Giáo án Tin học 8 - Tiết 40: Bài tập (Tiết 2) - Nguyễn Thanh Hà

Giáo án Tin học 8 - Tiết 40: Bài tập (Tiết 2) - Nguyễn Thanh Hà

A. Mục tiêu:

 I. Kiến thức:

 - Củng cố kiến thức câu lệnh lặp với số lần biết trước.

 II. Kĩ năng:

- Học sinh biết sử dụng câu lệnh lặp For do để viết một số chương trình đơn giản.

 III. Thái độ:

 - Nghiêm túc. Yêu thích môn học.

B. Phương pháp:

 - Vấn đáp, ôn kiến thức, làm bài tập theo nhóm.

C. Chuẩn bị:

 I. Giáo viên:

 Nội dung bài, máy tính, SGK.

 II. Học sinh:

 Xem lại nội dung của các bài đã học, SGK.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1741Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 40: Bài tập (Tiết 2) - Nguyễn Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 40
Ngày soạn: 15/01/2010	
Người soạn: Nguyễn Thanh Hà
BÀI TẬP (t2).
A. Mục tiêu:
 I. Kiến thức:
	- Củng cố kiến thức câu lệnh lặp với số lần biết trước.
 II. Kĩ năng:
- Học sinh biết sử dụng câu lệnh lặp Fordo để viết một số chương trình đơn giản.
 III. Thái độ:
	- Nghiêm túc. Yêu thích môn học.
B. Phương pháp:
	- Vấn đáp, ôn kiến thức, làm bài tập theo nhóm.
C. Chuẩn bị: 
 I. Giáo viên: 
 	Nội dung bài, máy tính, SGK.
 II. Học sinh: 
 	Xem lại nội dung của các bài đã học, SGK.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định tổ chức: (1’)
 II. Bài cũ: (5’)
Cho 1 số ví dụ về hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hằng ngày?
Hãy nêu cấu trúc của câu lệnh lặp với số lần biết trước Fordo?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (2’)
 	Để hệ thống lại các kiến thức đã học về câu lệnh lặp với số lần biết trước fordo hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức đó và làm một số bài tập
 2. Triền khai bài mới: (30’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (15’)
Giáo viên đưa ra nội dung bài tập.
- GV: Yêu cầu học sinh phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
- HS: Nêu ý tưởng.
- GV: Hướng dẫn học sinh cách làm và viết chương trình lên bảng và yêu cầu học sinh đọc hiểu.
- HS: Đọc lại chương trình giáo viên đã viết trên bảng và tìm hiểu từng câu lệnh.
- GV: Yêu cầu một học sinh đứng tại vị trí diễn tả tuần tự ý nghĩa của chương trình thông qua diễn tả công việc của từng lệnh trong chương trình.
- GV: Diễn tả lại một lần để học sinh hiểu sâu hơn về chương trình.
- HS: Ghi bài.
Bài tập 1: Viết chương trình Pascal nhập n số nguyên từ bàn phím và ghi ra màn hình số lớn nhất trong các số đó. Số n cũng được nhập vào từ bàn phím ?
Thuật toán:
Bước 1. Nhập số n. 
Bước 2. A ¬ -32768 (gán số nhỏ nhất có thể trong các số kiểu nguyên cho A), i¬1. 
Bước 3. Nhập số thứ i và gán giá trị đó vào biến A.
Bước 4. Nếu Max < A, Max ¬ A. 
Bước 5. i¬i + 1.
Bước 6. Nếu i ≤ n, quay lại bước 3.
Bước 7. Thông báo kết quả Max là số lớn nhất và kết thúc thuật toán.
Chương trình Pascal có thể như sau:
Program tim_max;
Uses crt;
Var i, n, smax, A : integer;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘Nhap vao n = ’); readln(n);
Smax:=-23768; {-23768 = -2^15}
For i:= 1 to n do
Begin
Writeln(‘nhap vao so thu ’,i); readln(A);
If smax<A then smax:=A;
End;
Writeln(‘so lon nhat la’,A); readln
End.
Hoạt động 2: (15’)
Giáo viên đưa ra nội dung bài tập.
- GV: Yêu cầu học sinh phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
- HS: Nêu ý tưởng.
- GV: Hướng dẫn học sinh cách làm.
- HS: Đọc lại chương trình giáo viên đã viết trên bảng và tìm hiểu từng câu lệnh.
- GV: Yêu cầu một học sinh đứng tại vị trí diễn tả tuần tự ý nghĩa của chương trình thông qua diễn tả công việc của từng lệnh trong chương trình.
- GV: Diễn tả lại một lần để học sinh hiểu sâu hơn về chương trình.
- HS: Ghi bài.
Bài tập 2: Viết chương trình Pascal nhập n số nguyên từ bàn phím và ghi ra màn hình số các số dương trong các số đó. Số n cũng được nhập vào từ bàn phím.
uses crt;
var n,i,SoDuong,A: integer;
begin
clrscr;
write('Nhap N='); readln(n);
if n>0 then
 begin
 SoDuong:=0;
 for i:=1 to n do
 begin write('Nhap so thu ',i,':'); readln(A);
 if A>0 then SoDuong:=SoDuong+1 end;
 writeln('So cac so duong = ',SoDuong)
 end
 else writeln('n phai > 0!');
end.
IV. Củng cố (4’):
- Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức cần nắm của tiết học.
- Giáo viên hệ thống lại các kiến thức đã học.
 V. Dặn dò (3’): 
	- Học bài, viết chương trình Pascal của các bài tập đã làm. 
	- Chuẩn bị bài tiếp theo “Bài thực hành 7: Sử dụng lệnh lặp for...do”.
 VI. Rút kinh nghiệm:
	...............................................................................	
	...............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 40lop 8.doc