I. Mục tiêu
1. Về kiến thức :
- Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
- Biết khái niệm mạng máy tính.
- Biết một số loại mạng máy tính.
2. Về kỹ năng
3. Về thái độ
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ(5’) :
2. Tiến trình bài học:
Ngày dạy: Giáo án Tin Học 10 Tiết CT: 59 CHƯƠNG IV MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET §20. MẠNG MÁY TÍNH I. Mục tiêu 1. Về kiến thức : - Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông. - Biết khái niệm mạng máy tính. - Biết một số loại mạng máy tính. 2. Về kỹ năng 3. Về thái độ II. Phương pháp, phương tiện dạy học - Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm. - Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). III. Tiến trình bài học 1.Kiểm tra bài cũ(5’) : 2. Tiến trình bài học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 15’ 20’ -Mạng máy tính gồm những thành phần nào? -Việc kết nối máy tình lại với nhau có thể giải quyết được những vấn đề nào? -Để tạo thành một mạng trước tiên các máy tính phải làm gì? - Để giao tiếp được với nhau các máy tính trong mạng phải tuân thủ các quy tắc truyền thông thông nhất và cần có phần mềm điều khiển việc trao đổi thông tin. -Hai máy tính kết nối lại với nhau có tạo thành mạng không? - Có những cách nào để máy tính có thể kết nối lại với nhau? -Giới thiệu cho học sinh nắm về các thiệt bị kết nối mạng không dây. -Khi thiết kế mạng, việc lựa chọn kết nối và kiểu bố trí máy tính phụ thuộc vào những yếu tố nào? -Giao thức truyền thông là gì? Hiện nay, bộ giao thức nào là phổ biến? -Học sinh dựa vào SGK để trả lời. -Sao chép dữ liệu lớn từ máy này sang máy khác trong một thời gian ngắn, nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu , - Trước tiên các máy tính phải được kết nối vật lý lại với nhau theo một cách thưc nào đó -Tạo thành mạng - Kết nối có dây và kết nối không dây - Học sinh chú ý lắng nghe -Học sinh trả lời -Học sinh trả lời §20. MẠNG MÁY TÍNH 1. Mạng máy tính Gồm ba thành phần: - Các máy tính - Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau. - Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính 2. Phuơng tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính: a. Phuơng tiện truyền thông: -Kết nối có dây Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang, Để tham gia vào mạng, máy tính cần có vỉ mạng được kết nối với cáp mạng nhờ giắc cắm. * Một số thiết bị kết nối có dây: Hub, Bridge, Switch, Router * Kiểu bố trí các máy tính trong mạng: có 3 kiểu cơ bản là đường thẳng, vòng, hình sao. -Kết nối không dây Dùng sóng rađiô, bức xạ hồng ngoại, truyền thông qua vệ tinh *Các thiết bị kết nối mạng không dây - Thiết bị WAP (Wireless Access Point): có chức năng kết nối các máy tính trong mạng và kết nối với mạng có dây. - Mỗi máy tính phải có vỉ mạng không dây. (Wireless Netwrork Card) Người ta còn dùng bộ định tuyến không dây (Wrieless Router) ngoài chức năng như điểm truy cập không dây còn có chức năng định tuyến đường truyền. * Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế mạng -Số luợng máy tính tham gia mạng -Tốc độ truyền thông trong mạng -Địa điểm lắp đặt mạng -Khả năng tài chính b. Giao thức (Protocol) Giao thức truyền thụng là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu. Bộ giao thức trong mạng toàn cầu Internet là: TCP/IP IV. Củng cố (5’) 1. Củng cố: Mạng máy tính gồm những thành phần nào? Các yếu tố quan tâm khi thiết kế mạng? 2. Dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài 20. 3. Rút kinh nghiệm Ngày dạy: Giáo án Tin Học 10 Tiết CT: 60 §20. MẠNG MÁY TÍNH(tt) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức : 2. Về kỹ năng 3. Về thái độ II. Phương pháp, phương tiện dạy học III. Tiến trình bài học 1.Kiểm tra bài cũ (5’): Mạng máy tính gồm những thành phần nào? Các yếu tố quan tâm khi thiết kế mạng? 2. Tiến trình bài học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI DẠY 15’ 20’ - Để phân loại mạng máy tính người ta căn cứ vào những yếu tố nào? - Ngoài ra người ta còn có thể dựa theo môi trường truyền thông để phân loại. -Theo yếu tố tố địc lí mạng máy tính được chia làm những loại nào? - Theo môi trường truyền thông (cách kết nối) thì mạng máy tính được chia thành những loại nào? -Theo chức năng thì sao? -Ưu điểm của mạng ngang hàng là gì? - Máy tính thế nào gọi là máy khách, chủ? - Dựa vào yếu tố địa lí, chức năng. - Mạng có thể được chia thành: mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng toàn cầu,.. - Mạng có dây và mạng không dây. - theo chức năng mạng được chia thành mạng ngang hàng và mạng khách-chủ - Xây dựng và bảo trì đơn giản - Học sinh trả lời §20. MẠNG MÁY TÍNH 3. Phân loại mạng máy tính a. Theo phân bố địa lí - Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, Ví dụ: trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp. - Mạng diện rộng ( WAN – Wide Area Network) Là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thuờng liên kết các mạng cục bộ. b. Theo môi trường truyền thông: Mạng có dây và không dây. c. Theo chức năng Mạng ngang hàng và mạng khách - chủ. 4. Các mô hình mạng Xét theo chức năng , có thể phân mạng thành hai mô hình chủ yếu sau: * Mô hình ngang hàng (Peer to Peer) Trong mô hình này tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng . Mô hình này có ưu điểm là xây dựng và bảo trì đơn giản, song chỉ thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ, dữ liệu phân tán. * Mô hình khách chủ (Client - Server) Client – Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp. Server – Máy chủ là máy tính đảm bảo phục vụ các máy khác bằng cách điều khiển việc phân bố tài nguyên. Mô hình này có ưu điểm dữ liệu được quản lí tập trung, chế độ bảo mật tốt, thích hợp với các mạng có quy mô trung bình và lớn. IV. Củng cố(5’) 1. Củng cố: Theo yếu tố địa lí mạng được chia làm mấy loại? Xét theo chức năng có thể phân mạng thành như mô hình nào? 2. Dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu Internet” 3. Rút kinh nghiệm Ngày dạy: Giáo án Tin Học 10 Tiết CT: 61 21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET I. Mục tiêu 1. Về kiến thức : - Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của nó. - Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet. - Biết sơ lược cách kết nối các mạng trong Internet. 2. Về kỹ năng: 3. Về thái độ: II. Phương pháp, phương tiện dạy học - Phương pháp:.Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm. - Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). III. Tiến trình bài học 1.Kiểm tra bài cũ(5’) : Theo môi trường truyền thông thì mạng được chia làm mấy loại? Xét theo chức năng có thể phân mạng thành như mô hình nào? 2. Tiến trình bài học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI DẠY 10’ 25’ - Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều về Internet. Vậy Internet là gì? Lợi ích của nó? -Làm thế nào để kết nối vào Internet? -Ưu điểm, nhược điểm của cách thư nhất là gì? - Đối với cách thứ hai thì sao? -Giới thiệu các phương thức kết nối khác như: đường truyền ADSL,.. - Internet là một mạng máy tính, kết nối các máy tình trên khắp thế giới. Nhờ Internet mà việc trao đổi thông tin được thực hiện một cách nhanh chống, -Kết nối bằng đường dây điện thoại hoặc sử dụng đường truyền riêng - Chi phí kết nối thấp, nhưng tốc độ không cao giá cước cao. - Cách 2 thì chi phí kết nối cao, nhưng tốc độ nhanh và có thể sử dụng mọi dịch vụ trên Internet - Học sinh chú ý lắng nghe §21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET 1. Internet là gì? Internet là mạng máy tính toàn cầu kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Một số ứng dụng của Internet: + Tạo ra 1 phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa con người với con người. VD: Chat, điện thoại Internet + Đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thong tin thường trực, các dịch vụ mua bán, truyền tệp 2. Kết nối Internet bằng cách nào? a) Sử dụng modem qua đường điện thoại: + Máy tính cần cài đặt modem qua đường điện thoại. + Người dựng ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP để được cấp quyền truy cập gồm: User name: tên truy cập. Password: mật khẩu. Số điện thoại truy cập Cách kết nối này thuận tiện cho người dùng nhưng tốc độ đường truyền không cao. b) Sử dụng đường truyền riêng: + Thuê đường truyền riêng nối từ máy đến nhà cung cấp dịch vụ. + Một máy ủy quyền (Proxy) trong mạng LAN được dùng để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Ưu điểm là tốc độ đường truy6èn cao. c) Một số phương thức kết nối khác: + Sử dụng đường truyền ADSL (đường thuê bao bất đối xứng) -Tốc độ cao hơn kết nối điện thoại. -Giá thành ngày càng hạ nên được rất nhiều người lựa chọn. - Công nghệ không dây Wi – Fi là phương thức kết nối mới nhất, thuận tiện nhất, kết nối mọi nơi, mọi thời điểm.: đt di dộng, máy tính xách tay -Dịch vụ kết nối Internet qua đường truyền hình cáp. Chẳng hạn: Truyền hình cáp VTC IV. Củng cố(5’) 1. Củng cố: Kết nối internet bằng những cách nào? Cho biết ưu điểm từng cách? 2. Dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài 21 3. Rút kinh nghiệm Ngày dạy: Giáo án Tin Học 10 Tiết CT: 62 §21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET(tt). I. Mục tiêu 1. Về kiến thức : 2. Về kỹ năng: 3. Về thái độ: II. Phương pháp, phương tiện dạy học III. Tiến trình bài học 1.Kiểm tra bài cũ(5’) : Kết nối internet bằng những cách nào? Cho biết ưu điểm từng cách? 2. Tiến trình bài học: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI DẠY 35’ - Các máy tính trong Internet sử dụng giao thức nào trong hoạt động và trao đổi? - TCP là gì? - Giải thích cho học sinh hiểu thêm về giao thức TCP - IP là gì? - Nội dung gói tin gồm những thành phần nào? - Làm thế nào gói tin đấn đúng máy người nhận? - Giới thiệu các từ viết tắc - Giao thức TCP/IP - Học sinh dựa vào SGK trả lời. - Học sinh trả lời dựa theo SGK. - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời theo SGK. - Học sinh chú ý lắng nghe. §21. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET 3. Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào? Các máy tính trong Internet hoạt động và trao đổi với nhau đuợc là do chúng cùng sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. TCP (Transmisson Control Protocol): -Là giao thức cho phép hai thiết bị truyền thông trong mạng kết nối với nhau và trao đổi các dòng dữ liệu (đã đóng gói) hoặc thông tin cần truyền. -Đảm bảo phân chia dữ liệu ở máy gửi thành gói nhỏ có khuôn dạng, kích thuớc xác định và phục hồi dữ liệu gốc ở máy nhận. IP (Internet Protocol): Là giao thức chịu trách nhiệm về địa chỉ và định tu ... g cường tính bảo mật cho các thông điệp. Việc mã hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách, kể cả phần cứng lẩn phần mềm. Ví dụ SGK Tr.151 Từ “bac” được mã hóa thành “dce” c. Nguy cơ nhiễm Virus khi sử dụng các dịch vụ Internet Người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus như: BKAV, AVG, Cần cập nhật thường xuyên các phần mềm chống virus để đảm bảo ngăn ngừa những loại virus mới xuất hiện 4. Hãy trình bày một số điều cần lưu ý khi sử dụng các dịch vụ Internet và giải thích vì sao đó là những điều nên làm. . Nguy cơ nhiễm Virus khi sử dụng các dịch vụ Internet Người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus như: BKAV, AVG, Cần cập nhật thường xuyên các phần mềm chống virus để đảm bảo ngăn ngừa những loại virus mới xuất hiện IV. Củng cố(5’) 1. Củng cố: 2. Dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài “Bài tập và thực hành 10” 3. Rút kinh nghiệm Ngày dạy: Giáo án Tin Học 10 Tiết CT: 66, 67, 68 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 I. Mục tiêu 1. Về kiến thức : - Biết và làm quen với trình duyệt Internet Explorer. - Biết mở một số trang web để đọc thông tin và duyệt các trang web bằng các địc chỉ liên kết 2. Về kỹ năng: - Sử dụng được trình duyệt web - Lưu thông tin trên trang web vào đĩa 3. Về thái độ: - Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học. - Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản. - Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được, - Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet. - Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng II. Phương pháp, phương tiện dạy học Phòng máy được kết nối Internet. III. Tiến trình bài học 1.Kiểm tra bài cũ : 2. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI DẠY - GV hướng dẫn HS thực hành từng bước một rồi HS thực hành 1. khởi động trình duyệt IE + Nhày đúp chuột lên biểu tượng IE 2. Truy cập trang web bằng địa chỉ + Gõ vào ô address địa chỉ : + Nhấn enter Duyệt trang web + Quay về trang trước nháy chuột vào nút back Z + Đến trang tiếp theo nháy chuột vào nút Forword [ 4. Lưu thông tin + Nháy chuột phải vào hình ảnh + Chọn Save picture as + Chọn thư mục chứa ảnh + Nháy chuột vào nút save để haòn tất - Để lưu tất cả thông tin hiện thời nháy chuột vào nút File " save as.. rồi chọn save - Để in trang hiện thời chọn lệnh File " print - HS lắng nghe và thực hành BÀI THỰC HÀNH 10 SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT INTERNET EXPLORER khởi động trình duyệt IE Truy cập trang web bằng địa chỉ Duyệt trang web 4. Lưu thông tin 3. Củng cố: 4. Dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài Ngày dạy: Giáo án Tin Học 10 Tiết CT: 69, 70, 71 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 11 I. Mục tiêu 1. Về kiến thức : - Biết đăng kí một hộp thư điện tử mới. - Biết tìm kiếm thông tin 2. Về kỹ năng: - Thực hiện việc tìm kiếm thông tintrên Internet. - Thực hiện việc gửi và nhận thư điện tử. 3. Về thái độ: - Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học. - Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản. - Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được, - Học tập, vui chơi lành mạnh, có ích trên mạng Internet. - Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng II. Phương pháp, phương tiện dạy học - Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm. - Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). III. Tiến trình bài học 1.Kiểm tra bài cũ : 2. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI DẠY - GV hướng dẫn HS thực hành Thư điện tử Đăng kí hộp thư +Mở trang web + Đăng kí (điền vào những thông tin mà yahoo yêu cầu) Đăng chủ nhập hộp thư + Mở lại trang + Gõ tên truy nhập và mật khẩu + Nháy chuột vào nút đăng nhập. Sử dụng hộp thư + Đọc thư Nháy chuột vào Hộp thư để xem danh sách các thư Nháy chuột vào phần chủ đề thư muốn đọc + Soạn thư và gửi thư Nháy chuột vào nút sọan thư để soạn thư mới Gõ Dịa chỉ người nhận vào ô người nhận Sọan nội dung thư Nháy chuột vào nút gửi để gửi thư 2. Máy tìm kiếm Google + khởi động bằng trang http:\\google.com.vn + Gõ nội dung cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm + nhấn enter - HS lắng nghe và thực hành BÀI THỰC HÀNH 11 THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MÁY TÌM KIẾM THÔNG TIN 1.Thư điện tử Đăng kí hộp thư Đăng chủ nghĩa xã hộiập hộp thư Sử dụng hộp thư Máy tìm kiếm Google 3. Củng cố: 4. Dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài Ngày dạy: Giáo án Tin Học 10 Tiết CT: 72 KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được các kiến thức ở chương 4 đã học 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Chuẩn bị của GV-HS - GV: Chuẩn bị đề KT - HS: Chuẩn bị các kiến thức đã học III. Nội dung 1. Tiến trình bài giảng TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 40’ Gọi HS vào phòng kt, đánh số thứ tự - Phát đề cho HS - Giải thích vấn đề còn thắc mắc - GV thường xuyên có mặt tại phòng thi để tráng HS sao chép bài nhau. Ngồi đúng vị tri - Nhận đề, đọc đề thắc mắc 1 số vấn đề cần thiết - Viết nội dung bài lên giấy Hãy tạo hộp thư điện tử có tên là lop10cb@yahoo.com.vn 2. Dặn dò Ngày dạy: Giáo án Tin Học 10 Tiết CT: 73 ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Về kiến thức : Những kiến thức cơ bản của chương III và chương IV 2. Về kỹ năng: 3. Về thái độ: II. Phương pháp, phương tiện dạy học - Phương pháp. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm. - Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). III. Tiến trình bài học 1.Kiểm tra bài cũ : 2. Tiến trình bài học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -Gọi học sinh trả lời câu hỏi 1 - Gọi học sinh trả lời câu hỏi 2 -Hướng dẫn và gọi học sinh trả lời câu hỏi 3 -Gọi học sinh cho ví dụ -Những công cụ soạn thảo dùng ở bài thực hành 9 1. Hãy trình bày các khái niệm: siêu văn bản, trang web, website 2. Địa chỉ thư điện tử gồm những thành phần nào? Phần nào là quyết định tính duy nhất của địa chỉ thư điện tử? Hãy giải thích. 3. Có những cách nào để bảo vệ thông tin. 4. Hãy trình bày một số điều cần lưu ý khi sử dụng các dịch vụ Internet và giải thích vì sao đó là những điều nên làm -Học sinh trả lời - Học sinh trả lời phương án C: ô chứa con trỏ -Các ô của bảng được tách hay gộp là thùy thuộc vào thông tin chứa trong chúng khác hay giống nhau về bản chất - Danh sách lớp, sổ điểm,.. -Tạo bảng, gộp ô, định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng danh sách HS trả lời: Thông tin trên Internet được tổ chức dưới dạng siêu văn bản (là tổng thể của: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và có liên kết đến các siêu văn bản khác), Trang web: mỗi siêu văn bản được gán một địa chỉ truy cập tạo thành trang web. Website: gồm một hoặc nhiều trang web trong hệ thống WWW được tổ chức dưới một địc chỉ truy cập, - HS trả lời thư điện tử gồm: E-mail là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hợp thư điện tử. Ngoài nội dung thư có thể kèm thêm tệp: văn bản, hình ảnh, âm thanh Để gửi và nhận thư điện tử người dùng cần đăng kí hộp thư điện tử do nhà cung cấp dịch vụ thư cấp phát, gồm có: tên truy cập và mật khẩu Mỗi hộp thư điện tử gắn với một địa chỉ thư điện tử duy nhất có dạng: @ - HS trả lời Vấn đề bảo mật thông tin rất quan trọng trong thời đại Internet. a. Quyền truy cập website Chỉ cho phép truy cập có giới hạn, người dùng muốn sử dụng các dịch vụ hoặc xem thông tinphải đăng nhập bằng tên và mật khẩu. b. Mã hóa dữ liệu Mã hóa dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính bảo mật cho các thông điệp. Việc mã hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách, kể cả phần cứng lẩn phần mềm. Ví dụ SGK Tr.151 Từ “bac” được mã hóa thành “dce” c. Nguy cơ nhiễm Virus khi sử dụng các dịch vụ Internet Người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus như: BKAV, AVG, Cần cập nhật thường xuyên các phần mềm chống virus để đảm bảo ngăn ngừa những loại virus mới xuất hiện CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nêu các thao tác tạo bảng và cách thực hiện. 2. Khi con trỏ văn bản đang ở trong một ô nào đó, thao tác căn lề (lệnh Cell Alignement) sẽ tác động trong phạm vi nào? A) Toàn văn bản B) Đoạn văn bản chứa con trỏ C) Ô chứa con trỏ 3. Khi nào thì cần tách hay gộp các ô của bảng? Hãy nêu ví dụ cụ thể cho từng trường hợp. 4. Nêu một số ví dụ văn bản dùng bảng. 5. Hãy nêu các công cụ soạn thảo mà em dùng để thực hiện bài thực hành 9 1. Hãy trình bày các khái niệm: siêu văn bản, trang web, website. - HS trả lời: Thông tin trên Internet được tổ chức dưới dạng siêu văn bản (là tổng thể của: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và có liên kết đến các siêu văn bản khác), Trang web: mỗi siêu văn bản được gán một địa chỉ truy cập tạo thành trang web. Website: gồm một hoặc nhiều trang web trong hệ thống WWW được tổ chức dưới một địc chỉ truy cập, 2. Địa chỉ thư điện tử gồm những thành phần nào? Phần nào là quyết định tính duy nhất của địa chỉ thư điện tử? Hãy giải thích. - HS trả lời thư điện tử gồm: E-mail là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hợp thư điện tử. Ngoài nội dung thư có thể kèm thêm tệp: văn bản, hình ảnh, âm thanh Để gửi và nhận thư điện tử người dùng cần đăng kí hộp thư điện tử do nhà cung cấp dịch vụ thư cấp phát, gồm có: tên truy cập và mật khẩu Mỗi hộp thư điện tử gắn với một địa chỉ thư điện tử duy nhất có dạng: @ 3. Có những cách nào để bảo vệ thông tin. a. Quyền truy cập website Chỉ cho phép truy cập có giới hạn, người dùng muốn sử dụng các dịch vụ hoặc xem thông tinphải đăng nhập bằng tên và mật khẩu. b. Mã hóa dữ liệu Mã hóa dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính bảo mật cho các thông điệp. Việc mã hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách, kể cả phần cứng lẩn phần mềm. Ví dụ SGK Tr.151 Từ “bac” được mã hóa thành “dce” c. Nguy cơ nhiễm Virus khi sử dụng các dịch vụ Internet Người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus như: BKAV, AVG, Cần cập nhật thường xuyên các phần mềm chống virus để đảm bảo ngăn ngừa những loại virus mới xuất hiện 4. Hãy trình bày một số điều cần lưu ý khi sử dụng các dịch vụ Internet và giải thích vì sao đó là những điều nên làm. . Nguy cơ nhiễm Virus khi sử dụng các dịch vụ Internet Người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus như: BKAV, AVG, Cần cập nhật thường xuyên các phần mềm chống virus để đảm bảo ngăn ngừa những loại virus mới xuất hiện IV. Củng cố 1. Củng cố: 2. Dặn dò: - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài 3. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: