Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

TÊN BÀI DẠY:

Bài 10: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM

 THANH TĨNH

 Lí Bạch TUẦN 10

Tiết: 37

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 a. Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.

 b. Nghệ thuật đối và vai trò của kết cấu trong bài thơ.

 c. Hình ảnh ánh trăng- vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.

 2. Kĩ năng:

 a. Đọc-hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.

 b. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

 3. Tư tưởng:

 Cảm nhận đề tài vọng nguyệt hoài thương được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

II. Chuẩn bị :

 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo sách giáo khoa.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 22/10/2012
- Lớp: 7c: Ngày 22/10/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 10: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM 
 THANH TĨNH 
	 Lí Bạch
TUẦN 10
Tiết: 37
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 a. Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
 b. Nghệ thuật đối và vai trò của kết cấu trong bài thơ.
 c. Hình ảnh ánh trăng- vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
 2. Kĩ năng:
 a. Đọc-hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
 b. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
 3. Tư tưởng:
 Cảm nhận đề tài vọng nguyệt hoài thương được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng. 
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Đọc thuộc bài thơ “Vọng Lư Sơn bộc bố”.
 Nêu nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 - Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ( 5 điểm).
 + Nội dung: Vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy, tâm hồn thi nhân.
 + Nghệ thuật: - Sử dụng biện pháp so sánh phóng đại, ngôn ngữ giàu hình ảnh.
 - Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, kết hợp thực và ảo.
 3. Bài mới: 
 Sau khi học xong bài thơ “Vọng Lư Sơn bộc bố”ta hiểu được tính cách phóng khoáng, tình yêu thiên nhiên đằm thắm, tha thiết của Lí Bạch. Thế nhưng Lí Bạch không chỉ có tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn, trái tim của vị “tiên thơ” còn gửi gắm vào một thứ tình cảm sâu sắc, da diết, đó là tình yêu quê hương. Để hiểu thêm về tấm lòng của tác giả, chúng ta tìm hiểu bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
05
phút
25
phút
05
phút
I. Đọc, Tìm hiểu chung:
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 a. Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.
 b. Bài thơ sáng tác khi tác giả xa quê hương.
 c. Nội dung: tâm trạng của tác giả trong một đêm trăng sáng.
II. Đọc, hiểu văn bản:
 1. Hai câu thơ đầu:
 a. Hình ảnh gợi cảm, từ ngữ tinh tế.
 b. Nỗi niềm suy tư, trĩu nặng của chủ thể trữ tình.
 2. Hai câu sau:
 a. Nghệ thuật đối, từ ngữ gợi cảm.
 b. Diễn tả hai tâm trạng trong một con người: Niềm vui ngắm trăng là vô tận, nỗi nhớ quê hương là khôn cùng.
 * GHI NHỚ: ( sgk ).
II. Luyện tập:
 1. Viết đoạn văn nêu tình cảm của em với quê hương hoặc người thân.
Hoạt động 1
Hướng dẫn đọc. Tìm hiểu chú thích:
Hãy nhắc lại vài nét về tác giả Lí Bạch.
Bài thơ được làm theo thể thơ nào? em đã gặp thể thơ này ở văn bản nào?(Phò giá về kinh).
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 2
Hai câu thơ đầu có hình ảnh nào giàu giá trị biểu cảm? Những hình ảnh ấy có tác dụng gì?
Qua tìm hiểu hai câu thơ đầu, ta thấy tâm trạng như thế nào của chủ thể trữ tình?
Nghệ thuật tiêu biểu ở hai câu thơ sau là gì? Hãy phân tích để thấy được tác dụng của phép đối ở hai câu sau.
Hãy chỉ ra động từ trong bài thơ?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh thực hiện.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Từ ngữ tinh tế, điêu luyện, hình ảnh gần gũi.
 - Tình yêu quê hương của người xa xứ.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Bài tập ...
 - Chuẩn bị “Ngẫu nhiên ; Từ trái nghĩa. Luyện nói.”.
Ngày soạn: 21/10/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 26/10/2012
- Lớp: 7c: Ngày 23/10/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 10: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN 
 MỚI VỀ QUÊ
 Hạ Tri Chương
TUẦN 10
Tiết: 38
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 a. Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. 
 b. Nghệ thuật đối và vài trò của kết cấu trong bài thơ.
 c. Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
 d. Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng và bền chặt suốt cả cuộc đời.
 2. Kĩ năng:
 a. Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
 b. Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 
 3. Tư tưởng:
 Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng của tác giả.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” cho biết nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 
 - Học thuộc bài thơ sgk ( 5 điểm).
 - Từ ngữ tinh tế, điêu luyện, hình ảnh gần gũi.
 - Tình yêu quê hương của người xa xứ.
 3. Bài mới: 
 Quê hương, hai tiếng thiêng liêng, tha thiết ấy luôn canh cánh trong lòng những người xa xứ. Khác với Lí Bạch và những nhà thơ mang phong cách cổ thể khác, Hạ Chi Chương khi từ quan về quê mà nỗi nhớ thương chẳng những không vơi đi mà còn tăng lên gấp bội. Tình cảm ấy, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn khi tìm hiểu bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
05
phút
25
phút
05
phút
I. Đọc, tìm hiểu chung hiểu văn bản:
 1. Đọc: 
 2. Chú thích: 
 a. Hạ Tri Chương (659-744)
 b. Đỗ tiến sĩ, học tập và làm quan trên 50 năm ở Tràng An...
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Hai câu đầu:
 a. Cặp từ trái nghĩa, phép tiểu đối, câu kể ( thiếu >< tồi.).
 b. Nhấn mạnh sự thay đổi về tuổi tác, vóc dáng của con người lúc ra đi và khi trở về. Gián tiếp bộc lộ tình yêu quê hương bền chặt, không phai.
 2. Hai câu sau:
 a. Câu kể, giọng điệu bi - hài, hóm hỉnh.
 b. Sự ngỡ ngàng chua xót khi bị coi là khách lạ.
 * GHI NHỚ: ( sgk )
III. Luyện tập:
 1. Viết đoạn văn nêu tình cảm của em với quê hương hoặc người thân.
Hoạt động -100% ĐVLĐ
Nêu hiểu biết của em về tác giả Hạ Tri Chương.
Qua phần chú thích, em thấy bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2
Câu một có từ nào có nghĩa trái ngược nhau? Việc tác giả dùng những từ có nghĩa trái ngược nhau ở hai vế câu nhằm thực hiện phép nghệ thuật nào? Biện pháp này có tác dụng diễn đạt như thế nào? Câu một tác giả đã hé lộ tình cảm gì? Vì sao em biết?
Câu hai thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của phép đối trong câu này?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hình ảnh đầu tiên tác giả gặp khi về làng là ai?
Với tác giả, ấn tượng rõ nhất về bọn trẻ là gì?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh thực hiện.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Câu kể, tả, phép tiểu đối, giọng điệu bi, hài.
 - Tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. 
 - Chuẩn bị “Ngẫu nhiên ; Từ trái nghĩa. Luyện nói.”.
Ngày soạn: 21/10/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 23/10/2012
- Lớp: 7c: Ngày 26/10/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 10: TỪ TRÁI NGHĨA
TUẦN 10
Tiết: 39
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 a. Khái niệm từ trái nghĩa. 
 b. Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
 a. Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. 
 b. Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 3. Thái độ: 
 Có ý thức sử dụng tốt loại từ này khi nói, viết.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, ra đề, đáp án, biểu điểm..
 2. Học sinh: Ôn tập toàn bộ kiến thức văn biểu cảm, giấy kiểm tra.
III. Phương Pháp: 
 Vấn đáp, giải thích, minh họa.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: 
 Thế nào là từ đồng nghĩa? cho ví dụ.
 - Thế nào là từ đồng nghĩa học sinh học theo ghi nhớ sgk ( 5 điểm).
 - Cho ví dụ minh họa ( 5 điểm).
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, khi giao tiếp, đôi khi chúng ta vô tình sử dụng một từ loại mà không ngờ tới vì nó quá quen thuộc và tiện dụng.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
10
Phút
15
phút
10
phút
I. Thế nào là từ trái nghĩa:
 1. Ngẩng >< trở lại.
 2. Già: (cau, rau) già >< non: Tính chất
 * GHI NHỚ: ( sgk )
II. Sử dụng từ trái nghĩa:
 1. Trẻ >< trở lại: tương phản về hướng chuyển động.
 2. Ba chìm bảy nổi. Mềm nắn rắn buông. Xanh vỏ đỏ lòng. 
 * GHI NHỚ: ( sgk )
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: Tìm các từ trái nghĩa:
 Lành >< tối. 
 2. Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
 Cá tơi >< đất tốt, màu mỡ.
 3. Bài tập 3: Điền từ trái nghĩa thích hợp: Chân cứng đá mềm; Có đi có lại; Gần nhà xa ngõ; Mắt nhắm mắt mở; Chạy sấp chạy ngửa; Vô thưởng vô phạt; Bên trọng bên khinh.
Hoạt động 1
Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học. Tìm cặp từ trái nghĩa trong văn bản này.
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Dựa trên những cơ sở chung khác nhau mà một từ nhiều nghĩa có thể có những từ trái nghĩa khác nhau.
Hoạt động 2
Các cặp từ trái nghĩa dùng trong các bài thơ trên để thực hiện phép tu từ nào? (đối). Phép tu từ ấy có tác dụng gì trong việc diễn đạt ý của bài?
Vậy dùng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào trong khi nói, viết?
Hãy tìm các thành ngữ có dùng các cặp từ trái nghĩa và cho biết tác dụng của .
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 3
Hướng dẫn luyện tập.
Thực hiện vở, bảng.
Nhận xét, bổ sung, chốt.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 
 - Dựa trên những cơ sở chung khác nhau mà một từ nhiều nghĩa có thể có những từ trái nghĩa khác nhau (Động từ, tính từ: nhiều; danh từ: ít).
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Bài tập ...
 - Chuẩn bị “Luyện nói.”.
Ngày soạn: 21/10/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 27/10/2012
- Lớp: 7c: Ngày 27/10/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 9: LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM
 VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
TUẦN 10
Tiết: 40
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 a. Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
 b. Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
 2. Kĩ năng:
 a. Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
 b. Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
 c. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
 3. Thái độ: 
 Có ý thức và tính tự giác.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, ra đề, đáp án, biểu điểm..
 2. Học sinh: Ôn tập toàn bộ kiến thức văn biểu cảm, giấy kiểm tra.
III. Phương Pháp: 
 Vấn đáp, giải thích, minh họa, thuyết trình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: 
 Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới: 
 Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm ...
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
02
Phút
08
Phút
25
phút
I. Đề bài: 
 1. Cảm nghĩ về một món quà mà em đã nhận được thời thơ ấu. 
II. Tìm hiểu đề, tìm ý:
III. Dàn ý:
 1. Mở bài:
 a. Giới thiệu món quà tuổi thơ.
 b. Lí do nhận được nó.
 c. Khái quát cảm nghĩ về món quà.
 2. Thân bài:
 a. Cảm nghĩ bên ngoài và cấu tạo của món quà.
 b. Món quà này giúp ích gì cho em trong sinh hoạt, học tập.
 c . Em đã sử dụng nó như thế nào?
 d. Nó nhắc nhở và gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của người đã tặng nó cho em?
 3. Kết bài:
 a. Món quà em nhận được gây ấn tượng như thế nào về những ngày thơ ấu đẹp đẽ.
 b. Tình cảm của em đối với nó.
Hoạt động 1
Chép đề lên bảng.
Đề thuộc loại biểu cảm nào?
Yêu cầu về nội dung: cần cảm nghĩ về đối tượng nào?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 2
Em nhận được món quà trong dịp nào?
Món quà em nhận được là gì? Ai tặng em món quà đó? Đặc điểm hình dáng, cấu tạo của món quà? Nó có tác dụng gì trong đời sống sinh hoạt của em?
Cầm món quà từ tay người tặng, em có cảm xúc gì? Em đã sử dụng nó như thế nào?
Món quà đó đánh dấu kỉ niệm tuổi thơ của em ra sao?
Hoạt động 3
Học sinh luyện nói theo dàn ý.
Mở bài văn biểu cảm cần nêu những gì?
Với đề cụ thể này, phần mở bài em nêu những ý nào?
Học sinh trình bày
Nhận xét, bổ sung.
Nêu cảm nghĩ của em về món quà?
Đặc điểm cấu tạo bên ngoài của món quà như thế nào?
Món quà ấy có ích lợi như thế nào đối với đời sống tinh thần và học tập của em?
Em sử dụng món quà ấy như thế nào?
Tình cảm giữa em và người tặng món quà đó ra sao?
Nêu cách khẳng định tình cảm của em đối với món quà tuổi thơ.
Học sinh trình bày theo nhóm khoảng 20'. Sau đó mỗi nhóm chọn 1 em trình bày trước lớp.
Các đại diện nhóm trình bày xong, các em khác xung phong trình bày. 
Nhận xét, cho điểm.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Liên hệ hiện tại với tương lai. 
 - Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
 - Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
 - Quan sát, suy ngẫm.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm.
 - Chuẩn bị “Kiểm tra văn; từ đồng âm; Các yếu tố tự sự...; Cảnh khuya.”.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 10.doc