Giáo án Tự chọn lớp 8 môn Văn - Tiết 1, 2, 3

Giáo án Tự chọn lớp 8 môn Văn - Tiết 1, 2, 3

CHỦ ĐỀ : taäp laøm vaên

Tiết 1

CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I.Mục tiêu:

 Giúp học sinh nắm:

- Khái niệm về văn nghị luận .

- Đặc điểm của văn bản nghị luận.

- Tiến hành các bước khi làm bài văn nghị luận.

II. Chuẩn bị:

- Đề bài văn nghị luận, dàn bài văn nghị luận, các bước khi làm bài văn nghị luận.

- Các khái niệm về dặc điểm văn bản nghị luận.

III. Tiến các hoạt động dạy và học trên lớp:

1. Ổn định lớp: 1’

2. Giới thiệu bài mới: Các bước làm bài văn nghị luận.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 8 môn Văn - Tiết 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : taäp laøm vaên
Tiết 1
Soạn ngày: 12/12/09
Dạy ngày : 10/1/2010
CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu:
 Giúp học sinh nắm:
Khái niệm về văn nghị luận .
Đặc điểm của văn bản nghị luận.
Tiến hành các bước khi làm bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
Đề bài văn nghị luận, dàn bài văn nghị luận, các bước khi làm bài văn nghị luận.
Các khái niệm về dặc điểm văn bản nghị luận.
III. Tiến các hoạt động dạy và học trên lớp:
Ổn định lớp: 1’
Giới thiệu bài mới: Các bước làm bài văn nghị luận.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên- học sinh 
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(5’).
Hướng dẫn học sinh nhớ lại về văn nghị luận và các đặc điểm của văn bản nghị luận.
Văn bản nghị luận là gì ? (tư tưởng, quan điểm)
Nêu một số văn bản nghị luận đã học ? (3 học sinh cho ví dụ- lớp nhận xét bổ sung)
Nghị luận trong đời sống và văn bản nghị luận có những điểm giống và khác nhau như thế nào ?(Ý kiến. luận điểm)
Hoạt động 2 (15’)
Hướng dẫn học sinh thảo luận về văn bản nghị luận với một số văn bản khác.
(học sinh nêu ý kiến và nhận xét bổ sung).
+ GV : sự khác biệt các văn bản trên, cho vd trong các văn bản đã học. 
- Văn bản : Tiếng nói của văn nghệ ?
- Văn bản : Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới ?
+ Theo em văn bản trên nghị về vắn đề gì?(Giải thích, chứng minh).
Hoạt động 3 (5’)
- Nêu các đặc điểm của văn bản nghị luận? (3 học sinh )
- Cho vd để làm rõ các đặc điểm trên ?
(2 học sinh).
- Một bài văn cần có mấy luận điểm chính và bao nhiêu luận điểm phụ? (Một luận điểm chính và có thể có nhiều luận điểm phụ )
+Giáo viên : Liên hệ cho ví dụ.
Hoạt động 4 (15’)
Hướng dẫn tìm hiểu các bước khi làm bài văn nghị luận.
- Nêu các bước khi làm bài văn nghị luận?(4 bước )
- chovd ? (mỗi tổ nêu bài làm của mình, Giáo viên nhận xét bổ sung
+Học sinh thảo luận về văn bản nghị luận và các bước làm bài văn nghị luận.
I. Văn nghị luận: 
- Một tư tưởng, quan điểm
-Nghị luận các vấn đề thường gặp trong đời sống: ý kiến, lời phát biểu
-Văn nghị luận: Một tưởng, quan điểm.
II. Một số đặc điểm trong văn bản nghị luận: 
Luận điểm- luận cứ- lập luận.
III. Các bước làm bài văn nghị luận :
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Bước 2: Lập dàn bài.
Bước 3: Viết bài.
Bước 4: Đọc và chữa bài
Hoạt động 5 (4’)
+ Củng cố: Văn bản nghị luận và các bước làm bài văn nghị luận.
Nêu các loại văn bản nghị luận đã học.
+ Dặn dò: Tim hiểu văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.dàn ý cho bài văn nghị luận.
CHỦ ĐỀ : taäp laøm vaên
Tiết 2
Soạn ngày: 12/12/09
 Dạy ngày: 10/1/10
LUYỆN TẬP
LẬP DÀN BÀI CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh nắm:
- Dàn bài của bài văn nghị luận.
- Nhiệm vụ của mỗi phần trong bài văn nghị luận.
- Luyện tập cách nêu các luận điểm, lập luận.
II. Chuẩn bị: 
- Đề và dàn bài văn nghị luận mẫu.
- lập dàn bài ở nhà.
III. Tiến trình các hoạt động trên lớp:
Ổn định lớp (1’).
Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh 
Giới thiệu bài:
Bài học:
Hoạt động của thầy Z trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(15’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài văn nghị luận và nhiệm vụ của mỗi phần trong bài văn nghị luận.
H: Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì ?
+ Học sinh nêu cách tìm hiểu đề và cách tìm ý cho đề văn trên.
H: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài ?
(Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề )
H: Nêu nhiệm vụ của phần thân bài và kết bài ?
(Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. )
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
Đề: Đất nước ta có nhiều học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
+ Vấn đề :
- Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
Hoạt động 2 (25’)
Hướng dẫn cho học sinh lập dàn bài cho đề bài trên.
* 2 học sinh lập dàn bài trên bảng. Lớp nhận xét, đánh giá, bổ sung.
II. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vắn đề: Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
b. Thân bài:
- Lấy vd trong thực tế: 1 học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
- Phân tích và đánh giá về học sinh đó
- Một tấm gương sáng cần phải học tập.
+Cần vận dụng một số biện pháp tu từ để làm cho bài văn thêm sinh động,..
c. Kết bài: 
- Kết luận là một tấm gương đáng học hỏi, mọi người cần phải noi theo
Hoạt động 3 (4’):
Củng cố : Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng
Dặn dò: Viết bài văn hoàn chỉnh, tiết sau đọc và sửa chữa.(đề bài trên)
CHỦ ĐỀ : taäp laøm vaên
Tiết 3
Soạn ngày: 25/12/09
Dạy ngày : 14/1/2010
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm:
-Các phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.
-Áp dụng vài phương pháp trong văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị: 
-Một vài phương pháp trong đoạn văn thuyết minh.(đoạn văn thuyết minh
-Một đề văn thuyết minh 
III. Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp:
ỔN định lớp
Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh
bài mới
Hoạt động của thầy & trò 
Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1 (5’):Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
? Nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh? (là kiểu văn bản thông dụng trong mội lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,.của các hiện tượng và sự vật tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích)
Hoạt động 2(5’): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các yêu cầu khi viết bài văn thyuyeets minh
? Muốn làm bài văn thuyết minh đạt kết quả cao học sinh cần phải làm gì? (Quan sát, học tập, tích lũy tri thức)
Hoạt động 3(15’)
? Hãy nêu các phương pháp được dùng trong văn bản thuyết minh?
(Phương pháp thuyết minh: Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, phương pháp liệt kê, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu, phương pháp so sánh, phương pahps phân loại, phân tích)
Hoạt động 4 (15’): Hướng dẫn học sinh luyện tập viết đoạn văn.
(Nhận xét , đánh giá và chỉ ra phương pháp )
I. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
- là kiểu văn bản thông dụng trong mội lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,.của các hiện tượng và sự vật tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích
II. Những yêu cầu cần để viết bài văn thuyết minh:
Mục đích của văn bản thuyết minh: cung cấp tri thức(kiến thức)
Người viết phải quan sat, học tập , tích lũy, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh,nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng
Người viết phải biết và sử dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh
III. Các phương pháp thuyết minh:
Phương pháp thuyết minh: . Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, phương pháp liệt kê, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại, phân tích.
IV. Luyện tập:
Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số phương pháp đã học. 
Hoạt động 5: (5’)
Củng cố: Đặc điểm và các phương pháp trong văn bản thuyết minh
Dặn dò: Viết một bài văn thuyết minh về một vật dụng 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ Tự chọn 8 -09-10.doc