Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Kroong

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Kroong

Văn bản. TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

 I/ Mục tiêu bài học.

 Qua hai tiết học giúp HS :

 . Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm xúc mới lạ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 . Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả

 . Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản hồi ức - biểu cảm.

 II/ Chuẩn bị .

 . GV : Soạn bài giảng.

 . HS : Đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở soạn .

 III/ Lên lớp .

 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS.

 2. Tổ chức dạy và học bài mới.

 

doc 143 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Kroong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 	Ngày soạn: 15/8/2008
Tiết 1+2. Ngày dạy : 18/8/2008
Văn bản. Tôi đi học 
 Thanh Tịnh 
 I/ Mục tiêu bài học.
 Qua hai tiết học giúp HS :
 . Cảm nhận được tâm trạng bỡ ngỡ, những cảm xúc mới lạ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. 
 . Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả 
 . Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản hồi ức - biểu cảm. 
 II/ Chuẩn bị .
 . GV : Soạn bài giảng. 
 . HS : Đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở soạn .
 III/ Lên lớp .
 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS.
 2. Tổ chức dạy và học bài mới.
. 
 Hoạt động của thầy - trò.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
*GV hướng dẫn HS một số nét về tác giả và tác phẩm.
. HS tóm tắt lại những chính (tg- tp, đặc sắc về văn xuôi trữ tình,đề tài của “Tôi đi học”. 
. HS nhận xét-> bổ sung.
. GV chốt lại ý chính, bổ sung thêm .
*GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
. GV đọc mẫu- HS đọc tiếp ( giọng hơi buồn, chậm, dịu, lắng sâu...)
* GV hướng dẫn HS tìm bố cục VB.
H. Những kỉ niệm của buổi tựu trường được tác gỉa diễn tả theo trình tự như thế nào ? 
H. Có thể chia truyện ngắn trên thành bao nhiêu phần ? Vị trí của mỗi phần?
. HS thảo luận theo nhóm - trình bày .
. HS nhận xét -> bổ sung .
. GVchốt ý đúng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật.
*GV hướng dẫn HS phân tích .
.HS đọc lại đoạn : đầu -> ngọn núi.
H. Nỗi nhớ ngày tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào ? Vì sao?(cuối thu, đầu tháng 9, khai trường; cảnh thiên nhiên:lá, mây ;cảnh sinh hoạt:mấy em nhỏ..)
H. Tâm trạng “tôi” khi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào ?
 Hết tiết 1.
. HS tóm tắt đoạn tiếp ->chút nào hết.
H. Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng ngỡ ngàng, hồi hộp của nhân vật tôi khi đứng trước trường, rời ay mẹ, vào lớp...?
H. Nhận xét của em về cách kể,tả của tác giả ở đoạn văn trên ? 
. HS đọc diễn cảm đoạn cuối .
H. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” lạ lùng như thế nào ? Hình ảnh “một con chim ... bay cao” có ý nghĩa như thế nào ?
H. Dòng chữ “ Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì ?
. GV bình giảng :( h/ả con chim ... có dụng ý nghệ thuật gợi nhớ, tiếc ngày trẻ thơ tự do chấm dứt -> giai đoạn mới: làm h/s, làm người lớn... ; 
+ “Tôi đi học” kết thúc tự nhiên, bất ngờ, khép lại bài song mở ra một thế giới, bầu trời mới-> thể hiện chủ đề của truyện ngắn.)
H. Nhận xét chung của em tâm trạng, cảm giác cuả “tôi”qua truyện ngắn trên ?
H. Trong truyện ngắn em thấy người lớn (phụ huynh + thầy giáo ) đối với các em bé lần đầu tiên đi học như thế nào ? Cảm nhận của em về những cử chỉ, hành động, thái độ ấy của họ ?
. HS thảo luận nhóm - trình bày -nhận xét- bổ sung.
Hoạt động 3. Tổng kết củng cố, luyện tập.. 
H. Cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn ?
H. Nói truyện có chất thơ ? Vậy nó được tạo ra từ đâu ? (dành cho HS khá)
. HS đọc lại ghi nhớ ở SGK / 9.
 Nội dung ghi bảng .
I/ Tác giả - tác phẩm.
1. Tác giả : Trần Văn Ninh (1911-1988), quê ở Huế, thành công ở nhiều truyện ngắn, sáng tác đậm chất trữ tình, trong trẻo, êm dịu .
2. Tác phẩm : In trong “ Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
II/ Đọc  Hiểu chú thích .
 SGK.
III/ Bố cục. 4 phần .
1/ Phần 1: Đầu-> tôi đi học : hiện tại nhớ về dĩ vãng.
2/ Phần 2: Tiếp -> ngọn núi : Tâm trạng, cảm giác của “ tôi” khi cùng mẹ tới trường. 
3/ Phần 3: Tiếp ->nào hết : Tâm trạng của “tôi” khi nhìn cảnh vật, mọi người...
4/ Phần 4: Còn lại : Tâm trạng, cảm giác của “tôi” lúc ngồi vào bàn học đón nhận giờ học đầu tiên .
IV/ Phân tích .
1. Tâm trạng cảm giác của “tôi”trong buổi khai giảng đầu tiên .
* Khi nhớ lại : náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã -> từ láy =>cảm xúc trong sáng .
* Khi cùng mẹ đến trường :
- Con đường, cảnh vật vốn quen thuộc -> thấy lạ .
- Quần áo... thấy trang trọng, đứng đắn...
- Muốn cầm sách vở-> nâng niu, lúng túng => ngộ nghĩnh, đáng yêu.
*Khi nhìn ngôi trường, cảnh vật :
- Sân trường dày đặc người,quần áo, gương mặt ai cũng sáng sủa... 
- Ngôi trường : xinh xắn, oai nghiêm.
*Khi rời tay mẹ,vào lớp học:
- Nghe gọi tên: giật mình, lúng túng, sợ ->bật khóc.
- Vào lớp: thấy vừa xa lạ vừa gần gũi
-> tự tin mà ngỡ ngàng.
Kể, tả hay và tinh tế, kết hợp hài hoà với bộc lộ cảm xúc ->nổi bật tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ,cảm xúc mới lạ như bước vào một thế giới khác lạ .
2. Hình ảnh người lớn.
- Ông đốc: ôn tồn, cặp mắt hiền từ.
- Thầy giáo : tươi cười, đón chúng tôi
- Phụ huynh: chu đáo, dịu dàng...
giàu tình thương yêu, có trách nhiệm, là nguồn động viên, nuôi dưỡng HS trưởng thành.
V/ Tổng kết. 
 Ghi nhớ SGK / 9.
 3. Luyện tập củng cố. 
 4. Đánh giá.
 H. Em hãy khái quát, tổng hợp lại dòng cảm xúc của “Tôi” theo trình tự thời gian.
 5. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 . Học bài giảng . Làm bài luyện tập (SGK /trang 9)
 . Soạn tốt bài : Trong lòng mẹ .
 Tiết 3 Ngày soạn: 15/8/2008 
 Ngày dạy: 19/8/2008 
Tiếng Việt . 
 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
I/ Mục tiêu bài học.
 Qua tiết học giúp HS:
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ - khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
- Giáo dục hs cách sử dụng từ trong nói và viết văn.
 II/ Chuẩn bị.
 . GV : Soạn bài giảng + Sơ đồ biểu diễn qua bảng phụ.
 . HS : Đọc kĩ nội dung bài - trả lời các câu hỏi vào vở soạn .
III/ Lên lớp.
 1. GV kiểm tra việc chuẩn bị sách vở + việc soạn bài của HS.
 2. Tổ chức dạy và học bàI mới.
Giới thiệu bài: GV nhắc lại mối quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa của từ ngữ đã học ở lớp 7 và giới thiệu chủ đề bài học oớk: về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 Hoạt động thầy - trò.
Hoạt động1: Tìm hiểu chung.
GV h.dẫn HS hiểu nghĩa rộng - nghĩa hẹp của từ ngữ.
. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm qua hệ thống câu hỏi ở SGK.
H. Nghĩa của từ “ động vật”rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim,
 cá ?
 Tại sao ?
H. Nghĩa của từ chim rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ “tu hú ”, “sáo”? Tại sao?
H. Nghĩa của từ cá rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá rô”, “cá thu”?
. Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung 
. GV dùng sơ đồ hình tròn (2) để chốt ý về mối quan hệ bao hoàn trên. 
H. Em hiểu thế nào là nghĩa rộng,nghĩa hẹp? Một từ có thể có nghĩa rộng, nghĩa hẹp ?
*Tổng hợp kết quả phân tích .
H. Qua việc phân tích trên em hãy phân biệt các cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ ?
. GV chốt ý- học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
. GV cho HS tự làm bài tập 1(theo sơ đồ 
. Tổ chức HS làm nhóm bài tập 2,3.
. HS đọc yêu cầu bài tập- xác định rõ yêu cầu - tiến hành làm .
. Đại diện nhóm trình bày(gọi bất kỳ ) nhận xét - bổ sung.
. GV chốt ý đúng - đánh giá thi đua.
. Hướng dẫn làm bài 5 tập trung (Dành cho HS khá, giỏi ) 
 Nội dung ghi bảng. 
I/Từ ngữ nghĩa rộng - từ ngữ nghĩa hẹp.
1. 
Động vật 
 Thú 
 Chim
 Cá
voi, hươu... Sáo, tu hú... Cá rô,cá thu ...
voi,hươu, 
 ...
sáo, tu hú,...
rô, thu,
 ... 
chimm
Thú
Cá
2. Động vật 
- Từ có nghĩa rộng :+ động vật ( thú, chim, cá)
 +thú ( voi, hươu,...)
 + chim (tu hú,sáo...)
 + cá ( cá rô, cá thu,...)
- Từ : thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ: động vật.
 *Ghi nhớ : (SGK/10)
 II. Bài tập :
Bài 1:
 HS tự làm theo sơ đồ (1,2)
Bài 2:
a/ Chất đốt ; b/ Nghệ thuật 
c/Thức ăn ; d/ Nhìn ; e/ Đánh
Bài 3:
a/ xe cộ : xe đạp, xe máy, xe hơi ...
b/ kim loại : vàng, sắt, đồng ...
c/ hoa quả : Cam, chanh, quýt...
d/ họ hàng : nội , ngoại , chú, gì ...
e/mang : vác, xách, gánh ...
Bài 5*:
- ĐT nghĩa rộng : khóc 
- ĐT nghĩa hẹp : sụt sùi ,nức nở ...
 3. Luyện tập củng cố.
 4. Đánh giá.
 H. Em hãy phân biệt các cấp độ khác nhau của nghĩa từ ngữ ?
 5. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.	 
 . Học bài - thuộc ghi nhớ - làm bài tập 4.
 . Soạn tốt bài: Trường từ vựng .
 Ngày soạn : 16/8/2008
Tiết 4: Ngày dạy: 19/8/2008
Tập làm văn:
 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
I/ Mục tiêu cần đạt 
 . Nắm được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề trong văn bản trong cả hai bình diện : hình thức và nội dung .
.Rèn luyện kỹ năng nói, viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kién, cảm xúc trong mình. 
II/ Chuẩn bị:
 . GV: Nghiên cứu SGK-SGV - tài liệu ... Soạn bài giảng .
 . HS : Chuẩn bị tốt các yêu cầu ở SGK vào vở soạn .
III/ Lên lớp: 
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 Tiết mở đầu phần TLV - GV kiểm tra kỹ việc chuẩn bị bài của HS - rút kinh nghiệm cách soạn. 
2. Tổ chức dạy và học bài mới:
 Giới thiệu bài : Dẫn dắt HS vào bài mới
 Hoạt động thầy- trò.
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung
* HS đọc thầm lại VB “Tôi đi học ”.
H. Tác giả nhớ lại kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ? Sự hồi tưởng ấy gợi những ấn tượng gì trong lòng tác giả ?
H. Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì ?
(để bộc lộ ý kiến, cảm xúc về buổi tựu trường lần đầu tiên trong đời .)
H. Gọi đó là chủ đề văn bản - vậy em hiểu thế nào là chủ đề văn bản ?
. GV chốt ý HS đọc rõ lại ghi nhớ 1.
*Hình thành khái niệm về tính thống nhất của chủ đề văn bản. 
. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
H. Để tái hiện những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ , câu như thế nào ?
H. VB đã tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp bỡ ngỡ - Để tô đậm cảm giác ấy, tác giả đã sử dụng các từ ngữ và chi tiết nghệ thuật nào ?
. Đại diện trả lời - HS bổ sung - nhận xét. 
. GV chốt ý đúng. 
Qua việc phân tích trên em hiểu :
H. Thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản ?
H. Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào ? Làm thế nào để nói, viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề văn bản ?
. Gọi HS đọc lại ghi nhớ : chậm, rõ.
Hoạt động 2: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
. HS đọc yêu cầu bài tập- xác định rõ yêu cầu - tiến hành làm .
. HS làm bài tập số 1,2,3 ở lớp theo nhóm tổ .
. HS trình bày- nhận xét, bổ sung. 
. GV kết luận bài tập đúng - tổng kết thi đua.
 Nội dung ghi bảng.
I/ Chủ đề văn bản.
Văn bản: Tôi đi học.
- Tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của “tôi ” trong buổi tựu trường lần đầu tiên .
-> Là vấn đề chính, là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt một cách nhất quán.
II /Tính thống nhất về chủ đề của VB.
- Nhan đề : Tôi đi học 
- Từ ngữ “...Kỷ niệm mơn man...” đến trường đi học, hai cuốn vở mới ,...
- Câu: “ Hôm nay tôi đi học. Hằng năm ,...trong sáng ấy . Hai cuốn vở ...nặng .Tôi bặm tay ghì chặt... chúi xuống đất .
- Trên đường đi học: 
+ Con đường quen -> bỗng thấy lạ.
+ Hành động thả diều-> đi học .
=> thiêng liêng, tự hào.
- Sân trường: Cao ráo... oai  ... c ý. 
b. 2 khổ thơ tiếp: Hình ảnh ông đồ thời tàn tạ.
c. khổ thơ cuối: Tâm tư của tác giả.
IV/ Phân tích.
1/ Hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
- Tết đến : hoa đào, ông đồ, mực tàu, giấy đỏ, phố đông người 
-> đông vui, thân quen ...
- Tài năng: bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc ngợi khen, chữ như
 phượng múa, rồng bay..
-> được ngưỡng mộ.
2/ Hình ảnh ông đồ thời tàn .
- Mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ buồn, mực đọng, nghiêng sầu
 -> nhân hoá “đắt”
- Lá vàng... bụi bay : mượn cảnh ngụ tình
-> Vắng vẻ, lạc lõng, lẻ loi.
3/ Tâm tư của tác giả.
 Tết đến : 
- Đào lại nở, không thấy ông đồ xa
- Những ngừơi muôn năm cũ, hồn ở đâu.
-> Gợi niềm cảm thông, khắc khoải, nuối tiếc cảnh cũ người xa
( nhân đạo, hoài cổ đáng quí.)
V/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK/ 10.
 3. Luyện tập củng cố.
 H. Nêu giá trị nghệ thuật - nội dung đặc sắc của bài thơ ?
 4. Đánh giá.
 H. Qua bài học giúp em hiểu điều gì?
 H. Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ?
 5. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
 - Học bài giảng - thuộc bài thơ .
 - Soạn tốt bài “Hai chữ nước nhà”
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 17: Ngày soạn: 07/12/2008
Tiết 66 Ngày giảng: 12/12/2008 Hướng dẫn đọc thêm. 
Văn bản: Hai chữ nước nhà
	 Trần Tuấn Khải (1895- 1983).
I/ Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù, cứu nước.
- Tim hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của bút pháp thơ Trần Tuấn Khải. Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ phù hợp tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thống thiết.
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, chống ngoại xâm.
II/ Chuẩn bị.
. GV: Soạn bài giảng + bảng phụ ( chép bài thơ).
. HS: Soạn bài theo yêu cầu SGK - Đọc thuộc thơ.
III/ Lên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ.
H. Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà? Nêu cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật cuả bài thơ ?
( HS đọc thuộc lòng.
- Nêu được cảm nhận về nội dung + nghệ thuật:
 + Nội dung: Tâm sự bất hoà sâu sắc với xã hội tầm thường ... muốn thoát ly bằng mộng tưởng. - bầu bạn với chị Hằng.
 + Nghệ thuật: - Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu.
 - Sáng tạo, đổi mới thể thơ “thất ngôn bát cú”.)
2. Bài mới.
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 Hoạt động của thầy - trò.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
Bước 1. Hướng dẫn HS hiểu về tác giả - tác phẩm.
. HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả tác phẩm - HS nhận xét, bổ sung.
. GV chốt ý - bổ sung thêm.
Bước 2. Đọc - hiểu chú thích.
. GV Hướng dẫn HS đọc - đọc mẫu - HS đọc.
. Lưu ý: HS một số từ H-V: 1, 2, 5, 7.
Bước 3. Hướng dẫn HS tìm bố cục bài thơ.
. Đoạn thơ chia làm 3 phần ( 8 câu - 20 câu - 8 câu).
H. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản.
Bước 1. Hướng dẫn HS phân tích - thảo luận tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le.
- HS đọc 8 câu đầu qua bảng phụ. 
H. Tìm những hình ảnh thơ minh hoạ bối cảnh không gian ở đầu đoạn thơ ? Gợi cho em cảm giác gì ?
H. Hoàn cảnh, tâm trạng của hai cha con được minh hoạ như thế nào ?
- Aỉ Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét. chim kêu -> ảm đạm, heo hút thê lương
H. Trong bối cảnh, tâm trạng ấy lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ? 
- Hạt máu nóng - thân tàn 
 Tầm tã châu rơi 
-> Chia li đượm màu tang tóc
- “Con ơi ... cha khuyên” 
-> lời trăn trối, thiêng liêng, xúc động, truyền cảm -> Khắc cốt ghi tâm.
Bước 2. Phân tích tình cảnh đất nước.
* HS đọc diễn cảm 20 câu tiếp theo.
H. Tìm những hình ảnh thơ thể hiện tình cảm được tác giả bộc lộ ở đoạn thơ ?
H. Theo em đó là tình cảm gì ? 
- Khói lửa bừng bừng Miêu tả, 
- Xương rừng máu sông nhập vai kể 
- Thành tung quách vỡ tội ác của
- Bỏ vợ lìa con - xiêu tán... kẻ thù.
- Kể sao xiết kể, thương tâm...
- Xé tâm can, đất khóc...
-> Câu cảm , giọng thơ thống thiết
-> Nỗi đau thiêng liêng, cao cả, nỗi đau mất nước kinh động đất trời 
-> Phẫn uất hờn căm, có sức lay động lớn - đậm chất trữ tình.
H. Bút pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ ?
H.Đấy là tâm trạng chung của những ai? (Tâm trạng chung của những người đương thời).
- HS trả lời - bổ sung - GV chốt ý.
Bước 3. Tìm hiểu sự bất lực của người cha và lời trao gởi con.
- HS đọc 8 câu thơ cuối diễn cảm .
H. Thế bất lực của người cha, lời trao gởi cho con và sự nghiệp của tổ tông được thể hiện qua hình ảnh thơ nào ? Cha nói thế nhằm mục đích gì ? 
- Tuổi già, sức yếu, sa cơ, bó tay... -> Sự bất lực.
- Giang sơn... cậy con -> Trao gởi sứ mệnh.
- “Con nên nhớ ... còn dây” -> Sự nghiệp tổ tông.
=> Hun đúc, kích thích ý chí phục thù cứu nước cho con; khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào
- GV bình giảng thêm đoạn này.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết, củng cố, luyện tập.
- HS đọc lại đoạn thơ diễn cảm 
H. Nhận xét chung của em về giọng điệu bài thơ ? Nội dung cơ bản ?
H. Tại sao tác giả lấy “hai chữ nước nhà” làm đầu đề bài thơ ? Nó gắn tư tưởng chung của bài thơ như thế nào ?
 Nội dung ghi bảng.
I/ Tác giả - tác phẩm
 (sgk).
Dài 101 câu - đoạn trích là phần đầu. 
II/ Đọc - hiểu chú thích.
1. Đọc 
2. Chú thích:
Đoái nam, vong quốc, nùng bình.
III/ Bố cục: 
3 phần.
- Phần 1: 8 Câu đầu: Tâm trạng người cha trong cảnh éo le.
- Phần 2: 20 câu tiếp theo: Đất nước trong cảnh đau thương.
- Phần 3: 8 câu cuối: Sự bất lực của cha, Lời trao gởi con.
III/ Phân tích.
1. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le.
a) Bối cảnh không gian.
b) Tâm trạng.
2. Tình cảnh đất nước
3. Sự bất lực của người cha - Lời trao gởi con.
IV/ Tổng kết
Ghi nhớ SGK/ 163 
3. Luyện tập củng cố.
H. Nội dung, nghệ thuật cơ bản của đoạn trích “Hai chữ nước nhà” ?
4. Đánh giá.
H. Qua văn bản em rút ra được bài học gì ? 
5. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
- Học thuộc đoạn trích, bài giảng.
- Soạn tốt:
 + Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ.
 + Kết hợp tự ôn tập lại phần TLV + văn bản từ đầu học kỳ ->nay.
* Rút kinh nghiệm
 _________________________________
Tuần 18: Ngày soạn: 10/12/2008
Tiết 67: Ngày giảng: 15/12/2008
 trả bài kiểm tra Tiếng Việt 
I/ Mục tiêu cần đạt.: Giúp học sinh:
- Củng cố lại những kiến thức về phần từ vựng và ngữ pháp đã đựơc học.
- Có thể đánh giá đựơc chất lượng bài làm của mình, trình độ tiếp thu và khả năng diễn đạt, trinh bày của mình.
- Rút ra được những kinh nghiệm để làm tốt những bài sau.
II/ Chuẩn bị.
- Thầy: Chấm chữa bài của học sinh. 
- Trò: Ôn lại những nội dung đã kiểm tra, tự rút ra những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình.
III/ Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định.
 2. Trả bài kiểm tra: 
 Hoạt động 1. Cho HS nhắc lại những nội dung được kiểm tra.
 Hoạt động thầy - trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2. Cho HS xây dựng đáp án.
*Tổ chức nhận xét, đánh giá bài làm.
* GV phát bài cho HS tự đọc lại và nhận xét bài làm của mình.
- Bài làm được mấy câu?
- Bài làm ở mức độ nào?
- Những nội dung nào chưa làm được?
* GV nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài làm của học sinh.
Từ đó rút ra những yêu cầu đối với HS khi làm bài:
- Cần đọc kĩ câu hỏi.
- Đọc, xác định đáp án đúng nhất khi làm phần trắc nghiệm.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt.
- Nắm chắc hơn nội dung các kháI niệm về câu ghép, cách cho ví dụ.
Hoạt động 3.Công bố kết quả.
Cho HS sửa lỗi vào bài làm của mình.
I. Nội dung kiểm tra:
( Xem lại đề kiểm tra - tiết 60)
II/ Nhận xét:
1. HS tự nhận xét.
2. Nhận xét chung:
a) Ưu điểm:
- Đa số HS đều có học bài và nắm
 được các yêu cầu.
- Phần trắc nghiệm có kết quả tương đối cao.
- Nhiều bài làm cẩn thận, sạch sẽ.
- Biết cách viết đoạn văn.
b) Tồn tại:
- Phần trắc nghiệm, một số em chưa đọc kĩ các phương án trả lời nên lựa chọn sai.
- Một số em chưa biết đặt câu ghép.
- Nhiều bài làm cẩu thả, tẩy xoá.
 3. Luyện tập củng cố.
 H. Nhắc lại các yêu cầu khi làm bài kiểm tra.
 4. Đánh giá.
 H. Qua bài đã kiển tra và đã sửa chữa em tự rút ra những bài học gì cho bài làm sau?
 5. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
 - Ôn lại toàn bộ các phần đã học. Trả lời các câu hỏi phần ôn tập.
 - Ôn tập - kiểm tra tiếng Việt 
*Rút kinh nghiệm.
Tiết 68 - 69
 Kiểm tra tổng hợp học kỳ I.
 ( Chờ đề thi của phòng giáo dục thị xã ra ).
Tuần 19 
Tiết 70 - 71 
 Hoạt động ngữ văn : Làm thơ 7 chữ.
I/ Mục tiêu cần đạt :
.Giúpp HS :
+ Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu.
+ Đặt câu thơ 7 chữ, biết cách ngắt nhịp ắ, biết gieo đúng vần.
+ Tạo không khí mạnh dạn, vui vẻ, sáng tạo.
II/ Chuẩn bị :
. GV: Soạn bài, sưu tầmmột số bài thơ 7 chữ ( Định luật - tự do ).
. HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK + tập làm thơ.
III/ Lên lớp .
1. Bài cũ :
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
H. Em hãy đọc thuộc lòng 8 câu đầu + 8 câu cuối đoạn trích “ Hai chữ nước nhà ” và cho biết nội dung, nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích ? 
(. HS đọc thuộc, diễn cảm.
. ND : Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
. NT : Khai thác đề tài lịch sử, lựa thể thơ phù hợp, tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thống thiết...).
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
 Hoạt động thầy trò
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Bước 1. Nhận diện luật thơ bài “chiều”.
. HS chuẩn bị ở nhà -> chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc.
. HS đọc lại bài : “Chiều”( Bảng phụ ).
H. Em hãy gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ trên?
Bước 2. Nhận diện luật thơ bài “Tối”. HS đọc diễn cảm bài: “Tối” ( bảng phụ)
H. Bài thơ trên bị chép sai, hãy chỉ ra chỗ sai, nói rõ lí do, tìm cách sửa lại cho đúng.
H. Có thể có cách sửa nào hợp lí ?
Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập.
Tiết 2.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm thơ 7 chữ.
. HS đọc lại 2 câu đầu trong bài thơ của Tú Xương ở ( a ).
H. Em hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình.
. GV gợi ý chủ đề + luật.
. HS đọc - nhận xét - GV sửa.
*Học sinh đọc bài đã làm ở nhà.
. HS đọc - (3 đối tượng giỏi - khá - yếu) 
. HS nhận xét - GV nhận xét - sửa chữa.
. Cho điểm một số bài làm tốt.
 Nội dung ghi bảng 
I. Nhận diện luật thơ.
Bài 1: Chiều 
- Nhịp thơ : 4/3.
- Vần : 1, 2, 4.( về, nghe, lê ).
- Luật bằng trắc .
B B B T T B B.
T T B B T T B.
T T B B B T T.
B B B T T B B.
Bài 2 : Tối ( Đàm Văn Cừ ).
. Sai :
 + Câu 2 ( Xanh xanh )
 -> Sửa : xanh lè.
 + Sau “ngọn đèn mờ” có dấu phẩy 
-> Ngắt nhịp sai
 -> Sửa : bỏ dấu phẩy.
II/ Tập làm thơ .
a. Cần đúng luật.
... B B T T B B T.
 T T B B T T B.
- Hai câu cuối : ... Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội 
3. Luyện tập củng cố.
- Nắm kỹ luật thơ
- Tập làm một số bàI thơ về đề tài: Tuổi học trò, gia đình, mẹ, thầy cô giáo,
4. Đánh giá.
H. Qua bài học em nắm được điều gì?
5. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
Chuẩn bị tiết sau trả bàI kiểm tra HKI.
*Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8.doc