Giáo án Ngữ văn 8 tiết 113 bài 31: Kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 113 bài 31: Kiểm tra văn

 TUẦN 31 NGỮ VĂN - BÀI 28

 Kết quả cần đạt

- Nắm vững nội dung chủ yếu và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản đã học để làm tốt bài kiểm tra Văn.

 - Nắm vững tác dụng của sự sắp xếp trật từ từ trong câu, từ đó có ý thức lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

- Đánh giá đúng những ưu điểm, nhược điểm của bài TLV số 6, sửa chữa được các lỗi trong bài viết.

Sơ bộ nắm được vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận và cách đưa các yếu tố đó vào văn nghị luận.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 113 bài 31: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 31 NGỮ VĂN - BÀI 28
 Kết quả cần đạt
- Nắm vững nội dung chủ yếu và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản đã học để làm tốt bài kiểm tra Văn. 
 - Nắm vững tác dụng của sự sắp xếp trật từ từ trong câu, từ đó có ý thức lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Đánh giá đúng những ưu điểm, nhược điểm của bài TLV số 6, sửa chữa được các lỗi trong bài viết.
Sơ bộ nắm được vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận và cách đưa các yếu tố đó vào văn nghị luận.
Ngày soạn:. Ngày dạy......................Dạy lớp 8A
TIẾT 113 KIỂM TRA VĂN 
 1. Mục tiêu bài kiểm tra: Giúp học sinh:
	a) Về kiến thức: Củng cố ôn tập kiến thức văn học đã học từ học kì 2 đến nay.
b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt và làm văn cho học sinh. 
c) Về thái độ: Học sinh có ý thức nghiêm túc trong khi ôn tập và làm bài.
 * Ổn định: 8A: 
2. Nội dung đề :
	a) Ma trận đề:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
Nhớ rừng
C2
1
Ông đồ
C1
C6
1.1/4
Quê hương
C3
1
Khi con tu hú
C7
1
Chiếu dời đô
C4
1
Hịch tướng sĩ
C1
1/4
Nước Đại Việt ta
C5
1
Bàn luận về phép học
C1
1/4
Thuế máu
C1
1/4
Tổng số câu
2
3
1
1
7
Điểm
1.5
1.5
5
2
10
	b) Đề kiểm tra:
	Phần 1: Trắc nghiệm:
	Câu1( 1đ): Nối thông tin ở cột A với cột B để có đáp án đúng về tác giả và tác phẩm.
A.Tác giả
 B.Tác phẩm
 a. Nguyễn ái Quốc
1. Bàn luận về phép học
 b. Nguyễn Thiếp
2. Nhớ rừng
 c. Trần Quốc Tuấn
3. Ông đồ
 d. Vũ Đình Liên
4. Thuế máu
5. Hịch tướng sĩ
	Câu 2( 0,5đ): Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để có được câu thơ đúng( Tan, hoa, vàng, bình minh, giang sơn)
Nào đâu những đêm............bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng ..........?
	Câu 3( 0,5đ): " Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây cách biển nửa ngày sông". Câu thơ có cách diễn tả thật đặc biệt: lấy thời gian để chỉ khoảng cách. Điều đó đúng hay sai?
	A. Đúng B. Sai
 	 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
	 Câu 4( 0,5đ): Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?
A. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua 
B. Giãi bày tình cảm của người viết 
C. Khích lệ tinh thần chiến đấu tiêu diệt kẻ thù
D. Công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
 	Câu 5( 0,5đ): Trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta", yếu tố nào được đưa ra nhằm mục đích xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc? 
 	A. Nền văn hiến lâu đời B. Truyền thống lịch sử
 	C. Phong tục tập quán D. Tất cả các yếu tố trên
 	Phần II: Tự luận (7 điểm)
 	Câu 6(2đ): Có người nói khổ thơ dưới đây đã diễn tả cực điểm nỗi buồn của ông đồ. Ý kiến của em thế nào(Trình bày thành một đoạn văn)?
	Ông đồ vẫn ngồi đấy,
	Qua đường không ai hay,
	Lá vàng rơi trên giấy;
	Ngoài giời mưa bụi bay. 
 	Câu 7(5đ): Phân tích 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. 
3. Đáp án:
	Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm):
	Câu 1 (1đ): Mỗi đáp án đúng 0.25đ
a nối với 4; b nối với 1; c nối với 5; d nối với 3.
	Câu 2 (0,5đ): Lần lượt điền các từ: vàng, tan.(mỗi từ đúng được 0,25 điểm).
	Câu 3(0,5đ): A. Đúng.	Câu 4(0,5đ): A.	Câu 5(0,5đ): D.
	Phần II: Tự luận (7 điểm)
 	Câu 6(2đ): 
	- Hình thức(1điểm): Đoạn văn phải đảm bảo cấu trúc(có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn, câu kết đoạn) và sự liên kết giữa các câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
	- Nội dung(1điểm): Đoạn văn phải bày tỏ sự đồng tình với ý kiến: Khổ thơ đã đặc tả nỗi buồn của ông đồ: Câu 1 thể hiện sự cố gắng vô vọng của ông đố; sự lãng quên của người đời (câu 2); hình ảnh ẩn dụ "lá vàng" diễn tả sự tàn phai, rơi rụng của một số phận; câu 4 có giá trị biểu cảm cao, hình ảnh "mưa bụi bay" đẹp với mùa xuân đang về cùng đất trời. Nhưng với ông đồ, phải chăng, đó chính là mưa đang rơi trong cõi lòng, đang xoá nhoà hình ảnh của ông.
 	Câu 7(5đ):
	*Dàn ý:
	a)Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ: "Khi con tu hú".
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác vào tháng 7.1939 tại nhà lao Thừa Phủ , khi nhà thơ bị bắt giam ở đó chưa lâu.
- Sáu câu thơ đầu tả cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng.
	b)Thân bài:
	- Bức tranh vào hè ngập tràn hình ảnh:
 + Những sự vật mà tác giả nhắc đến trong khổ thơ này là những sự vật mang nét đặc trưng của mùa hè. Đó là: cánh đồng lúa chiêm đương chín, vườn râm, mảnh sân, bầu trời, ánh nắng, trái cây, hạt bắp, tiếng chim tu hú, tiếng ve, tiếng sáo diều..
 + Tác giả đã chọn lọc những chi tiết đặc sắc của mùa hè. Dùng những ĐT mạnh( dậy nhào, lộn..) những TT miêu tả( chín, ngọt, đầy, rộng, cao) để miêu tả mùa hè. 
- Đó là bức tranh rực rỡ sắc màu : nắng đào, bắp vàng, bầu trời xanh cao rộng.Mọi vật như đang chuyển động gần đến sự viên mãn: đương chín, ngọt dần...
 + Cảnh Thiên nhiên đầy hấp dẫn, kêu gọi, mời chào mọi vật hãy sống hết mình , hãy hoà mình vào không gian tươi đẹp.
- Bức tranh vào hè ngọt ngào hương vị: vị ngọt của trái chín, hương thơm của lúa, của bắp...
- Sáu câu thơ lục bất mở ra cả một thế giới rộn rã âm thanh: 
 + Tiếng ve ngân râm ran, tiếng chim tu hú gọi hè về.
 + Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra và bắt nhịp cho một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, tràn đầy nhựa sống. 
 + Tiếng chim tu hú có giá trị liên tưởng: là tín hiệu của mùa hè, của sự sống, của tự do.
- Sáu câu thơ đầu đã miêu tả cảnh thiên nhiên vào hè thật rộn ràng, tràn đầy sức sống. Dù đang phải sống trong bốn bức tường nhà giam chật hẹp nhưng Tố Hữu vẫn cảm nhận, vẫn vẽ được bức tranh mùa hè tươi sáng, khoáng đạt. Đó chính là nhờ sự cảm nhận tinh tế, mãnh liệt của tâm hồn trẻ trung, yêu đời và khao khát tự do của nhà thơ.
	c)Kết bài: Mặc dù bị cách li hoàn toàn với thế giới bên ngoài, phải chịu cảnh giam cầm, tù đầy khắc nghiệt nhưng người tù cách mạng trẻ tuổi ấy đã gửi gắm vào khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung một tình yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng.
	* Biểu điểm:
	a) Hình thức (1 điểm): - Đảm bảo bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
 - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
 - Trình bày sạch, chữ viết ró ràng.
	 b) Nội dung (4 điểm):
	* Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu chung về tác giả, bài thơ, đoạn thơ.
	* Thân bài (3 điểm): Đảm bảo như đáp án.
	Gồm 5 ý: ý 1,2,3,4 mỗi ý 0,5 điểm; ý 5 được 1 điểm
	* Kết bài (0,5 điểm): Khái quát lại đoạn thơ.
 	4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài ( chuyển sang tiết trả bài).
 ....................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 113 bai 30.doc