Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 9 - Năm học 2009-2010

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 9 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu giáo dục

Giúp học sinh:

- Nhận thức sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ trong th gửi học sinh nhân ngày khai trờng đầu tiên của nớc Việt nam dân chủ cộng hòa tháng 9 – 1945 và th gửi nghành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968.

- Xác định trách nhiệm học tập tích cực theo lời dạy Bác Hồ để kết quả tốt nhất trong kỳ thi cuối cấp THCS.

- Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện tiến bộ.

II. gợi ý Nội dung hoạt động của chủ điểm

- Tổ chức hoạt động “ Lễ đăng ký thi đua học tập tốt”

- Hớng dẫn học sinh tìm hiểu lời dạy của Bác Hồ trong th gửi học sinh nhân ngày khai trờng đầu tiên của nớc Việt nam dân chủ cộng hòa tháng 9 – 1945 và th gửi nghành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968.

- Tổ chức hoạt động “Thi tìm hiểu th Bác Hồ”

- Tổ chức sinh hoạt chủ đề “Em là nhà khoa học”

- Tổ chức sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm tự chọn.

- Đánh giá kết quả của hoạt đông chủ điểm.

III. gợi ý Tiến hành một số hoạt động cụ thể:

 

doc 28 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 9 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2009
 Chủ điểm tháng 9
Truyền thống nhà trường
I. Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh: - Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, trường, nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS
- Tự hào và trân trọng truyền thống của lớp, của trường
- Tự xác định trách nhiệm của bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó.
II. Nội dung của hoạt động chủ điểm
- Bầu cán sự lớp
- Hướng dẫn học sinh: + Thảo luận nhiệm vụ của HS cuối cấp
+ Thảo luận tặng kỷ vật lưu niệm trường
+ Chuẩn bị và tổ chức thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống trường.
- Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1
 Bầu cán bộ lớp
1. Yêu cầu giáo dục:
- Thống nhất phương hướng học của lớp trong năm và giúp HS hiểu trách nhiệm của mỗi bản thân các em.
- Chọn đội ngũ cán bộ lớp có tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo để góp phần phát huy truỳen thống của trường, của lớp.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Tổng kết, đánh giá hoạt động của lớp, cán bộ lớp năm trước
- Vạch phương hướng cho năm mới
- Bầu ban cán sự lớp
b. Hình thức:
- Báo cáo và thảo luận
- Bầu cán bộ lớp.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Phương tiện:
- Bản tổng kết năm học lớp 8
- Bản phương hướng năm học lớp 9.
- Phiếu bầu 
- Một số tiết mục văn nghệ
b. Về tổ chức:
- Cán bộ lớp họp lớp để: Đánh giá hoạt động lớp 8, thống nhất phương hướng hoạt động năm học mới, phân công chuẩn bị cụ thể (viết tổng kết năm cũ, phương hướng năm mới, điều khiển chương trình, trang trí lớp, một số tiết mục văn nghệ.)
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn bản dự thảo tổng kết
- Học sinh chuẩn bị đóng góp ý kiến.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động: - Hát tập thể “Em yêu trường em”
b. Thảo luận: - Đọc báo cáo và phương hướng năm học mới (Lớp phó phụ trách học tập)
c. Bầu cán bộ lớp mới:
- Lớp trưởng cũ điều khiển chương trình và nhắc lại tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ lớp.
- Đề nghị ứng cử
- Đề cử
- Bầu ban kiểm phiếu (5 người)
- Tiến hành bầu: Phát phiếu cho toàn bộ thành viên của lớp
- Kiểm phiếu và công bố kết quả.
- Cán bộ lớp mới lên nhận nhiệm vụ và phát biểu.
- GVCN phát biểu ý kiến.
d. Văn nghệ: Cho lớp lần lượt tham gia các tiết mục văn nghệ
5. Kết thúc hoạt động
Hoạt động 2
Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp trung học cơ sở
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: - Hiểu nhiệm vụ của HS cuối cấp.
- Tự xác định trách nhiệm bản thân trong học tập
- Biết sử dụng biện pháp hợp lý, có hiệu quả
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh cuối cấp THCS.
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Các biện pháp thực hiện
b. Hình thức: Trao đổi, thảo luận
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Phương tiện:
- Điều 13, 38, 29, 31 Công ước về quyền trẻ em
- Một số câu hỏi thảo luận
C1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì?
C2: Là HS lớp 9 bạn thấy mình phải thực hiện tốt các nhiệm vụ đó như thế nào?
C3: Là HS lớp 9 bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì?
C4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, cần những biện pháp gì?
- Giấy khổ lớn, bút da
- Một số tiết mục văn nghệ: Tập thể 2, cá nhân 4.
b. Về tổ chức:
- GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động
- Cán bộ lớp phân công các công việc cụ thể
+ Xây dựng chương trình
+ Cử người điều khiển chương trình, thư ký (Đoàn Xuân Quyên)
+ Cử người mời đại biểu, phân công trang trí lớp, kê bàn ghế (tổ 1)
+ Phân công NTD chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
4. Tiến hành hoạt động
a. Khởi động: Hát tập thể
- Người điều khiển (ĐXQ) nêu câu hỏi (4 câu)
- Yêu cầu các bạn thảo luận theo nhóm và cử một thư ký lên viết vào các giấy khổ to dán trên bảng (mỗi tổ một câu)
- Yêu cầu các tổ khác xem xét và đưa ra nhận xét, bổ sung
- Người điều khiển gợi ý nói rõ thêm về ý nghĩa biện pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS lớp 9.
+ Phải hoàn thành chương trình các môn học có kết quả.
+ Phải đỗ tốt nghiệp THCS 
+ Phải rèn luyện đạo đức tốt 
+ Hát tập thể
5. Kết thúc hoạt động
- GVCN nhận xét và đưa ra đánh giá của mình
Hoạt động 3.
Thảo luận về tặng kỷ vật lưu niệm cho trường
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp HS
+ Hiểu ý nghĩa của tặng kỷ vật lưu niệm cho trường của học sinh cuối cấp THCS.
+ Có tình cảm lưu luyến, gắn bó với trường, lớp, với thầy cô giáo và bạn bè, mong muốn để lại kỷ niệm đẹp cho trường.
+ Tích cực học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS.
2. Nội dung và hình thức hoạt động 
a. Nội dung
- Chọn phương án tặng kỷ vật cho trường
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
b. Hình thức 
- Thảo luận
- Xây dựng kế hoạch tặng kỷ vật cho trường
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện
- Bản dự thảo kế hoạch tặng kỷ vật lưu niệm cho trường
(cô chủ nhiệm, cán bộ lớp, “Thương Mến chủ trì bản dự thảo”)
- Một số tiết mục văn nghệ (tập thể, cá nhân)
b. Về tổ chức
- Cán bộ lớp dự thảo tặng kỷ vật 
- GVCN góp ý cho bản dự thảo
- Mỗi học sinh chuẩn bị dự kiến về tặng kỷ vật và kế hoạch thực hiện.
- Phân công người điều khiển chương trình (Bạn phụ trách văn nghệ) thư ký (lớp phó học tập)
- Mỗi tổ cử một thành viên tham gia tiíet mục văn nghệ
- Tổ 2, 3 trang trí, tổ 1, 2 kê bàn ghế
4. Tiến hành hoạt động
a. Khởi động
- Hát tập thể (phụ trách văn nghệ cất)
- Chơi trò chơi............
b. Thảo luận về tặng kỷ vật lưu niệm cho trường
- Em Thương Mến trình bày ý nghĩa của việc tặng kỷ vật 
- Viết lên bảng một số gợi ý về kỷ vật
+ Trồng cây lưu niệm
+ Xây dựng tập san về các hoạt động của lớp để tặng nhà trường
+ Xây dựng bồn hoa lưu niệm
- Lớp thảo luận, phân tích để chọn một hình thức kỷ vật phù hợp với trường mình.
c. Xây dựng kế hoạch để thực hiện
- Tiết mục văn nghệ (cá nhân)
- Cả lớp thảo luận
- Chủ trì bản dự thảo đưa ra các câu hỏi để cho các tổ thảo luận rồi đưa ra câu trả lời đã thống nhất.
1. Xác định mục tiêu cần đạt là gì?
2. Những công việc cần làm để đạt mục tiêu đó?
3. Thời gian thực hiện trong bao lâu và khi nào bắt đầu?
+ Yêu cầu mỗi tổ đưa ra ý kiến.
+ Thống nhất ý kiến
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, nhóm, tổ
+ Thư ký thông qua kế hoạch thực hiện
- Tiết mục văn nghệ
- Người điều khiển chương trình chốt lại kỷ vật đã chọn và nhắc nhỡ các thành viên hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ đã phân công.
- Hát tập thể
5. Kết thúc hoạt động
- GVCN nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt
- Cảm ơn những gì các em đã đang và sẽ làm cho trường.
Hoạt động 4
Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Hiểu về truyền thống của lớp, của trường.
- Tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp của trường.
- Phát biểu tư duy ngôn ngữ, kỹ năng viết, vẽ giao tiếp, hợp tác.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
Ca ngợi truyền thống của lớp, của trường.
b. Hình thức
- Thi viết, vẽ, làm thơ.
- Trò chơi
3. Chuẩn bị hoạt động.
a. Về phương tiện
- Giấy A3, bút màu, băng dính
- Gợi ý một số chủ đề để các tổ lựa chọn
+ Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn
+ Cảnh sinh hoạt của lớp của trường
+ Chân dung những học sinh học giỏi
+ Chân dung các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi
- Biểu điểm
- Một số tiết mục văn nghệ
b. Về tổ chức
- GVCN nêu chủ đề hoạt động, mục đích, yêu cầu và gợi ý và một số chủ đề để HS suy nghĩ và lựa chọn
- Lớp thảo luận nhằm:
+ Thống nhất yêu cầu, nội dung, kế hoạch chương trình hoạt động
+ Phân công người điều khiển chương trình và thư ký
+ Cử ban giám khảo (GVCN 4 cán sự lớp)
+ Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ và một câu hỏi về truyền thống của trường, phân công 2 HS dự thi sáng tác thơ.
+ Phân công để trang trí lớp, mua tặng mới đại biểu (phụ trách đội, đoàn, ban giám hiệu)
4. Tiến hành khởi động
a. Khởi động
- Hát tập thể
- GVCN nêu chủ đề, mục đích, yêu cầu hoạt động
b. Thi vẽ (người chủ trì hoạt động điều khiển)
- Dán các chủ đề lên bảng và yêu cầu các tổ thảo luận để chọn chủ đề
- Các tổ vẽ tranh trong thời gian quy định
- Các tổ trưng bày tranh theo chủ điểm
- Thảo luận tranh của các tổ (nội dung + hình thức)
- Đại diện tổ trưng bày ý kiến của tổ mình về bức tranh của tổ bạn, tổ mình.
c. Trò chơi
Người điều khiển lần lượt giới thiệu đại diện của từng tổ lên đọc câu hỏi, câu đố của tổ mình cho cả lớp nghe.
- Các thành viên của tổ khác đều có quyền trả lời câu hỏi đó.
Ai trả lời đúng GVCN sẽ tặng quà.
d. Thi sáng tác thơ theo chủ điểm ca ngợi truyền thống nhà trường.
- Mỗi tổ sáng tác một bài thơ
- Hết thời gian quy đinh người điều khiển thu bài thơ và đọc lần lượt các bài thơ cho cả lớp nghe.
- Ban giám khảo cho điểm từng tổ.
e. Văn nghệ: Tiết mục cá nhân của các tổ
- Đại diện ban giám khảo công bố kết quả
- GVCN tặng quà.
5. Kết thúc hoạt động
GVCN nhận xét và tuyên dương những học sinh tích cực.
Ngày soạn: 01/10/2009
Chủ điểm tháng 10
Chăm ngoan học giỏi
I. Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh: 
- Nhận thức sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa tháng 9 – 1945 và thư gửi nghành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968. 
- Xác định trách nhiệm học tập tích cực theo lời dạy Bác Hồ để kết quả tốt nhất trong kỳ thi cuối cấp THCS.
- Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện tiến bộ.
II. gợi ý Nội dung hoạt động của chủ điểm
- Tổ chức hoạt động “ Lễ đăng ký thi đua học tập tốt” 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa tháng 9 – 1945 và thư gửi nghành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968.
- Tổ chức hoạt động “Thi tìm hiểu thư Bác Hồ”
- Tổ chức sinh hoạt chủ đề “Em là nhà khoa học”
- Tổ chức sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm tự chọn.
- Đánh giá kết quả của hoạt đông chủ điểm.
III. gợi ý Tiến hành một số hoạt động cụ thể:
Hoạt động 1
Lễ đăng ký thi đua học tập tốt
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.
- ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn vươn lên.
- Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Đưa các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của lớp, các biện pháp thực hiện.
- Các tổ chức và cá nhân đăng ký thi đua.
- Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết.
b. Hình thức:
- Lễ đăng ký thi đua và văn nghệ
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Phương tiện:
- Bản đăng ký thi đua của cá nhân
- Bản đăng ký thi đua của lớp, tổ
- Một số tiết mục văn nghệ
b. Về tổ chức:
* Giáo viên chủ nhiệm 
- Nêu yêu cầu, kế hoạch, thời gian tổ chức hoạt động “Lễ đăng ký thi đua  ... Biểu diễn văn nghệ
- Trình bày tiểu phẩm
Mỗi tổ chuẩn bị 3 hoặc 4 tiết mục văn nghệ theo các thể loại khác nhau như: hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm.. Báo cáo cho cán bộ lớp về số tiết mục của tổ để tập hợp xây dựng chương trình.
- Cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục đăng ký của các tổ chức và xây dựng chương trình biểu diễn.
- Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí lớp, mời đại biểu.
iv - kết thúc hoạt động.
Đại diện giáo viên tổng kết, nhận xét buổi sinh hoạt của lớp.
 Ngày 02/05/2008
chủ điểm tháng 5
bác hồ kính yêu
i - mục tiêu giáo dục:
Học sinh hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ về quyền được học tập, được phát triển, được tham gia của trẻ em, xác định trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy.
Tôn trọng và sẵn sàng làm theo lời Bác Hồ dạy.
Tích cực rèn luyện để xứng đáng là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.
ii - nội dung hoạt động chủ điểm.
- Tổ chức thảo luận về chủ đề "Bác Hồ với Thanh niên"
- Chuẩn bị cho hoạt động của tuần thứ hai.
- Tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng sinh nhật Bác 19/5.
iii - hoạt động cụ thể:
Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề "Bác Hồ với Thanh niên"
Học sinh: Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên trong việc phát triển tài năng và nhân cách.
Tự hào, thận trọng và ghị nhớ những lời Bác Hồ dạy đối với thanh niên.
Xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ.
Người dẫn chương trình đưa ra vấn đề cần thảo luận.
1. Bạn cho biết, Bác Hồ đã có câu nói nào về vai trò xung kích đi đầu của thanh niên?
Học sinh: Đó là câu "Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên"
2. Hãy đọc các câu thơ của Bác nói về tinh thần quyết tâm của thanh niên trong mọi công việc:
Học sinh:	Không có việc gì khó
	Chỉ sợ lòng không bền
	Đào núi và lấp biển
	Quyết chí ắt làm nên
3. Điều15 của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định rằng: Trẻ em có quyền gặp gỡ bạn bè và gia nhập hay thành lập các hiệp hội. Ban hiểu điều này như thế nào?.
Học sinh: Có nghĩa là trẻ em có các tổ chức riêng của mình. Tuy nhiên trong việc này cần có sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy, cô giáo, cha mẹ, người lớn để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những tình huống (hoặc cá nhân) có ảnh hưởng xấu tới trẻ em.
4. Trong thư nói về công tác Trần Quốc Toản, Bác Hồ có gợi ý thiếu nhi cách lập các tổ chức nhỏ tuổi? Bạn có thể cho biết gợi ý đó của Bác?
Học sinh: Bác viết: "Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội giúp nhau học hành, khi rảnh rỗi mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào".
‘Gợii ý này của Bác giúp chúng ta thấy rõ: Trẻ em có quyền có các tổ chức của riêng mình.
Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác 19/5
1, Chuẩn bị hoạt động
- Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung cần chuẩn bị và phân công nhiệm vụ cho từng tổ
- Tổ có nhiệm vụ lựa chọn các bài hát, bài thơ ca ngợi về Bác
- Phân công người điều khiển chương trình, nhóm chuẩn bị hoa có ghi tên các bài hát, bài thơ
- Cử ban giám khảo
2, Tiến hành hoạt động
+ Thi hát tập thể.
- Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc tên bài hát và mời tổ lên trình bày.
- Công bố điểm.
+ Thi hát cá nhân
- Xung phong biểu diễn, chỉ định từng bạn đại diện các tổ
- Người điều khiển khéo léo động viên đẻ có nhiều học sinh tham gia
- Ban giám khảo cho điểm công khai 
- Tổng số điểm của tổ bao gồm điểm của cá nhân và điểm thi hát tập thể
- Ban giám khảo công bố số điếm của từng tổ
- Trao phần thưởng nếu có
Hoạt động 3: Kết thúc
Giáo viên đại diện nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt.
Chuyên đề:
Dạy văn bản dài với một thời gian ngắn
1. Văn bản dài nhưng thời gian dạy trên lớp lại rất ít nên khá nhiều giáo viên lúng túng, không ít người phàn nàn kêu ca: dạy kiểu gì cũng thiếu giờ, gấp gáp, vội vã, “cưỡi ngựa xem hoa” .v.v.v... Đó là một thực tế trong dạy học văn, dạy theo kiểu giảng văn đã thế, dạy theo kiểu đọc - hiểu có cách gì khắc phục được không?
Trước hết chúng tôi thấy rất trân trọng những băn khoăn, trăn trở của những thầy giáo, cô giáo dạy văn như thế. Những trăn trở, băn khoăn ấy thực chất là bắt đầu bằng một tình yêu đối với văn chương, một niềm đam mê, say đắm nghề nghiệp của mình; hơn nữa lại có nhiều hiểu biết, thông tin về tác phẩm, tác giả được dạy... nên cứ muốn nói nhiều, nói mãi; muốn truyền hết những gì mình hiểu, mình biết cho học trò... Đó có thể coi là một “bệnh nghề nghiệp” - một thứ “bệnh” mà ai cũng có thể mắc, chỉ là nặng nhẹ mà thôi.
Một lý do khác, những tác phẩm văn chương hay, độc đáo, thường là những tác phẩm rất giàu ý tưởng, nhiều thông điệp, sâu sắc về nội dung, đa nghĩa, “đa thanh” với nhiều kích, nhiều điểm nhìn, góc ngắm khác nhau... cho nên có thể nói nhiều, nói mãi không cùng. Và như thế thì cứ gì phải là tác phẩm dài hơi, ngay cả một bài thơ ngắn mấy câu cũng vậy thôi... cũng ối người “cháy giáo án” nếu cứ say sưa như thế.
Thêm điều này nữa, nhiều khi cứ yêu cầu phải phát huy tính tích cực của học sinh bằng việc hỏi, tăng cường câu hỏi. Nhưng rất nhiều tình trạng, nhiều thời điểm cả lớp rơi vào “im lặng đáng sợ” vì HS có trả lời được đâu... Thế rồi sốt ruột, thầy hỏi... trò im lạng... thầy trả lời luôn. Không trả lời luôn làm sao đủ giờ, lại “cháy giáo án”...
Có thể kể thêm nhiều lí do khác nữa để cắt nghĩa và để... thông cảm với nhiều giáo viên rơi vào tình trạng ấy. Nhưng trộm nghĩ, thông cảm là một chuyện, còn đã là “bệnh” thì “bênh” gì cũng phải chữa, bàn nhau mà chữa, mà “bốc thuốc kê đơn”. Muốn thế trước hết hãy tìm hiểu xem tại sao đó lại là “bệnh” đã.
2. Trong việc hình thành và phát triển cho HS năng lực cảm thụ văn chương - nghệ thuật, tối kỵ nhất là cảm thụ thay, đọc tác phẩm hộ. Theo đúng nghĩa của tiếp nhận văn học, tác phẩm chỉ tượng hình lên, chỉ sống động khi có một người bắt đầu đọc văn bản, “sờ” vào từng con chữ đang nằm im, cứng đơ trên trang giấy. Cùng một văn bản, mỗi người đọc với những lứa tuổi khác nhau, những kinh nghiệm sống, sự từng trãi và trình độ văn hoá khác nhau... sẽ hiểu tác phẩm, lắng nghe và nhìn thấy trong đó những âm thanh và màu sắc khác nhau; sẽ “đọc” ra những thông điệp và ý nghĩa khác nhau. Một nhà phê bình phương Tây từng nói: “Có bao nhiêu người đọc Hăm-lét thì sẽ có bấy nhiêu hình tượng Hăm-lét” là vì thế. Cho nên gnười ta thường nói: văn bản thường chỉ có một nhưng tác phẩm thì rất nhiều. Văn bản thường bất biến còn tác phẩm là khả biến. Văn bản là hiện hữu, có thể khảo sát, xem xét, thống kê, đo đếm và kiểm chứng... còn tác phẩm là hình tượng ẩn, chỉ có và tồn tại trong tâm trí người đọc, sống với mỗi người đọc cụ thể. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là tác phẩm - hình tượng muốn hiểu thế nào cúng được, muốn “đọc” cách gì cũng được. í nghĩa của hình tượng - tác phẩm phụ thuộc khá nhiều vào ngừi đọc, nhưng cũng được quy định rất chặt chẽ bởi các yếu tố nội tại của văn bản và những quy ước, cách hiểu của tạp thể cộng đồng cũng như thói quen tiếp nhận. Có thể hình dung ý nghĩa của tác phẩm - hình tượng là tổng số các phương diện sau: ý nghĩa mà tác giả (người viết ) muốn gửi gắm, thổ lộ + ý nghĩa tự thân của các yếu tố trong văn bản + ý nghĩa mà người đọc “đọc ra” từ sự thể nghiệm, liên tưởng, tưởng tượng của chính bản thân + ý nghĩa của văn cảnh (context) như thời đại, hoàn cnảh lịch sử, hoàn cảnh đọc cụ thể.
Nếu hiểu như thế, hay đúng hơn, nếu tiếp nhận văn học đòi hỏi như thế, thì với cách dạy trên vô hình chung chúng ta đã phạm luật. Làm thế nào một HS có độ tuổi 15, 16 lại có thể hiểu Truyện Kiều hay Chinh phụ ngâm như những gì thầy cô hiểu và cảm nhận. Tại sao lại buộc HS phải hiểu văn bản ấy theo ý của người dạy? Tôi chợt nhớ tới một người nào đó vừa phê phán sách giáo khoa ngữ văn 10 nêu lên hai cô Tấm làm cho GV và HS không biết chọn cô Tấm nào... Thực ra người ấy không biết rằng sẽ có vô vàn cô Tấm khác nhau trong tâm hồn của muôn vạn học sinh. Còn hai văn bản ấy khác nhau chỉ là để minh hoạ cho tính dị bản của truyện dân gian, một trong những đặc điểm quan trọng của văn học truyền miệng. Hơn nữa đó cũng là một tình huống sư phạmđể người GV nêu vấn đề cho HS phân tích, lựa chọn hoặc nêu lên một cách kết thúc khác cho câu chuyện ấy... Với trí tưởng tượng của HS sẽ có rất nhiều cách kết thúc khác nhau cho truyện cổ tích này.
3. Vậy vai trò và công việc của người GV trong giờ văn là gì? Đó là người dẫn dắt, “bày cách” cho HS biết đọc-hiểu, tiếp nhận, lí giải văn bản một cách tinh tế, khoa học và đúng đắn. Vì thế giờ đọc - hiểu, là giờ người GV tổ chức cho HS luyện tập cách thức đọc, cách phân tích, bình giá, giải mã một văn bản. Văn bản văn học có những đặc trưng riêng biệt, khác với các loại văn bản khác. Muốn hiểu nó cần nắm được đặc trưng, những nguyên tắc và cách thức khám phá. Mỗi phương thức biểu đạt , mỗi thể loại tác phẩm... ở những thời kỳ khác nhau sẽ có cách thức pản ánh đời sống và cách thể hiện tư tưởng tình cảm kác nhau. Nhưng dù là thể loại hay phương thức biểu đạt nào đi nữa thì cũng đều nhờ vào ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi thể loại đòi hỏi một thứ ngôn ngữ phù hợp. Cho nên thể loại và ngôn ngữ là hai bình diện quan trọng hàng đầu, là cơ sở để dựa vào đó mà khám phá, chỉ ra ý nghĩa và giá trị của văn bản. Tất nhiên để hiểu tác phẩm cần dựa vào những yếu tố khác như tác giả, thời đại, hoàn cảnh ra đời... và người đọc nữa.
Hiểu như thế nào thì sẽ thấy việc tổ chức cho Hs đọc - hiểu một văn bản dài cũng không khác mấy một văn bản ngắn nếu cùng thể loại và ngôn ngữ. Trong thực tế đối với văn xuôi nghệ thuật có một số yếu tố chung mà nhà văn nào cũng sẽ vận dung để tạo nên hình tượng nghệ thuật. Đó là những cốt truyện, tình huống, nhân vật, không gian và thời gian, điểm nhìn, ngôn ngữ (miêu tả, trần thuật, đối thoại, độc thoại...). Mỗi nhà văn sẽ vận dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạo để thể hiện được tốt nhất tư tưởng, tình cảm của mình; để tạo ra giọng điệu riêng và phong cách cá nhân. Tổ chức cho HS khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó chính là giúp HS trả lời được câu hỏi: cần dựa vào những yếu tố nào để tìm ra nội dung và ý nghĩa của hình tượng? Còn việc tìm những kết quả cụ thể thì để HS tự đọc, tự tiếp nhận được những tác phẩm tương tự. Và như thế không nhất thiết trong một tác phẩm, Gv buộc phải hướng dẫn HS phân tích và lí giải tất cả các bình diện, các yếu tố nghệ thuật đã nêu. Không nên yêu cầu HS tìm hiểu, phân tích và lí giải mọi nội dung, mọi vấn đề của một văn bản mà chỉ cần tập trung làm nổi bật được cảm hứng chủ đạo và một vài biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất của văn bản nhằm thể hiện cảm hứng ấy của tác giả... Và vì thế công việc sẽ nhẹ nhàng hơn, giảm đi nhiều những lời thuyết giảng của GV, tiết kiệm được thời gian để yêu cầu HS làm việc nhiều hơn... những văn bản dài không còn là nổi ám ảnh thiếu thời gian nữa.
 Người báo cáo
 Nguyễn Thị Hồng Lục

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_9_nam_hoc_2009_2010.doc