Giáo án Phụ đạo môn Toán lớp 8 - Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ

Giáo án Phụ đạo môn Toán lớp 8 - Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ

I- Mục tiêu :

- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ .

- Luyện các bài tập vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ.

II.Chuẩn bị của gv và hs:

- Sgk +thước kẻ

III.tiến trình dạy học :

 

doc 6 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 2988Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phụ đạo môn Toán lớp 8 - Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn: 06 / 9 / 2010
Ngày dạy:16/09/2010
Ôn tập Các hằng đẳng thức đáng nhớ
I- Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ .
- Luyện các bài tập vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ.
II.Chuẩn bị của gv và hs:
Sgk +thước kẻ 
III.tiến trình dạy học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : ôn tập lý thuyết
 Gv cho hs ghi các hằng đẳng thức đáng nhớ lên góc bảng và phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức này 
Gv lưu ý hs (ab)n = anbn
.hs ghi lại hằng đẳng thức đáng nhớ Số 1-2-3.
( A + B)2 = A2 + 2AB + B2.
( A - B)2 = A2 - 2AB + B2
A2 – B2 = (A – B)(A + B).
Hoạt động 2: áp dụng
 Gv cho học sinh làm bài tập 
Bài tập số 1: 
A: ( 2xy – 3)2; B: ; 
Xác địmh A; B trong các biểu thức và áp dụng hằng đẳng thức đã học để tính 
Gv gọi hs lên bảng tính các kết quả 
Bài số 2: Rút gọn biểu thức. 
 (x – 2)2 – ( x + 3)2+ (x + 4)( x - 4).
Bài tập số 3 :Chứng minh rằng .
( x – y)2 + 4xy = ( x + y)2 
Để chứng minh đẳng thức ta làm như thế nào? 
GV gọi hs lên bảng trình bày lời giải .
Gọi hs nhận xét và sửa chữa sai sót .
Gv chốt lại cách làm dạng bài chứng minh đẳng thức . 
Bài tập số 4 : Thực hiên phép tính, tính nhanh nếu có thể .
A, 9992 – 1. c, 732 + 272 + 54. 73
B, 101 . 99. d, 1172 + 172 – 234. 17
Hs xác định A, B trong các hằng đẳng thức và áp dụng hằng đẳng thức để tính .
A: (2xy – 3)2 = 4x2y2 – 12xy = 9
B: KQ= .
Hs cả lớp làm bài tập vào vở nháp .
2hs lên bảng trình bày cách làm .
Hs nhận xét kết quả làm bài của bạn , sửa chữa sai sót nếu có .
KQ : x2 – 10x - 21
Hs cả lớp làm bài tập số 3 . 
HS ;để chứng minh đẳng thức ta có thể làm theo các cách sau:
C1 Biến đổi vế trái để bằng vế phải hoặc ngược lại .
C2 chứng minh hiệu vế trái trừ đi vế phải bằng 0 
HS lên bảng trình bày cách làm bài tập số 3 
hs cả lớp làm bài tập số 4 
2 hs lên bảng trình bày lời giải 
Hs cả lớp làm bài tập số 4 
2hs lên bảng làm bài 
 Biểu thức trong bài 4 có dạng hằng đẳng thức nào ? : A = ?, B = ? 
IV- hướng dẫn về nhà	
Về nhà xem lại các bài tập đã giải và làm bài tập sau: Tìm x biết 
 ( x + 1) ( x2 – x + 1) – x( x – 3) ( x + 3) = - 27.
Tuần 7
Ngày soạn: 13 / 09/ 2010
Ngày dạy: 23/09/2010
Ôn tập Các hằng đẳng thức đáng nhớ 
I- Mục tiêu : 
- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ .
- Luyện các bài tập vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ.
II.Chuẩn bị của gv và hs:
Sgk +thước kẻ 
III.tiến trình dạy học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : ôn tập lý thuyết
 Gv cho hs ghi các hằng đẳng thức đáng nhớ lên góc bảng và phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức này 
.hs ghi lại 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
 ( A ± B)3 = A3 ± 3A2B + 3AB2 ± B3.
A3 + B3 = (A + B)( A2 – AB + B2)
A3 - B3 = (A - B)( A2 + AB + B2)
Hoạt động 2: áp dụng
 Gv cho học sinh làm bài tập 
Bài tập số 1: 
a) ( x + 2)3 
b) 
c) ( 4x2 - )(16x4 + 2x2 + )
d) (0,2x + 5y)(0,04x2 + 25y2 – y).
Xác địmh A; B trong các biểu thức và áp dụng hằng đẳng thức đã học để tính 
Gv gọi hs lên bảng tính các kết quả 
Bài số 2: Rút gọn biểu thức. 
A / ( x – 1)3 – x( x – 2)2 + x – 1 
B/(x + 4)( x2 –4x +16) - ( x - 4)( x2 + 4x + 16)
Bài tập số 3 :Chứng minh rằng .
 ( a + b)3 = a3 + b3 + 3ab(a + b)
Để chứng minh đẳng thức ta làm như thế nào? 
GV gọi hs lên bảng trình bày lời giải .
Gọi hs nhận xét và sửa chữa sai sót .
Gv chốt lại cách làm dạng bài chứng minh đẳng thức . 
Bài tập 4 :
A, Cho biết : x3 + y3 = 95; x2 – xy + y2 = 19
Tính giá trị của biểu thức x + y .
B, cho a + b = - 3 và ab = 2 tính giá trị của biểu thức a3 + b3. 
 Nêu cách làm bài tập số 3 .
GV gọi 2 hs lên bảng trình bày lời giải 
Gọi hs nhận xét bài làm của bạn 
Gv chốt lại cách làm 
Bài tập số 5: Rút gọn biểu thức:
( 3x + 1)2 – 2(3x + 1)( 3x + 5) + ( 3x + 5)2.
Hs xác định A, B trong các hằng đẳng thức và áp dụng hằng đẳng thức để tính .
a/ x3 + 6x2 + 12x + 8.
b/ .
c/ 64x6- ; d/ 0,008x3 + 125y3
Hs cả lớp làm bài tập vào vở nháp .
4hs lên bảng trình bày cách làm .
Hs nhận xét kết quả làm bài của bạn , sửa chữa sai sót nếu có .
KQ : A; x2 – 2; B ; 128
Hs cả lớp làm bài tập số 3 . 
HS ;để chứng minh đẳng thức ta có thể làm theo các cách sau:
C1 Biến đổi vế trái để bằng vế phải hoặc ngược lại .
C2 chứng minh hiệu vế trái trừ đi vế phải bằng 0 
HS lên bảng trình bày cách làm bài tập số 3 
hs cả lớp làm bài tập số 4 
2 hs lên bảng trình bày lời giải 
Hs nhận xét kết quả bài làm của bạn 
KQ a ; áp dụng hằng đẳng thức 
A3 + B3 = (A + B)( A2 – AB + B2)
Ta có 95 = 19 ( x + y ) 
x + y = 95 : 19 = 5
b;A3 + B3 = (A + B)( A2 – AB + B2)
A3 + B3 = (A + B)[(A + B)2 – 3ab]
_a3 + b3 = ( -3)[( - 3)2 – 3.2] = -9
Hs cả lớp làm bài tập số 5 
1hs lên bảng làm bài 
 Biểu thức trong bài 5 có dạng hằng đẳng thức nào ? : A = ?, B = ? 
IV- hướng dẫn về nhà	
Về nhà xem lại các bài tập đã giải và làm bài tập sau: Tìm x biết 
 4( x + 1)2 + ( 2x – 1)2 – 8( x – 1 ) ( x + 1) = 11
Tuần 8
Ngày soạn: 18 / 9 / 2010
Ngày dạy: 28/09/2010
Ôn tập Đường trung bình của tam giác,
Đường trung bình của hình thang
I-Mục tiêu ;
- Hs hiểu kỹ hơn về định nghĩa đường trung bình của tam giác của hình thang và các định lý về đường trung bình của tam giác, của hình thang . áp dụng các tính chất về đường trung bình để giải các bài tập có liên quan.
II.Chuẩn bị của gv và hs:
Sgk+thước kẻ 
III.tiến trình dạy học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : ôn tập lý thuyết
Gv cho hs nhắc lại các kiến thức về đường trung bình của tam giác và của hình thang 
Hs nhắc lại các kiến thức cơ bản về đường trung bình của tam giác và của hình thang 
Hs nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2 : bài tập áp dụng
Bài tập 1: 
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 12cm, BC = 13cm. Gọi M, N là trung điểm của AB, AC .
Chứng minh MN AB.
Tính độ dài đoạn MN.
Gv cho hs vẽ hình vào vở 
Nêu cách c/m MNAB .
Nêu cách tính độ dài đoạn thẳng MN.
Bài tập số 2: Cho hình thang ABCD ( AB // CD) M, N là trung điểm của AD và BC cho biết CD = 4cm, MN = 3cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
để tính độ dài đoan thẳng AB ta làm như thế nào ? 
Gv gọi hs lên bảng trình bày c/m 
Hs nhận xét bài làm của bạn 
Bài tập số 3:
 Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy hai điểm M, N sao cho AM = MN = NB. Từ M và N kẻ các đường thẳng song song với BC, chúng cắt AC tại E và F. Tính độ dài các đoạn thẳng NF và BC biết ME = 5cm.
? So sánh ME và NF .
để tính BC ta phải làm như thế nào ? 
Gv gọi hs trình bày cáhc c/m 
Hs nhận xét bài làm của bạn .
Gv chốt lại cách làm sử dụng đường trung bình của tam giác và của hình thang.
 Hs ghi đề bài và vẽ hình vào vở 
Hs vẽ hình vào vở ;
để tính MN trước hết ta tính độ dài AC .
áp dụng định lý Pi Ta Go ta có 
AC2 = BC2- AB2 thay có :
 AC2 = 132 – 122= 169 – 144 = 25 
AC = 5 mà MN = AC = 2,5(cm) 
Hs vẽ hình và làm bài tập số 2 
Hs sử dụng tính chất đường trung bình của hình thang ta có MN là đường trung bình của hình thang ABCD nên MN = 2MN = AB + CD 
AB = 2MN – CD = 2. 3 – 4 = 2(cm)	
HS vẽ hình bài 3 
Hs : do MA = MN và ME // NF nên 
EA = EF do đó ME là đường trung bình của tam giác ANF ME = NF 
 NF = 2ME = 2. 5 = 10(cm).
Vì NF // BC và NM = NB nên EF = FC do đó NF là đường trung bình của hình thang MECB từ đó ta có NF = (ME + BC) 
BC = 2NF – ME = 2.10 – 5 = 15(cm) 
IV- hướng dẫn về nhà	
Về nhà học thuộc lý thuyết về đường trung bình của tam giác và của hình thang, xem lại các bài tập đã giải và làm bài tập sau :
Cho tam giác ABC, M và N là trung điểm của hai cạnh AB và AC . Nối M với N, trên tia đối của tia NM xác định điểm P sao cho NP = MN .nối A với C :
chứng minh a, MP = BC;b,c/m CP // AB, c, c/m MB = CP .

Tài liệu đính kèm:

  • docphu daot 5-8.doc