Giáo án Ôn tập văn 8 - Buổi 1 đến 5

Giáo án Ôn tập văn 8 - Buổi 1 đến 5

Buổi: 5

 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT

I. Phân biệt trợ từ, thán từ, tình thái từ

A/ Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố lại kiến thức về trợ từ, thán từ, tình thái từ, phân biệt sự khác nhau giữa chúng thông qua việc luyện tập để nhân diện đúng.

- Rèn kỹ năng vận dụng.

B/ Nội dung:

I/ Kiến thức cần nhớ:

1. HS nhắc lại khái niệm trợ từ, thán từ, tình thái từ.

2. Lưu ý sự khác biệt:

- Trợ từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu tức là nêu đặc diểm của trợ từ luôn luôn đứng trước những từ ngữ đó ( cố định)-> có sắc thái tình cảm cố ý nhấn mạnh của người nói.

- Thán từ là từ loại đặc biệt chuyên biểu thị cảm xúc trực tiếp do người nói tự bộc lộ , không tham gia cấu tạo cụm từ, cũng không kết hợp được với cụm từ trong câu > đứng tách rời, biệt lập so với các thành phần khác trong cấu tạo câu.

- Tình thái từ là những từ đặt thêm vào câu để biểu thị mục đích nói trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán > đứng cuối câu, không tách khỏi cấu tạo câu, không thể làm thành một câu đặc biệt như thán từ.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập văn 8 - Buổi 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 28-10-2011 Buổi : 01
Củng cố,rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn học
A/ Mục tiêu: 
Giup HS củng cố lại những kiến thức đã học về văn bản đồng thời nhớ bền, nhớ sâu hơn những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc trả lời câu hỏi và làm bài tập.
Ôn tập các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc
Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
 B. Nội dung.
*.Văn bản “ Tức nước vỡ bờ”
I. Kiến thức cơ bản:
1.Vị trí đoạn trích: nằm trong chương 18 của tiểu thuyết, là gạch nối giữa hai chuỗi sự kiện: anh Dậu bị trói ở sân đình vì thiếu tiền sưu, chị Dậu phải chạy vạy bán con bán chó, anh Dậu bị ngất, bị khiêng trả về, rũ rượi như một xác chết. Sau đoạn này, chị Dậu sẽ bị bắt giải lên huyện, khởi đầu cho những biến cố mới.
.2.Đoạn trích cho ta thấy bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ người nhân danh nhà nước để hà hiếp, đánh đập người dân lương thiện đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: giàu tình thương và tiềm tàng sức mạnh phản kháng.
3.Nghệ thuật: xây dựng tình huống, khắc họa tính cách nhân vật ( miêu tả hành động và lời nói của nhân vật)
II/ Luyện tập: 
1.Tác giả đã chọn thời điểm nào để cai lệ và người nhà lý trưởng xuất hiện? ý nghĩa của việc lựa chọn này?
( *Ngô Tất Tố đã rất có dụng ý khi chọn thời điểm để cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện. Lúc này anh Dậu vừa tỉnh dậy, người yêú ớt, vừa run rẩy cất bát cháo thì > tạo độ căng giữa sự áp bức và sự chịu đựng của nạn nhân > làm xuất hiện hành động “tức nước vỡ bờ” của chị Dậu ở phần cuối đoạn trích)
2.Tác giả tập trung tô đậm những chi tiét nào khi miêu tả cai lệ? Vì sao nói cai lệ ở đây xuất hiện như một công cụ của một xã hội bất nhân?
(* Các chi tiết: thét, quát, chạy sầm sập, bịch và ngực chi Dậu, tát; những cụm từ miêu tả thái độ: gõ đầu roi xuống đất, trợn ngược hai mắt, hầm hè, đùng đùng, sấn đến> tạo ấn tượng về sự hung dữ, thô bạo đến tàn nhẫn của cai lệ Sự thảm thương của anh Dậu không đủ sức lay động lòng trắc ẩn của hắn, lí lẽ và hành động của chị Dậu cũng không thể khiến hắn đổi ý > Hắn đã mất hết mọi cảm nhận, mọi ý thức của một con người, hắn hoàn toàn chỉ là một con người- công cụ > người đọc thấy rõ tính chất bất nhân, độc ác của bộ máy xã hội đương thời mà cai lệ là đại diện.)
3.Việc song song miêu tả anh Dậu, chị Dậu trong trích đoạn này có ý nghĩa gì?
( * 2 ý nghĩa:Cho thấy sự yêu thương chồng hết mực của chi Dậu + sự an phận, yếu đuối của anh Dậu làm nổi bật sự quả quyết, sức mạnh phản kháng của chị Dậuvà thực chất sự phản kháng của chị Dậu xuất phát từ tình yêu thương chồng)
 * Văn bản: Lão Hạc 
A. Cuộc đời, con người nam cao
	1. Cuộc đời
	Ông xuất thân trong gia đình trung nông . Ông là người con trai cả trong gia đình đông anh em, ông là người duy nhất được học hành chu đáo. Học xong trung học, ông vào Sài Gòn kiếm sống 3 năm. chuyến đi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sáng tác của nhà văn . Vì ốm đau, ông trở về quê dạy học , rồi sống vất vưởng bằng nghề viết văn. Cuộc đời của một giáo khổ trường tư, của một nhà văn nghèo đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách viết văn của Nam cao. Sau cách mạng, Nam Cao tiếp tục sáng tác phục vụ kháng chiến. Năm 1951, trên đường đi công tác, nhà văn đã hi sinh.
2. Con người Nam Cao
Hiền lành, ít nói, lạnh lùng. Là nhà văn luôn gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nghèo khổ. Mỗi trang viết của nhà văn là trang viết đày cảm động về con người quê hương.
3. Quan điểm sáng tác: 
4. Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao.
	Truyện của Nam Cao rất mực chân thực , thẫm đẫm chất trữ tình, đậm đà chất triết lý . Nam cao đặc biệt sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả những quá trình tâm lý phức tạp của nhân vật . Ngôn ngữ của Nam cao gần với ngôn ngữ người nông dân Bắc bộ
B. Luyện tập:
Đề số 1:
Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân trước cách mạng? 
Hướng dẫn:
I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng? 
	1. Lão Hạc
	a. Nỗi khổ về vật chất 
	Cả đời thắt lưng buộc bụnglão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật . Nam Cao đã dung cảm nhìn thẳng vào nôic khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.
	b. Nỗi khổ về tinh thần.
	Đó là nỗi đau cả người chồng mát vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, vì chưa làm tròn bổn phận của người cha . Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc . Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng. 
	Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó . Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát . Lão đã chọn cái chết thật dữ dội . Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hạc đã không có lối thoát.
2. Con trai lão Hạc
Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.
	Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân. Truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu. 
II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân
	1. Lòng nhân hậu 
	Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút : lão bắt rận, tắm , cho nó ăn bàng bát như nhà giầu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng . Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con.
	Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão cói đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo , mong được dịu bớy nỗi dằng xé trong tâm can.
	Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại sám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.
2. Tình yêu thương sâu nặng 
Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão . Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng dải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khac. Thương con lão càng đauđớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng : Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó .............chứ đâu có còn là con tôi ”. Nhữn ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhó thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quyên nhắc tới đứa con trai của mình. 
Lão sống vì con, chết cũng vì con: Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con.
Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã : Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết . Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sông, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao. 
3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả
Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng , cung luôn giữ ý để khỏi bị coi thường . Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo , rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giầu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.
III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời : Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người . Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác .
Đề số 2
Phân tích cách nhìn người nông dân của Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.
Hướng dẫn:
	1. Xuất phát từ quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”: Cách nhìn của nhà văn là cách nhìn của một con người luôn thấu hiểu , đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác . Nhà văn luôn thấu hiểu nỗi khổ về vật chất và tinh thầnh của người nông dân. Là người sống gần gũi , gắn bó với người nông dân Nam Cao đã nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của nhà văn.
	2. Bằng cái nhìn yêu thương trân trọng, Nam Cao đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của lão Hạc trong cuộc sống không phải giành cho con người.
	a. Nhà văn nhận thấy từ thẳm sâu tâm hồn lão Hạc tấm lòng nhân hậu thật đáng quý 
Nam Cao đã nhận ra tình cảm thân thiết máu thịt của con người dành cho con người
Nam Cao còn phát hiện ra nỗi ân hận cao thượng và đức tính trung thực của Lão Hạc qua việc bán con chó
Nhà văn càn nhận thấy ở người cha còm cõi xơ xác như lão Hạc tình yêu thương con sâu nặng 
b. Với phương chấm cố tìm mà hiểu, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau vẻ ngoài xấu xí gàn dở của Lão Hạc là lòng tự trọng và nhân cách trong sạch của lão Hạc
Mở rộng: Có thể so sánh cách nhìn trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao và cách nhìn có phần miệt thị, khinh bỉ người nông dân của Vũ Trọng Phụng. Trong tiểu thuyết Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng tả người nông dân như những con người không có ý thức không cảm xúc, coi họ như những bọn người xấu xa, đểu cáng. Thấy được cái nhìn của Nam Cao là cái nhìn tiến bộ và nhân đạo sâu sắc.
3. Là cách nhìn có chiều sau tràn đầy lạc quan tin tưởng.
Nam Cao nhìn người nông dân không phải bằng thứ tình cảm dửng dưng của kẻ trên hướng xuống dưới, càng không phải là hời hợt phiến diện. Nam Cao luôn đào sâu, tìm tòi khám phá những ẩn khuất trong tâm hồn của lão Hạc , từ đó phát hiện ra nét đẹp đáng quý : Đó là cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân. Trước cách mạng, không ít nhân vật của Nam cao đều bị hoàn cảnh khuất phục, làm thay đổi n ... ốt đẹp của người nụng dõn Việt Nam trước cỏch mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nụng thụn Việt Nam thời kỡ trước cỏch mạng : cú phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, cú vẻ đẹp của ngời phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tỡnh thương : õn cần chăm súc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng
* Lóo Hạc :Tiờu biểu cho phẩm chất người nụng dõn thể hiện ở :
 - Là một lóo nụng chất phỏt, hiền lành, nhõn hậu ( dẫn chứng). 
- Là một lóo nụng nghốo khổ mà trong sạch, giàu lũng tự trọng(dẫn chứng) 
b. Họ là những hỡnh tượng tiờu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nụng dõn Việt Nam trước cỏch mạng :
* Chị Dậu cú số phận điờu đứng, nghốo khổ, bị búc lột sưu thuế, chồng ốm và cú thể bị đỏnh, bị bắt lại. 
* Lóo Hạc cú số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghốo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cụ đơn một mỡnh; tai hoạ dồn dập, đau khổ vỡ bỏn cậu vàng; tạo đợc mún nào ăn mún nấy, cuối cựng ăn bả chú để tự tử. 
c. Bức chõn dung Chị Dậu và Lóo Hạc đó tụ đậm giỏ trị hiện thực và tinh thần nhõn đạo của hai tỏc phẩm. Nú bộc lộ cỏch nhỡn về người nụng dõn của hai tỏc giả. Cả hai nhà văn đều cú sự đồng cảm, xút thương đối với số phận bi kịch của người nụng dõn ; đau đớn, phờ phỏn xó hội bất cụng, tàn nhẫn. Chớnh xó hội ấy đó đẩy người nụng dõn vào hoàn cảnh bần cựng, bi kịch; đều cú chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhõn cỏch con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng cú cỏch nhỡn riờng : Ngụ Tất Tố cú thiờn hướng nhỡn người nụng dõn trờn gúc độ đấu tranh giai cấp, cũn Nam Cao chủ yếu đi sõu vào phản ỏnh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhõn cỏch một con ngời Nam Cao đi sõu vào thế giới tõm lý của nhõn vật, cũn Ngụ Tất Tố chủ yếu miờu tả nhõn vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất 
 3/ Kết bài : 	Khẳng định lại vấn đề. 
Ngày soạn: 09-12-2011 Buổi: 5
 Củng cố kiến thức về tiếng việt
I. Phân biệt trợ từ, thán từ, tình thái từ
A/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại kiến thức về trợ từ, thán từ, tình thái từ, phân biệt sự khác nhau giữa chúng thông qua việc luyện tập để nhân diện đúng.
Rèn kỹ năng vận dụng.
B/ Nội dung:
I/ Kiến thức cần nhớ:
HS nhắc lại khái niệm trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Lưu ý sự khác biệt:
Trợ từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ trong câu tức là nêu đặc diểm của trợ từ luôn luôn đứng trước những từ ngữ đó ( cố định)-> có sắc thái tình cảm cố ý nhấn mạnh của người nói.
Thán từ là từ loại đặc biệt chuyên biểu thị cảm xúc trực tiếp do người nói tự bộc lộ , không tham gia cấu tạo cụm từ, cũng không kết hợp được với cụm từ trong câu > đứng tách rời, biệt lập so với các thành phần khác trong cấu tạo câu.
Tình thái từ là những từ đặt thêm vào câu để biểu thị mục đích nói trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán > đứng cuối câu, không tách khỏi cấu tạo câu, không thể làm thành một câu đặc biệt như thán từ.
II/ Luyện tập:
Bài 1:Chỉ ra các trợ từ trong các câu sau:
 a. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
 b. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.
 c. Đột nhiên lão bảo tôi:
- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
( Nam Cao)
Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Người nhà lý trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm năng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muón nói mà không dám nói.
Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.
– Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ!
( * từ gạch chân)
Bài 2:Tìm các thán từ trong những câu sau đây:
Vâng! Ông giáo dạy phải!
Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
 - à! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.
e. ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy.
Bài 3:Chỉ ra các tình thái từ được dùng trong các câu sau:
Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Bác trai đã khá rồi chứ?
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
 Bài 4: Viết đoạn hội thoại khoảng 10 dòng trong đó có sử dụng ít nhất 1 trợ từ, 1 thán từ, 1 tình thái từ.
II. Củng cố nói quá; nói giảm, nói tránh
A/ Mục tiêu:
Giúp HS khắc sâu hơn những kiến thức đã học về những biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh thông qua việc làm bài tập phát hiện và phân tích hiệu quả diễn đạt; biết vận dụng chúng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Rèn kỹ năng vận dụng.
B/ Nội dung:
I.Kiến thức cần nhớ:
* Nói quá:
1. Khái niệm (HS nhắc lại).
2. Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
 - Giống nhau: Nói phóng đại qui mô, tính chất, mức độ của sự vật, sự việc, hiện tượng.
 - Khác nhau:
 + Nói khoác: làm cho người nghe tin vào nững điều không có thực.
 + Nói quá: nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật bản chất của sự thật giúp người nghe nhận thức sự thực rõ ràng hơn; tăng sức biểu cảm.(cho HS lấy vd để so sánh) 
 3. Những lưu ý khi sử dụng nói quá trong giao tiếp:
 - Cần thận trọng khi sử dụng nói quá, đặc biệt khi giao tiếp với người trên, người lớn tuổi.
- Biện pháp nói quá thường được sử dụng kèm với biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Ví dụ: Rẻ như bèo, nhanh như cắt
 II/ Luyện tập:
Bài1 Tìm biện pháp nói quá và cho biết hiệu quả diễn đạt của chúng trong các ví dụ sau đây: 
a. Đội trời, đạp đất ở đời
 Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.
 b. Chú tôi ấy à, đạn bắn vào lỗ mũi chú hỉ ra là chuyện thường!
 c. Sức ông ấy có thể vá trời lấp biển.
d. Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc.
e. Tiếng hát át tiếng bom.
Bài 2: Tìm các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá để diễn đạt các ý sau đây rồi đặt câu với thành ngữ ấy:
Chắt lọc, chọn lấy cái quí giá, tinh túy trong những cái tạp chất khác.
Khuếch trương, cổ động, làm ồn ào.
 Sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt tái mét.
Luôn kề cạnh bên nhau hoặc gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau.
Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn hiểm nguy.
Giống hệt nhau đến mức tưởng chừng như cùng một thể chất.
( * Gạn đục khơi trong, Đánh trống khua chiêng, Mặt cắt không còn giọt máu, Như hình với bóng, Gan vàng dạ sắt, Như hai giọt nước.)
Bài 3:Tìm 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá và đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
Bài về nhà: 
1. Tìm hiểu giá trị biểu hiện của biện pháp nói quá trong các câu sau:
a. Gươm mài đá, đá núi cũng phải mòn
 Voi uống nước, nước sông phải cạn
 Đánh một trận, sạch không kình ngạc
 Đánh hai trận, tan tác chim muông.
 Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi
=> Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Đại Việt (K/n Lam Sơn).
b. Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp.
 Ta đi tới – Tố Hữu
=> Đội quân ta hùng mạnh, kết thành một khối vững chắc, không gì lay chuyển được.
2. Giải thích nghĩa của các biện pháp nói quá được sử dụng trong những câu sau:
a. Chính bọn này cũng đang chạy long tóc gáy lên vì chuyện dầu mỡ đấy.
=> Chạy long tóc gáy: vất vả, đến chỗ này chỗ nọ để lo toan công việc.
b. Nó học dốt có chuôi (đuôi) thế thì còn biết làm gì mà trông mong cậy nhờ.
=> Dốt có chuôi: quá dốt và để lộ cáI dốt ra, không che nổi.
c. Một cậu người địa phương được giới thiệu là du kích nhưng nom mặt búng ra sữa.
=> Mặt búng ra sữa: mặt non choẹt, còn trẻ măng.
d. Thằng bé cứ như con ong cái kiến, suốt ngày chăm chắm vào sách vở.
=> Con ong cái kiến: siêng năng, chăm chỉ, cần mẫn, chịu khó trong công việc.
* Nói giảm nói tránh (Nhã ngữ, uyển ngữ)
1. Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
 VD: Cháu bé đã bớt đi ngoài chưa?
2. Một số cách nói giảm nói tránh thường gặp.
 a. Sử dụng các từ đồng nghĩa Hán việt
 - Chết: từ trần, tạ thế
 - Chôn: mai táng, an táng
 b. Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa thông qua các hình thức ẩn dụ, hoán dụ.
 VD: Bác đã lên đường theo tổ tiên.
 c. Phủ định từ trái nghĩa.
 VD: Xấu: chưa đẹp, chưa tốt.
 d. Nói trống
 VD: Ông ấy chỉ nay mai thôi.
 3. Nói giảm nói tránh chủ yếu được dùng trong lời nói hàng ngày, VB chính luận, VB nghệ thuật...
 Bài tập: Bài 1: Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của nó.
a. Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới được minh oan và được trở về cõi Phật.
b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
c. Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
d. Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!
 Bài 2: Có thể thay từ chết trong các câu sau bằng cách nói như ở bài tập 1 được không? Vì sao?
a. Trong những năm qua số người mắc bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm giảm dần.
-> VB khoa học.
b. Sau trận bão, cây cối trong vườn chết hết cả.
-> Đồ vật.
c. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt.
-> Giết chết (đâm chết, bắn chết) có tính ổn định chặt chẽ, thêm vào đó, cúng có khả năng kết hợp khác với từ chết đứng riêng.
 Bài 3: Đặt 3 câu nói giảm nói tránh bằng cách phủ định từ trái nghĩa.
 VD: Em nấu ăn chưa được ngon lắm.
 Bài 4: Thay các từ ngữ gạch chân bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm, nói tránh:
a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi. 
b. Ông ấy muốn anh đi khỏi nơi này.
c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.
d. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.
đ. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.
e. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.
( * đi; lánh mặt khỏi đây một chút; bảo vệ; khiếm thính, khiếm thị; cấp dưỡng; người giúp việc).
Bài về nhà. 
 Bài 1: Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau.
a. Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.
 (Nguyễn Khuyến)
- Thôi đã thôi rồi: Giảm nhẹ sự mất mát, trống vắng không phương bù đắp.
b. Kiếp hồng nhan có mong manh
 Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
 (Nguyễn Du)
- Gãy cành thiên hương: Cuộc đời, số phận nàng kiều bị vùi dập, sắc đẹp tàn phai, bị dày vò. 
 Bài 2: Tìm các câu có vận dụng cách nói giảm, nói tránh trong giao tiếp mà em thường gặp.
( VD: Chị Lan dạo này có vẻ thưa đi làm.
 Trông cô ấy có vẻ không hiền lắm.)
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.
III. Gv hệ thống lại nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap van 8(1).doc