bứơc nữa , sinh con là mắc tội không chuyên chính .
* Hình ảnh bà cô là đại diện cho những tập tục lạc hậu trong xã hội phong kiến 
? Hình ảnh bà cô có ý nghĩa gì ? 
- Hình ảnh bà cô có ý nghĩa phê phán những hạng người giàu có sống độc ác, tàn nhẫn khiến cho khô héo cả tình máu mủ ruột rà , phê phán những cổ tục lạc hậu đầy ải người phụ nữ trong xã hội phong kiến .
GV: Tục ngữ có câu : “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chổng” như ứng nghiệm trong nhân vật bà cô - Đối lập với bản chất sấu xa của bà cô là tình thương yêu mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ . Tình cảm được thể hiện như thế nào , ta tìm hiểu ở tiết sau.
Họat động 6 Củng cố: (1’) : GV khái quát lại nội dung chính của phần kiến thức vừa tìm hiểu
Tiết 6 
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
2, kiểm tra bài cũ : (4’)
? Hãy phân tích hình ảnh bà cô trong cuộc trò chuyện giữa bà cô và bé Hồng trong chương truyên : “Trong lòng mẹ”
- Yêu cầu : Phân tích thái độ cử chỉ lời nói của bà cô chỉ rõ được 
- Bà cô là người có tâm địa độc ác ,tàn nhẫn , một con người giả tạo , lạnh lùng ,vô cảm , cố ý hành hạ trên nỗi đau của những người ruột thịt . 
- Đây là hình ảnh đại diện cho hạng người giàu có trong xã hội cũ , những tập tục của xã hội phong kiến đã đầy đoạ con người nhất là người phụ nữ .
Hoạt động 2
3, Bài mới 
GV: Hình ảnh bà cô làm người đọc khó chịu , căm ghét , nhưng chính hình ảnh này càng làm cho tình cảm của bé Hồng được bộc lỗ rõ hơn – Sống với những người họ nội giàu có ghẻ lạnh , sống xa mẹ Hồng giành tình thương yêu cho người mẹ tội nghiệp của minhf như thế nào ? ta tìm hiểu tiếp .
? Khi bà cô hỏi về mẹ lập tức trong kí ức của Hồng đã sồng lại hình ảnh nào ? 
- Sống lại : Vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ .
? Hồng có ý định gì ? 
 - Hồng toan trả lời cô.
? ý nghĩ ấy nói lên tâm trạng gì của bé Hồng khi xa mẹ ? 
- Chứng tỏ Hồng rất yêu thường và kính trọng mẹ . 
? Nhưng trước thái độ của bà cô Hồng có cử chỉ gì ? Vì sao Hồng có cử chỉ ấy ? 
- Cúi đầu không đáp vì em đã nhận ra ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và trên nét mắt với cái cười rất kịch . Vì Hồng biết bà cô cố ý gieo vào đầu em những hoài nghi để em khinh miệt và ruồng rẫy mẹ .
? Hồng còn hiểu gì về hoàn cảnh của mẹ ?
 - Mẹ tôi là người đàn bà bị tội goá chồng nợ nần cùng túng phải bỏ con đi tha hương cầu thực ...
? Dòng suy nghĩ ấy biểu hiện tình cảm của Hồng với mẹ như thế nào ? – Hồng thương cảm sâu sắc cho hoàn cảnh của mẹ .
*GV: Thương yêu nhớ mẹ thông cảm cho hoàn cảnh của mẹ cho nên khi bà cô thực hiện rắp tâm tanh bẩn chia cắt tình cảm mẹ con .
 ? Bé Hồng đã có suy nghĩ , cử chỉ , lời nói như thế nào ? 
- Nghĩ : Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính trọng mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến . 
- Hồng cười đáp : “Không ! Cháu không muốn vào . Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. 
? Qua đó em cảm nhận thấy Hồng là đứa con như thế nào với mẹ ? 
- Hồng là đứa con hiếu thảo với mẹ , nay xa mẹ Hồng thấy thương nhớ mẹ , thông cảm với hoàn cảnh của mẹ . Tin yêu mẹ nên Hồng có phản ứng nhạy cảm  ... ớn, đẹp , chạy . viết ...
? Có thể tìm được nét chung về nghĩa của các từ này không ? Vì sao? 
* Như vậy các từ này không thuộc cùng trường nghĩa 
? Đọc ví dụ : Trường từ vựng “ Mắt”có những trường nhỏ 
- Bộ phận của mắt : lòng đen , lòng trắnga , con ngươi , lông mày ...
- Đặc điểm của mắt :” chói, quang , cộm ....
- Bệnh về mắt : Quáng gà, cận thị, viễn thị ...
- Hoạt động cảu mắt : nhìn trông , nhòm ,liếc ngắm ? Qua những ví dụ trên em có nhận xét gì về trường từ vựng ?
*GV: Thường có hai bậc : Trường từ vựng lớn và trường nhỏ 
* Bài tập : Lập các trường từ vựng nhỏ về cây 
+ Bộ phận của cây : Thân cành , rễ ,lá ,hoa , quả , ...
+ Cấu tạo của cây : thân mềm , thân cứng , thân leo .
+ xét về rễ cây : rễ chùm , rễ cọc ...
+ Về hoa cây : Cây hoa đơn tính , cây hoa lưỡng tính ? Chỉ ra các từ loại có trong trường từ “mắt” ?
- Danh từ “ lòng đen , lòng trắng ..
- Động từ : Nhìn , nhòm , ngó ,liếc ...
- Tính từ : lờ đờ , tinh anh ...
? Em có nhận xét gì về các từ loại trong trường từ vựng ? 
* GV: Cô có từ “ ngọt” có những nghĩa nào ? 
- nghĩa đen : thường chỉ vị 
- nghĩa bóng : nói về âm thanh , nói về thời tiết 
? Hãy tìm các trường từ vựng của từ “ ngọt”
- Trường mùi vị : Cay, đắng, ngọt, bùi ,..
- Trường âm thanh : ngọt ngào , the thé .vang vang 
- Trường thời tiết : rét ngọt , rét căm căm ,giá lạnh ...
? Tìm câu văn trong lòng mẹ có từ “ ngọt” chỉ âm thanh ? – Câu “ hai tiếng em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt ... thuộc trường nghĩa nói về âm thanh - 
nghĩa bóng : thể hiện sự giả tạo của bà cô cố ý muốn chia rẽ tình mẹ con của bé Hồng 
? Em có nhận xét gì về từ nhiều nghĩa khi nói đến trường từ vựng .
? Hãy tìm các trường từ vựng có từ “cay”? 
- Trường mùi vị : cay , đắng ...
- Trường tâm trạng : cay cú , thú vị .
*GV: Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau .
 *Bảng phụ : Có ví dụ : Đoạn trích “ Lão Hạc – Nam Cao”
? Đọc đoạn trích , chú các từ in đậm : tưởng , mừng , cậu, chực , cậu vàng , ngoan...
? Sắp xếp các từ này vào những trường nhỏ ?
- Hành động của người : mừng , vui ,buồn ...
- Cách xưng hô của người : cậu , cô ,tớ ...
- Suy nghĩ của người : tưởng , nghĩ , ngỡ ... 
*GV: Những từ này thường nằm trong những trường nghĩa chỉ hoạt động , sưng hô , suy nghĩ của con người .
? ở đoạn trích trong văn bản trên tác giả đã dùng những từ in đậm này để chỉ hoạt động , sưng hô suy nghĩ của ai ? 
- Chỉ hoạt động , xưng hô suy nghĩ của con vật ( con chó)
Có tên là câu Vàng của lão Hạc .
*GV: Tác giả đã chuyển từ trường từ vựng về người sang trường từ vựng về vật 
? Để chuyển được trường từ vựng này tác giả đã sử dụng phép tu từ nào ? Tác dụng của phép tu từ ấy ? 
- Tác giả dùng phép nhân hoá - thể hiện lòng yêu quí vật nuôi của lão hạc . lão coi vật nuôi như đứa cháu nội . 
? Qua đay em có nhận xét gì về cách chuyển trường từ vựng và tác dụng của nó ?
Củng cố : như vậy khi học về trường từ vựng ta cần lưu ý những điểm gì ?
 Học sinh trả lời các phần a, b,c d, 
 Hoạt động 4
- ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?
? Để thực hiện được yêu cầu em cần căn cứ vào đâu 
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
GV: chia lớp thành nhóm hoạt động , trong đó phần a,g làm rồi 
 Khứu giác 
 thính giác 
Mũi , thơm ,điếc , thính 
Tai , nghe , điếc ,rõ thính 
 Hoạt động 5
 4: Củng cố: GV: Khái quát lại toàn bộ kiến thức bài học để học sinh khắc được kiến thức một cách sâu sắc hơn
5: Hướng dẫn học bài (2’): 
học và nắm chắc các khái niệm và phần lưu ý 
Làm các bài tập còn lại 
Chuẩn bị bài bố cục văn bản 
* Rút kinh nghiệm:
I Thế nào là trường từ vựng(18’) 
1, Ví dụ : 
2, kết luận : Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
3, những điểm cần lưu ý 
a, một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn .
b, Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt về từ loại
c, Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau .
d, Cách chuyển trường từ vựng và tác dụng .
- Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt ( nhân hoá , ẩn dụ , so sánh ...) 
II luyện tập (20’)
Bài tập 1
Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ : người ruột thịt trong văn bản “trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng 
- Người ruột thịt : bà cô , thầy , mẹ 
Bài tập 2 /23
b, tủ , rương , hòm ,va li , chai ,lọ : dụng cụ để đựng 
c, đá , đập , giẫm xéo ... hoạt động của chân 
d, Buồn vui , phấn khởi , sợ hãi ...trạng thái tâm lí 
e, Hiền lành , độc ác , cỏi mở : tính cách 
Bài tập 3/23 
 những từ hoài nghi , thương yêu , rắp tâm , khinh miệt , kính mến , ruồng rẫy ..thuộc trường từ vựng nào ? 
Thuộc trường từ vựng chỉ thái độ của con người.
Bài tập 4/23
 xếp các từ : mũi , tai , nghe , thính , điếc , thơm , rõ , vào đúng trường từ 
vựng của nó theo bảng sau ( một từ có thể xếp ở cả hai trường )
Tiết 8 
 Ngày soạn : 28/8/2008 
 Ngày dạy : 
Bố cục văn bản
I Mục tiêu cần đạt 
 - học sinh nắm được bố cục văn bản , đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài cho hợp lí .
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc .
- Rèn kĩ năng lựa chọn , sắp xếp các chi tiết xây dựng bố cục văn bản .
- Giáo dục ý thức chu đáo khi xây dựng bố cục văn bản cho rõ ràng .
II chuẩn bị :
Thầy : Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ ghi ví dụ hoặc giấy trong máy chiếu
Trò: Học bài và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của thầy.
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1 
1, ổn định tổ chức (1’)
2, Kiểm tra bài cũ : (không kiểm tra)
3, Bài mới(1’)
Hoạt động 2
Giới thiệu : ở lớp 7 ta đã được học về bố cục và mạch lạc trong văn bản ? Cho biết mỗi văn bản thường có mấy phần và mối quan hệ giũa các phần đó 
 - Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm 3 phần : mở bài , thân bài , kết bài . các phần trong văn bản đều nói về một đề tài , biểu thị một đề tài xuyên suốt .
 - Giờ trước chúng ta được thấy rõ về tính thống nhất của chủe đề văn bản – Các phần trong văn bản chỉ biểu thị một chủ đề đã được xác định . Để biết cách sắp xếp các ý sao cho đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ta tìm hiểu tiếp bài : Bố cục của văn bản .
 Hoạt động 3
? Đọc văn bản người thầy đạo cao đức trọng ?
Văn bản này có thể chia làm mấy phần ? Chỉ rõ ra từng phần và nhiệm vụ của từng phần ?
- Chia làm 3 phần :
+ Đoạn 1: Giới thiệu về ông Chu Văn An thầy giỏi ...
 Đoạn 2-3 : Nói về tài và đức của thầy 
 Đoạn 4 : Tình cảm của mọi người với thầy .
? Các phần trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào? – 
- Các phần gắn bó chặt chẽ – tất cả đều làm nổi rõ chủ đề của văn bản 
*GV: Việc bố trích đoạn văn thích hợp nhằm làm nổi rõ chủ đề của văn bản gọi là bố cục văn bản .
? Em hiểu bố cục văn bản là gì ? Bố cục văn bản nói chung thường chia bố cục mấy phần như thế nào ?
? Nêu nhiệm vụ của từng phần ?
? Mở bài cần nêu được nội dung gì ?
? Thân bài phải trình bày được nội dung gì ? trình bày dươí hình thức nào ?
? kết bài phải nêu được ý gì ?
*GV: Trong văn bản kết bài và mở bài thường ngắn gọn , có nội dung và hình thức tương đối ổn định . Riêng phần thân bài có cách tổ chức sắp xếp khác nhau , ta tìm hiểu tiếp sang phần II
? Phân thân bài của văn bản “ Tôi đi học:” trình bày cảm xúc của nhân vật tôi theo trình tự nào ? 
- Theo trình tự tời gian : Khi trên đường đến trường 
 Đứng trên sân trường 
 Ngồi trong lớp học 
* Sự việc được sắp xếp thro thời gian , không gian hợp lí
? Trên sân trường cảm giác về ngôi trường được diễn tả theo trình tự nào ? , bằng cách nào? 
- Cảm giác “trước đó” hồi ức về qúa khứ , so sánh với hiện tại “ Lúc nay” 
* Sự việc sắp xếp có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại 
GV: Theo dõi phần văn bản “ Rừng cọ quê tôi” /13 
? Phần thân bài trình bày theo trình tự nào ?
- Miêu tả chi tiết về cây cọ
- Tả khái quát về rừng cọ 
- Cây cọ gắn bó với đời sống con người quê tôi 
*GV: Trình tự từ chi tiết cụ thể – khái quát :
 Theo dõi phần thân bài của văn bản “ người thầy đạo cao đức trọng” 
? Tác giả sắp xếp các sự việc để thể hiện chủ đề như thế nào ?
- Cách sắp xếp theo hai nhóm sự việc 
+ nói về tài của thầy Chu Văn An .
+ Nói về đạo đức của thầy được học trò quí trọng .
? Qua các văn bản trên em thấy việc sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Các ý phần thân bài thường sắp xếp theo trình tự nào ?
- Việc sắp xếp các ý tuỳ thuộc vào từng kiểu văn bản , vào ý đồ của người viết – Các ý sắp xếp theo trật tự thời gian , không gian , theo sự phát triển của sự việc .
 Hoạt động 4
? Nêu các yêu cầu ciủa bài tập ?
? Đọc đoạn trích a? Nội dung chính của phần trích này là gì ?
? Các ý trong văn bản trên trình bày theo trình tự nào ?
? Đọc đoạn trích b ? Nội dung chính của phần trích là gì ?Các ý trong đoạn trích được trình bày theo trình tự nào?
? Đọc phần trích c? Nêu nội dung chính của phần trích ?
? Hai luận cứ được sắp xếp theo trình tự nào ?
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?
? Trong văn bản “ Trong long mẹ”, em thấy Hồng thể hiện tình thương yêu mẹ ở những khía cạnh nào ?
Hs trình bày ( dựa vào phần học ngữ văn để nêu)
GV: nhận xét, bổ sung
? Em sẽ sắp xếp các ý đó ra sao?
Hoạt động 5
4: Củng cố: GV: khắc sâu lại kiến thức một lần nữa
5 Hướng dẫn học bài (1’) : Học thuộc phần ghi nhớ 
 Làm các bài tập còn lại 
Gợi ý bài tập 3:
Cách sắp xếp của bạn học sinh đó chưa hợp lí cần phải đảo lại là : a,Giải thích câu tục ngữ 
 b, Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ 
* Rút kinh nghiệm : 
I Bố cục văn bản (20’)
1, Ví dụ : Văn bản “ người thầy đạo cao đức trọng”
Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chue đề . Văn bản thường có bố cục 3 phần : mở bài , thân bài , kết bài .
- Phần mở bài nêu chủ đề của văn bản 
 Thân bài : trình bày các khía cạch của chủ đề .
 Kết bài : tổng kết về chủ đề của văn bản
II Cách sắp xếp bố trí nội dung phàn thân bài của văn bản 
Ví dụ : 
Văn bản “ Tô đi học” – Thanh tịnh .
*Ví dụ : “ Rừng cọ quê tôi: - Nguyễn Thái Vân
- Nội dung phần thân bài trình bày :
+ Tuỳ thuộc vào kiểu văn bản , ý đồ giao tiếp của người viết . 
+ Thường sắp xếp theo trình tự thời gian , không gian , theo sự phát triển của sự việc , theo suy luận .
+ Sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc .
III Luyện tập (20’)
Bài tập 1/26
Phân tích cách trình bày các đoạn trích 
a, Theo trình tự không gian : Nhìn từ xa đến gần - đến tận nơi - đi xa dần 
b, Theo trình tự thời gian : 
 Về chiều – lúc hoàng hôn 
c, Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh .
Bài tập 2/26 
Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản “trong lòng mẹ”, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docT 2.doc