Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Giáo án: Ngữ văn 8 -  Tuần 14 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Tiết 54:

DẤU NGOẶC KÉP

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:

- Hiểu rõ công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.

Lưu ý : học sinh đã học dấu ngoặc kép ở Tiểu học .

1. Kiến thức:

- Công dụng dấu ngoặc kép.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng dấu ngoặc kép.

- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với dấu khác.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng dấu câu đúng, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp có tác dụng giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

B/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

* Hoạt động 1: Khởi động:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau?

Nó cư làm in như nó trách tôi; Nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng:

“A ! lão già tệ lắm ! tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?” (Nam Cao – Lão Hạc)

? Ngoài ra, dấu ngoặc đơn và dấu 2 chấm còn có tác dụng nào nữa ?

3. Bài mới:

Giáo viên giới thiệu từ việc kiểm tra bài cũ.

Dấu “” có tác dụng như thế nào bài mới

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 14:
Tiết 54: Dấu ngoặc kép
Tiết 55: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
Tiết 56: Viết bài Tập làm văn số 3
Tiết 57: Viết bài Tập làm văn số 3
 S: 13/ 11/ 10
 D: 15/ 11/ 10 
Tiết 54:
DẤU NGOẶC KÉP
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Hiểu rõ công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết..
Lưu ý : học sinh đã học dấu ngoặc kép ở Tiểu học .
1. Kiến thức:
- Công dụng dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng dấu câu đúng, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp có tác dụng giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
? Hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau?
Nó cư làm in như nó trách tôi; Nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: 
“A ! lão già tệ lắm ! tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?” (Nam Cao – Lão Hạc)
? Ngoài ra, dấu ngoặc đơn và dấu 2 chấm còn có tác dụng nào nữa ?
Bài mới: 
Giáo viên giới thiệu từ việc kiểm tra bài cũ.
Dấu “” có tác dụng như thế nào  bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kp gio vin đưa ví dụ (Sgk) vào bảng phụ rồi yêu cầu h/s đọc
? Các ví dụ trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
? Xét về mặt hình thức, cả 4 ví dụ trên có điểm gì chung ? (đều dùng dấu ngoặc kép)
? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
(Vda: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (câu nói của Găng đi)
Gợi ý: vd a, b, c, d
? Từ “Dãi lụa” được dùng để chỉ vật gì ? tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ?
(Hiểu theo 1 nghĩa đặc biệt, dùng biện pháp tu từ ẩn dụ à chiếc cầu như một dãi lụa)
? Vd c: ? Tại sao các từ “Văn minh” khai hóa lại được được đặt trong dấu ngoặc kép ? dùng với hàm ý gì ?
(Từ ngữ có hàm ý mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của nó đối với nước ta)
? Ví dụ d phần đặt trong dấu ngoặc kép là tên gọi của sự vật gì ?
(Tên gọi của tác phẩm văn học, tờ báo)
? Từ việc tìm hiểu trên em hãy rút ra công dụng của dấu ngoặc kép ?
Gv khái quát à gọi H/s đọc ghi nhớ (Sgk/ 142)
? Cho 1 ví dụ có dùng dấu ngoặc kép ?
Lưu ý: Khi dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp thì từ ngữ, câu hay đoạn dẫn trực tiếp đó phải chính xác, đầy đủ không được thêm từ hay bớt từ, kể cả dấu câu cũng phải dẫn đúng.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1 (SGK –tr142) 
-Yêu cầu:Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 1
-Gợi ý: 
 +Xác định kĩ yêu cầu của bài tập
 +Xem kĩ phần lý thuyết vừa học ở trên
 +Xét kĩ ý nghĩa của cả đoạn ,từ,câu ở trong dấu ngoặc kép.
-Nhận xét phần trình bày của học sinh. Sửa bài cho học sinh.
Bài tập 2 (SGK –tr143) 
-Yêu cầu:Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 2
-Gợi ý: 
 +Xác định kĩ yêu cầu của bài tập
 +Xem kĩ phần lý thuyết vừa học ở trên,bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
 +Xét kĩ đâu là nói trực tiếp ,đâu là lời hội thoại.
-Nhận xét phần trình bày của học sinh. Sửa bài cho học sinh.
Bài tập 3 (SGK –tr143,144) 
-Yêu cầu:Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 3
-Gợi ý: 
 +Xác định kĩ yêu cầu của bài tập
 +Xem kĩ phần lý thuyết vừa học ở trên,bài dấu ngoặc kép và dấu hai chấm .
 +So sánh 2 đoạn văn , Hai đoạn văn giống ở điểm nào và khác nhau ở các dấu gì ? Tại sao ?
-Nhận xét phần trình bày của học sinh. Sửa bài cho học sinh.
Bài tập 4,5 (SGK –tr144) 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà thực hiện .
BT4: Về nhà HS luyện viết đoạn văn có sử dụng các dấu câu : ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép ; và tập phân tích để thấy rõ công dụng của các dấu ngoặc kép(GV đọc cho HS nghe đoạn văn tham khảo bên cột nội dung) và giải thích các dấu đó .
BT5: GV cho HS về nhà tìm trong SGK và tìm các dấu ngoặc đơn, hai chấm và ngoặc kép và nêu công dụng (HS về nhà tìm và nêu công dụng – tiết tới trả bài sẽ hỏi phần này) .
I. Công dụng
*. Xét ví dụ: (Sgk/141 + 142)
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
Đánh dấu 1 lời dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mải mai.
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo
* Ghi nhớ:(Sgk/142
Vd: Hãy cùng nhau hành động: “Một ngày không dùng bao bì ni lông” (Thông tin về nagỳ Trái Đất năm 2000)
II. Luyện tập.
Bài 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép
Dùng để đánh dấu
Câu nói được dẫn trực tiếp.
Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai
c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn lời người khác.
d. Đánh dấu từ được dẫn trực tiếp hàm ý mỉa mai.
e. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp(thơ của Nguyễn Du) .
Bài 2: Điền dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép vào chổ thích hợp. Giải thích lý do.
Đặt dấu 2 chấm sau “cười bảo” báo trước lời đối thoại.
- Đặt dấu “” ở ‘cá tươi” và “tươi” đánh dấu từ ngữ được dẫn lại.
Nó tiến lê: “Cháu hãy vẽ cái  với cháu” đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Lão Hạc  bảo hắn: Đây là  bán đi 1 sào” đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Bài 3: Hai câu có ý nghĩa giống nhau mà dùng dấu câu khác nhau vì:
Dùng 2 dấu câu và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên lời của Chủ Tịch HCM
Không dùng dấu (:) và (“”) như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp)
Bài 4: Viết đoạn văn thuyết minh có dùng dấu ngoặc đơn, dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.
Bài 5: Tìm trường hợp dùng 3 dấu câu đã học vd: Đô – Ki – hô – tê vừa nhìn thấy liền nói với giám mã “vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn” (Xéc – van – tét)
Củng cố:
? Dấu ngoặc kép có công dụng gì trong khi viết ?
Hướng dẫn học bài, soạn bài ở nhà:
Học bài:
+ Thuộc ghi nhớ và xem lại các ví dụ và bài tập ; thực hiện bài tập 4,5 ở nhà .
 + Nắm vững kiến thức về dấu ngoặc kép.
- Tìm trong các văn bản đã học (Nvăn 8 – tập 1) câu hay đoạn văn có sử dụng 3 dấu câu: (:) ; ( ) ; “”.
- Soạn bài: Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng:
 Xem kĩ đề bài : Thuyết minh về cái bình thuỷ
 + Để thuyết minh về cái bình thuỷ, chúng tác cần trình bày những mảng kiến thức nào? Tiến hành tìm ý cho đề văn dó .
 + Trên cơ sở đó, các em lập dàn bài thể hiện trình tự trình bày.
 + Tiến hành tập nói để thuyết minh về cái bình thuỷ.
* Rt kinh nghiệm: 
	S: 16/ 11/ 09
 	 D: 17/ 11/ 09 
Tiết 54: 
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH
MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
-Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
1. Kiến thức:
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng,của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập một văn bản thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh sự tự tin khi nói trước tập thể: biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
? Đề văn thuyết minh nêu lên điều gì ? để làm bài văn thuyết minh, người viết cần phải làm gì? 
? Nếu bố cục của một bài văn thuyết minh ?
Bài mới:
Gv giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập nói trên cơ sở các nhóm thảo luận rồi hình thành dàn ý.
- H/s đọc đề bài trong Sgk.
? Đối tượng thuyết minh của đề bài này là gì ?
? Để thuyết minh về cái phích nước. Cần vận dụng phương pháp thuyết minh nào ?
(Đối tượng là cái phích nước. Cần vận dụng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích và phương pháp phân loại phân tích)
? Yêu cầu của đề bài trên là gì ?
(Trình bày công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản)
? Hãy lập dàn ý đề bài trên ?
? Phần MB em cần giới thiệu như thế nào ?
? Phần TB em sử dụng phương pháp thuyết minh nào ? cái phích có hình dạng ra sao ? Cấu tạo gồm mấy phần ? Hiệu quả giữ nhiệt của phích ? Để bảo quản tốt ta lưu ý điều gì ?
? Phần KB em phải trình bày như thế nào ?
Gv định hướng: Thưa cô giáo.
 Các bạn thân mến.
Hiện nay, tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình nóng lạnh hoặc các loại phích điện hiện đại, như đa số các gia đình có thu nhập thấp coi phích nước là 1 thứ đồ dùng tiện lợi và hữu ích.
Cái phích dùng để chế nước sôi pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em cái phích có cấu tạo thật đơn giản.
* Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)
Dàn ý chi tiết.
MB: - Phích nước là 1 thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình.
- Phích được dùng đựng nước nóng
TB: - Hình dáng của phích: là hình trụ cao khoảng (30 – 40cm)
- Cấu tạo gồm 2 phần:
+ Vỏ.
+ Ruột
+ Vỏ; làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt để bảo quản ruột phích, nút phích, tay cầm.
+ Ruột: là quan trọng nhất được làm bằng 2 lớp thủy tinh có tráng lớp thủy ngân, miệng phích nhỏ giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thủy tinh có tráng lớp thủy ngân miệng phích nhỏ giảm khả năng truyền nhiệt.
Hiệu quả giữ nhiệt: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100oC xuống 70oC
Bảo quản: Cần để nơi khô ráo, để xa tầm tay trẻ em.
c. KB: khẳng định lại sự tiện dụng, ích lợi của phích nước nóng đối với cuộc sống hàng ngày trong gia đình.
Giá cái phích nước phù hợp rat phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân lao động. Vì vậy, từ lâu cái phích nước đã trở thành vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt nam chúng ta.
- Gv chia 4 tổ, tổ trưởng điều khiển cho các bài tập nói
- Gv theo dõi quá trình hoạt động của h/s
- Tổ 1; Trình bày phần mở bài
- Tổ 2; Trình bày phần đầu của TB
- Tổ 3: Trình bày phần cuối của TB
- Tổ 4: Trình bày phần KB
* Hoạt động 3: Luyện nói trước lớp:
- Trên cơ sở luyện nói ở tổ, gv gọi đại diện mỗi tổ lên trình bày.
- Khi các bạn lên bảng trình bày, các bạn ở dưới chú ý lắng nghe rồi nhận xét.
- gv quan sát, theo dõi để uốn nắn kịp thời: nói to – rõ, cả lớp lắng nghe.
- Trên cơ sở nói từng phần đã được bổ sung, gv gọi 1 - 2 em khá, giỏi nói toàn bài trước lớp à vgv nhận xét.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm:
- Nhận xét về kiểu bài: Cách trình bày.
- Đánh giá hiệu quả cách trình bày: Ưu và nhược
Củng cố:
- Tiếp tục luyện nói theo đề bài này. 
 - Viết lại bài tập làm văn này vào vở. 
Hướng dẫn học bài, soạn bài ở nhà:
- Về nhà luyện nói trước tập thể thêm: nói trước kính 
- Chuẩn bị cho bài: Viết bài tập làm văn số 3 – văn thuyết minh.
	+Ôn tập lại toàn bộ những kiến thức về TLV phần văn thuyết minh.
	+Tự luyện tập với 4 đề bài tham khảo ở sgk/Tr145.
 + Phần trắc nghiệm: Ôn tập các văn bản nhật dụng đã học và các loại dấu câu đã học.
* Rút kinh nghiệm: ..
	S: 19/ 11/ 09
 	D: 20/ 11/ 09 
Tiết 55+ 56
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3( Văn thuyết minh)
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Làm bài viết hoàn chỉnh để kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tạo lập các bước làm bài văn thuyết minh.
 - Rèn kỹ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết và khả năng tích hợp.
3. Thái độ:
- Trung thực trong kiểm tra.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: đề kiểm tra, đáp án, ma trận
- Học sinh: Ôn tập tất cả nội dung về văn thuyết minh.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: ( không)
Bài mới:
* Ñeà baøi: Trắc nghiệm + Tự luận
- Phần Trắc nghiệm: 2 điểm
Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất, mỗi đáp án đúng các em được 0,25 điểm
- Phần Tự luận: 8 điểm
* Yêu cầu về nội dung và hình thức đối với đề Tự luận:
1. Yêu cầu về nội dung:
- Đúng kiểu bài văn thuyết minh.
- Bài viết mạch lạc trôi chảy, từ ngữ chính xác sáng sủa.
- Thực hiện đủ 4 bước tạo lập văn bản, chú trọng bước lập dàn ý.
- Quan sát nắm đầy đủ tri thức đối tượng.
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh.
- Đảm bảo bố cục ba phần mạch lạc, rõ ràng, ý lôgich gắn bó.
* Cụ thể:
a/ Mở bài:
Giới thiệu chung chiếc bút bi ( 1 điểm)
b/ Thân bài: ( 4 điểm)
- Chiếc bút bi là vật dụng quen thuộc và cần thiết cho mỗi học sinh ( 1 điểm)
- Sự xuất hiện của chiếc bút bi ( 1 điểm)
- Cấu tạo của chiếc bút bi ( 1 điểm)
- Tác dụng của chiếc bút bi ( 1 điểm)
- Cách sử dụng và bảo quản ( 1 điểm)
c/ Kết bài: Nhấn mạnh sự hữu ích của kính, vai trò và giá trị của cây bút bi hiện nay, bảo quản và gìn giữ. ( 1 điểm)
2. Yêu cầu hình thức: ( 2 điểm)
- Bố cục văn bản mạch lạc và rõ ràng.
- Văn phong sáng sủa, dễ tìm hiểu, từ ngữ chính xác.
- Trình bày khoa học, rõ ràng không sai lỗi chính tả, không tẩy xóa, viết số.
Củng cố:
- Tự thực hiện lại bài kiểm tra ở nhà.
5. Hướng dẫn học bài, soạn bài ở nhà
- Học bài: 
+ Xem lại nội dung kiểm tra.
- Soạn văn bản : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu.
 + Tìm hiểu về tác giả, nhất là cuộc đời cách mạng của ông .
 + Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của baì thơ để thấy rõ hơn giá trị của nó.
 + Tìm hiểu tâm sự và những giá trị của bài thơ thể hiện qua thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
* Rút kinh nghiệm: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 hkII.doc