Giáo án Chủ đề tự chọn: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

Giáo án Chủ đề tự chọn: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

Chủ đề tự chọn.

Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

I Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh nhớ lại phần lý thuyết của văn bản tự sự đã học ở lớp 8.

 Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự ở lớp 8 ,9.

 Nắm được cốt truyện ,nội dung các tác phẩm đã học.

 Học sinh biết vận dung kĩ năng tóm tắt vào phân tích tác phẩm văn học cũng như trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.

II Chuẩn bị:Học sinh: coi lại phần tóm tắt văn bản tự sự đã học ở lớp 8.

 Đọc lại các văn bản tự sự có ở trong chương trình lớp 8.

 Tập tóm tắt vào vở soạn.

III Tiến trình hoạt động:

 1. Ổn định:

 2. Tiến hành.

I. Cấu trúc: Chuyên đề gồm 6 tiết,được phân ra các phần như sau:

1. Ôn lại lý thuyết. ( 1 tiết).

2. Bài tập áp dụng. ( 2 tiết).

 4 Luyện tập. ( 2 tiết)

5. Kiểm tra hết chuyên đề. ( 1 tiết).

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chủ đề tự chọn: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tự chọn.
Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
I Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nhớ lại phần lý thuyết của văn bản tự sự đã học ở lớp 8.
Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự ở lớp 8 ,9.
Nắm được cốt truyện ,nội dung các tác phẩm đã học.
Học sinh biết vận dung kĩ năng tóm tắt vào phân tích tác phẩm văn học cũng như trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.
II Chuẩn bị:Học sinh: coi lại phần tóm tắt văn bản tự sự đã học ở lớp 8.
 Đọc lại các văn bản tự sự có ở trong chương trình lớp 8.
 Tập tóm tắt vào vở soạn.
III Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định:
 2. Tiến hành.
I. Cấu trúc: Chuyên đề gồm 6 tiết,được phân ra các phần như sau:
 Ôn lại lý thuyết.	 ( 1 tiết).
 Bài tập áp dụng.	 ( 2 tiết).
 4 Luyện tập. ( 2 tiết)
5. Kiểm tra hết chuyên đề. ( 1 tiết).
 Phần A 
 Tiết 1: Oân lại lý thuyết.
I .Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Muốn truyền đạt nội dung một văn bản hay một câu chuyện đời thường nào đó thì chúng ta phải làm gì?( Tóm tắt)
Giải thích từ tóm tắt? ( ngắn gọn, đầy đủ)
Vậy theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Học sinh dựa vào sự chuẩn bị ở nhà nhắc lại thế nào là văn bản tự sự.
Giáo viên nhắc lại, cho học sinh ghi bảng.
( Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng ) của văn bản đó).
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học thuộc phần lý thuyết.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Học sinh trả lời,học sinh khác nhậ xét, bổ sung.
Giáo viên chốt ý.
( Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt).
Giáo viên cho học sinh tóm tắt nội dung văn bản “ Lão Hạc” để thấy được cách phản ánh trung thành nội dung văn bản nhưng không dài dòng mà ngắn gọn.
III Các bước tóm tắt văn bản tự sự.
Muốn viết được một văn bản tự sự em phải làm gì?
Những việc ấy phải được thực hiện theo trình tự nào?
Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý.
( Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản,xác định nội dung chính cần tóm tắt,sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý ,sau đó viết thành văn bản tóm tắt.)
Cho học sinh thực hiện đề bài sau:
Nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
Sau đó viết thành văn bản tóm tắtđoạn trích trong khoảng 10 dòng.
Học sinh thực hiện trong 8 phút, sau đó cho học sinh xung phong lên bảng thực hiện,
Các học sinh khác nhận xét,bổ sung ,sửa lại.
Giáo viên nhắc nhở ,tóm tắt lại cho học sinh thấy.
 Phần B: Tiết2 3, 4,5 Bài tập và luyện tập.
Cho học sinh đọc đề bài sau.
Học sinh nhớ lại và tìm các sự việc có trong truyện.
Sau đó sắp xếp theo một trật tự rồi tóm tắt.
Các nhóm thảo luận để tìm ra bài tóm tắt hay nhất, đầy đú ý nhất.
Đại diện các nhóm thực hiện báo cáo.
Các nhóm nhận xét, bổ sung, rút gọn.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Đề bài 1: Tóm tắt đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu;chú lớn lên trong không khí giả dối,lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc.Người bố sống lặng lẽ u uất vói bàn thuốc phiện.Người mẹ trẻ trung có trái tim khao khát yêu đương song đành chôn vùi tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Gia đình ngày càng sa sút rồi cuối cùng sụp đổ hẳn. Bố chết ,người mẹ vì cùng túng quá nên phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực,để lại đứa trẻ sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh ,cay nghiệt của họ hàng,của người cô độc ác.Sống trong tủi hận, đau đớn và sự đàm tiếu của họ hàng nhưng Hồng vẫn tin tưởng và thương yêu mẹ.Rồi đến ngày giỗ bố mẹ chú bé Hồng trở về mang theo nhiều quà bánh ,mẹ vẫn tươi tăn ,hồng hào, đẹp đẽ như ngày nào chứ không phải như lời cô chú nói .Gặp lại mẹ, Hồng sà vào lòng mẹ, vui sướng và quên đi bao cay đắng mà người cô đã gieo ra.
 Đề 2: Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” củaNgô Tất Tố.
Học sinh tự tóm tắt ở nhà.
Lên lớp giáo viên cho học sinh lần lượt tóm tắt.
Học sinh khác nhận xét ,bổ sung,rút gọn.
Tương tự như vậy với các học sinh khác.
Giáo viên chốt: Đoạn trích kể về cảnh chị Dậu chạy vạy,bán con,bán chó để kiếm tiền nộp sưu . Khi được thả thì anh Dậu đã ngất xỉu .Nhà bên thương tình cho chị Dậu một bát gạo nấu cháo cho chồng . Anh Dậu vừa ngồi dậy định húp cháo thì bọn Cai lệ mang dây thừng vào trói anh Dậu chỉ vì thiếu suất sưu của chú em đã chết, thương chồng chị chỉ biết van xin,nhưng chúng vẫn không tha.Không kìm được,chị Dậu đứng lên chống lại bọn chúng. Sức lẻo khẻo của chúng không chống lại được người đàn bà lực điền.
Học sinh về nhà thực hiện đề bài sau:
Đề 3: Tóm tắt Văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao.
Đề 4 Tóm tắt đoạn trích “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen.
Đề 5: Tóm tắt đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng “của nhà văn Ô-hen –ri.
Giáo viên kiểm tra phần thực hiện ở nhà của học sinh.
Sau đó giáo viên cho học sinh lần lượt đọc bài làm của mình.
Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét.
Đề 6:Tóm tắt truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”.
Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương ,tính thuỳ mị nết na ,có tư dung tốt đẹp.Cùng làng có chàng Trương Sinh mến dung hạnh nên đã cưới nàng về làm vợ.
 Hạnh phúc bên chồng chưa được bao lâu,Trương Sinh ra trận .Nàng ở nhà nuôi mẹ chồng,nuôi con,chờ chồng .Ngày chồng nàng trở về,nàng bị nghi oan thất tiết với chồng.Vũ Nương bị chồng hành hạ, mắng nhiếc,đánh đập, đuổi đi,bất chấp sự bênh vực của bà con lối xóm. Không được minh oan,nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang.Cảm động vì tấm lòng trung thực của nàng,Linh Phi vợ Vua biển cứu vớt và cho ở lại Long cung .Về chàng Trương ,khi vợ mất ,tìm xác vợ không thấy. Một đêm,ngồi một mình,đứa con nhỏ lại bảo cha Đản đến,Trương Sinh giật mình tỉnh ngộ ,hiểu thấu nỗi oan của vợ nhưng việc đã trót qua rồi.Chang hối hận ,lập đàn giải oan cho nàng,Vũ Nương hiện lên rồi tạ từ chông trở về Long cung.
Về nhà học sinh tập tóm tắt đề bài sau:
Đề 7: Tóm tắt đoạn trích “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
Đề 8:Tóm tắt đoạn trích “ Hoàng Lê nhất thống chí”.
Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc hai lần diệt Vũ Văn nhậm.Vua Lê Chiêu Thống hoảng sợ ïcầu cứu quân Thanh .Tôn Sĩ Nghị đem 50 vạn quân vào nước ta ,chúng kiêu căng tự phụ. Bọn Lê Chiêu Thống bất tài,ham sống sợ chết,muốn giữ ngai vàng nên đặt niềm tin vào quân Thanh . Trước sự tấn công như vũ bão của Nguyễn Huệ,quân giặc hoảng sợ chạy thoát thân; đất nước độc lập thống nhất.
Đề 9: Tóm tắt “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Thuý Kiều ,con gái đầu lòng của họ Vương. Gia đình vào bậc trung lưu ,lương thiện,hai con gái tài sắc vẹn toàn.
Nhân ngày tết thanh minh ,ba chị em chơi xuân tảo mộ, gặp Kim Trọng- văn nhân tài hoa. Sau buổi gặp gở, hai người đính ước với nhau. Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú .Gia đình Kiều gặp tai biến.Nàng bán mình chuộc cha và em.Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh bị đưa về lầu xanh ở Lâm Tri.Nàng quyên sinh,Tú Bà vội chạy chữa, chăm sóc,nàng bị Sở Khanh lừa gạt,Tú Bà bắt về hành hạ,đánh đập,nàng bị ép tiếp khách.Ở đây Kiều gặp Thúc Sinh say mê nàng đã chuộc nàng ra làm vợ lẻ.Nàng bị Hoạn Thư hành hạ, đánh đập,bắt làm tôi tớ.Kiều bỏ trốn ,nương nhờ cửa phật ,lại rơi vào lầu xanh lần thứ 2 ở Châu Trai.Nàng gặp Từ Hải. Aùi mộ nàng chuộc nàng ra và cưới nàng làm vợ.Sống hạnh phúc với Từ được một thời gian,nàng được Từ Hải báo ân, báo oán.Nhẹ dạ, cả tin nên đã bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến ,làm cho Từ hải chết đứng. Nàng bị nhục,nhảy xuống sông tự tử. Sư Giác Duyên cứu vớt cho nương nhờ cửa phật.ở đó nàng đã đoàn tụ gia đình.
Đề 10:Tóm tắt “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
Lục Vân Tiên,con một gia đình thường dân ở Đông Thành,khôi ngô,có đức,có tài,.Trên đường lên kinh đô,chàng đánh tan bọn cướp cứu KNN cảm ơn công ấy, tự nguyện chung thuỷ với LVT.Chàng lên kinh đô đi thi,nghe tin mẹ mất ,bỏ thi về chịu tang,dọc đường ốm nặng bị mù, Trịnh Hâm hãm hại,chàng được Giao Long, ngư ông cứu giúp.Chàng đến nhà Võ công bị hắt hủi bỏ vào hang sâu.VT được thần tiên cứu sáng mắt.Còn KNN khước từ chuyện hôn nhân với con nhà Võ Thái Sư nên bị bắt cống giặc ô qua. Nàng tự tử ôm bức ve õLVT.Quan Aâm Phật bà cứu giúp,nàng gặp Bùi Kiệm,ép nàng lấy hắn ,nàng đành bỏ trốn,được bà lão cưu mang .LVT trở về,gặp lại gia đình mình và gia đình KNN. Sau đó chàng thi đỗ trạng Nguyên,được cử đi dẹp giặc Ô qua. Tan giặc,chàng gặp lại KNN chung vui hạnh phúc.
Phần C: Kiểm tra hết chuyên đề tự chọn.( 1 tiết).
Đề bài: Tóm tắt đoạn trích : “ Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn Phái.
Đáp án: Có trong chuyên đề.
 Đinh Văn, ngày 10 / 10/ 2007
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Anh .
ĐẠC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VN TỪ 45-75
Cách mạng tháng 8 mở ratrên đất nước ta một thời ký mới : thời kỳ độc lập tự do gắn liền với cnxh .cùng với sự kiện ấy là một nền vh mới ra đời .giai đoạn phát triển đầu tiên của nó với những đặcđiểm ,những quy luật ,những thành tựu riêng đã kết thúc vào năm 1975 cùng vớicuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 3 thập kỷ . Tiếp cận vh 45-75 có thể thấy giai đoạn này vh có 3 đặc điểm cơ bản sau:
1/ Là giai đoạn vh phục vụ chính trị ;cách mạng tháng 8 thành công chấm dứt hơn 80 năm nô lệ . cả nước được cuốn hút vào một không khí chính trị sôi nổi,hào hứng .ngôn từ chính trị lúc bấy giờ không hề khô khan mà ngược lại đẹp và sang nhất ,đầy chất thơ .trước cmt8 người ta goi nhau là ông ,bà anh ,chị . sau cmt8 người ta gọi nhau là đồng chí đồng bào
-lòng yêu nước ,tinh thần dân tộc là truyền thống tinh thần vĩ đại của dân tộc việt nam . lợi ích tổ quốc luôn đặt lên trên hết mà trước hết là vấn đề chủ quyền ,là chế độ mới cần bảo vệ ,là lợi ích chính trị của cả cộng đồng dân tộc .mọi lợi ích khác đều tạm thời gác lại phải hy sinh đi trong đó có vhnt . như Bác Hồ từng nói “ vhNT cũng là một mặt trận ,anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy .
nói chung tình cảm chủ yếu trong thơ ca 45 –75 là tình cảm công dân ,tình cảm chính trị : tình yêu nước ,yêu đồng chí đồng bào ,tình quân dân ,tình với Đảng ,vơi Bác Hồ . Cảm hứng chính tri thành một nguồn thơ lớn nuôi dương thi ca VN suốt 3 thập kỷ mà Tố Hữu là lá cờ đầu . Con ngưòi trong ĐS cũng như trong văn chương đều được đánh giá ,chủ yếu ở phẩm chất chính trị .trong truyện ngắn , tiểu thuyết có một hình tượng trở thành một mô típ phổ biến đó là nhân vật người đảng : VD A châu trong “ Vợ chồng Aphủ .Anh Quyết trong “rừng xà nu” chị Ba Dương trong “Một chuyện chép ở bệnh viện 
Trong phê bình vh tiêu chuẩn chính trị muốn trở thành tiêu chuẩn đánh giá cao nhất 
VH phục vụ chính trị nên quá trình vận động phát triển hoàn toàn ăn nhập với các bước đi của cách mạng ,theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước 
2/ Làgiai đoạn văn học hướng về đại chúng trước hết là công binh :Cách mạng và kháng chiến phải dựa hắn vào lục lượng cong nông mà trước hết là giải phóng công nông .cho nên VH phục vụ chính trị cổ vũ chiến đấu tất phải hướng về công nông binh . đó là phương hướng cơ bản xác định ND,HT của VH giai đoạn này ,nguyễn Tuân ,Xuân Diệu ,Tô Hoài ,Nam Cao Họ sẵn sàng từ bỏ sự nghiệp văn chương cũ ,như những đứa con hoang ,thậm chí như những đứa con tội lỗi và làm lại cuộc đời nghệ thuật của mình 
Từ khoảng năm 52 ,khi chủ trương phát động quần chúng giảm tô và cài cách ruộng đất được tiến hành với những đợt chỉnh huấn tập trung của văn nghệ sỹ về lập trương giai cập thì tinh thần hướng về công nông lại sôi nổi hơn . diễn tả trực tiếp sự thức tỉnh đầy xúc động của người viết về vai trò vĩ đại của quần chúng nhân dân . phê phán cái nhìn có định kiến sai trái đối với quần chúng .trực tiếp mô tả quần chúng như lực lượng chủ chốt của CM và kháng chiến 
Một điểm đáng chú ý và độc đáo cùa vh kháng chiến là hướng mô tả hình tượng những đám đông sôi động của công nhân ,nông dân ,bộ đội ,dân công đầy khí thế và sức mạnh .VD Kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng,Ký sự Trần Đăng ,đuốc dân công tiếp vận của Nguyễn Tuân 
Từ sau chiến thắng Đ BP (54)đặc biệt là cao trào chống Mỹ 65-75 chủ đề ca ngợi quần chúng công nong binh thường được thể hiện tập trung ở nhân vật có tầm khái quát lớn ,kết tinh những phẩm chất cao đẹp của giai cấp ,của nhân dân ,của dân tộc : Rừng xà nu của Nguyên Ngọc ,Người mẹ cầm súng ,những đứa con trong gia đình của nguyễn Thi . Đất , hòn đất của anh đức 
Viết về quần chung không thể không gắn với công lao của CM một chủ đề khác phổ biến của văn học 45 –75 là khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ CM 
3/ Một giai đoạn văn học chủ yếu được sáng tác bằng khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 
- Cảm hứng lãng mạn : trong 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc hướng về lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội , có thể nói cả dân tộc ta sống với tâm lý lãng mạn ,một chủ nghĩa thấm nhuần tinh thần lạc quan chiến thắng . chủ nghĩa lạc quan ấy tỏ ra vững chải vì có cơ sở thực tế . trong kháng chiến chống pháp tuy lực lượng địch và ta hết sức chenh lệch ta vẫn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày xưa là nhà tranh vách đất nhưng bây giờ khắp nơi mọc lên nhà gạch gọi là phongtrào ngói hoá .tạo nên những tứ thơ đấy tinh thần lãng mạn của xuân diệu :ngói mới , chế lan viên với ánh sáng và phù sa 
Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà cả trong văn xuôi . hướng vận động của cốt truyện ,mạch văn , số phận nhân vật ..hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng ,từ gian khổ đến niềm vui ,từ hioện tại đến tương lai 
- Khuynh hướng sử thi : Văn học giai đoạn cảm hứng lãng mạn kết hợp rất đẹp với khuynh hướng sử thi tạo nên những hình tượng chói lọi những giai điệu hào hùng nhất là từ cao trào chống mỹ 65-75 . cách mạng và kháng chiến đã đặt nhân dân ta vào tình huống sử thi . những cái riêng ,cái tôi bị xem là nhỏ mọn , tầm thường con người luôn đứng trước những vấn đề có tầm cở lịch sử : tổ quốc còn hay mất , độc lập tự do hay nô lệ ,ngục tù 
văn học giai đoạn 45-75 là VH của những sự kiện lịch sử , của số phận toàn dân , của chủ nghĩa anh hng CM nhân vật trung tâm là những con người đại diện cho giai cấp ,dân tộc thời đại , những con người sống chết với cộng đồng và kết tinh một cách chói lọi những phẩm chất cao quý của cộng đồng Tố hữu nhìn chi trần thị lý khong phải là một cá nhân mà là một con người của dân tộc và nhân loại với trái tim vĩ đại không phải “ Đập chop em” mà cho “ lẽ phải trên đời” 
những anh hùng Núp của nguyên ngọc , chị út tịch của nguyễn thi ,ong tám xẻo đước của anh đức đâu phải là những cá nhân 
ba đặc điểm trên đây của van hoc 45-75 có quan hệ mật thiết với nhau . là 3 phương diện không tách rời được của vh giai đoạn này . quan hệ giữa 3 đặc điểm có tính chất tất yếu ,tính quy luật .văn học phục vụ chính trị cổ vũ chiến đấu , trước hết phải nhằm tác động vào đại chúng cong nông binh – lực lượng quyết định của cộuc kháng chiến và để phản ánh ca ngợi cổ vũ cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của cộng đồng một cách tự nhiên , phải tìm đến khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 
Đặc điểm thứ 3 thể hiện rõ thi pháp riêng ,diện mao riêng của giai đoạn văn học , nhưng không tách rời 2 đặc điểm trên mà như hệ quả của chúng . và cả 3 đặc điểm xét đến cùng đều bắtnguồn từ đường lối văn nghệ của Đảng trong hoàn cảnh đặc biệt của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc – nó đã phận biệt vh 45-75 với giai đoạn vh trước và sa 

Tài liệu đính kèm:

  • docChu ea t chon.doc