Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 92: Câu trần thuật

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 92: Câu trần thuật

 Tiết 92: Câu trần thuật

I. Mục tiêu bài học:

- Nắm vững đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật.

- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Có ý thức sử dụng đúng câu trần thuật trong việc tạo lập văn bản.

*Trọng tâm:

1. Kiến thức:

 Nhận biết được đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật.

2. Kĩ năng:

 - Xác định được câu trần thuật trong các văn bản.

- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng tự nhận thức. - Kĩ năng hợp tác.

- Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng tư duy sáng tạo.

 - Kĩ năng giải quyết vấn đề.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 92: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 10.2.2011 
Giảng: 
 Tiết 92: Câu trần thuật 
I. Mục tiêu bài học:
- Nắm vững đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật.
- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Có ý thức sử dụng đúng câu trần thuật trong việc tạo lập văn bản.
*Trọng tâm:
1. Kiến thức:
 Nhận biết được đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật.
2. Kĩ năng:
 - Xác định được câu trần thuật trong các văn bản.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức. - Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng tư duy sáng tạo.
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề. 
III. Chuẩn bị:
- GV: SGK – SGV – Bảng phụ
- HS: Bài chuẩn bị ở nhà.
IV. Phương pháp và các kĩ thuật dạy học:
- Định hướng giao tiếp. -Thảo luận nhóm.
- Rèn luyện theo mẫu. - Phân tích ngôn ngữ.
V. Các hoạt động dạy và học:
Ôn định tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B:
Kiểm tra:(5p)
 H. Trình bày đặc điểm hình thức & chức năng của câu cảm thán ? Cho ví dụ và phân tích?
*Kiểm tra BTVN và việc chuẩn bị bài của HS.
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
*Hoạt động1: Khởi động : 
GV đưa ra BT: 
 a. Em xin hứa sẽ đi học đúng giờ. 
 b. Mình xin chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
H. Xác định kiểu câu? 
 (Trần thuật: hứa hẹn, chúc mừng)
GV: Câu trần thuật có đặc điểm hình thức như thế nào? Chức năng chính.
*Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới. 
Mục tiêu: Nhận biết, phân tích và trình bày được đặc điểm hình thức, chức năng chính của câu trần thuật. Phân biệt sự khác nhau về chức năng khác của câu trần thuật với các kiểu câu khác. 
 Gọi HS đọc BT 1.
H. Những câu nào trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán ?
 ( + Câu : Ôi Tào khê ! àĐặc điểm hình thức của câu cảm thán. 
 + Các câu còn lại là câu trần thuật.) 
H: Những câu này dùng để làm gì ?
 ( a.Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của DT ta. 
b. C1 dùng để kể, câu 2 thông báo. 
 c. Miêu tả hình thức của một người đàn ông ( Cai Tứ )
đ. Câu 2 nhận định ,câu 3 bộc lộ cảm xúc.) 
H: Trong 4 kiểu câu (NV,CK ,CT,TT) thì kiểu câu nào được dùng nhiều nhất, tại sao ?
(Câu trần thuật được dùng nhiều nhất vì đáp ứng nhu cầu thông tin, tư tưởng, tình cảm của con người trong giao tiếp hằng ngày, còn dùng để yêu cầu bộc lộ tình cảm , cảm xúc đề nghị & thực hiện hầu hết chức năng của 4 kiểu câu.) 
H. Qua BT cho biết câu trần thuật có đặc điểm hình thức và chức năng gì ? Khi viết câu trần thuật thường dùng dấu gì ?
-Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ. 
- GV chốt kiến thức.
*Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS luyện tập.
 Mục tiêu: Vận dụng kiến thức phần lí thuyết, xác định câu trần thuật, chức năng của câu trần thuật. Viết được đoạn văn sử dụng đúng chức năng của các kiểu câu đã học.
 HS đọc BT- Nêu yêu cầu. 
GV hướng dẫn HS làm BT vào vở.
1 HS đứng tại chỗ làm.
Gọi HS đọc- Nêu yêu cầu BT 
- Hs làm BT vào vở.
Gọi HS đọc- Nêu yêu cầu BT. 
(Xác định kiểu câu & chức năng). 
Gọi HS đọc- Nêu yêu cầu BT.
- Hs viết đoạn văn ra giấy nháp.
- 1 HS lên bảng viết.
- HS chữa bài của bạn- Đọc bài của mình (2 em). 
2p
17p
20p
I.Đặc điểm hình thức và chức năng. 
1.Bài tập :SGK ( T45 )
a. Phân tích ngữ liệu:
 Các câu không có hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán:
+ Phần trích a: Tất cả phần trích.
+Phần trích b: Tất cả các câu.
+Phần trích c: tất cả các câu.
+ Phần trích d: (Trừ câu: Ôi tào Khê!)
2. Nhận xét : 
- Các câu trên dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả, yêu cầu đề nghị, biểu lộ cảm xúc. 
- Kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than.
2.Ghi nhớ :SGK-T 46.
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1: 
Xác định kiểu câu và chức năng: 
a. 3câu : Câu 1 kể, câu 2, 3 bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Mèn với choắt 
b. 2câu: Câu 1 kể câu 2 cảm thán àbộc lộ tình cảm, cảm xúc
2.Bài tập 2: 
 Nhận xét kiểu câu và ý nghĩa của hai câu trong bài:" Ngắm trăng":
+ Nhận xét: 
- Nguyên tác: Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
- Dịch nghĩa :Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? à2 câu nghi vấn
 - Dịch thơ: Cảnh đệp đêm nay khó hững hờ àcâu trần thuật. 
à Câu dịch nghĩa & dịch thơ khác nhau về kiểu câu, nhưng ý nghĩa giống nhau : Cái đẹp của đêm trăng gây cảm xúc mạnh cho nhà thơ khiến nhà thơ muốn làm điều gì đó.
3.Bài 3: 
Xác định kiểu câu & chức năng.
a. Cầu khiến. 
 b.Nghi vấn. 
c. Trần thuật .
à3 câu giống nhau dùng để cầu khiến ( câu b,c CK nhã nhặn, lịch sự, nhẹ nhàng ).
4.Bài 4: 
 Xác định kiểu câu 
a. cầu khiến. 
b. câu 1: kể, câu 2: CK 
5. Bài 5: 
 Viết đoạn văn sử dụng các kiểu câu đã học và cho biết chức năng của từng kiểu câu: 
VD: Hứa hẹn: Em xin hứa sẽ học thuộc bài.
 Xin lỗi : em xin lỗi vì đã đi muộn.
4. Củng cố (2p): 
 Câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán có đặc điểm hình thức & chức năng gì ?
5. HDH (1p): 
 Học thuộc ghi nhớ SGK - T46 ,làm BT 4,5,6 
 Soạn bài: Câu phủ định. 

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong hoc sinh gioi van.doc