Giáo án Tin học 8 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tin học 8 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu

Học xong tiết học học sinh có khả năng :

Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm về:

- Thế nào là chương trình, ngôn ngữ lập trình, các thành phần của ngôn ngữ lập trình.

- Biết được cấu trúc chung của chương trình.

- Các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình, một số phép toán với dữ liệu kiểu số.

- Biết khái niệm điều khiển tương tác người – máy.

- Biết khái niệm biến, hằng; cách khai báo biến, hằng; Vai trò của biến trong lập trình; Hiểu lệnh gán.

II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.

 + Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, phấn, phòng máy.

 + Học sinh: SGK, Vở, Bút

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 8A, 8B.

 2. Kiểm tra bài cũ :

? HS1: Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng, cho một vài ví dụ về khai báo biến và khai báo hằng?

 3. Bài mới.

Các em đã làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập, để củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học chúng ta đi vào tiết ôn tập hôm nay.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 - Tiết: 15	
Ngày soạn: 21 / 10 / 2009
Ngày giảng: 28/10/2009
]]]]]]ư
Bài tập
I. Mục tiêu
Học xong tiết học học sinh có khả năng :
Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm về:
Thế nào là chương trình, ngôn ngữ lập trình, các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
Biết được cấu trúc chung của chương trình.
Các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình, một số phép toán với dữ liệu kiểu số.
Biết khái niệm điều khiển tương tác người – máy. 
Biết khái niệm biến, hằng; cách khai báo biến, hằng; Vai trò của biến trong lập trình; Hiểu lệnh gán.
II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.	
 + Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, phấn, phòng máy.
 + Học sinh: SGK, Vở, Bút
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 8A, 8B.
 2. Kiểm tra bài cũ :
? HS1: Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng, cho một vài ví dụ về khai báo biến và khai báo hằng?
 3. Bài mới.
Các em đã làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập, để củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học chúng ta đi vào tiết ôn tập hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiến thức cơ bản
GV! Thuyết trình vào bài.
? Con người ra lệnh cho máy tính ntn?
GV: Nhắc lại.
? Em hãy cho biết ngôn ngữ lập trình bao gồm những thành phần nào?
GV: Nhắc lại.
? Nêu các thành phần của một chương trình, nêu từng thành phần đó?
GV: Nhắc lại.
? Để có thể xử lí, dữ liệu trong chương trình được phân chia như thế nào?
GV: Nhắc lại.
? Phân biệt sự khác nhau giữa biến và hằng, cách khai báo biến, hằng?
GV: Nhắc lại.
I. Kiến thức cơ bản
HS: Nghe, hiểu.
1. Máy tính và chương trình máy tính.
HS: Nhớ lại kiến thức đã học, phát biểu.
- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
- Viết chương trình: Là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
HS: Nghe, hiểu, ghi chép và khắc sâu kiến thức.
2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình.
HS: Nhớ lại kiến thức đã học, phát biểu.
- Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và qui tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính.
- Các ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho những mục đích sử dụng nhất định.
HS: Nghe, hiểu, ghi chép và khắc sâu kiến thức.
HS: Nhớ lại kiến thức đã học, phát biểu.
- Một chương trình có 2 phần: Phần khai báo và phần thân chương trình.
- Tên được dùng để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình tự đặt.
3. Chương trình máy tính và dữ liệu.
HS: Nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận nhóm, phát biểu.
- Các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu cần xử lí theo các kiểu khác nhau, với các phép toán có thể thực hiện trên từng kiểu dữ liệu đó.
- Qua trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính khi chương trình hoạt động thường được giọi là giao tiếp hoặc tương tác người – máy.
4. Sử dụng biến trong chương trình.
HS: Nhớ lại kiến thức đã học, phát biểu.
- Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên để lưu trữ dữ liệu. Giá trị của biến có thể thay đổi, còn giá trị của hằng được giữ nguyên trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
- Biến và hằng phải được khai báo trước khi sử dụng.
Hoạt động 2: Giải quyết một số bài tập
GV: Nêu yêu cầu một số bài tập.
GV: Hướng dẫn làm.
GV: Kiểm tra, quan sát, hướng dẫn trực quan.
GV: Nhận xét kết quả từng nhóm.
GV: Hướng dẫn làm.
GV: Kiểm tra, quan sát, hướng dẫn trực quan.
GV: Nhận xét kết quả từng nhóm.
II. Bài tập.
HS: Nghe, tìm hiểu.
Bài tập 1.
Viết chương trình hiển thị dòng chữ:
“Lop 8 – Truong THCS Lai Vu” bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. 
HS: Thực hiện viết chương trình trên máy.
Bài tập 2.
Viết chương trình nhập vào hai số nguyên a, b. In ra kết quả phép tính tổng a và b bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
4. Củng cố.
 ? Em hãy cho biết ngôn ngữ lập trình bao gồm những thành phần nào?
? Nêu các thành phần của một chương trình, nêu từng thành phần đó?
? Để có thể xử lí, dữ liệu trong chương trình được phân chia như thế nào?
? Phân biệt sự khác nhau giữa biến và hằng, cách khai báo biến, hằng?
Qua tiết bài tập các em đã ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong phần lập trình đơn giản.
5. Câu hỏi và hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo kiến thức đã ôn tập.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.( lí thuyết)
Tiết: 16	
Ngày soạn: 21 / 10 / 2009
Ngày giảng: 29/10/2009
]]]]]]ư
Kiểm tra 45 phút (lí thuyết)
I. Mục tiêu.
1.Kiến thức
	- Biết một số chương trình là mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các lệnh
Biết sơ bộ về NNLT Pascal
	- Biết cấu trúc của chương trình, các thành phần cơ sở của NNLT pascal
- Biết các lệnh vao/ra đơn giản
- Hiểu được kiểu dữ liệu chuẩn
- Hiểu cách khai báo biến
- Hiểu được lệnh gán.
2. Kỹ năng
	- Mô tả thuật toán đơn giản bằng liệt kê các bước.
- Viết đúng các lệnh trong chương trình Pascal
II. Mức độ
	1.Nhận biết: 
	Nhận biết các lỗi sai khi lập trình
	2. Thông hiểu
	 Hiểu cú pháp của các câu lệnh
	3.Vận dụng
	Viết đúng một chương trình 
III. Ma trận 
Nội dung, chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thuật toán và các thao tác với ngôn ngữ lập trình
C6,7
0,5đ
C11
3đ
3.5đ
Dữ liệu và cách khai báo biến, hằng
C1,2,4,5
1đ
C8,9,10
0,75đ
C 12
1đ
2.75đ
Viết chương trình
C3
0,25đ
C13
3,5đ
3.75đ
Tổng
1.75đ
0.75đ
4đ
3,5đ
10đ
IV. Câu hỏi kiểm tra
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2.5 điểm)
Câu 1:Trong các tên sau tên nào viết đúng:
	A. Tamgiáccân;	B. Hinh_chu_ nhat!
	C. Hinhthoi2;	D. 1Hinh_binh_hanh;
Câu 2:Các từ khóa nào viết sai:
	A. Pro_gram	B. Uses	C. Begin	D. End
Câu 3: Trong các chương trình, chương trình nào không hợp lệ:
A. Chương trình 1
Begin
Write (‘Chao cac ban!!’);
End.
B. Chương trình 2
Program bai 1;
Begin
Write (‘Chao cac ban!!’);
End.
C. Chương trình 3
Begin
Program bai1;
Write (‘Chao cac ban!!’);
End.
D. Chương trình 4
Program bai1;
Uses crt;
Begin
Clrscr;
Write (‘Chao cac ban!!’);
End.
Câu 4: Khai báo biến bằng từ khóa:
	A. Const	B. Var	C. Type	D. Uses
Câu 5: Khai báo hằng bằng từ khóa:
	A. Var	B. Uses	C. Type	D. Const
Câu 6: Để chạy chương trình ta ấn tổ hợp phím:
	A. Alt + F9	B. Alt + F5	C. Ctrl + F9	D. Ctrl + F5
Câu 7: Để lưu tệp chương trình ta ấn phím:
	A. F2	B. F 3	C. F5	D. F9
Câu 8: Để nhập dữ liệu ta dùng lệnh:
A. Clrscr;	B. Readln(x);	D. X:= ‘dulieu’; 	C. Write(‘Nhap du lieu’);	
Câu 9: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng:
	A. Var tb: Real;	B. Var 4hs:Integer;	
	C. Const x:Real;	D. Var R=30;
Câu 10: Giả sử Q được khai báo là là biến với kiểu dữ liệu ký tự, X là biến với kiểu dữ liệu xâu.Phép gán nào sau đây hợp lệ:
	A. Q:= 1234;	B. X:= ‘1234’;	
	C. Q := 1234;	D. X:= Q; 
Phần II: Trắc nghiệm tự luận (7.5 điểm)
Câu 11 (3đ): Chuyển các biểu thức toán học sang biểu thức được viết bằng Pascal:
	a)	..
	b)	..
	c) 	..
Câu 12 (1đ): Thực hiện phép tính
	a) 125 mod 7 = .	b) 63 div 8 =
Câu 13 (3.5): Viết chương trình đưa ra thông báo màn hình, mỗi thông báo trên một dòng: 	
PHONG GIAO DUC & DAO TAO KIM THANH
	TRUONG THCS LAIVU
	TEN EM LA:.
V. Thu bài kiểm tra, nhận xét thái độ học tập, ý thức làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTin hoc 8 Tuan 8.doc