Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 93, 94: Hịch tướng sĩ - GV: Phan Thị Hiền

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 93, 94: Hịch tướng sĩ - GV: Phan Thị Hiền

Tiết 93 + 94 : HỊCH TƯỚNG SĨ

*Mục tiêu cần đạt

Giúp HS: - Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của “Hịch tướng sĩ”.

- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.

*Tiến trình giờ dạy

Hoạt động 1:

 Kiểm tra bài cũ: Vì sao thành Đại La lại được đổi tên thành Thăng Long và được chọn làm kinh đô muôn đời.

 ? Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện ntn trong “Chiếu dời đô”.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

I- Đọc và Tìm hiểu chung

1. Đọc: GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu. 3 HS đọc tiếp – Lớp nhận xét.

2. Tác giả:

 - Trần Quốc Tuấn (1231-1300), tước Hưng Đạo Vương.

 - Là danh tướng kiệt xuất, có phẩm chất cao đẹp, có tài văn võ song toàn.

 - Là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên.

 (GV nói thêm về tác giả )

3. Tác phẩm:

 - Viết bằng chữ Hán ( Dụ chư tì tướng hịch văn )

 - Ra đời trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần 2 (1285 )

 - Thể hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh . dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe (Chỉ ra sự khác nhau giữa Hịch và Chiếu )

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 5276Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 93, 94: Hịch tướng sĩ - GV: Phan Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 21-2-2009
Tiết 93 + 94 : Hịch tướng sĩ
*Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: - Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của “Hịch tướng sĩ”.
- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1:
 Kiểm tra bài cũ: Vì sao thành Đại La lại được đổi tên thành Thăng Long và được chọn làm kinh đô muôn đời.
 ? Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện ntn trong “Chiếu dời đô”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
I- Đọc và Tìm hiểu chung
1. Đọc: GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu. 3 HS đọc tiếp – Lớp nhận xét.
2. Tác giả: 
 - Trần Quốc Tuấn (1231-1300), tước Hưng Đạo Vương.
 - Là danh tướng kiệt xuất, có phẩm chất cao đẹp, có tài văn võ song toàn.
 - Là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên.
 (GV nói thêm về tác giả )
3. Tác phẩm:
 - Viết bằng chữ Hán ( Dụ chư tì tướng hịch văn )
 - Ra đời trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần 2 (1285 )
 - Thể hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh ... dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe (Chỉ ra sự khác nhau giữa Hịch và Chiếu )
 - Kết cấu: 4 phần
 + Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử.
 + Tình hình hiện tại của đất nước-Tâm trạng, thái độ của tác giả
 +Phân tích, làm rõ đúng sai.
 + Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
GV cho hs hiểu 1 số chú thích
II- Phân tích
Hoạt động của GV và HS
Bài hịch ra đời trong khoảng thời gian nào ? Hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ ntn ?
? Đối tượng mà bài hịch hướng tới là ai ? mục đích cơ bản mà bài hịch hướng tới là gì ?
? Mở đầu bài hịch, tác giả nêu gương những ai ? Họ sống vào thời gian nào, địa vị ra sao ? Giữa họ có điểm nào chung ?
? Tại sao lại viện dẫn nhiều tấm gương như vậy.
?Việc nêu gương sáng trong lịch sử nhằm mục đích gì ?
? Chủ tướng đã nói về hiện tình đất nước như thế nào.
? Tội ác của giặc đã được lột tả ntn ?
? Nhận xét gì về nghệ thuật.
GV nói về sự tương quan dê chó – tể phụ; cú diều – triều đình để thấy được nỗi nhục của đất nước.
? Nhắc lại hành động của kẻ thù nhằm mục đích gì.
? Từ cách nói đó tác giả có bộc lộ được tâm trạng của mình không.
- HS đọc “ Ta thường...”
? Nỗi lòng của tác giả được bộc lộ như thế nào trong đoạn.
NT ? ND ?
? Đoạn văn vạch trần tội ác của giặc và nói lên tâm sự của mình nhằm khích lệ điều gì ?
? Cảm xúc đó của tác giả có truyền đến người đọc, người nghe không. Vì sao.
Yêu cầu cần đạt
*Hoàn cảnh đắt nước:
-Kẻ thù đang lăm le xâm lược, tình hình đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”
-Một số tướng sĩ thờ ơ, vô trách nhiệm, mải mê hưởng lạc, một số khác sợ uy của giặc nên dao động muốn cầu hoà.
*Đối tượng nghe: quân ta (tướng sĩ)
*Mục đích chính: khích lệ lòng yêu nước, đánh tan tư tưởng bàng quan, thái độ cầu an hưởng lạc của một số tướng sĩ
1- Nêu gương sáng trong lịch sử
- Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách TQ và cả chuyện Tống – Nguyên mới đây.
- Họ là tướng , là gia thần, là quan nhỏ nhưng họ có điểm chung là sẵn sàng chết vì chủ, không sợ nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ 
=> nhằm khích lệ ý chí lập công, tinh thần xả thân vì nghĩa lớn.
2- Nguy cơ của đất nước-Nỗi lòng của tác giả
- “ Thời loạn lạc, buổi gian nan”: tình hình hiểm nghèo, không được ổn định.
- Giặc:
+Đi lại nghênh ngang–kô coi ai ra gì
+ Sỉ mắng triều đình + Bắt nạt tể phụ – làm nhục quốc thể 
+ Vơ vét tài sản (đòi...thu...vét...).
->Dùng 1 loạt Đtừ + điệp từ (mà) => Vạch trần sự ngang ngược, tham lam, tàn bạo, khinh thường DT thái độ hống hách và dã tâm của giặc =>, sự sống còn của đất nước đứng trước nguy cơ tan nát
- Gợi nỗi nhục trong các tướng sĩ, thức tỉnh lòng căm thù.
- “ Dê chó, hổ đói, cú diều ( ẩn dụ – vật hoá) –Bộc lộ sự khinh bỉ và căm phẫn sục sôi bọn giặc.
- “Quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt..”- Căm thù, uất hận sục sôi (quên ăn, quên ngủ, đau đớn )
- “ Căm tức chưa Xả thịt, lột da, nuốt gan...” -> Biểu thị lòng khao khát trả thù cháy bỏng.
- Dẫu trăm thân này phơi ... cũng cam lòng” -> sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước.
- NT: từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh trong văn chương cổ điển, động từ mạnh, giọng văn tha thiết, sôi nổi; nhịp nhanh, dồn dập, câu văn biền ngẫucân xứng, nhịp nhàng
=> Nỗi đau quặn lòng, sự phẫn uất, căm thù giặc cao độ , ý chí quyết tâm sống mái với kẻ thù, sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước.
- Mđích: khơi gợi, khích lệ lòng căm thù giặc và nỗi nhục mất nước ở tướng sĩ
-Vì: + Tình cảm chân thành mãnh liệt.
 + Nói hộ được tình cảm chung cho mọi người.
HĐ 3: Luyện tập
HS đọc diễn cảm phần 2 (Từ Huống chi ... vui lòng)
HĐ4: Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm khái niệm thể hịch, hoàn cảnh ra đời bài hịch này.
- Chú ý mục đích của việc vạch trần tội ác của giặc và trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của tác giả.
- Chuẩn bị cho tiết tiếp: Tìm hiểu phần 3 và 4 của bài hịch. Chú ý về sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình trong bài nghị luận.
 ( Hết tiết 93, sang tiết 94) 
 Tiết 94
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Hịch là gì? Hoàn cảnh ra đời của “Hịch tướng sĩ”
- Đọc thuộc đoạn văn Ta thường tới bữa quên ăn ... ta cũng cam lòng. Phân tích tâm sự của tác giả trước nạn xâm lăng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
? Sau khi bộc bạch tâm can, chủ tướng đã làm gì.
? Nhận xét cách viết đoạn văn đó.
? Nhận xét về mối quan hệ của tác giả với các tướng sĩ dưới quyền.
? Tác giả nhắc như vậy nhằm mục đích gì.
? Tác giả đã phê phán những gì ở các tướng sĩ.
?Khi phê phán, phân tích, tác giả đã đi theo mạch lập luận nào ?
(- nêu biểu hiện sai – hậu quả
- nêu biểu hiện đúng – kết quả)
?Qua cách chỉ trích của tác giả ta thấy ông là người như thé nào.
? Hậu quả của việc ăn chơi ?
? Tác giả khuyen răn các tướng sĩ như thế nào.
? Lợi ích của những việc làm đó.
? sau khi trách cứ, nói rõ thiệt hơn, tác giả vạch ra 2 con đường chính tà. Theo em nói điều đó để làm gì.
? Để cho lời khuyên tăng tính thuyết phục, ông còn nói điều gì.
?Nhận xét về nghệ thuật của tác giả khi đưa hai viễn cảnh? Tác dụng của nghệ thuật đó? (thủ pháp so sánh tương phản)
?Nhận xét về nghệ thuật nghị luận?
GV tích hợp: Lịch sử chống ngoại xâm thời Trần đã minh chứng cho những lí lẽ mà t/giả đã đưa ra ntn? 
? Cảm nhận được điều sâu sắc nào từ bài Hịch 
?ND, NT?
Nội dung
II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
3- Phê phán thái độ sai lầm của các tướng sĩ
a. Nhắc lại mối ân tình giữa chủ – tướng sĩ
+ “ không có ... cho...” 
cùng nhau: vui đùa, sống chết -> điệp từ, điệp cấu trúc câu; giọng văn thân tình -> sự chăm chút ân tình chu đáo, quan tâm như ruột thịt, mối quan hệ khăng khít, đồng cam cộng khổ, vừa phân minh, vừa ân tình trọn vẹn.
=> đánh vào tâm linh các tướng sĩ; nhắc nhở, làm cho họ nhận thức rõ trách nhiệm của mình đồng thời làm tiền đề cho sự phê phán mạnh mẽ ở phần sau.
b. Phê phán những thái độ và hành động sai của tướng sĩ
+ Nhìn chủ nhục – không lo
+ Thấy nước nhục – không thẹn
+ hầu giặc – không tức, không căm
=> Điệp từ ngữ phủ định (không biết), giọng xỉ vả, mắng trách -> phê phán thái độ bàng quan, thờ ơ, vô trách nhiệm, trái với lẽ vua tôi, với đạo thần chủ, với số phận của dân tộc.
+ Chọi gà - đánh bạc 
+ lo làm giàu – ham săn bắn
+ thích rượu ngon – mê tiếng hát
=> Phép liệt kê -> lo ăn chơi, cầu an, hưởng lạc, ăn ngon, mặc đẹp, ham vật chất -> vô trách nhiệm trước hoạ xâm lăng (Được coi là tội ác)
- Hiểu rõ, nắm chắc các tướng sĩ dưới quyền.
*Hậu quả:
+ Bổng lộc, thái ấp không còn.
+ Vợ con tan nát, khốn cùng.
+ Xã tắc tổ tông bị giày xéo.
+ thanh danh ô nhục, chủ tướng bị bắt
->điệp cấu trúc “chẳng những ... mà ...”
-> Sự gắn liền những mất mát: tan nát về vật chất, mất mát về tinh thần; Nước mất, nhà tan.
=> Khích lệ lòng tự trọng, thức tỉnh lòng yêu nước của tướng sĩ.
4- Thức tỉnh các tướng sĩ về trách nhiệm
- “ Đặt mồi lửa” – biết lo xa. Huấn luyện quân sĩ, tăng cường tập luyện võ nghệ.
-> Chống được ngoại xâm, bảo vệ được đất nước và lợi ích của bản thân.
- Ra lệnh 1 cách dứt khoát và bắt các tướng sĩ phải lo ngay việc rửa nhục. 
- Báo trước cái nhục nếu ai cố tình vui chơi.
- Chỉ ra kết quả của những hành động đúng: cả lợi ích chung và riêng đều được giữ trọn vẹn, lâu bền. ích nước lợi nhà.
=> Khẳng định chỉ có 1 con đường duy nhất đúng: chuyên lo võ nghệ, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Bài hịch thuyết phục bởi bằng lí lẽ sắc sảo kết hợp tình cảm thống thiết.
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật:
-Lập luận chặt chẽ, đanh thép, có sức thuyết phục.
- Kết hợp hài hoà giữa lí và tình
- Giọng văn đa dạng, biến đổi linh hoạt
2- Nội dung
-Phản ánh tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 
Hoạt động 3: Luyện tập
Phát biểu những cảm nhận của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua bài hịch.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Nắm nội dung, NT bài hịch.
- Phân tích đoạn văn phê phán những hành động sai và khẳng định những hành động đúng. Dụng ý của Trần Quốc Tuấn ở đoạn này?
- Chuẩn bị tiết “Hành động nói”: tìm hiểu các ví dụ, từ đó rút ra khái niệm hành động nói. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHich tuong si(2).doc