Giáo án Tin học 8 - Tiết 11, Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh

Giáo án Tin học 8 - Tiết 11, Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh

I. MỤC TIÊU:

• Biết khái niệm biến, hằng;

• Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng;

• Biết vai trò của biến trong lập trình;

Hiểu lệnh gán

II. CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.

- Đọc tài liệu ở nhà trước khi

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU.

 Đặt và giải quyết vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Tổ chức.

2. Kiểm tra.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 11, Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình - Năm học 2010-2011 - Lê Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH.
I. MỤC TIÊU:
Biết khái niệm biến, hằng;
Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng;
Biết vai trò của biến trong lập trình;
Hiểu lệnh gán
II. CHUẨN BỊ:
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Đặt và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Tổ chức.
Kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠY ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Cho HS đọc tài liệu SGK.
Thế nào là biến.
Thế nào là hằng.
Gioá viên giới thiệu bién và hằng quqa ví dục ở SGK một lần nữa.
1. Biến là công cụ trong lập trình.
Biến là đại lượng để lưu trữ dữ liệu, có thể thay đổi giá trị của biến tại bất kì vị trí nào trong chương trình. Muốn sử dụng biến thì phải khai báo, khi khai báo biến phải khai báo kiểu dữ liệu mà biến sẽ lưu trữ. Biến chỉ có thể lưu trữ được dữ liệu có kiểu thuộc kiểu của biến. Người lập trình tự đặt tên cho biến theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình đang sử dụng. Có thể gán giá trị cho biến và tính toán với biến.
 Hằng có khai báo là đại lượng để lưu trữ dữ liệu cố định. Không được phép thay đổi giá trị của hằng trong chương trình
Ví dụ: SGK.
Học sinh nghe và đọc.
Cho HS đọc tài liệu SGK.
Khai báo biến gồm có mấy phầm.
Tên biến pahỉ tuân theo những quy luật nào? cho ví dụ.
2. Khai báo biến.
Việc khai báo biến gồm:
Khai báo tên biến;
Khai báo kiểu dữ liệu biến có thể lưu.
Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.
Hình dưới là một ví dụ về cú pháp khai báo biến trong Pascal:
trong đó:
var là từ khóa dùng để khai báo,
m, n là các biến có kiểu nguyên (integer),
S, dientich là các biến có kiểu thực (real), 
thong_bao là biến kiểu xâu (string). 
Tùy theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.
Cho HS lamg bài 1; 2; 3 SGK trang 33.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP.
Bài 1: 
Đáp án: a) Hợp lệ; b) Không hợp lệ; 
 Hợp lệ; d) Không hợp lệ.
Bài 2: Mặc dù đều cùng phải khai báo trước khi có thể sử dụng trong chương trình, sự khác nhau giữa biến và hằng là ở chỗ giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình, còn giá trị của biến thì có thể thay đổi được tại từng thời điểm thực hiện chương trình.
Bài 3: Không thể gán lại giá trị 3.1415 cho Pi trong phần thân chương trình vì giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. 
Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Làm các bài tập còn lại,
Đọc bài mới để giờ sau học tiếp bài này.
Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11.doc