Giáo án Tin học 8 - Tiết 4, Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh

Giáo án Tin học 8 - Tiết 4, Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh

I. MỤC TIÊU

 Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.

 Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

 Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.

 Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân chương trình.

II. CHUẨN BỊ.

 Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.

 Đọc tài liệu ở nhà trước khi

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU.

 Đặt và giải quyết vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra.

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

 Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?

 Tên là gì? cho biết các tên đúng. (Tự lấy)

 Từ khoá là gì? Cho biết sự khác nhau giữa từ khoá và tên.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 4, Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (tt)
I. MỤC TIÊU
Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.
Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân chương trình.
II. CHUẨN BỊ.
Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Đặt và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp.
Kiểm tra.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
Tên là gì? cho biết các tên đúng. (Tự lấy)
Từ khoá là gì? Cho biết sự khác nhau giữa từ khoá và tên.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠY ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Cho học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa.
Hãy cho biết cấu trúc của chương trình gồm mấy phần?
Phần khai báo có thể có không?
Giới thiệu H7: Cho HS biết các phần của chương trình.
4. Cấu trúc của chương trình.
Cấu trúc của chương trình gồm:
- Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để: 
+ Khai báo tên chương trình; 
+ Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn cần sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác.
- Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có. 
* Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên, nếu có phần khai báo phải được đặt trước phần thân chương trình. 
Cho học sinh đọc tài liệu
Qua ví dụ các em thấy để có một chương trình ta cần phải làm những phần nào? ở trên ngôn ngữ phần mềm Turbo Pascal.
5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình.
Để có một chương trình trên ngôn ngữ Pascal cần có 3 phần việc thông qua ví dụ là:
Khởi động và nhập chương trình cần viết.
Dịch chương trình.
Chạy chương trình trên ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal.
Qua bài 2 này ta cân ghi nhớ những gì?
Ghi nhớ
Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc sao cho có thể viết được các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính.
Một chương trình thường có hai phần: Phần khai báo và phần thân chương trình
Nhiều ngôn ngữ LT có tập hợp các từ khoá riêng cho những mục đích sử dụng nhất định.
Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.
Cho HS làm 3 bài tập sau:
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy cho biết các bước cần thực hiện để tạo ra các chương trình máy tính.
Ngôn ngữ lập trình có những thành phần cơ bản nào? Những thành phần đó có ý nghĩa, chức năng gì?
Cấu trúc chương trình gồm những phần nào? Phần nào là quan trọng nhất?
Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi. Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Làm các bài tập còn lại.
Đọc bài mới để giờ sau học thực hành.
Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4.doc