Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường TH Canh Liên

Tuần 23- Tiết 89 CÂU TRẦN THUẬT

 I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật . Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác .

- N ắm vững chức năng của câu trần thuật . Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp

II- Chuẩn bị :

1- GV : N/c sgk , sgv , tài liệu tham khảo . soạn giảng , bảng phụ

2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk

III- Tiến trình lên lớp :

1- Ổn định : ( 1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS

2- Kiểm tra bài cũ : (5 )

- Câu cảm thán là gì ? cho ví dụ

- Câu cảm thán được dùng trong những trường hợp nào ? ( Kiểm tra bài tập 4 )

3- Bài mới :

a- Giới thiệu bài : (1 ) Vừa rồi các em đã học các kiểu câu : câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán .Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về câu trần thuật , đây là kiểu câu cơ bản được dùng phổ biến nhất trong tình huống giao tiếp .

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSoạn : 16- 2-2006 
Tuần 23- Tiết 89 CÂU TRẦN THUẬT 
 I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS 
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật . Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác .
- N ắm vững chức năng của câu trần thuật . Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp 
II- Chuẩn bị : 
1- GV : N/c sgk , sgv , tài liệu tham khảo . soạn giảng , bảng phụ 
2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình lên lớp : 
1- Ổn định : ( 1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2- Kiểm tra bài cũ : (5’ ) 
- Câu cảm thán là gì ? cho ví dụ 
- Câu cảm thán được dùng trong những trường hợp nào ? ( Kiểm tra bài tập 4 ) 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’ ) Vừa rồi các em đã học các kiểu câu : câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán .Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về câu trần thuật , đây là kiểu câu cơ bản được dùng phổ biến nhất trong tình huống giao tiếp .
b- Giảng bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
18’
16’
HĐ 1 : Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật . 
- GV gọi HS đọc các đoạn trích trong sgk /45- 46 
- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn , câu cầu khiến hoặc câu cảm thán ? 
- Những câu này dùng để làm gì ? 
- Nhận xét , khẳng định 
- Những câu trên gọi là câu trần thuật .
Vậy em hiểu thế nào là câu trần thuật ? 
- Khi viết câu trần thuật được kết thúc bằng dấu câu gì ? 
- Trong 4 kiểu câu ( n/vấn , cầu khiến , cảm thán , trần thuật ) , kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ? Vì sao ? 
- Hình thành kiến thức 
- GV đưa ra một số câu trần thuật có chức năng khác ( bảng phụ ) 
*VD: 
a- Tôi yêu cầu anh ra khỏi phòng ngay
b- Tôi xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm . 
c- Tôi cấm cậu nói ra chiuyện đó . 
- Hãy xác định chức năng của các câu trần thuật trên ? 
- Gọi HS đặt câu trần thuật . 
HĐ 2 : Hướng dẫn luyện tập 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 
- Nhận xét sửa chữa 
- Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của 2 câu trước cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào ? 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ . 
- Xác định 3 câu đó thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì ? 
- Đọc 
HS phát hiện , trả lời 
+ a Trình bày những suy nghĩ của người viết 
b- Kể , thông báo 
c- Miêu tả 
d- Nhận định (câu 2 ) và bộc lộ tình cảm , cảm xúc (câu 3 ) 
- HS phát biểu 
- Quan sát 
- Xác định chức năng của từng câu 
- HS tự đặt câu theo từng chức năng . 
- Nhận xét , sửa chữa 
- Đọc bài tập , xác định yêu cầu .-> làm bài 
- HS khác nhận xét ,bổ sung
-Đọc câu 2 trong bản dịch nghĩa và bản dịch thơ bài “Ngắm trăng của ( Hồ Chí Minh ) xác định kiểu câu và ý nghĩa của 2 câu đó .
- Đọc 3 câu (sgk) 
- xác định chức năng và ý nghĩa của chúng . 
I- Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật : 
- Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán . thường kết thúc bằng dấu chấm 
- Dùng để kể , thông báo , nhận định, m/tả 
Ngoài ra còn dùng để y/cầu , đề nghị hay bộc lộ cảm xúc . 
II- Luyện tập : 
1- Xác định kiểu câu : 
a- Cả 3 câu đều là câu trần thuật : 
+ Câu( 1 ) : kể 
+Câu (2) , (3) : biểu lộ t/cảm , cảm xúc 
b- Câu (1) : Câu trần thuật dùng để kể 
-Câu 2 : Câu cảm thán , dùng để bộc lộ t/cảm , cảm xúc 
-Câu (3) , (4) câu trần thuật bộc lộ t/c ảm , cảm xúc ; cảm ơn 
2-Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa : 
 Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? -> câu hỏi 
- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ . -> câu trần thuật 
+ Ý nghĩa : Đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ . 
3- Xác định kiểu câu , chức năng 
a- Câu cầu khiến 
b- Câu nghi vấn 
c- Câu trần thuât
-> Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến ; nhưng câu b,c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng , lịch sự hơn câu (a) 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
a- Củng cố : 
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ 
- Phân biệt đặc điểm về hình thức của các kiểu câu : Nghi vấn , cầu khiến , cảm thán , trần thuật ? 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học nội dung bài , học thuộc ghi nhớ 
- Làm bài tập 4, 5,6 sgk 
Gợi ý bài 6 ( bài tập bổ sung ) : Viết một đoạn đối thoại giữa GV và HS , giữa bác sĩ và bệnh nhân , giữa người bán hàng và người mua hàng ..
- Chuẩn bị bài : Chiếu dời đô ( Lí Công Uẩn ) 
+ Đọc văn bản , chú thích , trả lời câu hỏi sgk 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.
NSoạn : 19-2-2006 
Tuần 23- Tiết 90 Văn bản CHIẾU DỜI ĐÔ 
 ( Thiên đô chiếu ) 
 Lí Công Uẩn 
I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS 
- Thấy được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập , hùng cường và khí phách của dân tộc Đại việt đang trên đà lớn mạnh .
- Thấy được sức thuyết phục của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lí và tình . Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận . 
II- Chuẩn bị :
1-GV : N/c sgk , sgv , Tài liệu tham khảo – Soạn giảng 
2-HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2- KTBC : (4’) 
* Trắc nghiệm : 
 Trong những bài thơ sau của Hồ Chí Minh , bài thơ nào không xuất hiện hìnhảnh trăng ? 
 A- Tin thắng trận C- Cảnh khuya E- Ngắm trăng 
 B- Rằm tháng giêng D- Chiều tối 
*Tự luận : “ Nhân hướng  minh nguyệt “ – “Nguyệt tòng .thi gia “ . hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Năm 1010 , Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ ,viết thiên đo chiếu dời đô từ Hoa Lư , Ninh Bình ra thành Đại La , sau đổi tên thành Thăng Long . Đây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử yo lớn , đánh dấu sự vươn dậy , ý chí tự cường của dân tộc ta . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
5’
6’
18’
5’
*Hđộng 1 : Tìm hiểu tác giả , tác phẩm: 
- Gọi HS đọc chú thích * 
- Em hãy cho biết vài nét về tiểu sử Lí Công Uẩn ? 
+Nhấn mạnh : Lí Công Uẩn là người thông minh nhân ái , có chí lớn , sáng lập vương triều nhà Lí 
- Bài” Chiếu dời đô “ được viét vào thời gian nào ?
- Em hãy xác định thể loại văn bản . 
+GV giảng đặc điểm của thể chiếu và đặc điểm riêng của “Chiếu dời đô” : ở tính chất đối thoại , trao đổi chứ không chỉ ra lệnh ? 
- Nêu đại ý của bài chiếu ? 
*Hđộng 2 :Hướng dẫn đọc văn bản , tìm hiểu chú thích .
- H/dẫn đọc vb ( giọng điệu chung là trang trọng nhưng có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình : “trẫm “ rất đau xót dời đô” , vẫn muốn thế nào ? “ ) 
- Đọc mẫu một đoạn – gọi HS đọc tiếp 
- Yêu cầu HS giải thích các từ thuộc chú thích 6, 8, 10, 11, và 12 .
*Hđộng 3 : Hướng dẫn đọc hiểu vb :
- Theo em vb “Chiếu dời đô” có thể chia làm mấy phần ? ý chính của mỗi phần ? Nhận xét về trình tự lập luận của tác giả ? 
+ K/định : Đây cũng là kết cấu tiêu biểu của văn nghị luận 
- Gọi một HS đọc lại đoạn 1 
- Mở đầu “Chiéu dời đô” ,Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa từng có những cuộc dời đô . Theo suy luận của t/giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương , nhà Chu nhằm mục đích gì ? Kết quả của việc dời đô ấy ? 
+GV giảng nét tâm lí của người trung đại: noi theo tiền nhân , vâng theo mệnh trời 
- Sau khi nói đến thời xa xưa , tác giả đề cập đến 2 triều đại gần nhất là triều Đinh, Lê với nhà Thương , nhà Chu , Lí Công Uẩn có nhận xét như thế nào ? 
- Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Biện pháp nghệ thuật ấy làm rõ nội dung cần diễn đạt như thế nào ? 
+Giảng : Qua đoạn văn trên , ta thấy Lí Công Uẩn tán thành việc dời đô ngược lại ông cho rằng định đô ở một chỗ là việc làm không thuận mệnh trời khiến cho nhân dân khổ sở , muôn vật không thể phát triển .
* Thảo luận : Ý kiến của Lí Công Uẩn là như vậy còn các em bằng những hiểu biết về l/sử , với nhận định của người đời nay , chúng ta đánh giá nhận xét đó như thế nào ? 
+GV chốt : Thế và lực của hai nhà Đinh –Lê chưa đủ mạnh để dời ra đồng bằng mà phải dựa vào núi rừng hiểm trở , để vừa phòng thủ vừa củng cố lực lượng . Đến đời nhà Lí với sự phát triến của đất nước , việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp 
- Sau khi nêu gương tiền nhân , phê phán 2 nhà Đinh- Lê , tác giả lại bộc bạch nỗi lòng của mình . Hãy cho biết câu nào bộc lộ nỗi lòng của tác giả ? 
- Ở câu này giọng điệu có gì khác ? Sự thay đổi giọng điệu ấy thể hiện t/cảm gì của t/giả ? 
- Từ đó em có nhận xét gì về việc dời đô của Lí Công Uẩn ? 
- Gọi HS đọc đoạn 2 
- Theo nhận định của Lí Công Uẩn , Đại la là một nơi ntn ? 
-GV giảng lối văn biền ngẫu 
-Các em hãy so sánh Hoa Lư với Đại La để khẳng định Đai La là một nơi thắng địa như t/giả đánh giá ? 
- Em có nhận xét gì về giọng văn khi t/giả nói về Đại La ? 
* GV giảng : Người VN quan niệm muốn thành công cần có đủ 3 y/tố : thiên thời , địa lợi , nhân hoà . Thành Đại La có đủ 3 yếu tố ấy -> nó xứng đáng trở thành kinh đô của đất nước . 
- Tại sao kết thúc bài chiếu nhà vua không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi “ Trẫm ..nhĩ thế nào ? “ 
- Trong câu văn này , t/giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
-Cách kết thúc như vậy có t/dụng gì ? 
* Thảo luận : Có ý kiến cho rằng “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt , Vì sao nói như vậy ? 
+GV giảng chốt ý 
*Hđộng 4 : Hướng dẫn tổng kết 
- Em có nhận xét gì về kết cấu của bài chiếu và trình tự lập luận của t/giả ? 
- Nêu giá trị nội dung bài chiếu ? 
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk 
-Đọc chú thích *
-  ... a nhà Thương năm lần dời đô 
-nhà Chu ba lần dời đô 
- > nêu gương 
-> cơ sở , tiền đề cho lí lẽ 
- Thế mà hai triều Đinh , Lê chỉ đóng đô ở Hoa lư ..
-> phê phán 
-Trẫm rất đau xót về việc đó 
=> Dời đo là một việc làm chính nghĩa vì đát nước , vì nhân dân .
b- Ca ngợi địa thế thành Đại La : 
+ Đại La 
- Nơi t/ tâm trời đất 
-địa thế rộng mà bằng 
đất đai cao mà thoáng 
-dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ , ngập lụt , muôn vật tốt tươi 
->Thành Đại La xứng đáng trở thành kinh đô của đất nước . 
- Trẫm muốn để định chỗ ở . Các khanh nghĩ thế nào ? 
-> Câu hỏi tu từ 
=>Tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân 
III- Tổng kết : 
- Kết cấu chặt chẽ , lập luận giàu sức thuyết phuc , có sự kết hợp hài hoà giưũa lí và tình 
- Phản ánh khát vọng của nhân dân về đất nước độc lập , thống nhất . Ý chí tự cường của d/tộc Đai Việt đang trên đà lớn mạnh 
4-Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’) 
a- Củng cố : Em hãy nêu trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưầ ra trong bài ? 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học thuộc nội dung bài , hiểu được mục đích dời đô của Lí Công Uẩn , phương thứcbiểu đạt chính của văn bản .
- Chuẩn bị bài : Câu phủ định 
Đọc và tìm hiểu các ví dụ , trả lời câu hỏi sgk , xem trước bài tập phần luyện tập 
 IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn :20-2-2006 
Tuần 23 - Tiết 91 CÂU PHỦ ĐỊNH 
I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS 
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định 
- Nắm vững chức năng của câu phủ định . Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với t/ huống giao tiếp 
II- Chuẩn bị : 
1-GV : N/C sgk , sgv - Tài liệu tham khảo- soạn giảng 
2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình bài dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (5’) 
- Câu trần thuật là câu như thế nào ? 
- Khi viết câu trần thuật được kết thúc bằng dấu câu gì ? Cho vd ( Câu trần thuật dùng để xác nhận một thông tin ) 
*Trắc nghiệm : Trong 4 kiểu câu đã học , kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày ? 
 A- Câu cầu khiến B- Câu cảm thán C- Câu nghi vấn D- Câu trần thuật 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : Câu phủ định là kiểu câu có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào , cô cùng các em tìm hiểu ở bài học hôm nay . 
b- Giảng bài mới 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
20’
15’
* Hđộng 1 : Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định 
- Treo b/ phụ (ghi các câu a,b,c,d sgk) 
- Gọi HS đọc các câu này 
? Các câu b,c,d có đặc điểm hình thức gì khác câu a ? 
- Cho HS biết đó là những từ ngữ phủ định và những câu chứa từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định . Vậy câu phủ định là gì ? 
? Những câu này có gì khác với câu a về chức năng ? 
+Kết luận về câu phủ định miêu tả .
- Yêu cầu HS quan sát đoạn trích truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và xác định câu phủ định trong đoạn trích này . 
( GV y/cầu HS xác định nội dung bị phủ định được thể hiện ở chỗ nào trong đoạn trích ) 
+Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến , nhận định của người đối thoại , vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ . 
? Qua tìm hiểu các vd ở mục I 1,2 , em hiểu chức năng của câu phủ định là gì ? ( câu phủ định dùng để làm gì ? ) 
- HS trả lời GV hình thành kiến thức ghi nhớ 2 
* Hđộng 2 : H/dẫn luyện tập 
- Giao nhiệm vụ cho HS 
- Gợi ý (nếu cần ) , nhận xét , sửa chữa , khắc sâu lưu ý 
+ Lưu ý BT1 : Câu PĐ trong (a) và câu PĐ2 trong (b) là câu phủ định miêu tả . 
- Khắc sâu : PĐ+PĐ =KĐ 
- Lưu ý : Có những câu PĐ không biểu thị ý nghĩa PĐ 
- Lưu ý thêm : Đôi khi việc dùng hình thức phủ định của phủ định do mạch văn bản , mạch hội thoại quyết định 
- Chú ý phân biệt sự phối hợp ( vị trí ) của từ phủ định với từ nghi vấn ( hoặc bất định ) Chẳng ai Ai chẳng 
 Chẳng bao giờ Bao giờ chẳng ú Chẳng đâu Đâu chẳng 
- Lưu ý : phải bỏ từ “nữa “ , câu “ Choắt chưa dậy được nữa , nằm thoi thóp “ là câu sai 
- cho HS so sánh thêm 
Nó không đi học nhạc Nó chưa đi học nhạc . 
- Lưu ý : Có những câu không phải là câu phủ định , nhưng có ý nghĩa phủ định 
- Quan sát 
- Đọc 
+ Các câu b,c,d khác câu a ở các từ không , chưa chẳng 
+ HS trả lời 
+ Câu a : k/định việc “ Nam đi Huế “ 
+Câu b,c,d : Phủ định sự việc đó , tức là việc” Nam đi Huế “ là không diễn ra .
+Những câu có từ ngữ phủ định ( câu PĐ) 
- Không phải ..nó chần chẫn càn 
- Đâu có ! 
+Câu PĐ1 phủ định ý kiến của ông thầy bói xem voi . 
+ Câu PĐ2 ph/ định ý kiến của ông thầy bói sờ ngà .
+ Thông báo , xác nhận không có s/v, s/v , quan hệ nào đó ( câu PĐ miêu tả ) 
+Phản bác một ý kiến , một nhận định ( câu PĐ bác bỏ ) 
- Đọc lần lượt các đoạn trích 
- Xác định câu phủ định bác bỏ 
Nói rõ vì sao 
- Đọc các câu trong b/tập 2 
- Trả lời câu hỏi 1 sgk 
- Đặt những câu không có từ ngữ Pđmà có ý nghĩa tương đương với các câu trên .
- Trả lời câu hỏi ( sau khi ssánh 2 cách diễn đạt ) : cách phủ định của PĐ hay từ ngữ PĐ +từ bất định / nghi vấn = KĐ làm cho ý KĐ được nhấn mạnh hpơn 
-Đọc câu văn của Tô Hoài. 
Thay từ “không” bằng từ “chưa “.
-Nx:Ý nghĩa của câu ấy thay đổiàCâu văn Tô Hoài phù hợp hơn.
-HS cho VD thêm.
- Đọc các câu a,b,c,d .
- Trả lời câu hỏi SGK.
VD : Đẹp gì mà đẹp !
 + Phản bác (1) ý kiến kđịnh một cái gì đó đẹp (VD cái áo này đẹp ) 
+Câu có ý nghĩa t/đương :
Chẳng đẹp ti ù nào ! 
I-Đặc điểm HT và chức năng :
* Câu phủ định là câu -có những từ ngữ phủ định 
-
 Dùng để 
+Thông báo , xác nhận không có sự vật , sự việc , tính chất , quan hệ nào đó . 
+ Phản bác một ý kiến , một nhận định 
II- Luyện tập :
1-Xác định những câu phủ định bác bỏ :
-Cu cứ tưởng .. gì đâu!
-Không, chúng con đâu . 
( vì nó phản bác 1 ý kiến , 1 nhận định trước đó .
2-
Tuy có HT của câu PĐ , nhưng các câu này có ý nghĩa khẳng định .
*Câu có ý nghĩa tương đương : 
Mẫu :1) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường , song có ý nghĩa (nhất định ).
* So sánh 2 cách diễn đạt .
3-Xét khả năng thay không abừng chưa trong câu văn của TH . 
-Viết lại : Choắt chưa dậy được nằm thoi thóp 
4- Các câu đã cho không phải là câu phủ định , nhưng được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’) 
a- Củng cố : 
- Cho biết dấu hiệu nhận biết câu phủ định 
- Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học nội dung bài , học thuộc phần ghi nhớ 
- Làm bài tập 5,6 ( BT5 xem lại BT3 , BT6 : Đảm bảo 2 kiểu câu phủ định : phủ định m/tả và phủ định bác bỏ ) 
 -Chuẩn bị : Chương trình địa phương (phần tập làm văn ) 
 ( mỗi tổ một đề tài ,có thể là di tích lịch sử , di tích CM , di tích văn hoá . Cảnh trí quê hương : sông , núi ,đầm , ruộng ..
 Yêu cầu : Viết thành bài có số liệu đáng tin cậy ) 
 IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn : 20- 2-2006 
Tuần 23- Tiết 92 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 ( phần tập làm văn ) 
 I- Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS : 
 - Vận dụng kỉ năng làm bài thuyết minh 
- Tự giác tìm hiểu những di tích , thắng cảnh ở quê hương mình 
- Nâng cao lòng yêu quí quê hương 
II- Chuẩn bị : 
1- GV : Giao nhiệm vụ cụ thể cho HS 
 Soạn giảng ( N/C SGk , SGV, Tài liệu tham khảo ) 
 2- HS : Viết bài theo yêu cầu của GV , có số liệu đáng tin cậy ( 4 nhóm , 4 đề tài ) 
III- Tiến trình tiết dạy : 
Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2- KTBC : ( 4’ ) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3 Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : Để giúp các em hiểu rõ những thắng cảnh ở quê hương mình , tiết học hôm nay chúng ta sẽ giới thiệu những danh lam thắng cảnh ấy . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨ C
10’
15’
* Hđộng 1: Chia tổ giao đề tài t/ luận 
- GV chia tổ hoặc nhóm ,cho mỗi tổ hoặc nhóm một đề tài . 
- Chuẩn bị dàn ý 
? Mở bài trình bày những ý gì ? 
? Thân bài trình bày những ý gì ? 
- Lưu ý thêm : Kết hợp giữa tả , kể , biểu cảm , bình luận nhưng không được bịa đặt , cần có những sự việc , số liệu chính xác 
* Hđộng 2 : Thuyết trình trước lớp 
- Goiï lần lượt từng nhóm lên giới thiệu bài thuyết minh của mình ( như một hướng dẫn viên du lịch ) 
- Lắng nghe , nhận xét bổ sung ( từng bài ) 
- Nhận xét chung về nội dung và cách thức trình bày của từng nhóm – khen cho điểm đối với những bài văn hay . 
- Thực hiện đề tài đã chuẩn bị 
+MB: Dẫn vào danh lam , di tích , vai trò của danh lam di tích đối với đời sống VH , tư tưởng t/cảm của nhân dân địa phương hoặc vùng miền hoặc cả nước .
+TB: Trình bày 
+Theo trình tự không gian từ ngoài vào trong , từ địa lí -> l/sử -> đến lễ hội , phong tục . 
+Theo trình tự thời gian quá trình xây dựng , trùng tu, tôn tạo phát triển . Tình hình hiện nay và những vấn đề cần giải quyết ( chống xuống cấp , đầu tư để thu hút khách du lịch ) 
KB: Thái độ , tình cảm 
- HS trình bày (theo đơn vị nhóm ) 
- Lớp lắng nghe nhận xét bổ sung 
Đề : Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương mình 
I- Chuẩn bị dàn ý : 
II- Thể hiện văn bản thuyết minh :
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
a- Củng cố :- Sau quá trình chuẩn bị , sau khi hoàn thành văn bản , sau khi trìng bày văn bản thuyết minh của mình , em đã nhận thức thêm , củng cố được những gì về thực tế quê hương ? 
 Về lí thuyết làm văn thuyết minh ? 
5- Hướng dẫn về nhà : 
- Củng cố văn bản thuyết minh .
-Đọc thêm nhiều bài văn thuyết minh để tham khảo 
- Chuẩn bị bài “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn 
+Đọc kĩ văn bản , chú thích , trả lời câu hỏi sgk 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T23).doc