Tiết 37 - Tiếng Việt:
NÓI QUÁ
1.Mục tiêu. Giúp hs
a) Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tư từ này trong văn chương cũng như trong c /s thường ngày.
b) Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sd biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp.
c) Về thái độ:
- Giáo dục học sinh biết cách sử dụng từ trong khi nói và viết.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a) GV: sgk, tài liệu tham khảo, soạn giáo án, bảng phụ.
b) HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới soạn bài.
3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức : Sĩ số 8B:./17
a) Kiểm tra bài cũ : ( 5’) Kiểm tra miệng
* Câu hỏi :
Ngày soạn: 16/10/2010 Dạy ngày: 18/10/2010 Dạy lớp: 8B Tiết 37 - Tiếng Việt: NÓI QUÁ 1.Mục tiêu. Giúp hs a) Về kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tư từ này trong văn chương cũng như trong c /s thường ngày. b) Về kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng sd biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp. c) Về thái độ: - Giáo dục học sinh biết cách sử dụng từ trong khi nói và viết. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. a) GV: sgk, tài liệu tham khảo, soạn giáo án, bảng phụ. b) HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới soạn bài. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức : Sĩ số 8B:........../17 a) Kiểm tra bài cũ : ( 5’) Kiểm tra miệng * Câu hỏi : ? Thế nào là từ ngữ địa phương? ? Em hãy tìm từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở hai ví dụ sau, và cho biết từ ngữ đó được dùng ở địa phương nào? a) Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn (Bầm ơi - Tố Hữu) b) Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy (Ca dao) * Đáp án - Biểu điểm: (2 điểm) Từ ngữ địa phương là những từ được dùng ở một số địa phương nhất định. (3 điểm) a) Bầm b) Thầy (5 điểm) Thầy: được dùng ở địa phương Bắc Ninh, Thái Bình, ... Bầm: được dùng ở địa phương Nam Bộ b) Bài mới: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt Nam, cũng như trong một số tác phẩm văn thơ, chúng ta thường bắt gặp những cách nói như: Chó ăn đá gà ăn sỏi, Vắt chân lên cổ, Ruột để ngoài ra, ... Vậy cách nói đó là gì? có tác dụng ra sao? Đó chính là nội dung bài học chúng ta tìm hiểu hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV ?Kh HS ?Kh HS GV GV ?Tb HS GV ?Tb HS GV ?Tb HS GV ?Kh HS ?Kh,G HS GV ?Kh ?G’ HS ?Kh HS GV ?Tb HS HS ?Bt1 HS GV ?BT2 HS ?BT3 ?BT4 GV ?BT5 - Treo bảng phụ (có ví dụ - SGK) - Gọi HS đọc VD: a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) b) Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. (Ca dao) Nói “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối” và “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” có quá sự thật không? - Cách nói như vật là nói quá sự thật (nhưng không phải là nói sai) -> đã phóng đại. Thực tế đêm tháng 5 thời gian dù ngắn thật nhưng không thể đến độ chưa kịp nằm trời đã sáng được. - Cũng như vậy công việc cày đồng vào buổi trưa dù vất vả mồ hôi không thể nhỏ thành giọt liên tiếp“như mưa” trên ruộng cày được và khi mồ hôi rơi cũng không thể tạo ra âm thanh thánh thót như vậy được. Thực chất, mấy câu này muốn biểu thị điều gì? ( Ông cha ta muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì ?) - Biểu thị thời gian của đêm tháng năm và ngày tháng mười + Đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng 5 rất dài + Đêm tháng 10 thì dài, ngày tháng mười rất ngắn, Câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm quan sát hiện tượng thiên nhiên theo từng mùa của ông cha ta xưa kia. Từ đó giúp con người có ý thức để nhìn nhận sử dụng thời gian, công việc, sức khoẻ vào những thời điểm khác nhau trong năm một cách hợp lí. - Ở câu ca dao “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Tác giả dân gian nhấn mạnh, tô đậm nỗi vất vả, cực nhọc của người làm ruộng. Để tạo ra hạt gạo bát cơm họ phải đổ biết bao mồ hôi công sức. - Cách diễn đạt như vậy gọi là nói quá. Em hiểu thế nào là nói quá? lấy một ví dụ về nói quá? - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. VD : Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngữ ta trùng trùng điệp điệp (Ta đi tới - Tố Hữu) Chuyển ý: Cách để nhận biết biện pháp nói quá là đối chiếu nd lời nói với thực tế. Trong nhận thức về nói quá, điều quan trọng là phải hiểu được các ý nghĩa hàm ẩn của lời nói. Vậy nói quá có tác dụng như ntn? - Đưa VD về 2 cách diễn đạt lên bảng phụ - gọi hs đọc a') Đêm tháng năm rất ngắn Ngày tháng mười rất ngắn. b') Mồ hôi ướt đẫm. So sánh cách nói quá ở trên với những câu đồng nghĩa tương ứng, em thấy cách nói nào hay hơn? Vì sao? - Cách nói có dùng phép nói quá hay hơn, vì sinh động, gây ấn tượng hơn về thời gian rất ngắn và sự vất vả nặng nhọc của người nông dân - Đúng vậy nếu ta chỉ nói “Đêm tháng năm rất ngắn. Ngày tháng mười rất ngắn” thì dù rất đúng thực tế song cách nói ấy không gây ấn tượng với người nghe mà chỉ phản ánh thời gian trong nét sinh hoạt hàng ngày của con người. Còn cách nói có sd nói quá thời gian đó được phản ánh qua hành động sinh hoạt cụ thể hàng ngày của con người qua 2 động từ “nằm - cười” gây ấn tượng mạnh mẽ khiến người đọc, người nghe dễ hình dung độ ngắn của thời gian. Ngoài ra nó còn phục vụ yêu cầu hiệp vần cho câu thơ (vần lưng) nhịp nhàng. - Còn trong câu ca dao nếu chỉ nói “Mồ hôi ướt đẫm” sẽ không gợi cho người nghe hình dung hết sự vất vả, cực nhọc của công việc cày đồng. Mặt khác việc sd từ ngữ hình ảnh này còn tạo ra sự nhịp nhàng với câu trên bởi cách reo vần trong thơ lục bát làm tăng thêm tính hình tượng và nhạc điệu nhẹ nhàng trong ca dao. Từ những ví dụ trên, em hãy nêu tác dụng của biện pháp nói quá? - Nói quá có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ : GV tóm tắt truyện “Con rắn vuông” Anh chàng kia có tính nói khoác. Một hôm đi chơi về bảo vợ: hôm nay tôi vào rừng thấy một con rắn chao ôi là to! Bề ngang đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước. Vợ biết tính chồng liền bắt bẻ: làm gì có thứ rắn dài như thế? Anh chồng sau một hồi quanh co cuối cùng anh ta bảo: quả thật con rắn đó dài đúng hai mươi thước không kém một phân nào. Lúc này vợ mới cười bảo “thì ra nó là con rắn vuông bốn góc à?” Theo em, cách nói của các nhân vật trong truyện có phải là nói quá không? vì sao? - Không phải nói quá mà là nói khoác. Có ý kiến cho rằng nói quá cũng là nói khoác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?( Vậy nói quá khác nói khoác ở điểm nào?) thảo luận theo nhóm bàn, thời gian (2’) => đại diện bất kì nhóm nào trả lời G - cho các nhóm nhận xét - GV tổng hợp ý kiến. - Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng nhưng chúng khác nhau ở mục đích nói: nói khoác nhằm mục đích cho người nghe tin vào những điều không có thực, khoe khoang hoặc vui đùa, còn nói quá là biện pháp tu từ nhằm nhấn mạnh và tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng được nói đến. Xác định phép nói quá trong ví dụ sau và cho biết tác dụng của phép nói quá? Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - Tác dụng: nhấn mạnh kì diệu của lao động. Là cách nói quá nhằm ca ngợi bàn tay lđ kì diệu của con người có khả năng chinh phục thiên nhiên dù đất đai có khô cằn bao nhiêu với bàn tay lđ của con người cũng trở thành mảnh đất màu mỡ, nuôi sống con người. Hình ảnh bàn tay chính là hoán dụ (bàn tay gợi liên tưởng đến người lđ, lẽ ra phải nói là người lđ làm nên tất cả) lấy cái bộ phận (bàn tay) để chỉ cái tổng thể (con người). Từ các ví dụ đã tìm hiểu ở trên, em thấy nói quá thường đi kèm với những biện pháp tu từ nào? - Nói quá thường được dùng kèm với biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. VD : Chí ta lớn như biển Đông trước mặt (Tố Hữu) - Sức mạnh của cách nói quá ở đây chính là gây được ấn tượng, cảm xúc về ý chí, về quyết tâm giải phóng đất nước của nhân dân ta. Nói quá thường được dùng trong những trường hợp nào? (Trong cuộc sống hàng ngày, trong thơ văn,... chúng ta có sd nói quá không? hãy lấy ví dụ? Có sd nói quá để làm nổi bật ý diễn đạt ? VD : + Sử dụng trong khẩu ngữ: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, nghĩ nát óc, cười vỡ cả bụng,... + Trong văn chương châm biếm: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho + Trong văn thơ trữ tình: Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm (Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Do có tính biểu cảm cao, nói quá được sd thường xuyên trong lời nói hàng ngày, trong các vb’ chính luận, vb’ văn chương. Có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ về nói quá trong các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, trong thơ văn châm biếm, hài hước và cả trong thơ trữ tình. Cần thận trọng khi sd nói quá, đặc biệt khi giao tiếp với người trên, người lớn tuổi. Nói quá ít sd trong các vb’ có sự trung hoà về sắc thái biểu cảm như vb’ hành chính, vb’ khoa học. Nói quá còn có tên gọi nào khác? - Nói quá còn có tên gọi khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ, ... - Đọc ghi nhớ; giáo viên khắc sâu nhấn mạnh. Tìm biện pháp tu từ nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng ta các VD? - Thảo luận theo bàn 2’ - Gọi hs trả lời - gv cho hs nhận xét - gv nhận xét, bổ sung: a) Sỏi đá cũng thành cơm: Có niềm tin, sức khỏe con người sẽ làm nên tất cả dù khó khăn, gian khổ vất vả đến đâu. b. Em có thể đi lên đến tận trời : là cách nói phóng đại, nhấn mạnh tinh thần vượt khó, không ngại gian khổ của người chiến sĩ c. Thét ra lửa : Là cách nói quá nhằm nhấn mạnh tính cách của cụ Bá (chỉ 1 người có quyền lực rất hống hách độc ác). Điền các thành ngữ vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá? Gọi 2 hs lên bảng làmG - HS khác nhận xét - GV tổng hợp, bổ sung: ( Để có thể điền được chính xác các em cần nắm được ý nghĩa của các thành ngữ): a. Chó ăn đá gà ăn sỏi. b. Bầm gan tím ruột. c. Ruột để ngoài ra. d. Nở từng khúc ruột. e. Vắt chân lên cổ. - Bầm gan tím ruột: hết sức tức giận; Ruột để ngoài ra: tả tính người thật thà trong bụng nghĩ gì thì nói ra hết. - Nở từng khúc ruột: sung sướng, thoả mãn trong lòng. - Vắt chân lên cổ: cố hết sức mà chạy để mong cho kịp hoặc thoát cho nhanh. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá? - Hai chị em Thuý Kiều đều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. (Chỉ sắc đẹp tuyệt vời, có sức lôi cuốn của người phụ nữ) - Nếu biết đoàn kết lại, chúng ta có thể rời non lấp biển (chỉ một việc làm có ý nghĩa vĩ đại, phi thường, thường nói về sức mạnh hay ý chí hoài bão lớn) - Vợ chồng thuận hoà thì đâu khó chi lấp biển vá trời - Bộ đội ta mình đồng da sắt (chỉ người có sức khoẻ và sức chịu đựng được những gian lao vất vả rất lớn) - Tôi đã nghĩ nát óc mà vẫn không giải được bài toán này. (suy nghĩ rất lâu mà chưa ra) Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá? - Chia lớp làm bốn nhóm, thảo luận (2’), sau đó đại diện đem bảng phụ dán lên bảng - Gọi các nhóm nhận xét - GV nhận xét. - Lúng túng như gà mắc tóc. Mạnh như vũ bão, lớn nhanh như thổi, khoẻ như voi, đẹp như tiên, ... Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng phép nói quá? Đoạn văn tham khảo §: Mới sáng tinh sương, mặt trời đỏ như quả cà chua chín mọng nhô lên từ hướng biển. Gió bất chợi nổi lên gầm gào như thú ... ại. ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ, cuộc sống con người - Cần phải hạn chế đến mức tối đa không sd bao bì ni lông khi không cần thiết; thay túi ni lông bằng các vật liệu khác và cần vận động mọi người cùng làm theo. 3. Lời kêu gọi về việc bảo vệ môi trường. - Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ môi trường trái Đất khỏi ô nhiễm môi trường. Hãy bảo vệ ngôi nhà chung trước nguy cơ ô nhiễm. III. Tổng kết - ghi nhớ (3’) - Vấn đề được trình bày rõ ràng, chặt chẽ. - Tác hại của việc dùng bao bì ni lông, lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông và lời kêu gọi hãy bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất. IV. Luyện tập ( 2’) Củng cố, luyện tập:(1’) Gọi học sinh đọc ghi nhớ để khắc sâu bài học. d) Hướng dẫn hs học và làm bài: (1’) - Học thuộc ghi nhớ. Nắm nội dung bài - Ôn tập các vb’ đã học nắm chắc nd và nghệ thuật của các văn bản để tiết sau kiểm tra văn 1 tiết. - Chuẩn bị bài: Nói giảm, nói tránh. ____________________________________ Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy 8D Ngày dạy Lớp dạy 8QS Tiết 40 - Tiếng Việt: NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH 1. Mục tiêu bài dạy : Giúp hs a) Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm và nói tránh trong những người đời thường và trong thành phần VH. b) Kĩ năng: - Có kĩ năng vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết. c) Thái độ: - Giáo dục cho học sinh có thái độ nói năng đúng đắn trong giao tiếp 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) - GV: Sgk, Tài liệu tham khảo, soạn giáo án, bảng phụ. b) - HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới. 3. Tiến trình bài dạy : * ổn định tổ chức : 8a (37) ; 8q.sự ( 15) a) Kiểm tra bài cũ : ( 5’) Kiểm tra miệng 1. Câu hỏi : Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Đặt câu có sd phép nói quá? 2. Đáp án : (5 điểm) - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả (5 điểm) - Tác dụng: nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm. - Học sinh đặt câu yêu cầu đúng ngữ pháp, đảm bảo ngữ nghĩa Ví dụ: Mùa hè, trời nắng như đổ lửa GV nhận xét - cho điểm. b) Bài mới : (1’) Trong những câu văn, câu thơ thường ngày chúng ta được học và đọc vẫn thường gặp những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nói quá,... mà tác giả sd trong mỗi tác phẩm để làm nổi bật dụng ý sáng tác của mình. Vậy ngoài những biện pháp tu từ các em đã được học, hôm nay cô giới thiệu với các em một biện pháp tu từ mới, đó là phép nói giảm, nói tránh. GV treo bảng phụ - học sinh đọc chú ý những từ in đậm. a) Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phong khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê -nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. (Hồ Chí Minh, Di chúc) b) Bác đã đi rồi sao. Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi) I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh. (22’) 1. Ví dụ *Ví dụ1: ?Kh ?Kh GV ?Kh ?Tb GV ?Tb ?Kh GV ?Tb ?Kh HS GV ?Tb HS GV GV ?Tb ?Kh HS ?G’ HS GV ?Tb GV ?G’ ?Kh ?Tb ?Tb ?Kh ?Kh ?G’ c) Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Nguyên Hồng, Thư nhà) Các em chú ý các từ từ im đậm trong ba đoạn trích Hãy cho biết ý nghĩa của những từ ngữ im đậm trong các đoạn trích trên? - Cụm từ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê -nin và các vị cách mạng đàn anh khác” - Từ “đi” - Cụm từ “chẳng còn” => Đều nói về cái chết. Em hãy thay từ “chết” vào vị trí các từ in đậm rồi rút ra nhận xét của em khi dùng từ “chết” so với các từ trên? - Khi dùng từ “chết” ở VDa, khi đọc khiến cho người đọc có cảm giác đau buồn, tiếc thương vô hạn. Vì Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc VN không còn nữa. - ở VDb, khi thay từ “chết” cho từ “đi” khiến cho người đọc, người nghe cảm thấy câu thơ mất đi sắc thái tôn kính trang trọng của tác giả đối với Bác Hồ. - Còn ở VDc, khi thay từ “chẳng còn” bằng từ mất khiến cho người nghe có cảm giác quá đau buồn. Bởi bố mẹ không còn sống để được gặp anh, để thấy sự trưởng thành của anh. Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt đó? - Tác giả không nói thẳng, biểu lộ trực tiếp mà dùng cách nói như thế là để giảm bớt sự đau buồn, để tránh đi phần nào sự đau buồn, mất mát. Vậy ngoài những từ diễn tả cái chết ở ba đoạn trích trên em thấy còn có những từ ngữ nào khác nữa? - Mất, từ trần, quy tiên, qua đời, khuất núi,... Chúng ta cùng quan sát VD 2 - Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một dịu êm vô cùng. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Tìm từ ngữ khác cùng nghĩa với từ “bầu sữa”? - Bầu vú Vì sao trong câu văn trên tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa (bầu vú)? - Câu văn của Nguyên Hồng viết về cảm xúc sung sướng đến tột cùng của đứa con khi được ở bên mẹ sau bao ngày xa cách. Phải dùng từ “bầu sữa” theo lối hoán dụ như tác giả thì mới tránh được sự thô tục, phản cảm mà từ đồng nghĩa với nó có thể gây ra (bầu vú). Bên cạch đó còn diễn đạt được sợi dây liên kết tình mẹ con là dòng sữa mẹ. Các em chú ý VD 3. - Con dạo này lười lắm - Con dạo này không được chăm chỉ lắm. So sánh hai cách nói trên và cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người tiếp nhận? - Nội dung giống nhau, diễn đạt khác nhau. Chúng ta thấy sự đánh giá của người nói với đứa con ở hai câu là gần giống nhau, đều có ý chê. Tuy nhiên, cách nói thứ hai không trực tiếp chỉ ra phẩm chất “lười” của con mà gián tiếp nói tới phẩm chất ấy qua cách nói phủ định “không được chăm chỉ lắm”.Nhờ vậy mà lời chê có tính chất nhẹ nhàng hơn cách nói thứ nhất. từ đó khiến người con từ từ nhận ra lỗi của mình và có hướng sửa chữa. Vậy qua phân tích cả ba ví dụ em rút ra nhận xét gì? Cách dùng từ ngữ im đậm trong các ví dụ có tác dụng như thế nào? - Trong khi nói và viết người ta có thể dùng những tưd ngữ khác phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp để diễn đạt một cách tế nhị. uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề (VD 1) tránh thô tục, thiếu nặng nề (VD 2, 3). Cách nói như trên người ta gọi là cách nói giảm, nói tránh. Vậy em hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh? - Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. Nói giảm nói tránh (còn gọi là khinh từ, uyển ngữ, nhã ngữ) là một biện pháp tu từ (chứ không phải là hai biện pháp) dùng cách tế nhị, uyển chuyển. Chẳng hạn nói về cái chết, trong tiếng Việt có rất nhiều cách diễn đạt tránh gây cảm giác ghê sợ, quá đau buồn như: đi, về, qua đời, mất, không còn nữa, ... VD : Nó thổ ra huyết Chỉ ra biện pháp nói giảm nói tránh trong ví dụ? - Thổ: nôn; huyết: máu Phép nói giảm nói tránh trong ví dụ này được thực hiện bằng cách nào? Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt VD : - Chết = đi, qua đời, mất, không còn nữa, khuất núi, quy tiên, ... - Chôn, mai táng, an táng. - Huyết: máu. Phép nói giảm nói tránh ở VD 3 có gì khác với cách trên? - Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa. cụm từ không được chăm chỉ lắm” là ngữ được dùng phủ định cụm từ trái nghĩa “lười lắm”. Ví dụ: Bài thơ của anh dở lắm Bài thơ của anh chưa được hay lắm VD : Anh còn kém lắm Anh cần phải cố gắng hơn nữa Trong 2 VD trên ví dụ nào có dùng nói giảm nói tránh, được thực hiện bằng cách nào? - Ví dụ 2 có dùng nói giảm nói tránh. Khi không nhất trí, chê ai điều gì không phải lúc nào người ta cũng nói thẳng. Bởi khi nói thẳng, nói thật khiến cho người tiếp nhận không vui, không hài lòng, người nói trở thành bất lịch sự khiếm nhã. Nên người ta vẫn thường dùng cách nói vòng để diễn đạt được mục đích giao tiếp. Quan sát ví dụ: - Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão tẩm ngẩm thế, những cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó. “Ra phết” thường đi kèm với những từ ngữ nào ? Ví sao? - “Ra phết” là một phụ từ chỉ mức độ tương đối cao thường đi kèm với tính từ như: đẹp ra phết. làm ăn khá ra phết, xinh ra phết.... ở đây Binh Tư dùng phụ từ “ra phết” mà không đi kèm với tính từ nào ở trước đó. Theo em vì sao vậy? - ở đây Binh Tư chỉ dùng “ra phêt”mà không kèm với tính từ nào trước đó như “ác ra phết, gian ra phết, tham ra phết”... Đó là vì trong cuộc đối thoại này người đối thoại là một người láng giềng đáng nể - một ông giáo nên Binh Tư không muốn nói thẳng ý nghĩ của mình về lão Hạc. Đây là một lối nói giảm nói tránh theo cách nói trống, nói tỉnh lược. Bài học hôm nay cần nắm nd gì? HS đọc ghi nhớ. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau vào chỗ trống? a. Đi nghỉ b. Chia tay nhau. c. Khiếm thị.a d. Có tuổi e. Đi bước nữa. Trong mỗi cặp câu nào có nội dung nói giảm nói tránh? - Thảo luận nhóm nhỏ 1’. cặp a) Phải: có ý bắt buộc nên: có ý không bắt buộc Cặp b) Hành động “ra khỏi phòng” là một yêu cầu, một mệnh lệnh. ở b2 là một lời khuyênë Đặt 5 câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau có dùng nói giảm nói tránh? Học sinh lên bảng. HS đọc yêu cầu bài tập 4 Trong trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh? - Nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự tôn trọng của người nói đối với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng chuẩn mực của con người có giáo dục, có văn hoá. Bởi vậy chúng ta nên có ý thức sd biện pháp tu từ này trong giao tiếp. Tuy nhiên, cần tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp mà dùng nói giảm nói tránh. Để đạt được mục đích giao tiếp, có khi lại không thể dụng nói giảm nói tránh. Cụ thể là khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi. * Ví dụ 2: *Ví Dụ 3: 2. Bài học - Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. *Lưu ý: - Nói giảm nói tráng có thể theo nhiều cách: + Dùng từ đồng nghĩa, các từ Hán Việt. + Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa + Dùng cách nói vòng. - Dùng cách nói trống, nói tỉnh lược. * Ghi nhớ (sgk-Tr 108) II. Luyện tập (15’) 1. Bài tập 1 (Tr 108) 2. Bài tập 2 (Tr108,109) Các câu: a2, b2, c1, d1, e2. 3. Bài tập 3 (Tr 109) - Giọng hát chua loét. -> Giọng hát chưa được ngọt lắm. - Anh cút đi. -> Có lẽ để khi khác ta sẽ nói chuyện này . - Cấm cười to. -> Xin cười nho nhỏ một chút. 4. Bài tập 4 (Tr-109) c) Củng cố, luyện tập:(1’) ? Lấy vd về nói giảm nói tránh? d) Hướng dẫn hs học và làm bài: (1’) - Học thuộc ghi nhớ. Nắm nội dung bài - Làm bài tập 3, 4 - Chuẩn bị bài: Ôn tập để kiểm tra văn. Câu ghép
Tài liệu đính kèm: