Giáo án Tin học 8 - Tiết 37-38, Bài 7: Cấu trúc lặp - Năm học 2009-2010 - Lê Thanh Đức

Giáo án Tin học 8 - Tiết 37-38, Bài 7: Cấu trúc lặp - Năm học 2009-2010 - Lê Thanh Đức

 A. MUÏC TIEÂU:

1- KiÕn thøc: HS

- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình;

- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần;

- Hiểu hoạt động của câu lênh lặp với số lần biết trước for . do trong Pascal;

- Biết lệnh ghép trong Pascal.

2- Kó naêng:

- Viết đúng lệnh for.do trong một số tình huống đơn giản;

- Hiểu cách viết đúng các quy tắc, cú pháp trong ngôn ngữ cụ thể khi dùng vòng lặp for;

- Đọc hiểu được chương trình có sử dụng vòng lặp for.do;

3- Thaùi ñoää:

- Nhận thức được vai trò quan trọng của vòng lặp xác định for.do là giúp thực hiện các công việc lặp lại nhiều lần một cách khoa học, nhanh chóng, không dài dòng, tránh nhàm chán, dễ sai sót và tốn thời gian;

- Có ý thức trong học tập.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 37-38, Bài 7: Cấu trúc lặp - Năm học 2009-2010 - Lê Thanh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HÀ
 Trường THCS Nguyễn Huệ
 Tiết: 37-38
 Bài 7: CẤU TRÚC LẶP
	Người soạn:Lê Thanh Đức
	Ngày soạn: 20/01/2010
	Lớp:	
 A. MUÏC TIEÂU: 
1- KiÕn thøc: HS
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình;
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần;
- Hiểu hoạt động của câu lênh lặp với số lần biết trước for ... do trong Pascal; 
- Biết lệnh ghép trong Pascal.
2- Kó naêng: 
- Viết đúng lệnh for...do trong một số tình huống đơn giản;
- Hiểu cách viết đúng các quy tắc, cú pháp trong ngôn ngữ cụ thể khi dùng vòng lặp for; 
- Đọc hiểu được chương trình có sử dụng vòng lặp for...do;
3- Thaùi ñoää: 
- Nhận thức được vai trò quan trọng của vòng lặp xác định for...do là giúp thực hiện các công việc lặp lại nhiều lần một cách khoa học, nhanh chóng, không dài dòng, tránh nhàm chán, dễ sai sót và tốn thời gian; 
- Có ý thức trong học tập.
B. CHUAÅN BÒ BAØI HOÏC: 
 1. Giaùo vieân: 	- Giáo án, máy Projector, bảng và bút;
 	 	- Một số ví dụ bài tập về vòng lặp for...do;
 2. Hoïc sinh: 	- SGK, dụng cụ học tập.
C. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY - HOÏC:
1. OÅn ñònh lôùp:
- kiểm tra sĩ số của lớp. 
2. Kieåm tra baøi cuõ: 
 1. Cấu trúc của câu lệnh điều kiện
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Dặt vấn đề.
 - Tiết trước các em đã học cấu trúc điều kiện là cấu trúc mà một câu lệnh chỉ thực hiện được một công việc,nếu nhiều công việc thì phải thực hiện nhiều câu lệnh, vậy có cấu trúc nào có thể thay thế cho nhiều lệnh để làm nhiều công việc giống nhau hay không. Trong tiết học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết câu hỏi trên.
 2. Baøi môùi: 
NOÄI DUNG
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu các công việc phải lặp nhiều lần
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần:
- Lặp với số lần nhất định và biết trước. 
+ VD: Đánh răng mỗi ngày 2 lần, ngày ăn cơn 3 lần,...
- Lặp với số lần không thể xác định trước. 
+ VD: Học cho đến khi thuộc bài.
- GV hỏi: Trong đời sống hằng ngày có rất nhiều công
việc được lặp đi lặp lại, em nào cho biết một vài ví dụ?
- GV cho thêm vào ví dụ: mỗi sáng thứ 2 đều chào cờ đầu tuần, hoặc cô giáo lặp đi lặp lại việc gọi học sinh lên trả bài và ghi điểm, cô giáo sẽ ngừng lại cho đến khi đã vào điểm cho tất cả học sinh....
- GV chốt lại: đó là các công việc, các hoạt động được thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, được chia làm 2 kiểu lặp: lặp với số lần nhất định, biết trước và lặp với số lần không xác định được.
- GV hỏi: ví dụ nào là lặp với số lần xác định được, ví dụ nào là lặp với số lần không xác định được?
GV: Nhận xét đánh giá 
- GV cho học sinh ghi vào vở 
Thảo luận trả lời: 
Tiếng gà gáy mỗi sáng, tiếng trống trường sau mỗi tiết học, đánh răng trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy...
- Hằng ngày em đi học ...
HS lắng nghe
Một vài học sinh trả lời
HS Lắng nghe 
HS ghi vào vở 
Hoạt động 2: Giới thiệu câu lệnh lặp, cấu trúc lặp.
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh:
- GV: Cho một số ví dụ để hoc sinh trình bày thuật toán. GV nhận xét và đưa ra kết luận.
- Xét VD1: Vẽ 3 hình vuông bằng nhau
Ta phải vẽ lần lượt 3 hình. Nhưng với câu lệnh lặp, ta chỉ cần vẽ một hình vuông, rồi lặp lại cho 2 hình vuông kia. Ta có thuật toán như thế nào?
- Gọi một HS nêu thuật toán.
- GV: nhận xét, giải thích các bước lặp của thuật toán
VD1:HS quan sát
- Một HS nêu thuật toán:
B1: Vẽ hình vuông đầu tiên
B2: Xét nếu hình vuông vẽ được ít hơn 3 thì di chuyển về phải 2 đơn vị, trở về bước 1để tiếp tục vẽ; Ngược lại kết thúc thuật toán.
- HS: thảo luận, bổ sung
- Cấu trúc lặp được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó cho đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn. 
- Câu lệnh lặp là “cách” để chỉ thị máy tính thực hiện cấu trúc lặp.
VD2: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên 
S= 1+2+3+...+100.
Gọi một học sinh nêu thuật toán.
- GV: nhận xét, giải thích các bước lặp của thuật toán.
VD3: In ra màn hình số lần lặp từ 15
- GV: nhận xét, giải thích các bước lặp của thuật toán
* Qua 3 ví dụ GV giải thích đưa ra kết luận: Cách mô tả các hoạt động trong thuật toán như ở các ví dụ được gọi là cấu trúc lặp. Vậy cấu trúc lặp có vai trò gì?
- GV: chốt lại cho HS ghi vào vở
* Giải thích câu lệnh lặp: là cách để điều kiển máy tính thực hiện cấu trúc lặp. 
VD2: Một HS nêu thuật toán:
B1: S ¬ 0; i ¬ 0
B2: i ¬ i + 1
B3: nếu i<=100 thì 
S ¬ S+i và quay lại B2
B4: kết thúc thuật toán
- HS: thảo luận, bổ sung
VD3: HS trình bày thuật toán:
B1: i ¬1
B2: Viết ra lần lặp thứ i, i+1
B3: nếu i<=5 thì quay lại B2
B4: Kết thúc thuật toán
- HS: thảo luận, bổ sung
- HS thảo luận trả lời
HS ghi vào vở 
Hoạt động 3: Cấu trúc câu lệnh lặp
3. Ví dụ về câu lệnh lặp:
* Cấu trúc: 
for := 
 to do ;
Trong đó:
- Biến đếm: là biến thường có kiểu nguyên;
- Giá trị đầu, giá trị cuối: là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm. Giá trị cuối phải lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu;
- Trở lại với VD2: minh họa với ngôn ngữ pascal:
Cấu trúc lặp đã được mô tả bằng câu lệnh lặp của ngôn ngữ pascal.
- GV hỏi: dựa vào ví dụ, mời 1 
bạn lên viết cấu trúc câu lệnh lặp.
- GV nhận xét đưa ra cấu trúc câu lệnh lặp..
- GV cùng HS phân tích cú pháp:
+ Giá trị đầu, giá trị cuối luôn là kiểu dữ liệu gì?
+ biến đếm: biến đầu tiên được gán giá trị đầu, mỗi lần thực hiện thì biến đếm tăng 1 đơn vị từ giá trị đầu đến giá trị cuối. Vậy biến đếm có kiểu dữ 
liệu gì? Giá trị cuối như thế nào so với giá trị đầu?
- Cùng học sinh phân tích hoạt động: Đầu tiên biến đếm gán bằng giá trị đầu, sau đó giá trị biến đếm tăng dần 1 đơn vị từ giá trị đầu đến giá trị cuối. và câu lệnh được thực hiện mỗi lần tăng biến đếm cho đến khi biến đếm vượt quá giá trị cuối thì kết thúc.
HS quan sát ví dụ
- HS lên viết cấu trúc
- Thảo luận nhận xét
- Dữ liệu kiểu số nguyên
- HS trả lời: kiểu nguyên, giá trị cuối >= giá trị đầu
- HS ghi vào vở
- HS lắng nghe
V- CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
1/ Củng cố : Nhắc lại câu lệnh lặp
- GV gọi HS trả lời câu hỏi 2 và 3: Sgk/60
2/ Hướng dẫn về nhà:
a) Bài vừa học: 
- HS nắm vững nội dung của bài vừa học.
- Cho bài tập về nhà.
b) Bài sắp học: Bài 7: “Câu lệnh lặp” (tt)
- Tìm hiểu một vài ví dụ sử dụng cấu trúc câu lệnh lặp for  do.
- Cách tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Cau_lenh_lap.doc