Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 đầy đủ

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 đầy đủ

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG

CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

QUA THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC

Tiết 1

ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh:

 1. Kiến thức

 - Hệ thống các biện pháp tu từ Tiếng Việt đã học, hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ Tiếng Việt thông dụng khác.

 2.Kĩ năng:

 - Nâng cao kĩ năng phân tích vai trò, tác dụngcủa một số biện pháp tu từ thường gặp trong Tiếng Việt.

 3.Thái độ:

 - Có ý thức chuẩn bị bài và tích cực tham gia các hoạt động trên lớp

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - GV:Soạn bài, bảng phụ

 - Ôn tập về các biện pháp tu từ đã học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 96 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2952Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày giảng:8A........
 8B........
vai trò và tác dụng
của một số biện pháp tu từ tiếng việt
qua thực hành phân tích tác phẩm văn học
Tiết 1
ôn tập về các biện pháp tu từ tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp học sinh:
	1. Kiến thức
 	- Hệ thống các biện pháp tu từ Tiếng Việt đã học, hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ Tiếng Việt thông dụng khác.
 	2.Kĩ năng:
	- Nâng cao kĩ năng phân tích vai trò, tác dụngcủa một số biện pháp tu từ thường gặp trong Tiếng Việt. 
	3.Thái độ:
 - Có ý thức chuẩn bị bài và tích cực tham gia các hoạt động trên lớp
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - GV:Soạn bài, bảng phụ
 - Ôn tập về các biện pháp tu từ đã học
III. Các hoạt động dạy học
	*. Tổ chức8A........................................................8B........................................... 
	1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
	2. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh ôn tập về cácbiện pháp tu từ đã học
- ở chương trình ngữ văn 6, 7 em đã được học những biện pháp tu từ nào?
HS trình bày khái niệm từng biện pháp tu từ và cho ví dụ
GV?Thế nào là so sánh?Lấy ví dụ minh hoạ.
HS:So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác, có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
GV?Nhân hoá là gì?Ví dụ?
HS:Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật,cây cối... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người 
GV?Thế nào là ẩn dụ?Phân tích ví dụ sau:(Bên cạnh)
HS:Trả lời và phân tích ví dụ
ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
GV?Hoán dụ là gì?Lấy ví dụ minh hoạ.
HS: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
GV?Liệt kê là gì?phân tích ví dụ
HS:Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khácc nhau của thực tế hay tư tướng tình cảm.
GV?Thế nào là điệp ngữ?Lấy ví dụ.
HS:Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu đẻ làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
CHơi chữ là gì?Phân tích ví dụ.
HS: Chơi chữ là lợi dụng dặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Gv: Nhận xét, kết luận
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
- HS đọc đoạn văn "Sài Gòn vẫn trẻ.....trong vắt lại như thuỷ tinh"( bảng phụ)
- Trong đoạn văn đó, Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
- HS chọn một trong các biện pháp tu từ trên để phân tích.
- HS đọc bài " Vai trò, tác dụng của một số biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học"
- Bài văn nói tới những biện pháp tu từ đã học nào? có những biện pháp nào em 
chưa được học?
- Theo em, biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản nghệ thuật?
-Khi phân tích một tác phẩm văn học có sử dụng các biện pháp tu từ, em cần làm như thế nào?
I. Các biện pháp tu từ Tiếng ViệT
-So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê, chơi chữ
VD: Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
=>Thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
 - Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
 (Ca dao)
=>Trò chuyện, xưng hô với vật như với người...
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
=> Mặt trời (2) dùng để nói về Bác....
 -Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 (Ca dao)
- Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm măng non mọc thẳng. 
 (Thép Mới)
- Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ.
 (Xuân Quỳnh)
 -Bà già đi chợ cầu đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
 Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chhẳng còn.
 (Ca dao)
II. Luyện tập
Bài tập 1
Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài:
+ So sánh
+ Nhân hoá
+ Điệp ngữ
Bài tập 2
- Các biện pháp tu từ chưa học: ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố, hoà hợp, tương phản, đảo ngữ,........
*Khi phân tích một tác phẩm văn học, cần phát hiện được các biện pháp tu từ. Quan trọng hơn là người viết phân tích rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó.
 3. Củng cố
	- Hệ thống các biện pháp tu từ từ vựng đã học
	- Tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học
 4. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học bài
	- Tập viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng Tiếng Vịêt
	+ Ôn tập các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá theo SGK ngữ văn 6 kì II.
 + Lưu ý các ví dụ trong SGK và lấy thêm ví dụ để phân tích.
Tiết 2
Ngày giảng:8A........
 8B........
 vai trò, tác dụng
 của biện pháp tu từ so sánh- nhân hoá
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
	1.Kiến thức
	- Hiểu rõ vai trò, tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá trong các tác phẩm văn học.
	2.Kĩ năng:
	- Vận dụng để phân tích một đoạn văn, đoạn thơ, một tác phẩm văn học
	3.Thái độ:
 -Có ýthức ôn luyện theo sự hướng dẫn của GV
II.Chuẩn bị của GV- HS
	-GV: Soạn bài, bảng phụ
	-HS : Ôn về các biện pháp tu từ 
III. Các hoạt động dạy học
	. Tổ chức
	 Lớp 8A.................................................8B............................................................
 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Củng cố kiến thức về cấu tạo của phép so sánh
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ
Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của phép so sánh trên
GV?Từ VD trên, hãy vẽ mô hình của phép so sánh?
HS:
GV?Trong 4 yếu tố trên, thì yếu tố nào không thể vắng mặt trong phép so sánh? vì sao?
HS:Vế A và vế B. Vì nếu vắng yếu tố A thì đó lại là phép tu từ ẩn dụ.
GV? Theo em nếu vắng đi phương diện so sánh và từ so sánh thì phép só sánh đó có mất đi giá trị không?
HS:Không.
GV: Khi vắng đi phương diện so sánh người ta gọi là so sánh chìm. Tạo sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.
VD: "Thầy thuốc như mẹ hiền ." phương diện so sánh có thể hiểu: dịu dàng, ân cần, chăm sóc chu đáo, thương yêu bệnh nhân.....
? Hãy tìm một VD như thế và phân tích?
HS:Lấy VD và phân tích.
HĐ2.Ôn về tác dụng của so sánh
GV? Sử dụng phép so sánh có tác dụng gì?Phân tích ví dụ sau:
VD: Những ngôi sao sáng ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
 (Trần Quốc Minh)
HS:
=>Hình ảnh những ngôi sao... tình cảm của người con đối với mẹ.....
HĐ3 Tìm hiểu tác dụng của nhân hoá
GV:Cho VD vàYêu càu HS phân tích tác dụng của phép nhân hoá:
 Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
 .................................
HS:Con người trò truyện với trâu như một con người..............
GV:Kết luận
HĐ4. Hướng dẫn luyện tập
- GV treo bảng phụ ghi các câu ca dao:
 Cổ tay em trắng............
 Đôi mắt em biếc ............. dao cau
 Miệng cười........... hoa ngâu
 Cái khăn đội đầu............... hoa sen.
- GV đọc câu:
 " Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
-GV?Phép so sánh này bị lược yếu tố nào?
HS: Yếu tố bị lược có thể thay bằng các từ nào trong các từ sau: Tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đáng trân trọng, chứa chan hi vọng, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn.
GV? Vậy lược bớt phương diện so sánh trong VD này có tác dụng gì?
HS:Gợi sự liên tưởng rộng rãi.
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp so sánh. nhân hoá, phân tích tác dụng của phép so sánh.
- HS thực hành viết, trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm. 
I. So sánh
1. Cấu tạo của phép so sánh
*VD: 
Cô giáo em hiền như cô Tấm.
 A PDSS TSS B
2. Tác dụng của so sánh
-So sánh vừa có tác dụng gợi hình,giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể ,sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
II Nhân hoá.
*Tác dụng:
Câu văn cụ thể, sinh động, gợi cảm, làm cho thé giới loài vật,cây cối, đồ vật ... trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
III. Luyện tập
Bài tập1: Tìm các từ ngữ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong các câu ca dao:
 Cổ tay em trắng như ngà
 Đôi mắt em biếc như là dao cau
 Miệng cười như thể hoa ngâu
 Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Bài tập 2:
- Lược phương diện so sánh
- Có thể thay các từ: Tươi non, đầy hứa hẹn, chứa chan hi vọng...
Bài tập 3: Viết đoạn văn
3. Củng cố
	- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh? nhân hoá?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học bài
	- Ôn tập về ẩn dụ, hoán dụ
Tiết 3
Ngày giảng:8A.........
 8B.........
 .....................................................................................................................
 Vai trò tác dụng
 của phép ẩn dụ- hoán dụ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
	1. Kiến thức:
	 - Củng cố kiến thức về phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
	 - Nhận diện các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ sử dụng trong văn bản và phân tích tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ, hoán dụ đó.
	2.Kĩ năng:
	 Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
 	3. Thái độ:
 Có ý thức rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trên vào vphân tích và viết văn
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: Soạn bài, bảng phụ
	- HS: Ôn tập về ẩn dụ, hoán dụ
III. Các hoạt động dạy học
	*. Tổ chức
 	 Lớp 8A.....................................8B...............................................
	1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
	2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: ôn tập về phép tu từ ẩn dụ
GV? Em đã được tìm hiểu các kiểu ẩn dụ nào? kể tên? ví dụ?
 HS kể tên và nêu VD
GV khái quát bằng bảng phụ:
 *ẩn dụ hình tượng:
VD: Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
 * ẩn dụ cách thức
VD: Về thăm quê Bác làng sen
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
 *ẩn dụ phẩm chất
VD: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
 *ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD: Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
 Huế giải phóng mà anh lại muộn về.)
Hoạt động2: Tìm hiểu tác dụng của ẩn dụ
-GV?Nêu tác dụng của ẩn dụ?
HS:Nhắc lại
GV? Phân tích tác dụng của ẩn dụ trong câu thơ:"Người cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm"
HS:Người cha: Bác Hồ.Người quan tâm chăm sóc cho các chiến sĩ như con mình...
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của hoán dụ
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hoán dụ.
HS: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
GV? Có những kiểu hoán dụ thường gặp nào?Lấy VD  ... ợc thuyết minh là đối tượng nào?
HS:
GV? Miêu tả hoặc thuyết minh nhằm làm nổi bật điều gì của sự vật?
HS:
GV? Muốn miêu tả hoặc trình bày về đối tượng, người viết phải làm những công việc gì?
GV? Việc miêu tả và thuyết minh nhằm mục đích gì?
GV? Vậy, điểm giống nhau của 2 loại văn bản miêu tả và thuyết minh là gì?
GV chốt ghi nhớ
* Bài tập: Chọn 2 đoạn văn hoặc 2 văn bản miêu tả và thuyết minh đã học, tìm sự giống nhau của 2 loại văn bản đó.
Đoạn văn 1: "Xe chạy chầm chậm, mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi đã oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
("Trong lòng mẹ" – Nguyên Hồng – Ngữ Văn 8 tập 1)
Đoạn văn 2: "[.] tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nớc ta ngang với tỷ lệ các thành phố Âu – Mĩ. Chỉ có khác là với một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua 1 bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn với thiếu niên Việt Nam muốn có 15.000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có là con nhà giàu hoặc trộm cắp tiền để hút. Trộm một lần quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma tuý, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc."
("Ôn, dịch thuốc lá" - Ngữ Văn 8 tập 1)
GV ?Cho biết phương thức biểu đạt của 2 đoạn văn trên?
HS: Đoạn văn 1: Miêu tả
 Đoạn văn 2: Thuyết minh
GV? Nhận xét về mục đích viết 2 đoạn văn?
HS:- Văn miêu tả: có hư cấu, tưởng tượng, dùng các biện pháp tu từ: so sánh, liên tởng,
- Văn thuyết minh: trung thành với đặc điểm đối tượng, không hư cấu, đảm bảo tính khoa học,
GV? Ngôn ngữ đợc sử dụng trong 2 đoạn văn trên có gì khác nhau?
HS:Ngôn ngữ miêu tả mang nhiều cảm xúc chủ quan.
Thuyết minh: Dùng những số liệu cụ thể, chi tiết.
GV?Vậy điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh là gì?
HS:
GV chốt ghi nhớ
A. Những điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh.
1. Những điểm giống nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh.
- Đoạn 1: Tả dòng sông Năm Căn
- Đoạn 2: Thuyết minh về chiếc xe đạp
=>Nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
- Phải quan sát đối tượng, nêu giá trị và công dụng của đối tượng.
* Ghi nhớ: Giống nhau:
- Đều làm nổi bật đặc điểm của đối tượng
- Cần phải quan sát đối tượng
- Nêu giá trị và công dụng của đối tượng.
2. Những điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh.
* Ghi nhớ: Khác nhau
Văn miêu tả
Có h cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
 Dùng các biện pháp tu từ: so sánh, liên tưởng,
Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
ít dùng số liệu
Văn thuyết minh
Trung thành 
với đặc điểm 
của sự vật,
 hiện tợng.
 ít dùng các 
biện pháp tu từ
: so sánh, liên
 tởng,
Dùng nhiều số
 liệu cụ thể, chi
 tiết.
- ứng dụng 
trong nhiều 
tình huống.
4.4. Củng cố : 
- Thế nào là văn miêu tả?
- Thế nào là văn thuyết minh?
- Điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh?
4.5. Hướng dẫn học sinh ở nhà và chuẩn bị bài sau:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức vừa ôn tập.
- Làm các bài tập ở nhà 
- Đọc lại 2 văn bản: "Vợt thác" – Võ Quảng (Ngữ Văn 6 tập 2) và văn bản: "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" - (Ngữ Văn 8 tập 1)
- Hãy tìm điểm giống và điểm khác nhau của 2 văn bản trên
5. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
Chủ đề 6
Những điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh
Ngày soạn:.................................... Tiết 36
Ngày giảng::................................
ý nghĩa, giá trị, phạm vi sử dụng của hai loại văn bản miêu tả và thuyết minh.
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Nắm vững khái niệm về văn miêu tả – văn thuyết minh nhận diện được những điểm giống nhau và khác nhau của hai văn bản loại này.
- Phân tích so sánh qua những bài văn cụ thể để thấy sự giống và khác nhau giữa hai văn bản 
1.2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết và bài văn miêu tả thuyết minh theo chủ đề cho sẵn và chủ đề tự chọn. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thận trọng khi viết đoạn văn, bài văn thuyết minh -> đa yếu tố miêu tả vào văn thuyết minh -> bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:Tài liệu chủ đề tự chọn - SGK8 – 
- HS: SGK (sgk8/115,139; sgk6/18).
3. Phương pháp:
- Vấn đáp, quy nạp, thực hành.
4. Tiến tình dạy học
4.1. ổn định tổ chức(1') :
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
GV gọi HS đọc quan sát 2 đoạn miêu tả và thuyết minh về cây dừa
-Văn bản thuyết minh cung cấp cho ngời đọc những điều gì về đối tượng? 
HS:
GV Giúp cho ngời đọc hiểu thêm những điều gì về đối tượng được nói đến?
HS:
GV? Văn bản miêu tả tái hiện lại điều gì?
Giúp người đọc có cảm nhận gì về đối tượng?
HS:
GV? Khi nào dùng văn bản miêu tả?Khi nào dùng văn thuyết minh?
HS:
GV cho HS lên ghi đoạn văn trên bảng.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm TP.HCM và 11 tỉnh. Sông Đồng Nai là sông chính, cùng với các nhánh lớn quan trọng là sông La Ngà, Sông Bé, Sài Gòn, Thị Vải, Vàm Cỏ. Theo cục bảo vệ mô trường, sông Thị Vải (Bà Rịa Vũng Tàu) là sông ô nhiễm nhất trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Thị Vải có một đoạn "sông chết" dài trên 10 km, từ sau khu vực hợp lu Suối Cả – sông Thị Vải khoảng 3 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Gọi là "sông chết" vì không có loài sinh vật nào có thể sống được trên đoạn sông này. Nước sông ở đây bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối kể cả thời gian triều lên và triều xuống."
a) Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì?
b) Điều gì thể hiện đặc điểm đây là đoạn văn thuyết minh?
Gọi HS trả lời 2 câu hỏi.
GV sửa chữa, nhận xét
Bài 2: GV yêu cầu HS Tìm 1 đoạn văn miêu tả trong văn bản nghệ thuật, chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn
HS:Tìm, trả lời
A. Lý thuyết:
1. ý nghĩa, giá trị của 2 loại văn bản miêu tả và thuyết minh:
+ Văn bản thuyết minh: cung cấp cho người đọc lượng tri thức về các hiện tượng và sự thật trong tự nhiên, xã hội một cách khách quan, giúp người đọc hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách dùng chúng có lợi cho con người.
+ Văn bản miêu tả: Tái hiện lại sự vật, sự việc, quang cảnh, giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật đang tả và hiểu được những tình cảm, cảm xúc của ngời viết gởi gắm vào đối tượng được miêu tả
2. Phạm vi sử dụng: 
- Văn bản miêu tả được dùng nhiều trong văn bản nghệ thuật.
- Văn bản thuyết minh chủ yếu được dùng văn bản nhật dụng hay những loại văn bản sử dụng hàng ngày, gắn kết với cuộc sống con ngời.
B. Luyện tập: 
1) Bài tập 1: 
a) Đoạn văn thuyết minh về "Đoạn sông chết Thị Vải"
b) Các chi tiết: có số liệu cụ thể, cung cấp cho ngời đọc lượng tri thức về hiện tượng và sự thật trong tự nhiên: sông Thị Vải bi ô nhiễm nặng.
Đoạn trích thuộc văn bản nhật dụng (tin tức báo chí), được văn bản sử dụng hàng ngày, gắn kết với cuộc sống con ngời.
- 
2) Bài tập 2: Tìm 1 đoạn văn miêu tả trong văn bản nghệ thuật, chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn
4.4. Củng cố : 
- ý nghĩa, giá trị của 2 loại văn bản miêu tả và thuyết minh?
- Khi nào dùng văn bản miêu tả?Khi nào dùng văn thuyết minh?
4.5. Hướng dẫn học sinh ở nhà và chuẩn bị bài sau:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức vừa ôn tập.
- Làm các bài tập ở nhà: 
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:.................................... Tiết 37
Ngày giảng::................................
Ôn tập, tổng hợp chủ đề 5
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Nắm vững khái niệm về văn miêu tả – văn thuyết minh nhận diện được những điểm giống nhau và khác nhau của hai văn bản loại này.
- Phân tích so sánh qua những bài văn cụ thể để thấy sự giống và khác nhau giữa hai văn bản 
1.2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết và bài văn miêu tả thuyết minh theo chủ đề cho sẵn và chủ đề tự chọn. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thận trọng khi viết đoạn văn, bài văn thuyết minh -> đa yếu tố miêu tả vào văn thuyết minh -> bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV:Tài liệu chủ đề tự chọn - SGK8 – 
- HS: SGK (sgk8/115,139; sgk6/18).
3. Phương pháp:
- Vấn đáp, quy nạp, thực hành.
4. Tiến tình dạy học
4.1. ổn định tổ chức(1') :
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
.
GV nêu các câu hỏi, hs trả lời, có thể lấy điểm miệng.
Khái niệm văn miêu tả, văn thuyết minh?
Nêu điểm giống nhau giữa văn miêu tả, văn thuyết minh?
Nêu điểm khác nhau giữa văn miêu tả, văn thuyết minh?
ý nghĩa, giá trị của 2 loại văn bản miêu tả và thuyết minh?
Phạm vi sử dụng?
Hướng dẫn HS làm bài tập(25')
BT1: GV cho 3 HS lên bảng ghi ra đoạn văn 
BT 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( .... )
a) Đoạn văn trên viết theo phương thức gì?
b) Liệt kê những chi tiết miêu tả trong đoạn?
c) Chi tiết nào biểu cảm? Chỉ ra?
d) Viết lại đoạn trên thành đoạn văn thuyết minh?
GV lưu ý HS:
- Kiểm tra chính tả, trình bày sạch đẹp.
- Tránh làm giống nhau.
 Gọi 2 HS lên bảng chép lại đoạn văn, GV sửa, nhận xét, rút kinh nghiệm cụ thể. 
GV: Hướng dẫn HS viết đoạn văn
Đoạn văn mẫu:
* Miêu tả:
"Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây  Bốn giây  rồi năm giây Ong xanh bay lên. Dế bay theo. Cả hai lợn vòng trên miệng tổ dế. []"
* Thuyết minh:
"Thế giới đang đứng tưrớc nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nớc ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. ở các nớc thứ ba, hơn 1 tỷ người phải uống nớc bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước." 
A. Lý thuyết:
Khái niệm
Điểm giống nhau.
Điểm khác nhau.
ý nghĩa, giá trị .
Phạm vi sử dụng.
B. Bài tập:
Bài 1. Tìm 1 đoạn văn thuyết minh, 1 đoạn văn miêu tả trong các văn bản đã học.
Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, ngời thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bỏm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Bài 3. Viết 2 đoạn văn ngắn đoạn miêu tả và đoạn thuyết minh (nội dung tuỳ ý)
4.4. Củng cố : 
- ý nghĩa, giá trị của 2 loại văn bản miêu tả và thuyết minh?
- Khi nào dùng văn bản miêu tả?Khi nào dùng văn thuyết minh?
- Những điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh?
4.5. Hướng dẫn học sinh ở nhà và chuẩn bị bài sau:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức vừa ôn tập.
- Làm hoàn thiện các bài tập ở nhà. 
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon ngu van 8 ca nam.doc