Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Năm học 2009-2010

I.Định nghĩa truyền thuyết:

* Truyện cổ dân gian: Khái niệm:

- Là một trong hai bộ phận cấu thành nền VHVN

- Xuất hiện và tồn tại trước TK X.

Phần lớn do nhân nhân dân lao động sáng tác.

Hình thức truyền miệng

* Truyền thuyết: Khái niệm:

- Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,

- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

II. Các truyện đã học

1. Con Rồng cháu Tiên

Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (như hình ảnh các nhân vật thần có nhiều phép lạ, hình tượng bọc trăm trứng, .) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất

cộng đồng người Việt.

2. Bánh chưng, bánh giầy

Vừa giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy

vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động,

đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta. Có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua .)

3. Thánh Gióng

 Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước,đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng

 Cứu nước chống ngoại xâm.

4. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Vua Hùng kén rể

- ST, T T đến cầu hôn.

- Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

- TT đến sau không lấy được vợ, đem quân đánh ST.

- Cuộc chiến giữa ST- T T.

- T T thua trận rút quân về. ST chiến thắng.

- Hàng năm T T dâng nước đánh ST nhưng đều thua, đành rút quân về.

Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

5. Sự tích hồ Gươm

Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa (như rùa vàng, gươm thần . ), truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu TKXV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 6 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Truyện cổ dân gian
Tiết 1+2 Truyện truyền thuyết
(Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy, 
Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm)	
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. 
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể lại được truyện.
II. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở học
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa 
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay lại có người tiên độ trì
Từ trong truyện cổ tôi đi
Chợt nghe trong gió thầm thì tiếng xưa" (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
 GV giới thiệu khái niệm truyện cổ dân gian
Em hiểu truyền thuyết là gì?
* Hoạt động 2:
Nêu các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong các truyền thuyết đã học?
Trình bày các sự việc chính của từng truyền thuyết?
- Diễn biến (chuỗi các sự việc): Thánh Gióng
+ Sự ra đời của Gióng
+ TG biết nói ,nhận đánh giặc.
+ TG lớn nhanh như thổi.
+ TG vươn vai thành tráng sĩ.
+ Đánh tan giặc.
+ TG lên núi, bay lên trời.
+ Vua lập đền thờ.
+ Dấu tích của TG.
- Đánh tan giặc Ân cứu nước.
Nêu ý nghĩa của các truyền thuyết?
I.Định nghĩa truyền thuyết:
* Truyện cổ dân gian: Khái niệm: 
- Là một trong hai bộ phận cấu thành nền VHVN 
- Xuất hiện và tồn tại trước TK X.
Phần lớn do nhân nhân dân lao động sáng tác.
Hình thức truyền miệng
* Truyền thuyết: Khái niệm: 
- Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, 
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
II. Các truyện đã học
1. Con Rồng cháu Tiên 
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (như hình ảnh các nhân vật thần có nhiều phép lạ, hình tượng bọc trăm trứng, .) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất 
cộng đồng người Việt.
2. Bánh chưng, bánh giầy
Vừa giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy
vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, 
đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta. Có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua .) 
3. Thánh Gióng
 Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước,đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng
 Cứu nước chống ngoại xâm. 
4. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Vua Hùng kén rể
- ST, T T đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
- TT đến sau không lấy được vợ, đem quân đánh ST.
- Cuộc chiến giữa ST- T T.
- T T thua trận rút quân về. ST chiến thắng.
- Hàng năm T T dâng nước đánh ST nhưng đều thua, đành rút quân về.
Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng 
5. Sự tích hồ Gươm
Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa (như rùa vàng, gươm thần . ), truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu TKXV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. 
	4. Củng cố: - Thế nào là truyền thuyết?
	 - ý nghĩa truyện “Con Rồng – Cháu Tiên” ?
	5. Dặn dò: - Đọc lại các văn bản.
	 - Tập kể diễn cảm.
	 - Học bài, ghi nhớ.
	 - Xem trước khái niệm truyện cổ tích và các truyện cổ tích trong sách.
Tiết 3+4 Truyện Cổ tích
(Em bé thông minh, Thạch Sanh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng)	
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về cổ tích.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của cổ tích: Em bé thông minh, Thạch Sanh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng. 
- Nắm được mô típ quen thuộc của truyện cổ tích.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo của truyện.
- Kể lại được truyện.
II. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Truyền thuyết là gì? Kể tên các truyền thuyết đã học? Em thích truyền thuyết nào nhất vì sao?
3. Bài mới:	
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
 Em hiểu cổ tích là gì?
* Hoạt động 2:
Nêu các chi tiết hoang đường, kì ảo trong các truyện cổ tích đã học?
Trình bày các sự việc chính của từng truyện cổ tích?
Nêu ý nghĩa của các truyện cổ tích?
I.Định nghĩa cổ tích:
Khái niệm: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ hoặc có tài năng kì lạ, thông minh hoặc ngốc nghếch, loài vật).
II. Các truyện đã học:. 
1. Thạch Sanh
* Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua:
- Bị mẹ con Lý Thông hứa canh miếu thờ, thế mạng, Thạch Sanh diệt trăn tinh.
- Xuống hang diệt, đại bàng cứu công chúa, bị lấp cửa hang.
- Bị hồn trăn tinh, đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.
- Đánh lui quân chư hầu các nước
* Kiểu nhân vật người dũng sĩ có nhiều chiến công . thể hiện ước mơ về niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, niêu cơm thần).
2. Em bé thông minh 
Kiểu nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt qua những thách đố oái oăm) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
3. Cây bút thần 
- Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Cây bút thần với khả năng, sức mạnh kì diệu là chi tiết tưởng tượng thần kì, đặc sắc.
- Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
4. Ông lão đánh cá và con cá vàng 
* Các sự việc trong văn bản “Ông lão”:
- Giới thiệu ông lão đánh cá. 
- Ông lão bắt được ccv đ cv hứa trả ơn.
- 5 lần ra biển và kết quả:
 + Lần 1: Cái máng lợn.
+ Lần 2: Toà nhà đẹp.
+ Lần 3: NP PN
+ Lần 4: Nữ hoàng
+ Lần 5: Long vương
đ Thứ tự tự nhiên đ các sự việc được trình bày theo trật tự trước sau nhất định. (kể xuôi)
đ Lòng tham vô độ của mụ vợ đã dẫn đến kết cục “tham thì thâm”.
- Là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. 
Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. 
- Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ 
tham lam, bội bạc.
	4. Củng cố: - Thế nào là truyện cổ tích?
	 - ý nghĩa truyện “Cây bút thần” ?
	5. Dặn dò: - Đọc lại các văn bản.
	 - Tập kể diễn cảm.
	 - Học bài, ghi nhớ.
	 - Xem trước khái niệm truyện ngụ ngôn và các truyện ngụ ngôn trong sách.
Tiết 5+6 Truyện ngụ ngôn
(ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, tay, tai, mắt, miệng )	
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, tay, tai, mắt, miệng. 
- Rút ra được bài học của mỗi truyện.
- Kể lại được truyện.
II. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Truyện cổ tích là gì? Kể tên các truyện cổ tích đã học? Em thích truyện cổ tích nào nhất vì sao?
3. Bài mới:
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
 Em hiểu truyện ngụ ngôn là gì?
* Hoạt động 2:
Trình bày các sự việc chính của từng truyện ngụ ngôn?
Kể tên các nv trong truyện?
Về nv, truyện TBXV có gì khác với truyện ENĐG?
Hoàn cảnh nào cả 5 ông thầy bói đều xem voi?
Chi tiết “ế hàng” giúp em biết gì về việc làm của những ông thầy bói?
Hành nghề mê tín dị đoan, dùng lời nói ba hoa bịp bợp để lợi dụng những người nhẹ dạ, cả tin sống qua ngày.
Cách xem voi của các thầy diễn ra ntn?
Cách xem voi ấy có gì khác lạ?
 đ + Xem bằng tay
 + Chỉ sờ được 1 bộ phận của voi.
Sau khi tận tay sờ voi, các thầy lần lượt nhận định về voi ntn?
Cách dùng lối so sánh và những từ láy tăng hiệu quả và tác dụng gì cho truyện?
Thêm sinh động, tô đậm cái sai lầm về cách xem voi.
Em có nhận xét gì về thái độ của các thầy bói khi phán về voi?
Ngụ ý của từng truyện cho ta bài học gì? Lời khuyên gì?
Nêu ý nghĩa của từng truyện?
I.Định nghĩa truyện ngụ ngôn:
Khái niệm: Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó
trong cuộc sống. 
II. Các truyện đã học:
1. ếch ngồi đáy giếng
- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
* Thành ngữ ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên nhủ người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng
 một cách cụ thể, toàn diện.
* Liên hệ với cách đánh giá về con người của nhà văn Nam Cao (Lão Hạc)
3. Đeo nhạc cho mèo
- Bằng nghệ thuật nhân hoá, truyện miêu tả sinh động sâu sắc làng chuột và từng loài chuột (thông qua cuộc họp của hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách của nhân vật). 
- Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người dưới quyền. 
* Thành ngữ: Đeo nhạc cho mèo (Đeo chuông cho mèo, treo chuông cổ mèo)
4. Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Khái niệm: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ hoặc có tài năng kì lạ, thông minh hoặc ngốc nghếch, loài vật).
	4. Củng cố: - Thế nào là truyện ngụ ngôn?
	 - ý nghĩa truyện “ếch ngồi đáy giếng” ?
	5. Dặn dò: - Đọc lại các văn bản.
	 - Tập kể diễn cảm.
	 - Học bài, ghi nhớ.
	 - Xem trước khái niệm truyện cười và các truyện cười trong sách.
Tiết 7 Truyện cười
(Treo biển, Lợn cưới áo mới)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyện cười.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cười: Treo biển, Lợn cưới áo mới. 
- Rút ra được bài học của mỗi truyện.
- Kể lại được truyện.
II. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Truyện ngụ ngôn là gì? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học? Em thích truyện ngụ ngôn nào nhất vì sao?
3. Bài mới:
	 * Giới thiệu bài:
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
 Em hiểu truyện cười là gì?
* Hoạt động 2:
Trình bày các sự việc chính của từng truyện cười?
Ngụ ý của từng truyện cho ta bài học gì? Lời khuyên gì?
Nêu ý nghĩa của từng truyện?
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
I.Định nghĩa truyện cười:
Khái niệm: Là loại truyện dân gian kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư, tật xấu 
trong xã hội.
II. Các truyện đã học:
1. Treo biển
- Nhà hàng bán cá treo biển quảng cáo " ở đây có bán cá tươi".
- Chữa biển - cất biển:
- Nghe theo lời góp ý lần lượt bỏ các yếu tố : tươi, ở đây, có bán, cá.
- Cuối cùng cất luôn tấm biển.
Cười người không có chủ kiến, không biết suy xét khi nghe góp ý.
- Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai "góp ý" về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. 
2. Lợn cưới áo mới
- Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã 
hội. 
	4. Củng cố: - Thế nào là truyện cười?
	 - ý nghĩa truyện “Treo biển”?
	5. Dặn dò: - Đọc lại các văn bản, Tập kể diễn cảm, Học bài, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Tự chọn văn 6 năm học 2009-2010.doc