Giáo án Tin học 8 - Tiết 21: Tìm hiểu thời gian với phần mềm Suntimes (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 21: Tìm hiểu thời gian với phần mềm Suntimes (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu đuợc các chức năng chính của phần mềm, sử dụng phần mềm để quan sát thời gian địa phuơng của các vị trí khác nhau trên Trái Đất.

 - Thông qua phần mềm, Hs sẽ hiểu biết thêm về thiên nhiên, Trái Đất, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống

 2. Kĩ năng:

 - Tự thao tác và thực hiện một số chức năng chính của phần mềm như tìm kiếm các vị trí trên Trái Đất có cùng thời gian Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn, tìm các vị trí có nhật thực, cho thời gian tự chuyển động để quan sát hiện tuợng ngày và đêm,

 - Biết vận dụng và sử dụng phần mềm trong việc hỗ trợ học tập và nâng cao kiến thức của mình.

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 21: Tìm hiểu thời gian với phần mềm Suntimes (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2009
Ngày dạy: 02/10/2009
Tuần 11:	Tiết 21:
 TÌM HIỂU THỜI GIAN VỚI 
PHẦN MỀM SUNTIMES (tt)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Hiểu đuợc các chức năng chính của phần mềm, sử dụng phần mềm để quan sát thời gian địa phuơng của các vị trí khác nhau trên Trái Đất.
	- Thông qua phần mềm, Hs sẽ hiểu biết thêm về thiên nhiên, Trái Đất, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống
	2. Kĩ năng:
	- Tự thao tác và thực hiện một số chức năng chính của phần mềm như tìm kiếm các vị trí trên Trái Đất có cùng thời gian Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn, tìm các vị trí có nhật thực, cho thời gian tự chuyển động để quan sát hiện tuợng ngày và đêm,
	- Biết vận dụng và sử dụng phần mềm trong việc hỗ trợ học tập và nâng cao kiến thức của mình.
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. 
	2. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Hoạt động 1:Khởi động
Gv: Mở điện
Gv: Yêu cầu Hs khởi động máy, quan sát và báo cáo tình trạng máy của mình
Hs: Thực hiện
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng.
Gv: Kết nối máy chủ và máy con.
Gv: Yêu cầu Hs quan sát vùng có màu đen trên bản đồ.
Vùng đệm chuyển giữa ngày và đêm: sang sớm
Vùng đệm chuyển giữa ngày và đêm: chiều tối
Gv: Vùng có màu đen trên bảng đồ là vùng có thời gian như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Xung quanh vùng này có đường phân cách sáng tối, đó chính là vùng đệm giữa ngày và đêm
Gv: Khối màu đen dịch chuyển theo chiều như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Tại ranh giới phân chia ngày/đêm ở phía bên tay phải là lúc Mặt Trời như thế nào? ở phía bên tay trái là lúc Mặt Trời ra sao?
Hs: Trả lời.
Gv: Tương tự, vùng đệm chuyển giữa ngày và đêm ở phía bên tay phải là sáng sớm, ở phía bên tay trái là chiều tối.
 Giữa vùng đệm có một đường liền, là đường cho biết thời gian Mặt trời mọc, lặn.
Hs: Thực hành.
Gv: Quan sát trên màn hình, hãy cho biết phía dưới thanh bảng chọn em thấy những nút lệnh nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Quan sát vào các nút lệnh:
 Em biết được thông tin gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Cho Hs tìm hiểu các nút lệnh trong thời gian 2’
Hs: Tìm hiểu.
Gv: Em có thể thay đổi các giá trị đó được hay không?
Hs: Trả lời.
Gv: Thay đổi bằng cách nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Lần đầu tiên chạy phần mềm, thời gian trên bản đồ sẽ được tính theo thời gian hệ thống của máy tính. Tuy nhiên, em có thể thay đổi thời gian này bằng các nút lệnh trên thanh công cụ.
 Bằng cách nháy chuột lên các nút lệnh thời gian này em có thể đặt lại thời gian như ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây.
Thay đổi thông tin Ngày-Tháng-Năm
Thay đổi thông tin Giờ-Phút-Giây
Gv: Quan sát, khi cô thay đổi thông tin này, thì vùng sáng tối như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Khi thay đổi thông tin này em sẽ thấy vùng sáng tối trên bản đồ sẽ thay đổi cho phù hợp. Như vậy, bằng cách thay đổi lại thời gian, em có thể biết thêm thông tin liên quan đến sự thay đổi giờ của các vị trí khác nhau trên thế giới.
Gv: Để lấy lại trạng thái thời gian hệ thống máy tính cô thực hiện như thế nào?
Hs: Trả lời
Gv: Nháy nút để lấy lại trạng thái thời gian hệ thống máy tính.
Gv: Bằng cách thay đổi thời gian, em sẽ quan sát và phát hiện được khá nhiều điều thú vị
Gv: Nếu cô thay đổi thông tin ngày-tháng-năm là 12 Jul 2009, em quan sát thấy gì?
Hs: Trả lời.
 Ngày 12-7: Hiện tượng “đêm trắng” tại điểm cực Bắc của Trái Đất.
Gv: Vào mùa hè, tháng 6, 7, 8, khối màu đen trên bản đồ luôn có dạng phí dưới rộng ra, phía trên nhỏ lại. Khi đó, các vùng ở phía Nam của Trái Đất sẽ có thời gian ban đêm dài hơn so với các vùng ở phía Bắc. Đặc biệt tại vùng nằm ở “đỉnh” của khối đen, thời gian ban đêm là rất ngắn. Tại vùng này sẽ có hiện tượng “đêm trắng”, tức là hầu như không có ban đêm (hiện tượng Mắt Trời chưa lặn hết đã mọc)
Gv: Nếu cô thay đổi thông tin ngày-tháng-năm là 12 Dec 2009, em quan sát thấy gì?
Hs: Trả lời.
 Ngày 12-12: Hiện tượng “đêm trắng” xuất hiện tại điểm cực Nam của Trái Đất, trong khi cực Bắc sẽ là “ngày đen”
Gv: Vào cuối năm, tháng 11, 12, tháng 1, khối đen trên bản đồ sẽ có dạng ngược lại, co vào phía dưới và phình ra ở phía trên. Khi đó hiện tượng “đêm trắng” sẽ xuất hiện ở phía Nam Trái Đất và ở Bắc Cực sẽ xảy ra hiện tượng “ngày đen” nghĩa là Mặt Trời chưa kịp mọc đã lặn.
Gv: Thế nào là hiện tượng “đêm trắng” và “ngày đen”?
Hs: Trả lời.
Gv: “Đêm trắng” là Mặt Trời chưa lặn hết đã mọc. “Ngày đen” là Mặt Trời chưa kịp mọc đã lặn.
Gv: Cho Hs thực hành: thay đổi thông tin ngày-tháng-năm và giờ-phút-giây.
Hs: Thực hành.
Gv: Cho Hs thực hành điều chỉnh thời gian là ngày: 12 Jul 2009 (12-7) và 12 Dec 2009 (12-12) để quan sát hiện tượng “đêm trắng” và “ngày đen”.
Hs: Thực hành.
3. Hướng dẫn sử dụng:
 a. Phóng to quan sát một vùng bản đồ chi tiết.
 b. Quan sát và nhận biết thời gian: ngày và đêm.
 c. Quan sát và xem thông tin thời gian chi tiết của một địa điểm cụ thể
d. Quan sát vùng đệm giữa ngày và đêm:
 e. Đặt thời gian quan sát:
3. Củng cố:
	Câu 1: Nhìn lên bản đồ em phân biệt ngày và đêm dựa vào điều gì?
	a. Ngày có mặt trời, đêm không có.
	b. Ngày màu sáng, đêm màu tối.
	c. Ngày nửa bên trái, còn đêm nửa bên phải của màn hình.
	d. Ngày nửa bên phải, còn đêm nửa bên trái của màn hình
	Hãy chọn phương án đúng.
	Câu 2: Thời gian địa phương của từng vị trí trong bản đồ của phần mềm thay đổi như thế nào?
	a. Mặc định sẽ lấy từ thời gian hệ thống trên máy tính của em.
	b. Luôn luôn đúng theo phần mềm đã quy định – không thay đổi
	c. Mặc định sẽ lấy từ thời gian quốc tế
	d. Ta không thể thay đổi được thời gian
	Hãy chọn phương án đúng.
	Câu 3: Hiện tượng mô tả như hình vẽ dưới đây người ta gọi là hiện tượng gì?
	a. Nhật thực	b. Nguyệt thực
	c. “đêm trắng”	d. “Ngày đen”
	Hãy chọn phương án đúng.	
4. Dặn dò:
	- Về nhà học bài, thực hành
	- Coi tiếp bài “Tìm hiểu thời gian với phần mềm Sun Times”
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docsuntimes tiet 21.doc