Giáo án Tin học 8 - Học kỳ 2 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu

Giáo án Tin học 8 - Học kỳ 2 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu

1. MỤC TIÊU

1.1 Kiến thức

- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.

- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.

- Biết lệnh ghép trong pascal.

1.2 Kỹ năng

- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do trong pascal.

- Viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống đơn giản.

1.3 Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .

2. CHUẨN BỊ

2.1 Nội dung:

- Các công việc cần phải thực hiện nhiều lần.

- Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh.

2.2 Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài tập.

- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.

 

doc 36 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1039Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Học kỳ 2 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37
Bài 7: CÂU LỆNH LẶP
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: 05/01. 8B – 07/01. 8A
1. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Biết lệnh ghép trong pascal.
1.2 Kỹ năng
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước fordo trong pascal.
- Viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống đơn giản.
1.3 Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .
2. CHUẨN BỊ
Nội dung:
- Các công việc cần phải thực hiện nhiều lần.
- Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh.
Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài tập.
- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học trực quan
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thực hành, luyện tập
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp	(2’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
+ Lớp 8A: 27 Vắng:
+ Lớp 8B: 25 Vắng:
Kiểm tra bài cũ (không thực hiện)
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1’)
- Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi, lặp lại nhiều lần, có những hoạt động mà chúng ta thường thực hiện lặp với số lần nhất định và biết trước. Khi viết chương trình cũng vậy. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh để thực hiện một phép tính nhất định. Để hiểu hơn về điều này ta đi vào bài mới.
* Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số công việc phải thực hiện nhiều lần 
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần: 
=> Khi viết chương trình cũng vậy. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh để thực hiện một phép tính nhất định.
- Giới thiệu một số hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống hằng ngày.
- ? Tìm một số công việc còn lại diến ra trong cuộc sống hằng ngày cũng lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Lắng nghe.
-Aên cơm, ..
15’
Hoạt động2: Tìm hiểu câu lệnh lặp
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh:
* Ví dụ 1: (SGK)
- Đưa ra ví dụ:
- Giả sử ta cần vẽ ba hình vuông có cạnh một đơn vị.
- Việc vẽ hình vuông có thể thực hiện được bằng thuật toán sau đây:
- Đưa ra thuật toán:
+ B1: Vẽ hình vuông (vẽ liên tiếp 4 cạnh và trở lại đỉnh ban đầu).
+ B2: Nếu số hình vuông đã vẽ được ít hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại B1; ngược lại kết thúc thuật toán.
- Yêu cầu học sinh xem xét thuật toán.
- Đọc yêu cầu.
- Chú ý lắng nghe.
- Làm việc cùng giáo viên.
- Theo dõi và nghiên cứu thuật toán.
- Suy nghỉ về thuật toán.
- Giáo viên cùng học sinh tìm hiểu từng bước 1 của ví dụ hai trong SGK.
- Hiểu vì sao cần đến cấu trúc lặp.
* Ví dụ 2: SGK
11’
Hoạt động 3: Cú pháp câu lệnh lặp
3. Ví dụ về câu l ệnh lặp: 
* Cú pháp: for := to do ;
Trong đó: for, to, do là các từ khóa, biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các 
- Yêu cầu hs viết đoạn chương trình in ra dòng chữ chào các bạn 10 lần.
- Nhận xét. Ta thấy các câu lệnh hoàn toàn giống nhau. Nếu ta viết như thế này thì chương trình vừa dài, vừa nhàm chán dễ xảy ra sai sót.
- Lên bảng thực hiện.
- Chú ý lắng nghe.
Vì vậy trong pascal cung cấp cho ta một câu lệnh lặp như sau: 
+ Đưa ra cú pháp và diễn giải cho hs hiểu.
- Chú ý lắng nghe và thảo luận cùng giáo viên.
giá trị nguyên và giá trị cuối không phải nhỏ hơn giá trị đầu.
- Giá trị cuối = giá trị đầu + 1.
- Sau mỗi vòng lặp biến đếm được tự động tăng thêm 1 đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối.
4.4 Củng cố (5’)
	- Hệ thống lại toán bộ kiến thức.
4.5 Hướng dẫn về nhà : (1’)
- Học bài và xem trước nội dung còn lại.
5. RÚT KINH NGHIỆM
— —»@@&??«— — —
Kí duyệt
Tiết 38
Bài 7: CÂU LỆNH LẶP
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày dạy: 05/01. 8B – 07/01. 8A
1. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Biết lệnh ghép trong pascal.
1.2 Kỹ năng
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước fordo trong pascal.
- Viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống đơn giản.
1.3 Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .
2. CHUẨN BỊ
Nội dung:
- Các công việc cần phải thực hiện nhiều lần.
- Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh.
Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài tập.
- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học trực quan
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thực hành, luyện tập
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp	(2’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
+ Lớp 8A: 27 Vắng:
+ Lớp 8B: 25 Vắng:
Kiểm tra bài cũ (không thực hiện)
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
9’
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ về câu lặp 
* Ví dụ 1:
- Program chao;
Var i: integer;
Begin
	For i:=1 to 10 do
	Writeln(‘chao cac ban’)
	Readln;
End.
- Hướng dẫn hs viết lại đoạn chương trình nêu trên nhờ vào cú pháp của câu lệnh lặp.
- Chú ý.
10’
- Yêu cầu học sinh viết đoạn chương trình in ra chữ O trên màn hình lặp lại 20 lần.
- Nhận xét, sửa bài.
=> Trong ví dụ này các câu lệnh đơn giản được đặt trong hai từ khóa để tạo thành một câu lệnh ghép trong pascal.
- Lên bảng.
* Ví dụ 2:
- Ví dụ 4/SGK: in dòng chữ O trên màn hình (20 lần).
Program chuO;
Var i: integer;
Begin
	For i:=1 to 20 do
	Begin
	Writeln(‘O’); 
	Delay (100);
	End;
	Readln;
End.	
8’
Hoạt động2: Tìm hiểu câu lệnh lặp về tính tổng và tích.
4. Câu lệnh lặp – tính tổng và tích:
* Tính tổng:
Ví dụ 1: Tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên.
Bài giải: SGK
- Đưa ra ví dụ 4 SGK.
- Yêu cầu hs viết lại thuật toán tính tổng đã được tìm hiểu trong bài học số 4.
- Nhận xét. Viết lại thuật toán.
=> Từ thuật toán giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành đoạn chương trình này.
- Đọc yêu cầu.
- Lên bảng.
- Chú ý.
- Theo dõi và nghiên cứu thuật toán.
9’
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ này:
- Hiểu vì sao cần đến cấu trúc lặp.
* Tích:
Ví dụ 2: Chương trình tính N!, với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.
Bài giải: SGK
4.4 Củng cố (5’)
	- Khái quát cho học sinh cấu trúc lặp với số lần biết trước.
	- Hướng dẫn giải bài tập SGK.
	Bài 6: Thuật toán:
	B1: Gán A.
	B2:
	B3: 
	B4: Nếu , quay lại B2.
	B5: Kết thúc thuật toán.
4.5 Hướng dẫn về nhà : (2’)
- Học bài và làm lại bài tập SGK.
- Xem trước nội dung thực hành.
- Bài tập thêm: Từ thuật toán trên về nhà hoàn thành đoạn chương trình hoàn chỉnh.
5. RÚT KINH NGHIỆM
— —»@@&??«— — —
Kí duyệt
Tiết 39
BÀI TẬP
Ngày soạn: 09/01/2011
Ngày dạy: 12/01. 8B – 14/01. 8A
1. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước.
- Biết lệnh ghép trong pascal.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
1.2Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết ngôn ngữ lập trình.
- Viết đúng được lệnh for do.
- Bước đầu viết được câu lệnh lặp.
1.3 Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .
2. CHUẨN BỊ
Nội dung:
- Dạng bài tập liên quan đến chương trình.
Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài tập.
- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học trực quan
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thực hành, luyện tập
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp	(2’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
+ Lớp 8A: 27 Vắng:
+ Lớp 8B: 25 Vắng:
Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: 
CH1: Viết cú pháp và công dụng của câu lệnh lặp với số lần biết trước.
* Trả lời:
CH1:
* Cú pháp: for := to do ;
Trong đó: for, to, do là các từ khóa, biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên và giá trị cuối không phải nhỏ hơn giá trị đầu.
- Giá trị cuối = giá trị đầu + 1.
- Sau mỗi vòng lặp biến đếm được tự động tăng thêm 1 đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối.
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1’)
- Tiết trước chúng ta đã hoàn thành xong nội dung về chương trình lặp với số lần biết trước, để củng cố bài học cũng như hoàn thành tốt trong buổi thực hành sau. Ta đi vào nội dung của tiết bài tập.
* Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
3’
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1 
1. Bài tập 1: 
* Khi thực hiện câu lệnh lặp, máy tính kiểm tra một điều kiện. Với lệnh lặp for := to do ; của pascal, điều kiện cần phải kiểm tra la gì?
- Ra bài tập.
- Đọc và chép bài vào vở.
8’
- ? Câu lệnh lặp này có tác dụng gì?
- Nhận xét. Làm ngắn gọn hay nói cách khác là làm đơn giản chương trình và giảm công sức của người viết chương trình.
- Trả lời: làm ngắn gọn chương trình.
- Chú ý theo dõi, chép bài vào vở.
* Bài giải:
- Làm đơn giản chương trình và giảm công sức của người viết chương trình.
5’
Hoạt động2: Bài tập 2
2. Bài tập 2:
* Các câu lệnh pascal sau có hợp lệ không? Vì sao?
a) for i:= 100 to 1 do writeln(‘A’);
b) for i:= 1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
c) for i= 1 to 10 do writeln(‘A’);
d) for i:= 1 to 10 do; writeln(‘A’);
e) var x: real;
begin
for x:=1 to 10 do writeln(‘A’);
end.
- Ra đề bài tập.
- Đọc nội dung và ghi bài vào vở.
15’
- Ghi cú pháp của câu lệnh lặp  ... g cố
Mẫu:
- Thực hiên lại một số thao tác nếu như trong tiết học học sinh hay mắc lỗi..
- Yêu cầu vẽ một hình là đối xứng qua tâm của một đối tượng cho trước.
- Nhận xét và thao tác lại.
- Chú ý quan sát..
- Thao tác vẽ.
4.4 Củng cố (5’)
	Nhắc nhở tiết thực hành.
 4.5 Hướng dẫn về nhà : (1’)
	Về nhà xem trước nội dung bài mới.
5. RÚT KINH NGHIỆM
..
Tiết 48
Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC
Ngày soạn: 15/02/2011
Ngày dạy: 18/02. 8B, 8A
1. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mản.
- Biết lệnh ghép trong pascal.
1.2Kỹ năng
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong pascal.
1.3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .
2. CHUẨN BỊ
Nội dung:
- Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
- Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài tập.
- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thực hành, luyện tập, kiểm tra đánh giá
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp	(2’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
+ Lớp 8A: 27 Vắng:
+ Lớp 8B: 25 Vắng:
Kiểm tra bài cũ (không thực hiện)
* Câu hỏi: 
* Trả lời:
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1’)
- Trong bài trước chúng ta đã làm quen với các hoạt động lặp và cách chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động lặp với số lần đã được xác định trước, chẳng hạn, để tính tổng các số nguyên từ 1 đến 100. Trong thực tế có nhiều hoạt động được thực hiện được lặp đi lặp lại với số lần chưa biết trước. Để thực hiện được các câu lệnh lặp như thế này trong pascal, hôm nay ta đi vào nội dung mới.
* Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
20'
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số công việc phải thực hiện nhiều lần 
1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước: 
Ví dụ 1:
Ví dụ 2: Thuật toán tính tổng n số tự nhiên đầu tiên nhỏ nhất lớn hơn 1000.
B1: .
B2: Nếu ; ngược lại, chuyển tới B4.
B3: và quay lại B2.
B4: In kết quả: S và n là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho s>1000. Kết thúc thuật toán.
* Sơ đồ:
Đúng
Sai
Điều kiện
Câu lệnh
- Đưa ra ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước: Ví dụ 1 SGK.
- TH1 GV giới thiệu : ?Vậy theo các em Long Đã biết trước là mình sẽ lặp lại hoạt động gọi điện đó thêm bao nhiêu lần nữa không.
- TH2 GV giới thiệu: ? Lần này Long sẽ thực hiện hoạt động gọi điện mấy lần.
- Giới thiệu thuật toán khái quát của ví dụ 2 SGK: Trong trường hợp này để quyết định thực hiện phép cộng với số tiếp theo hay dừng, trong từng bước ta phải kiểm tra tổng đã lớn hơn 1000 hay chưa? Kí hiệu S là tổng cần tìm ta có thuật toán như sau:
- Đưa ra thuật toán (Diễn giải).
- Việc thực hiện phép cộng ở thuât toán trên được lặp lại với số lần chưa biết trước, phụ thuộc vào điều kiện (S1000) và chỉ dừng khi điều kiện đó sai.
- Nói chung, việc lặp lại một nhóm các hoạt động với số lần chưa xác định trước phụ thuộc vào điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không và có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
- Lắng nghe.
- Biết trước, gọi thêm hai lần nữa.
- Chưa thể biết trước được. Cũng có thể là một hoặc hai lần hoặc nhiều hơn nữa.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
16’
Hoạt động2: Tìm hiểu Cú pháp về câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước:
* Cú pháp: while do ;
Trong đó: Điều kiện thường là một phép so sánh.
Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
Câu lệnh này được thực hiện như sau:
1. Kiểm tra điều kiện.
2. Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.
- Từ sơ đồ trên giáo viên có thể khái quát thành cú pháp của câu lệnh lặp.
- Điều kiện thường là một phép so sánh. (phép so sánh ở đây có thể là , >=, , <).
- Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
- Chú ý theo dõi bảng.
- Lắng nghe.
Bổ sung kiến thức:
Có thể nêu một số ví dụ sau: Nông dân ra đồng nhổ mà nhưng không biết nhổ một buổi sáng hết bao nhiêu bó mạ. chỉ biết rằng nhổ cho đến khi hết một buổi sánh thì thôi.
	4.4 Củng cố (5’)
	- Ngoài cấu trúc với số lần biết trước, ngôn ngữ lập trình còn có các câu lặp với số lần chưa biết trước.
	- Nêu một vài ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa được biết trước.
- Sự khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước. 4.5 Hướng dẫn về nhà : (1’)
	- Học bài và xem trước nội dung còn lại.
5. RÚT KINH NGHIỆM
— —»@@&??«— — —
Kí duyệt
Tiết 49
Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC
Ngày soạn: 20/02/2011
Ngày dạy: 23/02. 8B, 8A
1. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mản.
- Biết lệnh ghép trong pascal.
1.2Kỹ năng
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong pascal.
1.3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .
2. CHUẨN BỊ
Nội dung:
- Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
- Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài tập.
- Học sinh:Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Xem bài mới trước khi lên lớp.
.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Thực hành, luyện tập, kiểm tra đánh giá
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp	(2’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
+ Lớp 8A: 27 Vắng:
+ Lớp 8B: 25 Vắng:
Kiểm tra bài cũ (5')
* Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước whiledo?
* Trả lời:
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1’)
- Trong bài trước chúng ta đã làm quen với các hoạt động lặp và cách chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động lặp với số lần đã được xác định trước, chẳng hạn, để tính tổng các số nguyên từ 1 đến 100. Trong thực tế có nhiều hoạt động được thực hiện được lặp đi lặp lại với số lần chưa biết trước. Để thực hiện được các câu lệnh lặp như thế này trong pascal, hôm nay ta đi vào nội dung mới.
* Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
10'
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số ví dụ 
1. Ví dụ:
Ví dụ 3:
Viết chương trình tính số n nhỏ nhất để 1/n nhỏ hơn một sai số cho trước (với giá trị nào của n thì 1/n<0.005 hoặc 1/n<0.003)
Program tinhn;
Uses crt;
Var x:real;
	N:integer;
Const saiso=0.003;
Begin
	X:=1; n:=1;
	While x>=saiso do
Begin
	N:=n+1; x:=1/n;
End;
Writeln ('so n nho nhat de 1/n <' ,saiso,'la', n);
Readln;
End.
- Đưa ra ví dụ 3 SGK:
- Chúng ta biết rằng, nếu n càng lớn thi 1/n càng nhỏ. Vậy người ta hỏi với giá trị nào của n thì 1/n<0.005 hoặc 1/n<0.003.
- Yêu cầu ở đây đưa ra là gì?
- Rỏ ràng để tìm giá trị n ta phải tăng n này lên từng bước, và ta sẽ tính giá trị này theo từng mức tương ứng đó. Đến khi điều kiện thỏa mản thì thôi.
- Ở đây sai số này có dạng là một số thập phân, vậy ta phải khai báo chúng theo kiểu dữ liệu nào đây?
- Hướng dẫn học sinh viết chương trình.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Tìm giá trị n thỏa mản điều kiện trên.
- Chú ý.
- Vì dạng thập phân ta sẽ khai báo chúng dưới dạng real..
- Chú ý theo dõi.
- Ghi bài vào vở.
6'
- Nêu yêu cầu ví dụ 4.
- Nhắc lại thuật toán này trong ví dụ 2.
- Gọi một học sinh lên trình bày.
B1: .
B2: Nếu ; ngược lại, chuyển tới B4.
B3: và quay lại B2.
B4: In kết quả: S và n là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho s>1000. Kết thúc thuật toán.
- Lên bảng.
Ví dụ 4: Viết chương trình thể hiện thuật toán tính tổng của n số trong ví dụ 2:
Var s,n:integer;
Begin 
	S:=0; n:=1;
	While s<=1000 do
	Begin
	S:=s+n;
	N:=n+1
	End;
	Writeln ('so n nho nhat de tong>1000 la' , n);	
- Nhận xét, hướng dẫn viết chương trình.
- Chú ý theo dõi.
	Writeln ('tong dau tien >1000 la', s);
	Readln;
End.
10'
- Xét ví dụ 5.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
- Tương tự như thế, ta cũng có thể viết được chương trình này bằng cách sử dụng vòng lặp for do.
- Nhận xét.
- Tương tự hướng dẫn học sinh viết chương trình này nhờ vào lệnh while..do.
- Theo dõi.
- t:=t+i
- Lên bảng trình bày.
- Chú ý theo dõi.
- Ghi bài vào vở.
Ví dụ 5: Viết chương trình tính tổng T=1+1/2 + 1/3 +...+1/100 (Sử dụng vòng lặp for..do và while..do)
Sử dụng vòng lặp for ...do
T:=0;
For i:=1 to 100 do
T:=t+ 1/i;
Writeln (t);
Sử dụng vòng lặp while..do
T:=0; i:=1;
While i<=100 do
T:=t+1/i;
Writeln (t);
5’
Hoạt động2: 
3. Lặp vô hạn lần – lỗi lập trình cần tránh:
Khi thực hiện vòng lặp, điều kiện trong câu lệnh phải được thay đổi để sớm hay muộn giá trị của điều kiện được chuyển từ đúng sang sai. Chỉ như thế chương trình mới không "rơi vào những "vòng lặp vô tận".
- Đưa ra chương trình lặp lại vô tận.
- Hướng dẫn cho học sinh hiểu.
- Chỉ ra giá trị của biến a luôn luôn đúng nên lệnh luôn được thực hiện.
- Chú ý theo dõi bảng.
- Lắng nghe.
	4.4 Củng cố (5’)
	- Hệ thống toàn bộ kiến thức.
- Hướng dẫn làm bài tập SGK.
 4.5 Hướng dẫn về nhà : (1’)
	- Học bài và xem trước nội dung còn lại.
5. RÚT KINH NGHIỆM
..

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 8 them2.doc