Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 90: Văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 90: Văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn

Tuần 24 Tiết 90 Văn bản

CHIẾU DỜI ĐÔ

(Thiên đô chiếu)

 Lí Công Uẩn

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Mức độ cần đạt:

-Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.

-Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.

2.Kiến thức:

-Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

-Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

-Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

3.Kĩ năng:

-Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

-Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

-Kĩ năng sống:trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất và phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản.

4.Thái độ: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1829Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 90: Văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết 90 	 Văn bản
Ngày soạn:10/2/2012 CHIẾU DỜI ĐÔ
Ngày dạy:13/2/2012 (Thiên đô chiếu) 
 Lí Công Uẩn 
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Mức độ cần đạt:
-Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.
-Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.
2.Kiến thức:
-Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
-Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
-Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
3.Kĩ năng:
-Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
-Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
-Kĩ năng sống:trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất và phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản.
4.Thái độ: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
II.Chuẩn bị : 
-Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ.
-Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ :Đọc thuộc lòng và diễn cảm văn bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ hai bài Ngắm trăng và Đi đường.Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của mỗi bài thơ? 
*Đáp án: 
-Đọc chính xác văn bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ hai bài Ngắm trăng và Đi đường(8 điểm).
-Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của mỗi bài thơ(2 điểm).
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài: Hà Nội luôn là niềm tự hào của nhân dân cả nước. Đó là thành phố duy nhất của khu vực Đông Nam Á-Thái Bình Dương được Hội đồng liên hợp quốc trao tặng giải thưởng UNESCO- thành phố vì hoà bình. Hà Nội xưa kia là thành phố Thăng Long. Vậy ai là người đặt tên và thành Thăng Long có từ bao giờ? Vì sao lại chọn vùng đất thiêng đó để định đô. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu những điều thú vị đó.
*Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả- tác phẩm.
Mục tiêu:HS nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
-Gọi HS đọc phần chú thích * 
?Trình bày những hiểu biết của em về Lí Công Uẩn? 
?Em hiểu “chiếu” là gì? 
?Hãy nêu vài nét về hoàn cảnh sáng tác của văn bản? 
Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu:HS đọc hiểu các từ ngữ khó, bố cục , hiểu được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
-GV hướng dẫn HS cách đọc: giọng điệu chung trang trọng, mạch lạc, rõ ràng, cần chú ý nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành.
-Giải thích từ khó. 
?Từ chú thích, hãy cho biết: Đặc điểm của thể chiếu trên các phương diện : mục đích, nội dung, hình thức ? 
?Hãy xác định bố cục của văn bản?
+Phần 1: Từ đầu ... đến “ không dời đổi”: phân tích những tiền đề cơ sở lịch sử và thực tiển của việc dời đô.
+Phần 2:Tiếp ... đến “ muôn đời”: lí do chọn Đại La làm kinh đô.
+Phần 3: Còn lại: kết luận về dời đô.
*Gọi hs đọc đoạn 1 
?Mở đầu văn bản, tác giả nêu lên vấn đề gì?
-Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại.
?Việc nêu như vậy nhằm mục đích gì?
-Phù hợp với tâm lí thời trung đại, hay noi theo người xưa.
?Em có nhận xét gì về cách nói của tác giả?
Lí Công Uẩn noi gương sáng, không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước và muốn đưa đất nước ta đến hùng mạnh lâu dài 
?Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn? 
-Câu 1: dẫn chứng, câu 2: hỏi, câu 3: khẳng định sự đúng đắn, câu 4: nói về kết quả của việc dời đô.
?Từ chuyện xưa tác giả liên hệ đến việc không chịu dời đô của hai triều đại Đinh, Lê như thế nào? Kết quả ra sao?
-Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế. Đề cập đến sự thật của đất nước liên quan đến nhà Đinh, nhà Lê định đô ở Hoa Lư. Điều này không đúng với kinh nghiệm lịch sử, khiến đất nước ta không trường tồn, phồn vinh.
?Tính thuyết phục của các chứng cớ và lí lẽ đó là gì ? 
-Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục lòng người: các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích lâu dài và phồn vinh cho dân tộc. Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước đến hùng cường.
-Học sinh đọc đoạn 2.
?Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn? 
-Cái lợi thế của thành Đại La: là kinh đô của Cao Vương . Tiện hướng nhìn sông dựa núi. 
-Đại La là thắng địa của đất Việt: địa thế rộng mà bằng; cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
?Tính thuyết phục của các lí lẽ, chứng cớ trên là gì ?
-Cách nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt: vị trí địa lý, địa thế, nhân văn. Lý Công Uẩn có cặp mắt tinh đời xứng đáng là một vị vua anh minh.
?Vậy tính thuyết phục của lí lẽ dời đô được tăng lên khi người viết lồng vào cảm xúc của mình:Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.Cảm xúc đó phản ánh khát vọng gì của Lí Công Uẩn? 
-Khát vọng sự thống nhất đất nước, hi vọng về sự bền vững của quốc gia . Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước đến hùng cường .
Gọi HS đọc phần 3.
?Cuối bài chiếu là lời tuyên bố : Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở , các khanh nghĩ thế nào? Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của Lí Công Uẩn qua lời tuyên bố này ? 
-Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa vua với quần thần và thần dân. Để tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh vua ban với thần dân, thuyết phục người nghe bằng lý lẽ và tình cảm chân thành; nguyện vọng dời đô của Lý Thái Tổ cũng là nguyện vọng của nhân dân. 
Giao tiếp: trao đổi, trình bày ý tưởng về ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất.
?Học qua văn bản này, em hiểu khát vọng nào của của nhà vua và dân tộc ta phản ánh? 
-Phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của nước Đại Việt ở thế kỷ 16.Chứng tỏ triều đình nhà Lý đã đủ thế và lực thực hiện mọi nguyện vọng của nhân dân.
Hoạt động 3 :Tổng kết
Mục tiêu:HS khái quát lại được nghệ thuật và nội dung văn bản.
Suy nghĩ sáng tạo: phân tích nghệ thuật lập luận và ý nghĩa của văn bản.
?Phân tích trình tự trong hệ thống lập luận của tác giả?
-Chặt chẽ có lý, có tình, kết hợp xưa và nay hợp lý, có phân tích có dẫn chứng.
+Phân tích nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa dẫn chứng xưa làm tiền đề xa.
+Nêu, phân tích dẫn chứng trong nước làm tiền đề trực tiếp.
+Nêu, phân tích cụ thể lí do chọn Đại La làm kinh đô.
+Quyết định dời đô trong sự trao đổi với quần thần.
=>Xứng đáng là lời thiên tử, đấng minh quân có tầm nhìn xa, trông rộng.
?Như vậy thiên đô chiếu có ý nghĩa như thế nào về lịch sử xã hội?
?Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về nội dung của văn bản?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu:Rèn kĩ năng làm bài tập cho học sinh.
Vẽ bản đồ tư duy cho bài học.
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả. 
Lý Công Uẩn (974-1028) tức Lý Thái Tổ, là vị vua anh minh, có chí lớn, lập nhiều chiến công.
2.Tác phẩm. 
Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.Chiếu dời đô viết bằng chữ Hán, ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại: thành Đại La (Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
II.Đọc – hiểu văn bản. 
1.Đọc: 
2.Tìm hiểu nội dung.
Quyết định dời đô từ Hoa lư ra thành Đại La đã được trình bày với các lí lẽ thuyết phục.
a.Phần thứ nhất:
Việc định đô ở các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã trở thành những sự kiện lớn. Điều này chứng tỏ đây là một vấn đề đáng suy nghĩ và cho thấy bài học về việc định đô có mối liên hệ đặc biệt với sự hưng thịnh của đất nước.
b.Phần thứ hai:
Căn cứ vào tình hình thực tế, tác giả đã chỉ ra vị thế của Hoa Lư, của Đại La về địa lí, phong thuỷ, chinh trị, về sự sống muôn loài,  từ đó, chỉ ra được ưu thế của thành Đại La là “ kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời”, ban bố của việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long – một sự kiện lịch sử trọng đại đối với đất nước ta.
c.Phần thứ ba:
Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn về sự phát triển quốc gia Đại Việt, khát vọng độc lập, thống nhất của một dân tộc có ý thức, có truyền thống tự cường.
III.Tổng kết.
1.Nghệ thuật.
-Gồm có 3 phần chặt chẽ
-Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
-Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại: 
+Là mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
+Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc, người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
2.Ý nghĩa.
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
IV.Luyện tập:
4.Củng cố: -Chiếu là gì ?
 -Nội dung và nghệ thuật lập luận của văn bản.
5.Hướng dẫn tự học:
-Đọc chú thích.
-Tập đọc chiếu dời đô theo yêu cầu của thể loại.
-Sưu tầm tài liệu về Lí Thái Tổ và lịch sử Hà Nội.
-Chuẩn bị bài: Câu phủ định.
 IV.Rút kinh nghiệm:
.........

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu doi do VIP.doc