Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 6: Phản xạ

Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 6: Phản xạ

I. MỤC TIÊU.

- Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.

- Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.

II. CHUẨN BỊ.

GV: Tranh H 6.1 – Nơron; H6.2 – Cung phản xạ SGK.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Thu báo cáo của HS ở giờ trước.

3. Bài mới

VB:- Vì sao khi sờ tay vào vật nóng, tay rụt lại?

-Nhìn thấy quả me, quả khế có hiện tượng tiết nước bọt?

- Hiện tượng trên là gì? Những thành phần nào tham gia vào? Cơ chế diễn ra như thế nào? Bài Phản xạ sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 6: Phản xạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/09/2009
Ngày giảng: 12/09/2009
Tiết 6: Phản xạ
I. mục tiêu.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
- Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
II. chuẩn bị.
GV: Tranh H 6.1 – Nơron; H6.2 – Cung phản xạ SGK.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. hoạt động dạy - học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Thu báo cáo của HS ở giờ trước.
3. Bài mới
VB:- Vì sao khi sờ tay vào vật nóng, tay rụt lại?
-Nhìn thấy quả me, quả khế có hiện tượng tiết nước bọt?
- Hiện tượng trên là gì? Những thành phần nào tham gia vào? Cơ chế diễn ra như thế nào? Bài Phản xạ sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này.
1: Cấu tạo và chức năng của nơron
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu Ê mục I SGK kết hợp quan sát H 6.1 và trả lời câu hỏi:
- Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh?
- GV treo tranh cho HS nhận xét, rút ra kết luận.
- Nơron có chức năng gì?
- Cho HS nêu khái niệm tính cảm ứng, tính dẫn truyền.
- GV chỉ trên tranh chiều lan truyền xung thần kinh trên hình 6.1 và 6.2 (cung phản xạ)
Lưu ý: xung thần kinh lan truyền theo 1 chiều.
- Dựa vào chức năng dẫn truyền, người ta chia nơron thành 3 loại:
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS nghiên cứu tiếp Ê SGK kết hợp quan sát H 6.2 để tìm ra sự khác nhau giữa 3 loại nơron.
- GV treo bảng kẻ phiếu học tập.
- GV đưa ra đáp án đúng, hướng dẫn HS trên sơ đồ H 6.2.
- HS ghi nhớ chú thích.
- HS nhận xét, nêu cấu tạo nơron.
- Nghiên cứu tiếp SGK để trả lời các câu hỏi.
- Nghiên cứu Ê SGK kết hợp quan sát H 6.2; trao đổi nhóm, hoàn thành kết quả vào phiếu học tập.
- HS điền kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
Kết quả phiếu học tập: Các loại nơron
Các loại nơron
Vị trí
Chức năng
Nơron hướng tâm
(nơron cảm giác)
- Thân nằm bên ngoài TƯ thần kinh
- Truyền xung thần kinh từ cơ quan đến TƯ thần kinh (thụ cảm).
Nơron trung gian
(nơron liên lạc)
- Nằm trong trung ương thần kinh.
- Liên hệ giữa các nơron.
Nơron li tâm
(nơron vận động)
- Thân nằm trong trung ương thần kinh, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng.
- Truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng.
? Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và li tâm (Ngược chiều).
Kết luận: (SGK)
2: Cung phản xạ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho VD về phản xạ?
- Phản xạ là gì?
- Hiện tượng cảm ứng ở thực vật (chạm tay vào cây trinh nữ, lá cây cụp lại) có phải là phản xạ không?
- Thế nào là 1 cung phản xạ?
- Yêu cầu HS quan sát H 6.2 và trả lời câu hỏi:
- Có những loại nơron nào tham gia vào cung phản xạ?
- Các thành phần của cung phản xạ?
- GV cho HS quan sát H 6.2
- Xung thần kinh được dẫn truyền như thế nào?
- Hãy giải thích phản xạ kim châm vào tay, tay rụt lại?
- Bằng cách nào trung ương thần kinh có thể biết được phản ứng của cơ thể đã đáp ứng kích thích chưa? GV dẫn sắt tới : Cung phản xạ có đường liên hệ ngược tạo thành vòng phản xạ.
- GV đưa VD về vòng phản xạ và giải thích trên sơ đồ H 6.3
- Yêu cầu HS đọc Ê mục 3
- Khái niệm vòng phản xạ?
- Lấy từ 3-5 VD
- Trao đổi nhóm và rút ra khái niệm phản xạ.
- Không vì thực vật không có hệ thần kinh, đó chỉ là sự thay đổi về sự trương nước của các tế bào gốc lá)
- Ê SGK.
- Tự rút ra kết luận.
- Dựa vào H 6.2, lưu ý đường dẫn truyền để trả lời.
- Quan sát H 6.3
- Đọc Ê nêu khái niệm vòng phản xạ.
- 1 HS đọc kết luận cuối bài.
Kết luận: ( SGK)
a. Phản xạ
b. Cung phản xạ
c. Vòng phản xạ
4. Kiểm tra, đánh giá
- Cho HS dán chú thích vào sơ đồ câm H 6.2 và nêu chức năng của các bộ phận trong phản xạ.
- Trả lời câu 1, 2 SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Vẽ sơ đồ cung phản xạ H 6.2 và chú thích.
- Đọc mục “Em có biết”.
Rút kinh nghiệm: .......................................................................
........................................................................
........................................................................
........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 6.doc