Giáo án Tin học 8 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tin học 8 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010

 I. Mục tiêu

Học song tiết học sinh có thể:

- Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán.

- Biết các bước giải một bài toán đơn giản

- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.

II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.

- Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án.

- Học sinh: SGK, Vở, Bút.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 8A, 8B.

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy cho biết tác dụng của finger Break Out. Nêu luật chơi finger Break Out?

Bài mới.

ã Giới thiệu bài: Để tìm hiểu khái niệm về bài toán cũng như đi vào một số bài toán cụ thể. Chúng ta đi vào bài hôm nay. Từ bài toán đến chương trình.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần10 - tiết 19
Ngày soạn: 06/ 11 / 2009
Ngày giảng:11/ 11/ 2009
Bài 5  : Từ bài toán đến chương trình (tiết 1)
 I. Mục tiêu
Học song tiết học sinh có thể:
- Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán.
- Biết các bước giải một bài toán đơn giản
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.
Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án.
Học sinh: SGK, Vở, Bút.
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 8A, 8B.
Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết tác dụng của finger Break Out. Nêu luật chơi finger Break Out?
Bài mới.
Giới thiệu bài: Để tìm hiểu khái niệm về bài toán cũng như đi vào một số bài toán cụ thể. Chúng ta đi vào bài hôm nay. Từ bài toán đến chương trình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán và cách xác định bài toán
GV! Thuyết trình vào bài.
GV: Nghe, hiểu.
GV : Theo em thì bài toán là gì?
GV: Thuyết trình.
Khái niệm bài toán và giải bài toán đã trở thành quen thuộc đối với học sinh trong các môn học như: Toán, vật lí Nhưng bài toán trong Tin học không chỉ là những bài toán trong lĩnh vực toán học mà còn có thể là một nhiệm vụ , một công việc cần giải quyết trong thực tiễn có khi không liên quan gì đến toán học như: tính điểm trung bình một môn học, nấu món ăn, điều khiển rô bốt nhặt rác
? Khi giải quyết một bài toán chúng ta cần xác định những điều kiện nào?
GV: Nhận xét, liên hệ với bài toán trong tin học. Chúng ta cũng phải đi xác định bài toán.
? Vậy xác định bài toán trong tin học là đi xác định những điều kiện nào?
1. Bài toán và xác định bài toán.
HS: nghe, hiểu, vào bài.
HS : Tìm hiểu SGK, Trả lời
HS: nghe, hiểu được bài toán không chỉ đơn thuần là một số bài toán trong chương trình toán học.
-K/n bài toán:
Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
HS: suy nghĩ, phát biểu.
- K/n xác định bài toán:
Là ta phải đi xác định được giả thiết (đầu vào hay còn gọi là Inphut) và kết luận (đầu ra của bài toán hay còn gọi là Out put).
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số VD về bài toán
GV: Lấy VD minh họa.
GV: kết luận
GV: nêu một số VD.
? Yêu cầu học sinh tìm hiểu VD - SGK.
HS: theo dõi, hiểu.
HS: tìm hiểu SGK, thảo luận, phát biểu.
VD: Bài toán về Robot nhặt rác, về giải một phương trình: ax + b = 0; nấu một món ăn
HS: nghe, hiểu, nắm bắt.
HS: Tìm hiểu, nghiên cứu SGK và cho biết thông tin vào, thông tin ra. (In put. Out phut
VD:
- Xác định đầu vào và đầu ra của bài toán tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông (SGK)
VD1: (SGK – tr 37)
4. Củng cố.
? Nhắc lại khái niệm về bài toán, thế nào là đầu vào và đầu ra của bài toán.
? Thế nào là xác định bài toán.
H. Nhắc lại kiến thức trọng tâm
G. Nhận xét, củng cố
5. Hướng dẫn về nhà.
? Xác định đầu vào và đầu ra của bài toán : Tính diện tích hình tam giác, nấu một món ăn, vượt qua nút nghẽn giao thông.
? Tự đưa ra một bài toán rồi xác định đầu vào và đầu ra của bài toán đó.
	? Trả lời câu hỏi 1 – SGK. Tìm hiểu mục 2 – tiết sau học tiếp.
Tiết 20
Ngày soạn: 06/ 11 / 2009
Ngày giảng: 12/ 11/ 2009
Bài 5  : Từ bài toán đến chương trình (tiết 2)
 I. Mục Tiêu
Học song tiết học sinh có thể:
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính;
- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
- Biết chương trình là mô tả của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.
Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án.
Học sinh: SGK, Vở, Bút.
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 8A, 8B.
Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày khái niệm bài toán? Cho VD minh họa ?
? Xác định In put và Out put của một số bài toán sau : Câu 1 SGK tr 45
Bài mới.
Giới thiệu bài: Để tìm hiểu khái niệm về bài toán cũng như đi vào một số bài toán cụ thể. Chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu bài: Từ bài toán đến chương trình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước giải toán trên máy tính
GV! Thuyết trình vào bài.
GV: Nghe, hiểu.
GV :Giải toán trên máy tính nghĩa là gì ?
GV. Kết luận
GV : Em hiểu thế nào là thuật toán ?
GV : Đưa ra ví dụ bài toán rô bốt nhặt rác
HS : Mô tả thuật toán bằng các bước
GV: chốt lại.
GV : Để nhờ máy giải một bài toán ta phải thực hiện những bước nào ?
GV: Nhận xét, chốt kiến thức cơ bản.
GV : Chốt khái niệm
2. Quá trình giải bài toán trên máy tính.
HS: nghe, hiểu, vào bài.
HS : Nghiên cứu SGK trả lời.
* Giải bài toán trên máy tính nghĩa là đưa cho máy tính một dãy hữu hạn các thao tác đơn giản (hay còn gọi là thuật toán) mà nó có thể thực hiện được và cho ra kết quả.
HS : Trả lời.
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để gải quyết một bài toán.
VD: Về thuật toán.
HS : Nghiên cứu SGK
Tập hợp các bước để điều khiển rô bốt nhặt rác chính là một thuật toán. 
HS : Nghiên cứu SGK và (hình 4) phát biểu.
HS: Nghe, hiểu và ghi chép.
* Các bước để nhờ máy giải một bài toán :
Bước 1 : Xác định bài toán là xác định (thông tin vào - INPUT) và kết quả cần xác định (thông tin ra -OUTPUT).
Bước 2 : Thiết lập phương án giải quyết (xây dựng thuật toán) là tìm, lựa chọn thuật toán và mô tả nó bằng ngôn ngữ thông thường.
Bước 3 : Viết chương trình (lập trình) là diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện.
VD: các bước để thực hiện: Pha trà mời khách.
Hoạt động 2: Một số ví dụ về bài toán, các bước thực hiện một bài toán
GV : Chỉ ra các bước cần thiết để pha trà mời khách ?
GV. Chốt
HS : Nghiên cứu SGK trả lời
HS. Nghe, hiểu và vận dụng
4. Củng cố.
Qua tiết học em đã nắm được những kiến thức cơ bản gì ?
HS : Nhắc lại những kiến thức cơ bản.
GV : Chốt các kiến thức trọng tâm trong tiết học : 
5. Câu hỏi và hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc các khái niệm : Giải bài toán là gì, các bước để giải một bài toán, thuật toán là gì?
- Tìm hiểu các VD minh họa trong SGK.
- Đọc trước phần 3 bài 5 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTin hoc 8 Tuan 10.doc