Giáo án Thanh lịch văn minh 8 - Trường T.H.C.S Phùng Xá

Giáo án Thanh lịch văn minh 8 - Trường T.H.C.S Phùng Xá

 Lớp 8

Bài 1 (1 tiết)

TÁC PHONG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

I. TÁC PHONG THANH LỊCH, VĂN MINH – NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

 1. Tác phong thanh lịch, văn minh

Trong đời sống, tất cả các hành vi của con người đều góp phần làm nên tác phong của người đó. Tác phong là sự thể hiện ra bên ngoài tổng hợp của các yếu tố ăn, mặc, nói năng, động tác, cử chỉ. của một con người.

Tác phong thanh lịch, văn minh là tác phong của con người có hành vi văn hóa, biết cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn, gây được thiện cảm với người khác.

2. Tác phong thanh lịch, văn minh của người Hà Nội

Nói đến người Hà Nội là nói đến những con người vừa hiểu biết, hào hoa, vừa ân cần, tế nhị nhưng lại rất mực khiêm nhường và ham học hỏi. khiến cho ai mỗi khi có dịp gặp gỡ, giao thiệp cũng đều cảm thấy hài lòng, quý trọng.

Không chỉ có thế, người Hà Nội còn gây ấn tượng ở tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt, sự tươi vui, duyên dáng sau mỗi câu nói, nụ cười. Từ thái độ bình tĩnh, sự đi đứng khoan thai, cử chỉ tự tin, dứt khoát đến dáng vẻ ung dung đều toát lên nét đẹp thanh lịch, văn minh.

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 747Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thanh lịch văn minh 8 - Trường T.H.C.S Phùng Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp 8 
Bài 1 (1 tiết) 
Tác phong của người Hà Nội
I. Tác phong thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội
 1. Tác phong thanh lịch, văn minh
Trong đời sống, tất cả các hành vi của con người đều góp phần làm nên tác phong của người đó. Tác phong là sự thể hiện ra bên ngoài tổng hợp của các yếu tố ăn, mặc, nói năng, động tác, cử chỉ... của một con người.
Tác phong thanh lịch, văn minh là tác phong của con người có hành vi văn hóa, biết cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn, gây được thiện cảm với người khác. 
2. Tác phong thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
Nói đến người Hà Nội là nói đến những con người vừa hiểu biết, hào hoa, vừa ân cần, tế nhị nhưng lại rất mực khiêm nhường và ham học hỏi... khiến cho ai mỗi khi có dịp gặp gỡ, giao thiệp cũng đều cảm thấy hài lòng, quý trọng.
Không chỉ có thế, người Hà Nội còn gây ấn tượng ở tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt, sự tươi vui, duyên dáng sau mỗi câu nói, nụ cười. Từ thái độ bình tĩnh, sự đi đứng khoan thai, cử chỉ tự tin, dứt khoát đến dáng vẻ ung dung đều toát lên nét đẹp thanh lịch, văn minh. 
II. Rèn luyện tác phong thanh lịch, văn minh 
1. Trong sinh hoạt: gọn gàng, ngăn nắp
 Tác phong thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt được thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ. Các đồ đạc, vật dụng trong gia đình đều được kê dọn, bày biện hợp lý và giữ gìn cẩn thận. 
 Trong sinh hoạt của mỗi cá nhân, giữ nề nếp là một thói quen tốt. Chẳng hạn, đồ đạc dùng xong bao giờ cũng được để vào đúng nơi quy định. Tủ quần áo của mỗi người bao giờ cũng được xếp gọn gàng, ngăn nắp, phân biệt quần áo mùa đông với quần áo mùa hè, quần áo mặc ra ngoài với quần áo mặc trong nhà. Sử dụng đúng đồ đạc của mình, không tự dùng đồ dạc của người khác. Việc đi lại trong nhà cũng nhẹ nhàng, không làm ồn ào, xáo trộn, ảnh hưởng đến người khác.
2. Trong đi đứng, hoạt động: nhanh nhẹn, tháo vát
Người thanh lịch, văn minh có tác phong nhanh nhẹn, tháo vát trong việc đi lại và giải quyết công việc. Trong các hoạt động hàng ngày thường vui vẻ, lạc quan, ít thấy vẻ lạnh lùng, bi quan, chán nản. Khi va chạm hay có bất hòa luôn bình tĩnh, không nóng nảy, vội vàng, thận trọng tìm ra hướng giải quyết.
3. Trong lao động: khoa học, sáng tạo 
Trong lao động, người thanh lịch, văn minh thể hiện vừa nhanh nhạy, sáng tạo vừa chắc chắn, khẩn trương, làm việc có kế hoạch, sắp xếp công việc, phân bố thời gian hợp lý cho những công việc khác nhau. Nên đặt thời gian biểu trong ngày, trong tuần và dự kiến kết quả cần đạt trong một thời gian nhất định để có mục tiêu phấn đấu.
Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập, người thanh lịch, văn minh càng cần rèn luyện tác phong công nghiệp, làm việc khoa học, giờ nào việc ấy. Nó trái ngược với sự tùy tiện, luộm thuộm, được chăng hay chớ.
4. Trong học tập, công tác: nghiêm túc, tích cực
Người thanh lịch, văn minh coi trọng thực học, nghiêm túc, tích cực trong học hỏi, khiêm tốn cầu thị tiếp thu kiến thức, sẵn sàng học hỏi điều hay lẽ phải, không kiêu căng, tự phụ.
Người thanh lịch, văn minh biết tiếp nhận sự đổi mới, không bảo thủ, có thái độ cầu tiến. Khi nhận nhiệm vụ được giao luôn có tinh thần sẵn sàng, tích cực; có tác phong quan sát, năng động, sáng tạo trong công việc.
5. Trong giao tiếp ứng xử: cởi mở, lịch sự
Trong giao tiếp, ứng xử người thanh lịch, văn minh thể hiện tác phong lịch lãm, đúng giờ, cử chỉ ân cần, niềm nở, thân mật và thái độ đàng hoàng, lịch sự, biết lắng nghe, nói với âm lượng vừa đủ, không nói to, khoa trương ở những nơi đông người hoặc vào những lúc không cần thiết. 
Nét thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, ứng xử còn thể hiện ở tác phong bình dị, dáng điệu ung dung, đĩnh đạc, phong độ hào hoa. Không kênh kiệu, xa cách, nhút nhát, rụt rè. Sẵn sàng nhường nhịn, giúp đỡ người yếu đuối, thiệt thòi, khó khăn.
 	Tác phong thanh lịch, văn minh không tự nhiên mà có, nó do bền bỉ rèn luyện mà nên. Chính vì vậy, mỗi người cần rèn luyện tác phong sinh hoạt, học tập và làm việc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có nếp sống thanh lịch, văn minh.
Tư liệu tham khảo
Chuyến tàu khuya
	Năm 1975, một buổi tối tôi đi tàu điện từ chợ Hôm lên Bờ Hồ lo không kịp chuyến tàu cuối vào Ngã Tư Sở. Cho nên tàu mới đến Bờ Hồ, từ trên toa, tôi đã hỏi rất to một cách bâng quơ: "Tàu nào vào Ngã Tư Sở đó các bác ơi?". Có nhiều tiếng đáp của các em nhỏ: "Đây, đây lại đây ông ơi !". Mừng quá, tôi đi về phía các em. Tôi được nghe những lời nói chân tình: "Chúng cháu cũng về chuyến này, ông ạ!". Rồi các em chìa tay dìu tôi lên và hỏi ríu rít: "Ông về đâu ạ?". "Ông xuống đoạn nào ạ?". Những tiếng “ạ” luôn vang lên tai tôi đã nói lên đầy đủ nếp sống văn hoá. Khi lấy lại tiền vé thừa cho tôi, các em ân cần đưa tận tay, nói rành rõ: "Đây là tờ 5 hào, đây là tờ 2 hào, ông ạ!".
	Gần đến gò Đống Đa, trước khi xuống, các em chào từ biệt tôi kèm theo lời dặn dò: "Chúng cháu xuống đây. Ông chuẩn bị đến chỗ đỗ sắp tới là Ngã Tư Sở đó ạ!". Dứt khoát đó không phải là sự bột phát, ngẫu nhiên mà có nguồn gốc từ xa xưa.
 (Theo Mai Khánh-nguoihanoi.com.vn)
Bài 2 (2 tiết)
Giao tiếp, ứng xử NGOàI Xã hội
Tiết 2
I. Sự cần thiết của giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh ngoài xã hội
1. ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử trong đời sống xã hội
Con người sống trong các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Dù ở bất kì hoàn cảnh nào thì một lời nói hay, một cử chỉ đẹp, một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lịch cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự quý mến của mọi người.
 	Rèn luyện thói quen giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh tạo cho bản thân sự linh hoạt, thích ứng trong thời đại mới.
Văn hoá giao tiếp, ứng xử chứng tỏ trình độ văn minh, mức độ dân trí của mỗi địa phương và của cả quốc gia.
2. Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
 - Trang phục phải lịch sự, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Sự tùy tiện, luộm thuộm trong cách ăn mặc sẽ khiến cho đối tượng giao tiếp cảm thấy bị coi thường, làm giảm hiệu quả của việc giao tiếp.
 	- Tác phong phải đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường khi giao tiếp. 
- Thái độ cử chỉ phải ân cần, nhiệt tình, tránh tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt hoặc có vẻ mặt khó đăm đăm, bực tức khi giao tiếp. Nên thể hiện cảm xúc của mình đúng lúc, đúng chỗ. Biết bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp, sẵn sàng phối hợp, giúp đỡ người khác khi cần thiết.
3. Rèn luyện một số thói quen khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
 	- Biết chào hỏi
Lời chào hỏi liên quan đến những qui ước nhất định đã được xã hội chấp thuận, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa, địa vị xã hội của mỗi người. Theo tuổi tác, người trẻ chào người già trước; theo địa vị xã hội, người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn; kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hóa dân tộc như: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hônLời mời và cách chào hỏi còn phụ thuộc vào thời điểm gặp gỡ (mới gặp hay lâu ngày rồi), môi trường gặp gỡ(ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình...).
- Biết tự trọng và tôn trọng người khác
Trong giao tiếp xã hội, chúng ta cần biết tự trọng đồng thời phải biết tôn trọng người khác. Một người tế nhị là người không bao giờ buộc người khác phải chấp nhận mình một cách thô bạo. Phải luôn tỏ ra khiêm tốn với mọi người xung quanh, chủ động chào hỏi, trò chuyện với họ và chứng tỏ mình luôn đánh giá cao đối tượng đang giao tiếp với mình. Tôn trọng người khác gắn liền với việc tôn trọng bản thân, thể hiện việc bảo vệ danh dự cá nhân và ý thức tự trọng. Tôn trọng người khác không chỉ ở thái độ mà còn ngay ở dáng vẻ bề ngoài của bản thân mình: vẻ mặt tươi tắn, đi đứng chững chạc, ăn mặc lịch sự 
	- Biết lắng nghe và bày tỏ quan điểm
Lắng nghe được coi là nền tảng, là kĩ năng trong giao tiếp, là cơ sở của các mối quan hệ. Lắng nghe phải được thể hiện bằng cảm xúc chân thật, bằng sự quan tâm và sẵn lòng lắng nghe ngay cả khi người nói có quan điểm khác với mình.
Lắng nghe là một kĩ năng mà nếu trau dồi, chúng ta sẽ thu được những lợi ích to lớn, chúng ta sẽ trở thành những người rất đáng tin cậy trong cả gia đình và ngoài xã hội. Biết lắng nghe chính là thể hiện sự tôn trọng người khác và sẽ gây được thiện cảm đối với mọi người.
Kinh nghiệm cuộc sống cho thấy, người hay nói chưa hẳn đã hấp dẫn nhiều người khác. Biết nói, biết dừng, biết nghe đúng nơi, đúng lúc mới là người tạo được ấn tượng cuốn hút nhiều người. Biết lắng nghe sẽ giúp ta hiểu nội dung câu chuyện, hiểu được ý muốn của người nói. Từ đó, ta mới có thể đưa ra những quyết định, những quan điểm một cách đúng đắn và sáng suốt.
- Cảm ơn, xin lỗi là bài học về phép lịch sự, khiêm tốn đầu tiên của mỗi con người, là đạo đức cơ bản để làm người, là văn hóa ứng xử thanh lịch, văn minh của mọi người.
Nếu như cảm ơn có thể làm ta giảm băn khoăn vì như đã “trả được món nợ” thì xin lỗi có thể hạn chế được tính tự cao, tự đại, coi thường người khác khi giao tiếp ngoài xã hội.
	- Biết thích ứng 
 	Biết thích ứng là yêu cầu cơ bản đảm bảo cho cá nhân tham gia và hòa đồng vào xã hội. Để có thể sống với người khác và sống thoải mái với họ, cần thiết phải thích ứng với những luật tục thông thường đang diễn ra xung quanh mình. Ví dụ: khi đến dự một buổi lễ kỉ niệm cần ăn mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự; gặp bạn bè có thể trò chuyện vui vẻ; đi dự đám cưới có thể ăn mặc sặc sỡ nhưng khi dự đám tang không nên ăn mặc lòe loẹt, không nói chuyện ồn ào, nên tỏ thái độ đau buồn, thương tiếc người đã mất.
Ii. Giao tiếp, ứng xử thanh lịch,văn minh ngoài xã hội
1. Giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa
a. Khi đến những nơi biểu diễn, rạp chiếu phim
- Sử dụng những bộ trang phục tề chỉnh, những bộ trang phục đẹp, thoải mái, lịch sự, phù hợp lứa tuổi để thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh.
- Nên đến sớm hơn giờ mở màn một chút để chủ động tìm chỗ ngồi theo vé của mình mà không ảnh hưởng đến các khán giả khác.
- Tôn trọng nội qui của rạp, thực hiện yêu cầu của người hướng dẫn, tắt điện thoại di động. Khi chương trình bắt đầu, phải trật tự, không nói chuyện riêng, không mang đồ ăn vào rạp.
- Trong khi xem, nên tập trung, không làm việc gì khác gây ảnh hưởng đến người bên cạnh. Không nên phản ứng lộ liễu vì sơ xuất của diễn viên, không la ó, kêu gào, huýt sáo. Những tràng pháo tay chân thành là biểu hiện sự hoan nghênh, cảm ơn của khán giả nhưng nên vỗ tay đúng lúc. Nếu có hoa tặng diễn viên, nên tặng hoa lúc họ đã diễn xong. 
- Khi xin chữ kí các ngôi sao điện ảnh, ca nhạchãy từ tốn, lịch sự, không nên chen lấn, xô đẩy.
- Ngay cả trường hợp không hài lòng với buổi diễn, người có giáo dục cũng chỉ nên bình thản, yên lặng ra khỏi rạp mà không lớn tiếng chê bai, bình phẩm. 
 b. Khi đến thư viện
- Khi tới học bài hoặc đọc sách ở thư viện cần ăn mặc kí ... tích gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh như ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang , quảng trường Ba Đình, khu di tích Đá Chông, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bên cạnh những di tích lịch sử cách mạng, Hà Nội còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa với những ngôi đình, đền, chùa rêu phong cổ kính. Đó là chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây – ngôi chùa được coi là cổ nhất của Hà Nội; đó là chùa Một Cột với nét kiến trúc độc đáo; đó là đền Ngọc Sơn giữa hồ Hoàn Kiếm, là Văn Miếu với Khuê Văn Các - biểu tượng cho tinh thần trọng đạo học của Việt Nam...Rồi quần thể gồm hàng trăm ngôi chùa, đền lớn nhỏ như đền Và, chùa Tây Phương, Thăng Long tứ trấn . Lên xứ Đoài, người Hà Nội tự hào có làng Việt cổ Đường Lâm – quê hương của hai vị vua Ngô Quyền, Phùng Hưng cùng nhiều danh nhân khác.
2. Các danh thắng
Danh lam, thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hay vùng đất có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Những danh lam, thắng cảnh của Hà Nội ra đời bởi những điều kiện tự nhiên đặc trưng, gắn liền với những câu chuyện huyền thoại: Hồ Tây và câu chuyện Trâu Vàng, Hồ Gươm và chuyện vua Lê hoàn gươm cho Đức Long Quân ...). Vẻ đẹp của những địa danh ấy đã đi vào thơ ca, nhạc họa với những câu dao trữ tình, sâu lắng:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương...
Dần ra phía tây, ngoại thành Hà Nội, ta sẽ được cảm nhận một không gian trong lành có tiếng suối chảy róc rách, tiếng lá cây lao xao... khi đến với núi Tản, sông Đà, chùa Hương – “Nam thiên đệ nhất động”, vườn quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh, Suối Tiên...
3. Di tích, danh thắng trong đời sống tinh thần của con người
	Những di tích, danh thắng từ bao đời nay đã góp phần làm nên một Thăng Long – Hà Nội đẹp và thơ, cổ kính và hiện đại, duyên dáng và quyến rũ; góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần người dân đất kinh kì.
 Những danh thắng là nơi người Hà Nội đến để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, của hồn thiêng sông núi. Còn những di tích lịch sử lại là sản phẩm của những quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng phong phú, đa dạng của người dân Hà Nội. Đó cũng là những nhân chứng sống động của lịch sử, góp phần tôn vinh những giá trị tinh thần vô giá của mảnh đất và con người nơi đây. Những di tích ấy thực sự đã trở thành nơi chốn linh thiêng để người Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tới các vị thần, vị thánh, những anh hùng dân tộc, những người có công với giang sơn đất nước.
 Các di tích lịch sử, danh thắng hàng ngày, hàng giờ vẫn không chỉ tô điểm cho vẻ đẹp của thành phố mà còn thể hiện một bề dày văn hóa hết sức đa dạng, độc đáo của mảnh đất này.
II. ứng xử thanh lịch, văn minh với các di tích, danh thắng 
1. Có ý thức tìm hiểu giá trị của các di tích, danh thắng
Các di tích, danh thắng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, những chủ nhân của Hà Nội, của thành phố nghìn năm tuổi cần phải hiểu được những giá trị và ý nghĩa to lớn của nó. Việc tìm hiểu ấy có thể được thực hiện bởi những hình thức như: 
- Tìm hiểu trong những giờ học Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Mĩ thuật,... ở trên lớp. Cũng có thể đọc thêm trong sách báo, lấy tài liệu từ mạng internet. 
- Tìm hiểu thông qua các hoạt động giao tiếp như gặp gỡ , trò chuyện với những nhân chứng lịch sử ở địa phương nơi mình sinh sống hay nghe các nhà sử học, những nhà nghiên cứu về lịch sử nói chuyện... 
- Đến tham quan, học tập ở bảo tàng, ở chính những di tích, thắng cảnh. Khi đến những nơi này, ta nên chú ý lắng nghe lời giới thiệu của hướng dẫn viên, ghi chép lại những ý cơ bản để dễ ghi nhớ; mua những cuốn sách, tài liệu giới thiệu về di tích để đọc kĩ, rồi giữ làm tư liệu.
- Xem hoặc tham gia những sân chơi, những chương trình giải trí, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa trên các kênh truyền hình, các báo và tạp chí.
2. Trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng 
 Các di tích, danh thắng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, là di sản văn hóa mà cha ông ta gửi lại cho con cháu muôn đời. Bởi vậy, mỗi người dân, mỗi học sinh cần nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của các di tích, danh thắng. Khi tới thăm các di tích, danh thắng của Hà Nội hay bất cứ nơi nào, chúng ta cần thể hiện sự trân trọng và có hành vi ứng xử đúng đắn:
- Về trang phục: Sử dụng những bộ trang phục phù hợp, kín đáo, lịch sự khi đi đến những nơi linh thiêng như đình đền, chùa, miếu mạo. 
- Về lời nói: Nói những lời thanh lịch, nói nhỏ, vừa đủ nghe, không cười nói, đùa nghịch ồn ào khi đến những di tích. Nhẹ nhàng nhắc nhở những người xung quanh khi họ có những lời nói, hành vi thiếu văn hóa.
- Về hành động: Khi đến thăm các di tích, tuyệt đối không hái hoa, bẻ cành bởi đây chính là những hành vi xâm hại di tích một cách thiếu ý thức. Khi đến Viện bảo tàng, không được có hành vi xâm hại đến các hiện vật được trưng bày. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác vào đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường, cảnh quan chung.
- Về thái độ: Cương quyết tránh những thói quen không tốt, những quan niệm mê tín dị đoan, thiếu căn cứ khoa học vẫn đang tồn tại (xoa đầu các Cụ Rùa thì mới may mắn trong thi cử khi vào Văn Miếu; mùa xuân đi lễ chùa phải hái lộc thì cả năm được may mắn, càng bẻ được cành to thì càng có nhiều lộc...).
Cần có thái độ phê phán, lên án những hành vi lấn chiếm di tích, danh thắng làm nơi ở, nơi buôn bán; khắc, viết những dòng chữ thiếu văn hóa trên các di tích lịch sử; hay việc xả rác thải vô ý thức hủy hoại vẻ đẹp thiêng liêng, cổ kính, nên thơ của các di tích, danh thắng. 
- Ngoài ra, mỗi người cần biết quảng bá, giới thiệu cho mọi người xung quanh và bè bạn phương xa biết ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử, vẻ đẹp các di tích và danh thắng của quê hương mình.
Việc tìm hiểu, bảo vệ và phát huy giá trị của những di tích, danh thắng không chỉ giúp chúng ta hiểu được quá khứ và yêu hơn, tự hào hơn về mảnh đất nơi mình sinh sống, mà còn góp phần làm cho di sản văn hóa và truyền thống lịch sử vô giá mà cha ông ta để lại sống mãi với con cháu muôn đời. 
Tài liệu tham khảo
Chựa Hương - Nam thiờn đệ nhất động
	Từ xa xưa, chựa Hương (xó Hương Sơn, huyện Mỹ éức, cỏch trung tâm Hà Nội khỏang 60km), được đỏnh giỏ là nơi hội tụ vẻ đẹp lung linh của sụng nước và đất trời, vẻ huyền bớ của nỳi rừng và hang động, sự tĩnh mịch sõu lắng của những ngụi đền, khu chựa cổ kớnh 
	Theo truyền thuyết, tờn Hương Sơn của vựng nỳi này được đặt theo tờn một ngọn nỳi ở phớa Bắc Tuyết Sơn trong dóy Himalaya (Ấn éộ), nơi éức Phật đó ngồi tu khổ hạnh suốt 6 năm rũng.
	 Từ Hà Nội, đi xe vào thị xó Hà éụng, lờn thị trấn Võn éỡnh, qua gần 20km nữa thỡ tới bến éục, nằm bờn bờ sụng éỏy. Từ Bến éục, lờn thuyền, xuụi theo dũng suối Yến, khi uốn lượn, lỳc quanh co, đẹp như một dải lụa xanh trong, lững lờ trụi giữa đụi bờ cõy lỏ và những triền nỳi nhấp nhụ xanh thẳm.
	Bờn trỏi suối Yến là nỳi éụn, trụng tựa như một đụn thúc; gần nỳi éụn là nỳi Lõn cú hỡnh dỏng một con kỳ lõn. Tiếp đú là nỳi Ái và nỳi Phượng hỡnh con phượng hoàng đang dang rộng đụi cỏnh (là hai chỏm nỳi), đầu và mỏ phượng là chựa và động Thanh Sơn. Nếu đi lờn chỳt nữa sẽ gặp nỳi éổi Chốo, giống hỡnh một con trăn lớn đang bũ trờn mặt nước. Ngoài ra cũn cú nỳi Bưng và nỳi Voi. Nỳi Voi cú một truyền thuyết thỳ vị: Hương Sơn cú chớn ngọn nỳi quay đầu về động Hương Tớch. Riờng một ngọn nỳi cú hỡnh dỏng con voi lại quay đầu ra, quay mụng vào. Giận quỏ, ngài hộ phỏp lấy gươm phạt vào mụng voi nờn bõy giờ nỳi Voi bị sạt mất một mảng
	Phớa bờn phải, từ ngoài vào là nỳi Ngũ Nhạc cú đền Trỡnh, nơi khỏch du lịch thường dừng chõn vài phỳt để thắp hương, trỡnh lễ với sơn thần. Sau đú, đi tiếp sẽ là nỳi Dẹo, nỳi Phũng Sư, hang Sơn Thuỷ Hữu Tỡnh, hang Trõu, Cầu Hội, Thung Dõu...
	Đến bến Trũ, du khỏch xuống thuyền để bắt đầu chuyến đi vón cảnh chựa Hương. Chựa Thiờn Trự, cũn gọi là chựa Ngoài sẽ là điểm dừng chõn đầu tiờn. Ngày xưa chựa cú đến vài chục gian, được xõy khuất trong bốn vỏch nỳi,  nhưng đó bị tàn phỏ trong chiến tranh. Nơi đõy cú một kiến trỳc cổ cũn lại là Viờn Cụng bảo thỏp, được xõy dựng từ thế kỷ XVII. Nhỡn từ xa, thỏp như cõy bỳt hồng vỳt cao lờn trời. Ngũai ra cũn cú Thiờn Thủy thỏp là một mỏm đỏ mọc ngược thành một toà thỏp thiờn tạo, nước mưa trờn nỳi theo thỏp rúc rỏch chảy xuống.
	Từ chựa Thiờn Trự, men theo con đường dốc trờn sườn nỳi khoảng hơn 1km là tới chựa Tiờn Sơn, nơi cú bốn pho tượng quý bằng hồng thạch. Chựa được dựng trong lũng động Nỳi Tiờn, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong động cú những nhũ đỏ tuyệt đẹp rủ xuống như những bức màn. Nếu đưa tay gừ vào đú sẽ vang lờn tiếng nhạc du dương, trầm bổng.
	Tiếp đú là chựa Giải Oan, dựng ở lưng chừng nỳi Long Tuyền. Trước chựa cú suối chớn nguồn gọi là suối Giải Oan. Trong chựa cú giếng Thanh Trỡ nước trong vắt, quanh năm khụng bao giờ cạn. Tương truyền đõy chớnh là nơi đức Bồ Tỏt Quan Âm Diệu Thiện đó dựng để tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi vào cừi Phật. Từ đú giếng này được gọi là giếng Giải Oan. Khỏch đi lễ thường mỳc nước uống để cầu mong giải thoỏt khỏi mọi nỗi oan ức. Gần chựa là động Tuyết Kinh và am Phật Tớch. Đi một quóng nữa sẽ đến nỳi Chấn Song và đền cửa Vừng.
	Tiếp tục cuộc hành trỡnh, khỏch đi cỏp treo lờn nỳi rồi leo xuống 120 bậc đỏ để vào động Hương Tớch (cũn gọi là chựa Trong), được mệnh danh "Nam thiờn đệ nhất động". Trong động, nhà điờu khắc thiờn nhiờn đó tạo ra những măng đỏ, nhũ đỏ tuyệt đẹp, muụn hỡnh vạn dạng. Người xưa đặt tờn cỏc sự vật nơi đõy theohỡnh dỏng, vớ dụ như Đụn Gạo là một nhũ đỏ đồ sộ ngay cửa động, dưới chõn Đụn Gạo cú một hừm đỏ nhỏ xớu gọi là Cối Gió. Gần đú là Nỳi Cụ, Nỳi Cậu, là cỏc em bộ nằm nghiờng, nằm sấp hoặc đang bũ lổm ngổm, đầu nhẵn thớn. Bờn cạnh là Bầu Sữa Mẹ, nơi những giọt nước trong vắt tuụn chảy đờm ngày  Phớa trong động cú Cõy Bạc, Cõy Vàng, là những hỡnh trũn như những đồng tiền vàng bạc lấp lỏnh. Trong gúc động cú Chuồng Lợn, Ao Bốo, Nong Tằm, Nộ Kộn... Trờn trần là tũa Cửu Long – khối thạch nhũ hỡnh chớn đầu rồng sinh động
	Động Hương Tớch quanh năm nghi ngỳt khúi hương và lễ vật của khỏch thập phương dõng lờn Phật Bà Quan Thế Âm (tượng bằng đỏ xanh, tạc vào thời Tõy Sơn) và chư Phật khỏc, nhất là vào mựa lễ hội, người đụng như kiến.
	Ngũai ra, nếu cú dịp, ta cú thể thỏm hiểm nhiều tuyến khỏc của chựa Hương như qua rừng mơ thăm chựa Hinh Bồng, theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ, đến bến Tuyết Sơn ngắm cảnh chựa Bảo éài, lờn nỳi Bạch Tuyết Mụn thăm chựa Tuyết Sơn (cũn gọi là Ngọc Long éộng); hay chỉ đơn giản là leo nỳi Thuyền Rồng, nỳi con Phụng, hũn Đầu Sư Tử, vỏch đỏ Kỳ Sơn Tỳ Thủy cũng rất thỳ vị.
 (Theo Giao Thủy-phunuonline.com.vn)	

Tài liệu đính kèm:

  • docThanh Lich Van Minh 8.doc