Giáo án Tin học 8 - Tiết 24-25, Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If...Then - Trần Thị Kim Nguyên

Giáo án Tin học 8 - Tiết 24-25, Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If...Then - Trần Thị Kim Nguyên

I. Mục tiêu yêu cầu:

Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức của HS.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đề kiểm tra.

- Học sinh: Học bài cũ, ôn tập.

III. Tiến trình hoạt động:

GV phát đề cho HS:

Khoa hằng ngày đi làm bằng xe máy, nếu xăng có giá 14500 đồng /lít tháng Khia chi x đồng mua xăng. Khi xăng tăng giá lên 19000 đồng/lít, hỏi Khoa sẽ phải chi thêm một khoản tiền để mua xăng là bao nhiêu? Hãy viết chương trình tính số tiền mà Khoa phải chi thêm để mua xăng.

 

doc 6 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1816Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 24-25, Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If...Then - Trần Thị Kim Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	
Tiết: 24	
Bài thực hành 4:
SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IFTHEN
I. Mục tiêu yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Viết được câu lệnh điều kiện ifthen trong chương trình.
- Rèn được kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị giáo án tốt, phòng máy.
- Học sinh: học bài cũ và xem trước bài mới.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV đưa nội dung bài tập yêu cầuHS đọc và nêu yêu cầu bài toán.
? Hãy mô tả thuật toán để giải bài toán đã cho.
HS: Trả lời.
GV chốt lại và đưa ra thuật toán.
GV yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu ý nghĩa chương trình sắp xếp.
GV yêu cầu HS gõ chương trình vào máy.
? Làm thế nào để dịch và chạy chương trình.
HS: Trả lời.
? Lưu chương trình như thế nào.
HS: Trả lời.
GV yêu cầu HS dịch và chạy chương trình. Nhập các bộ dữ liệu để thử chương trình, lưu chương trình với tên Sap_xep.
Bài thực hành 4: SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IFTHEN
- Có thể sử dụng các câu lệnh ifthen lồng nhau.
- Sử dụng từ khoá and có thể kết hợp nhiều phép so sánh đơn giản thành một phép so sánh phức hợp. Giá trị của phép so sánh này là đúng khi và chỉ khi tất cả các phép so sánh đơn giản đều đúng. Ngược lại, nó có giá trị sai.
Ví dụ: (a>0) and (a<=5)
Từ khóa or cũng được sử dụng để kết hợp nhiều phépso sánh đơn giản. Giá trị của phép so sánh này chỉ sai khi tất cả các phép so sánh thành phần đều sai. Ngược lại, nó có giá trị đúng.
1. Bài 1:
Bước 1: nhập 2 số a, b từ bàn phím.
Bước 2: nếu a<=b thì hiển thị ra màn hình giá trị biến a trước rồi đến giá trị biến b.
Bước 3: nếu b<a thì hiển thị ra màn hình giá trị biến b trước rồi đến giá trị biến a.
Bước 4: kết thúc.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Nhận xét kết quả thực hành.
- GV kiểm tra một số máy.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Về nhà xem lại các thao tác thực hành.
Tuần: 13	
Tiết: 25	
Bài thực hành 4:
SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IFTHEN (TT)
I. Mục tiêu yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Viết được câu lệnh điều kiện ifthen trong chương trình.
- Rèn được kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị giáo án tốt, phòng máy.
- Học sinh: học bài cũ và xem trước bài mới.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
? Nêu yêu cầu bài tập 2.
HS: Trả lời.
? Hãy nêu thuật toán.
HS: Trả lời.
GV đưa ra chương trình của bài 2 và yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa các câu lệnh trong chương trình.
? Theo em chương trình có lỗi gì không.
HS: Trả lời.
HS thực hành gõ và lưu chương trình vào máy, cho dịch và chạy.
HS cho chạy chương trình với các bộ dữ liệu mà SGK yêu cầu.
? Qua kết quả nhận được em thấy chương trình viết đã được chưa?
HS: Trả lời.
? Hãy tìm chỗ chưa đúng để sữa chương trình.
HS: trả lời.
GV đưa ra nội dung bài tập 3.
? Hãy nêu yêu cầu bài toán.
HS: Trả lời.
? Ba số dương có thể là độ dài ba cạnh của tam giác khi thoả mãn điều kiện gì.
HS: Trả lời.
GV đưa ra chương trình bài 3, yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm ý nghĩa các câu lệnh trong chương trình, cho dịch và chạy với các bộ số tùy ý.
1. Bài 2: 
Program ai_cao_hon;
Uese crt;
Var Long, Trang: real;
Begin
Clrscr;
Write9’Nhap chieu cao cua ban Long: ’);
Readln(Long);
Write(‘Nhap chieu cao cua Trang: ‘);
Readln(Trang);
If Long>Trang than writeln(‘Ban Long cao hon’);
If Long<Trang then writeln(‘Ban Trang cao hon’)
Else writeln(‘Hai ban cao bang nhau’);
Readln
End.
2. Bài 3:
Program Ba_canh_tam_giac;
Uses crt;
Var a, b, c: real;
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap ba so a, b và c: ‘);
Readln(a,b,c);
If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then
Writeln(‘a, b va c la 3 canh cua mot tam giac!’)
Else writeln(‘a, b, c khong la 3 canh cua 1 tam giac’);
Readln
End.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Nhận xét kết quả thực hành.
- GV kiểm tra một số máy.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Về nhà xem lại các thao tác thực hành.
Tuần: 13	
Tiết: 26	
BÀI TẬP
I. Mục tiêu yêu cầu:
 - Ôn lại các kiến thức đã học.
 - Giải quyết một số bài tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị giáo án tốt.
- Học sinh: học bài cũ và xem trước bài mới.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hãy viết thuật toán tìm số lớn nhất trong 3 số a, b, c. em hãy mô phỏng quá trình thực hiện thuật toán với các bộ dữ liệu (3, 6, 10).
Em hãy xác định Input, Output và mô tả thuật toán tìm giá trị tuyệt đối của một số cho trước.
Câu 1:
Input: Ba số a, b, c.
Output: Max (=max{a, b, c}, là số lớn nhất trong ba số a, b và c).
Bước 1. Nhập 3 số a, b, c.
Bước 2. Gán Max¬a.
Bước 3. Nếu b>Max, gán Max¬b.
Bước 4. Nếu c>Max, gán Max¬c.
Bước 5. Thông báo kết quả Max và kết thúc thuật toán.
Mô phỏng:
Bước
a
b
c
Số lớn nhất
1
3
6
10
2
3
6
10
3
3
3
6
10
6
4
3
6
10
10
5
3
6
10
10
Câu 2:
Input: Số a;
Output: b(=|a|, giá trị tuyệt đối của số a).
Bước 1. Nhập số a.
Bước 2. Nếu a<0, gán b¬-a; ngược lại, gán b¬a.
Bước 3. In giá trị của b (giá trị tuyệt đối của a).
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Tiết sau kiểm tra thực hành.
Tuần: 14	
Tiết: 27	
KIỂM TRA THỰC HÀNH
I. Mục tiêu yêu cầu:
Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức của HS.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề kiểm tra.
- Học sinh: Học bài cũ, ôn tập.
III. Tiến trình hoạt động:
GV phát đề cho HS:
Khoa hằng ngày đi làm bằng xe máy, nếu xăng có giá 14500 đồng /lít tháng Khia chi x đồng mua xăng. Khi xăng tăng giá lên 19000 đồng/lít, hỏi Khoa sẽ phải chi thêm một khoản tiền để mua xăng là bao nhiêu? Hãy viết chương trình tính số tiền mà Khoa phải chi thêm để mua xăng.
Đáp án:
Program muaxang;
Var x, y: real;
Begin
Write(‘So tien Khoa mua xang voi gia cu la: ‘);
Readln(x);
y:=19000*x/14500;
Writeln(‘So tien bo mua xang voi gia moi la: ‘,y:15:0);
writeln(‘So tien bo phai chi them mua xang la: ‘,y-x:115:0);
readln
end.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 6 cau lenh dieu kien.doc