Giáo án Tin học 8 - Tiết 16, Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

Giáo án Tin học 8 - Tiết 16, Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình

 - Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực

 - Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến

 2. Kĩ năng:

 - Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được các kiểu dữ liệu phú hợp cho biến

 - Kết hợp được giữa lệnh write, writeln với read, readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím

 - Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến

 3. Thái độ:

 - Ham thích môn học.

 - Tích cực học tập

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - SGK, tài liệu, giáo án.

 - Đồ dùng dạy học: máy vi tính

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài và học bài ở nhà.

 - SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tiết 16, Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến - Năm học 2009-2010 - Ngô Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/10/2009
Tuần 8:	Tiết 16:
Bài thực hành 3: 
KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Bước đầu làm quen cách khai báo và sử dụng biến trong chương trình
	- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực
	- Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến
	2. Kĩ năng:
	- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được các kiểu dữ liệu phú hợp cho biến
	- Kết hợp được giữa lệnh write, writeln với read, readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím
	- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến
	3. Thái độ:
	- Ham thích môn học.
	- Tích cực học tập
II. PHƯƠNG PHÁP:
	Phương pháp thử, trực quan, thảo luận nhóm, thử.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- SGK, tài liệu, giáo án.
	- Đồ dùng dạy học: máy vi tính
	2. Học sinh:
	- Đọc trước bài và học bài ở nhà.
	- SGK, đồ dùng học tập: máy vi tính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp. 
	2. Bài mới:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Gv: Mở điện
Gv: Yêu cầu Hs khởi động máy, quan sát và báo cáo tình trạng máy của mình
Hs: Thực hiện
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Pascal và cách khai báo biến với các kiểu dữ liệu
Gv: Yêu cầu Hs đọc Sgk?
Hs: Đọc bài
Gv: Trong Pascal, có những kiểu dữ liệu nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Cú pháp khai báo biến?
Hs: Trả lời.
Hoạt động 3: Bài 1
Gv: Yêu cầu Hs đọc Sgk.
Gv: Bài 1 yêu cầu thực hiện những gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Quan sát chương trình trong Sgk, hãy cho biết chương trình có bao nhiêu biến, kiểu dữ liệu của mỗi biến?
Hs: Trả lời.
Gv: Trong chương trình có sử dụng câu lệnh gán không? Đó là những câu lệnh nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Trong chương trình có sử dụng lệnh khai báo hằng không?
Hs: Trả lời.
Gv: Yêu cầu Hs gõ chương trình lên máy. Lưu chương trình với tên TINHTIEN.PAS. Dịch, chỉnh sửa lỗi và chạy chương trình 
Gv: Thực hiện các yêu cầu trong Sgk.
Hs: Thực hành.
Gv: Giải thích cho Hs biết về những dòng chữ được đặt trong dấu { } và (* *)
Gv: Tại sao khi chạy chương trình với bộ dữ liệu (1, 35000) thì kết quả lại sai?
Hs: Trả lời.
Gv: Vì biến Soluong có kiểu dữ liệu là integer nên chỉ cho phép chứa các giá trị trong khoảng từ -32768 đến 32767, giá trị 35000 nằm ngoài phạm vi trên cho nên đã gây ra lỗi, kết quả đưa ra không chính xác.
Gv: Làm cách nào để khi ta nhập soluong là 35000 thì kết quả chương trình đúng?
Hs: Trả lời.
Gv: Ta sửa kiểu dữ liệu của biến soluong là kiểu real.
1. Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Pascal và cách khai báo biến với các kiểu dữ liệu:
Cú pháp khai báo biến:
 Var : ;
Trong đó:
 - danh sách biến là danh sách một hoặc nhiều tên biến và được cách nhau bởi dấu phẩy ( , )
 - kiểu dữ liệu là một trong các kiểu dữ liệu của Pascal
2. Bài 1: Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến.
program tinh_tien;
uses crt;
var
 soluong:integer;
 dongia, thanhtien:real;
 thongbao: string;
const phi = 1000;
begin
 clrscr;
 thongbao:='tong so tien phai tra:';
 {nhap don gia va so luong hang}
 write('don gia=');
 readln(dongia);
 write('so luong hang=');
 readln(soluong);
 thanhtien:=soluong*dongia+phi;
 (* in ra so tien phai tra *)
 writeln(thongbao, thanhtien:10:2);
 readln
end.
4. Củng cố:
	Hãy liệt kê các lỗi có trong chương trình dưới đây và sửa lại cho đúng?
 Var so luong : integer;
 Dongia := real;
 Tien; phidv : byte;
 Const c : 5;
 Begin
 Clrscr;
 Soluong := 40000;
 Dongia := soluong / c
	 Write(dongia);
 	 Readln
 End
5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài
	- Coi tiếp bài 2 của bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến.
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thuc hanh 3 tiet 16.doc