Giáo án Tập làm văn 8 - Tuần 1 đến 7 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Tập làm văn 8 - Tuần 1 đến 7 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết:4 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

I-MỤC TIÊU:

 Giúp HS :

 1/ Kiến thức: Nắm được chủ đề của văn bản,tính thống nhất về chủ đề của VB

 2/ Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:

 Biết viết 1 VB bảo đảm tính thống nhất về chủ đề ; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho VB tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

 3/ Thái độ: Có ý thức rèn luyện tiếng Việt

II- CHUẨN BỊ:

 1/Chuẩn bị của GV:

 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học

 -Soạn giáo án,bảng phụ .

 2/Chuẩn bị của HS:

 -Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV

 -Bảng học của nhóm

 

doc 31 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 8 - Tuần 1 đến 7 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/8/2010	 Tuần: 01
Tiết:4 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I-MỤC TIÊU:
 Giúp HS :
 1/ Kiến thức: Nắm được chủ đề của văn bản,tính thống nhất về chủ đề của VB 
 2/ Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:
	 Biết viết 1 VB bảo đảm tính thống nhất về chủ đề ; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho VB tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình. 
 3/ Thái độ: Có ý thức rèn luyện tiếng Việt
II- CHUẨN BỊ:
 1/Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học
 -Soạn giáo án,bảng phụ .
 2/Chuẩn bị của HS:
 -Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV
 -Bảng học của nhóm
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định tình hình lớp:.(1’)
 -Kiểm tra sĩ số,tác phong HS 
 2/ Kiểm tra bài cũ: (2’)
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 3/ Giảng bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (1’)
 Tính thống nhất về chủ đề của VB là một trog những đặc trưng quan trọng tạo nên VB, phân biệt VB với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa .Vậy thế nào là chủ đề của VB , tính thống nhất về chủ đề của VB là gì, đó là nội dung tìm hiểu của chúng ta trong tiết học hôm nay 
 b. Tiến trình bài dạy :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề của văn bản
I-CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN:
* Cho HS tiếp xúc bài tập:
- Gọi HS đọc văn bản “ Tôi đi học”
- Tiếp xúc bài tập
-Đọc tiếp nối văn bản theo yêu cầu của GV
1.Bài tập tìm hiểu:
Đọc văn bản “ Tôi đi học”
của Thanh Tịnh
* Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập:
- Trao đổi thảo luận hệ thống câu hỏi trong bài tập
s Em hãy cho biết,tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
4Cá nhân HS tái hiện:
Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc về buổi đầu tiên đi học của mình :
+ Cùng mẹ đi trên con đường.
+ Con đường quen thuộc.
+ Ngôi trường.
+ Nghe gọi tên mình.
+ Dúi đầu vào mẹ,khóc.
+ Giờ học đầu tiên
s Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
4Cá nhân HS nhận xét:
Sự hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, không thể nào quên về tâm trạng náo nức , bỡ ngỡ của nhân vật theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên .
sNội dung trên chính là chủ đề của văn 
bản Tôi đi học. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này ?
Gợi: Theo em ,tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?
4Cá nhân HS đúc kết:
Gợi lên những suy nghĩ,tình cảm,cảm xúc của mình về những kỉ niệm sâu sắc của buổi tựu trường đầu tiên 
Chủ đề: Tâm trạng,tình cảm của nhân vật Tôi về những kỉ niệm sâu sắc của buổi tựu trường đầu tiên
-Hướng dẫn HS rút ra kết luận:
 sTừ các nhận thức trên, em hãy cho biết : Chủ đề củaVB là gì ?
GV nhấn mạnh: chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, những ý kiến ,
những cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản.
-HS đúc kết rút ra kết luận từ hệ thống câu hỏi bài :
 4Chủ đề của VB là đối tượng và vấn đề chính được TG nêu lên , đặt ra trong văn bản .
2.Kết luận:
Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt
16’
Hoạt động 2: Hướng dân HS tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
II-TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN: 
* Cho HS tiếp xúc bài tập:
- Yêu cầu HS đọc thầm văn bản “Tôi đi học”
- Tiếp xúc bài tập
-Cá nhân đọc thầm văn bản “Tôi đi học”
1.Bài tập tìm hiểu:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập:
sCăn cứ vào đâu mà em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trườg đầu tiên ?
Gợi ý: Chú ý đến nhan đề,các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên
- Trao đổi với bạn trả lời hệ thống câu hỏi trong bài tập.
4 -Nhan đề : Tôi đi học
 - Đó là đại từ tôi và những từ ngữ được lặp lại nhiều lần nói lên tâm trạng náo nức của tác giả về buổi đầu tiên đi học
Giảng kết luận: văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
sEm hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đời?
-Nghe cảm nhận
-Cá nhân HS phát hiện:
4Các từ ngữ :Hằng năm lòng tôi lại náo nức, tôi quên thế nào được, mỗi lần thấy các em nhỏ ...lòng tôi lại tưng bừng rộn rã
sHãy tìm các từ ngữ , các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường ?(Trên đường đi học)
4 Các chi tiết :
 Khi đi cùng mẹ đến trường : con đường quen tự nhiên thấy lạ, cảnh vật chung quanh đều thay đổi, trước thích lội qua sông thả diều hay ra đồng nô đùa, nay lại đi học, trang trọng và đứng đắn cố làm ra vẻ như một học trò thực sự muốn cầm bút thước .
s Khi cùng các bạn vào lớp?
4+Trên sân trường: thấy trường cao ráo, sạch sẽ, oai nghiêm, đâm ra lo sợ vẩn vơ .
.
 +Khi xếp hàng vào lớp :
đứng nép bên người thân ngập ngừng, e sợ, giật mình lúng túng,
sTrong lớp học ?
thấy nặng nề, nức nở khóc.
4Trong lớp học : cảm thấy xa mẹ, nhớ nhà, không như những lần đi chơi trước kia...
-Hướng dẫn HS rút ra kết luận:
s Từ việc phân tích trên, hãy cho biết : Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
Giảng: Tính thống nhất về chủ đềcó liên hệ mật thiết với tính mạch lạc và tính liên kết. Một VB không mạch lạc, không liên kết thì không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề
4Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác .
2.Kết luận:
-Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định , không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
s Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất đó?
4Thảo luận nhóm:
 Để bảo đảm tính thống nhất về chủ đề: 
- Cần xác định rõ chủ đề
- Chủ đề được thể hiện ở đề bài, đề mục, quan hệ giữa các phần của VB và ở các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại
Để viết hoặc hiểu một văn bản,cần xác định chủ đề, chủ đề được thể hiện ở nhan đề ,đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản, và các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lặp lại.
*Gọi 1 HS đọc to nội dung ghi nhớ trong SGK để khắc sâu kiến thức
* Đọc mục ghi nhớ theo yêu cầu của GV
12’
Hoạt động 3: Hướng dân HS luyện tập
III . LUYỆN TẬP
Bài tập 1
+ Gọi HS đọc VB Rừng cọ quê tôi
+ Hướng dẫn HS phân tích tính thống nhất về chủ đề của VB trên
+Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
s Văn bản trên viết về đối tượng nào, về vấn đề gì ?
s Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một trình tự nào ?
-Đọc VB và thực hiện yêu cầu của bài tập1
-Thảo luận nhóm,ghi kết quả
4 Văn bản Rừng cọ quê tôi viết về cây cọ ở vùng sông Thao, quê hương tác giả.
4Trình tự :miêu tả hình dáng cây cọ, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó của cây cọ với người dân sông Thao.
Bài tập 1:Phân tích tính thống nhất về chủ đề của VB Rừng cọ quê tôi 
-Đối tượng , vấn đề của văn bản: cây cọ ở vùng sông Thao, quê hương tác giả.
-Trình tự :miêu tả hình dáng cây cọ, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó của cây cọ với người dân sông Thao.
s Theo em, có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? Vì sao ?
4- Khó thay đổi trật tự sắp xếp vì các phần được bố trí theo một ý đồ đã định. Các ý này đã rành mạch, liên tục .
 - Có thể thay đổi vị trí của ý 2 và ý 3 cho nhau.
s Nêu chủ đề của văn bản trên?
4Chủ đề: Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê hương tác giả
-Chủ đề:
Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê hương.
 s Hãy chứng minh chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản ?( Từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân )
4Thể hiện :
+ Nhan đề : Rừng cọ quê tôi.
+ Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần: rừng cọ, lá cọ
+ Các ý lớn :miêu tả hình dáng cây cọ ; sự gắn bó mật thiết giữa cây cọ với người dân ; các công dụng của cây cọ đối với cuộc sống .
Tính thống nhất về chủ đề thể hiện:
- Nhan đề
- Các từ ngữ được lặp lại.
- Trình tự các ý xoay quanh nói về cây cọ
Bài tập 2 và 3 :Trắc nghiệm
 Cho HS quan sát bài tập trên bảng phụ
 Quan sát,thảo luận nhóm
Bài 2
Ý sai : câu b và d
Bài 2: b và d
+ Dùng bảng phụ
+ Hướng dẫn HS tìm và gạt bỏ ý sai chủ đề làm cho VB không đảm bảo tính thống nhất .
Bài 3
- Ý lạc chủ đề : c và g
- Có nhiều ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề : câu b và e
Bài 3 :
- Ý lạc chủ đề: c , g
-Ý chưa tập trung : b và e
CHỐT :
Có thể sắp xếp như sau:
a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trườg, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang 
b) Cảm thấy con đường thườg đi lại "lắm lần ", tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi .
c) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự .
d) Cảm thấy ngôi trường vốn qua lai nhiều lần cũng tự nhiên thấy lạ
e) Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.
2’
Hoạt động 4: Củng cố.
sChủ đề của văn bản là gì? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
 4Căn cứ vào nội dung ghi nhớ trả lời.
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :( 1’) 
*Bài cũ: 
- Thế nào là chủ đề của văn bản? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
- Hoàn thành các bài tập vừa thực hiện trên lớp.
 	*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Trong lòng mẹ. của nhà văn Nguyên Hồng
- Đọc văn bản; đọc kĩ các chú thích trong văn bản để tìm hiểu về tác giả ,tác phẩm và nhẵng từ ngữ khó trong văn bản.
- Trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
. 
.
Ngày soạn: 19/ 8/ 2010 Tuần 2
 Tiết 08: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I-MỤC TIÊU:
Giúp HS :
 1. Kiến thức: 
- Nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài;
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản có bố cục
 3. Tư tưởng: Giáo dục ý thức trong học tập cho HS. 
II- CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: 
 Tham khảo SGV, sách thiết kế bài giảng, bảng phụ ghi nội dung bài tập tìm hiểu.
 2.Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ, soạn trước bài mới.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp:.(1’)
-Kiểm tra sĩ số,tác phong HS 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
*Trả lời:
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt; 
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác; 
- Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại nhiều lần.
 3. Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (1’)
Để một văn bản đảm bảo tính thống nhất, ngoài việc xác định rõ chủ đề văn bản thể hiện ở nhan đề, đề mục tro ... sau đây : 
 - Đọc kỹ và nắm chắc nội dung văn bản cần tóm tắt.
 -Xác định nội dung chính cần tóm tắt (sự việc tiêu biểu, nhân vật chính)
 - Sắp xếp cốt truyện theo một trình tự hợp lý.
 - Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
 3 -Giảng bài mới :
a- Giới thiệu bài : Trong quá trình tạo lập văn bản tuỳ vào từng mục đích mà người ta có những phương thức thể hiện khác nhau, nhưng thông thường là sự kết hợp các phương thức với nhau, chẳng hạn trong văn tự sự, người ta đưa vào các yếu tố miêu tả , biểu cảm.Điều đó chúng ta được hiểu qua tiết học hôm nay.
 b-Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
 HỌC SINH
NỘI DUNG
20’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố kể,tả và biểu cảm trong văn tự sự
I.Sự kết hợp các yếu tố kể , tả và biểu lộ tình cảm trong VB tự sự:
-Gọi HS đọc đoạn văn trong sgk
sXác định các yếu tố tự sự trong đoạn văn ?
sTìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn ?
-1HS đọc đoạn văn trong sgk
4HS phát hiện:
-Kể cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và người mẹ:
+Mẹ tôi vẫy tôi
+Tôi chạy theo xe
+Mẹ kéo lên xe
+Tôi oà lên khóc
+Tôi ngồi bên mẹ 
+
4HS phát hiện:
-Miêu tả:
+Thở hồng hộc
+Trán đẫm mồ hôi
+Ríu cả chân
1. Bài tập tìm hiểu
(Đoạn văn trong SGK/72)
-Đoạn văn kể cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và người mẹ:
sEm có nhận xét gì về cách sử dụng các yếu tố này ?
-GV đưa bảng phụ ghi đoạn văn
( Tôi ngồi trên xe )và yêu cầu HS chỉ ra từng yếu tố trong đoạn văn trên ?
sVậy nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn sẽ như thế nào ?
sVậy từ tìm hiểu trên,em rút ra kết luận gì về sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự?
 GV:Nhờ các yếu tố miêu tả, biểu cảm mà bài văn tự sự trở nên hấp dẫn, sinh động khiến người đọc phải suy nghĩ liên tưởng và hoà mình vào tác phẩm
+
-Biểu cảm :
+Hay tại sự sung sướng 
+Tôi thấy những cảm giác.
+Phải bé lại
4HS phát hiện,nhận xét:
Không đứng tách rời mà kết hợp đan xen nhau
-HS quan sát và trả lời
-Tự sự : Tôi ngồi trên xe, cạnh mẹ
-Tả ;Đùi áp vào đùi, đầu ngã vào tay, khuôn miệng xinh xắn
-Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi
4HS nhận xét:
Khô khan , không gây xúc động cho người đọc
4HS phát hiện,nhận xét:
Các yếu tố miêu tả biểu cảm không đứng riêng lẽ mà đan xen cùng với yếu tố tự sự làm hài hoà câu chuyện
-> Các yếu tố kể,miêu tả và biểu cảm không tách rời mà kết hợp đan xen nhau
2-Kết luận:
Các yếu tố miêu tả biểu cảm không đứng riêng lẽ mà đan xen cùng với yếu tố tự sự làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn
15’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
II- Luyện tập
-Gọi HS đọc nội dung yêu cầu BT 1; tổ chức cho HS thảo luận nhóm và làm BT theo nhóm.
Gọi HS xác định yêu cầu BT 1.
GV định hướng:
-Chọn mỗi văn bản một đoạn
-Chỉ ra các yếu tố : tự sự, miêu tả, biểu cảm
GV gọi đại diện HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh 
GV hướng dẫn HS làm BT 2;
*Yêu cầu viết: 
-Chủ đề : Giây phút đầu tiên khi gặp lại người thân
-Có sử dụng cả ba yếu tố đã học kết hợp đan xen
 Gọi HS trình bày trước lớp, GV nhận xét và ghi điểm.
-HS đọc BT 1, làm BT theo nhóm.
- VB “Tôi đi học”:
+ “ Sau một hồi trống các lớp”.
- VB “ Lão Hạc”
“Chao ôi!..... Xa tôi dần dần”.
Cử đại diện nhóm trả lời.
HS nhóm khác nhận xét.
-HS tiến hành viết đoạn văn.
2-3 HS trình bày đoạn văn trước lớp theo yêu cầu của GV ; HS khác nhận xét bài làm của bạn, sửa chữa và ghi chép.
 Bài tập 1:
 Tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các văn bản đã học
- Văn bản “ Tôi đi học”:
+ “ Sau một hồi trống.. các lớp.”
- Văn bản “ Lão Hạc”:
+ Đoạn văn : “Chao ôi!..... Xa tôi dần dần”.
 Bài tập 2:Viết đoạn văn
Kể lại giây phút gặp lại người thân sau thời gian xa cách. 
1’
Hoạt động 3: Củng cố.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức ở phần ghi nhớ SGK/74
-Nhắc lại kiến thức ở phần ghi nhớ SGK/74
	4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
* Bài cũ:
Làm hoàn thành bài tập vào vở.
* Bài mới:
Chuẩn bị bài : Đánh nhau với cối xay gió
 + Đọc và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
 + Rút ra nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của truyện
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
...............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:22.9.2010 Tuần 7
Tiết 28 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI 
 MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
I- MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức :Củng cố lại kiến thức về đoạn văn : Cấu trúc, liên kết, chuyển đoạn
 2. Kĩ năng : Rèn luyện viết đoạn văn theo yêu cầu
 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích sáng tác
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 -Soạn giáo án. Chuẩn bị các đoạn văn trên bảng phụ.
 2.Chuẩn bị của HS:
 -Học bài cũ: Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
 - Soạn bài : Luyện tậpviết đoạn văn
 III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
Kiểm tra sĩ số ,tác phong HS ,việc chuẩn bị bài của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
* Câu hỏi : Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự ?
* Dự kiến trả lời : Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn
 3 .Giảng bài mới :
 a- Giới thiệu bài (1’) :
Việc kết hợp yếu tố miêu tả vàbiểu cảm trong văn tự sự sẽ làm cho bài văn sinh động, phong phú, nhưng cần phải kết hợp như thế nào trong một đoạn văn, chúng ta phải thực hành và nắm vững qua tiết học này
b-Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
20’
Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu qui trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm 
I- Xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm:
sNhững yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
sVai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
Gọi HS đọc bài tập trong SGK trang 83
s Cho biết những dữ kiện đã cho ở bài tập 1 
sYêu cầu HS lựa chọn một trong ba sự việc trên để viết đoạn văn và trình bày
-Gọi HS trình bày,GV bổ sung
4HS nhớ lại và kết luận:
Sự việc và nhân vật chính
4Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinhđộng 
và sâu sắc hơn
HS đọc bài tập theo yêu cầu của GV
4HS phát hiện:
a) Chẳng may đánh vỡ lọ hoa
b)Giúp một cụ bà qua đường lúc đông người
c)Bất ngờ nhận được món quà ngày sinh nhật 
4 HS thực hiện (phần này đã làm ở nhà),trình bày theo yêu cầu của GV:
-HS ghi chép,sau khi GV đã sửa
-Bước 1:Nêu sự việc (giúp một bà cụ qua đường lúc đông người)
-Bước 2: Ngôi kể (ngôi thứ nhất )
1-Bài tập tìm hiểu:
*Cho sự việc và nhân vật sau:
 Em giúp một bà cụ qua
đường lúc đông người
*Các bước hình thành đoạn văn:
-Bước 1:Nêu sự việc (giúp một bà cụ qua đường lúc 
s Từ thực hiện bài tập ,em cho biết qui trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước ?
-Bước 3:Thứ tự kể ( sự việc xảy ra thời gian nào ?Không gian xung quanh ra sao?Trình tự diễn biến sự việc ấy như thế nào?
-Bước 4:Đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào đoạn văn sự sự (Cảnh đường xá lúc đó ra sao?Tả hình dáng bà cụ?Tình cảm của em khi thấy bà cụ chuẩn bị qua đường ra sao?Em dẫn cụ qua đường với tâm trạng như thế nào?Thái độ của bà cụ khi được em giúp đỡ ?Cảm nghĩ của em khi giúp được bà cụ qua đường? )
-Bước 5: Viết đoạn văn
4HS nắm hiểu qua nghiên cứu SGK và kết luận: 5 bước :
+ Lựa chọn sự việc
+Lựa chọn ngối kể
+Xác định thứ tự kể
+ Xác định yếu tố biểu cảm, miêu tả đưa vào đoạn văn tự sự 
+Viết thành đoạn văn	
đông người)
-Bước 2: Ngôi kể (ngôi thứ nhất )
-Bước 3:Thứ tự kể ( sự việc xảy ra thời gian nào ?Không gian xung quanh ra sao?Trình tự diễn biến sự việc ấy như thế nào?
-Bước 4:Đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào đoạn văn sự sự (Cảnh đường xá lúc đó ra sao?Tả hình dáng bà cụ?Tình cảm của em khi thấy bà cụ chuẩn bị qua đường ra sao?
Em dẫn cụ qua đường với tâm trạng như thế nào?Thái độ của bà cụ khi được em giúp đỡ ?Cảm nghĩ của em khi giúp được bà cụ qua đường? )
-Bước 5: Viết đoạn văn
2- Ghi nhớ:
 5 bước hình thành đoạn văn:
+ Lựa chọn sự việc
+Lựa chọn ngối kể
+Xác định thứ tự kể
+ Xác định yếu tố biểu cảm, miêu tả đưa vào đoạn văn tự sự 
+Viết thành đoạn văn
GV lưu ý cho HS:Cần xác định: Cấu trúc đoạn, lựa chọn câu mở đoạn, phát triển đoạn, tính liên kết mạch lạc khi viết đoạn văn
12’
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS luyện tập
II- Luyện tập
L: Đọc lại đoạn trích trong sgk để tham khảo 
sCho biết yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn?
s Hãy đóng vai ông giáo để kể lại
Gọi lần lượt HS trình bày,nhận xét bạn kể
sSo sánh đoạn em kể và đoạn trích trong sgk ?
Đọc lại đoạn trích trong sgk 
4-Miêu tả : cố làm ra vui vẻ, cười như mếu
-Biểu cảm :Không xót xa năm quyển sáchái ngại cho lão Hạc, hỏi cho có chuyện
44 đến 5 em kể theo yêu cầu của GV
-Lớp nhận xét
4So sánh,đối chiếu cái làm được,chưa làm được
Viết một đoạn văn đóng vai ông giáo kể lại sự việc lão Hạc sang báo tin bán chó
5’
Hoạt động 3 :Củng cố tiết học.
Gọi HS đọc thêm các đoạn văn trong sgk
Đọc thêm các đoạn văn trong sgk
sHai đoạn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm,em thử chỉ ra?
4HS tìm chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
*Bài vừa học:làm hoàn tất các bài tập vào vở
 *Bài mới:
 - Học bài :Đánh nhau với cối xay gió
 -Chuẩn bị bài : Chiếc lá cuối cùng
 +Đoc văn bản,trả lời câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản
	+Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa nội dung văn bản
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
...............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV8_t01-07_HK1.doc