Giáo án Tuần 32 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 32 - Ngữ văn 8

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

( Phần Văn )

A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, HS cần đạt được:

1- Kiến thức:

+ Giúp học sinh vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.

+ Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận

3- Thái độ: Nghiêm túc trong việc nhận định, đánh giá các vấn đề của địa phương và rút ra bài học cho bản thân.

B- Chuẩn bị:

+ GV: Soạn giáo án, tìm hiểu các vấn đề của địa phương liên quan đến một số văn bản nhận dụng trong chương trình Ngữ văn 8.

+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các nội dung trong SGK

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 32 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 121
Soạn: 30-3-2011
Dạy: 
Chương trình địa phương
( Phần Văn ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, HS cần đạt được: 
1- Kiến thức: 
+ Giúp học sinh vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
+ Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn. 
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận
3- Thái độ: Nghiêm túc trong việc nhận định, đánh giá các vấn đề của địa phương và rút ra bài học cho bản thân.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn giáo án, tìm hiểu các vấn đề của địa phương liên quan đến một số văn bản nhận dụng trong chương trình Ngữ văn 8. 
+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các nội dung trong SGK
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: Kết hợp trong tiết học.
2 – KT việc CBBM: KT việc chuẩn bị ở nhà của HS ( Phần I – SGK / Tr. 127 )
HĐ 3 . Bài mới: 
 ? Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập những vấn đề gì ?
1- Môi trường: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
2- Tệ nạn xã hội: Ôn dịch thuốc lá.
3- Dân số: Bài toán dân số
* Thảo luận nhóm:
? ở địa phương em hiện nay có những vấn đề bức xúc nào ?
+ Các nhóm thảo luận, đại diện báo cáo
+ GV chốt : 
- Môi trường ô nhiễm
- Tệ nạn xã hội: Cờ bạc, điện tử, hút hít tiêm chích.
- Dân số bùng nổ
* GV: Tuy nhiên, trong các vấn đề nêu trên, là đối tượng HS các em nên tập trung vào 2 vấn đề: Môi trường và tệ nạn xã hội.
? Nêu đề tài để viết của nhóm em ?
+ Các nhóm đã phân công đề tài để viết ( từ tiết 121 ) : có 2 vấn đề lớn thì 2 nhóm viết một vấn đề.
VD : Nhóm 1, 2: Viết về vấn đề môi trường
Nhóm 3, 4: Viết về vấn đề tệ nạn xã hội.
* GV gợi ý: 
+ Có thể dùng bất cứ kiểu văn bản hoặc phương thức biểu đạt khác nhau: thuyết minh, nghị luận, tự sự, thống kê, báo cáo, 
+ Trong các vấn đề lớn nêu trên, 2 nhóm viết một vấn đề lớn. Tuy nhiên, trong mỗi vấn đề lớn đó lại bao gồm nhiều nội dung nhỏ, vận nên HS có thể chọn một trong các nội dung nhỏ thuộc vấn đề lớn để viết.
 Chẳng hạn: 
+ Vấn đề môi trường có thể chọn: 
- Xử lí rác thải
- Trồng cây
- Quét dọn đường làng, ngõ xóm
- Khai thông cống rãnh, diệt trừ muỗi
..
+ Vấn đề tệ nạn xã hội:
- Hiện tượng HS bỏ học đánh điện tử
- Tện nạn cờ bạc trong các làng xã
- Tệ nạn nghiện hút
1- Nhóm trưởng ( hoặc tổ cử đại diện nhóm ) trình bày về tình hình chuẩn bị các bài viết của nhóm mình, giới thiệu những bài được nhóm cùng đánh giá cao
2- HS có bài được nhóm đánh giá cao xung phong đọc trước lớp bài viết của mình ( Hoặc GV gọi 3-5 em đọc )
3- Thầy cô giáo tổng kết đánh giá kết quả chung và đề xuất hướng phát huy kể quả của tiếp học
4- Lớp tập hợp các bài viết tốt để làm tư liệu chung cho cả lớp.
I. Một số vấn đề cần quan tâm:
1- Môi trường:
2- Tệ nạn xã hội
3- Dân số
II- Trình bày 
HĐ 4- Củng cố: 
GV nhấn mạnh lại một số kiến thức trọng tâm về văn nghị luận.
HĐ 5 . Hướng dẫn về nhà: 
+ Chữa lại hoặc hoàn chỉnh tiếp bài viết của mình.
+ CBBM: Chữa lỗi diễn đạt.
Tuần 32
Tiết 122
Soạn :30-3- 2011
Dạy: 
Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lô-gíc )
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS đạt được:
Kiến thức:
+ Học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra.
+ Qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói, khi viết.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn và nói trôi chảy, lưu loát.
3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực tham gia xây dựng bài.
B- Chuẩn bị: 	 
+ Giáo viên: SGK, STK, giáo án.
+ Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập VN, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Lí do phải lự chọn trật từ từ trong câu ? Nêu một số tác dụng của việc lụa chọn trật tự từ trong câu ?
? BT 6 – ( SGK ) - Tiết 120
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
Bài tập 1:
* HS thảo luận nhóm để phát hiện ra lỗi diễn đạt trong cả 9 trường hợp. 
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
( 3 nhóm - mỗi nhóm báo cáo 3 trường hợp ). Nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
+ GV chữa.
a- Kiểu câu: A, B và C + khác
Mà: Quần áo, giày dép thuộc nhóm đồ dùng sinh hoạt nên không thể diễn đạt thêm ý cuối là: “ Nhiều đồ dùng học tập khác”
* Chữa: 
+ Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
+ Hoặc: Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập nữa.
+ Hoặc: Chúng em đã giúp các bạn HS những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và sách, bút, thước kẻ 
? Hãy đặt thêm VD khác về kiểu diễn đạt này ?
+ Chúng em đã trồng được nhiều cây bàng, phượng, bằng lăng và một cây bóng mát khác. 
b- Kiểu câu: A nói chung và B nói riêng
-> A và B phải cùng loại và A phải bao hàm B
Mà: Thanh niên và bóng đá thuộc hai phạm trù khác biệt -> Diễn đạt như vậy là không lô-gic
* Chữa:
+ Trong tấng lớp thanh niên nói chung và trong giới sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. 
+ Hoặc: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
? Đặt thêm VD ?
+ Trong các bài thơ nói chung và trong thơ mới nói riêng, mình thích nhất bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
c- Kiểu câu: A, B và C đã giúp / khiến
-> A, B, C phải cùng loại
+ Trong truờng hợp này, Lão Hạc, Bước đường cùng là tác phẩm còn Ngô Tất Tố là tác giả nên không thể diễn đạt như vậy được.
* Chữa :
+ Lão Hạc của Ngô Tất Tố và Bước Đường cùng của Nguyễn Công Hoan đã giúp ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước CMT8.
+ Hoặc: Lão Hạc và Bước Đường cùng đã giúp ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước CMT8.
? Đặt thêm VD ?
+ Quét dọn đường làng, ngõ xóm, trồng thêm nhiều cây xanh, giúp cho môi trường thêm sạch đẹp.
d- Kiểu câu: Muốn A hay B
-> A và B phải khác loại.
+ Bác sĩ thuộc tầng lớp trí thức -> Không diễn đạt như vậy được.
* Chữa: 
+ Em muốn trở thành một người trí thức hay một người công nhân ?
+ Hoặc: Em muốn trở thành một người kĩ sư hay bác sĩ ?
? Cho một VD khác ?
+ Em muốn thi HSG môn Ngữ văn hay môn Toán ?
e- Kiểu câu: A không chỉ B mà còn C
-> B và C phải khác loại.
+ Ngôn từ thuộc nghệ thuật nên diễn đạt như vậy là thiếu lô-gic
* Chữa :
+ Bài thơ không chỉ hay về việc sử dụng các biện pháp tu từ mà còn sắc sảo về ngôn từ.
+ Hoặc: Bài thơ không chỉ hay nội dung mà còn sắc sảo về ngôn từ
? Đặt thêm một vài VD khác ?
+ Lan không chỉ ngoan ngoãn mà còn là một học sinh giỏi cấp tỉnh.
g- Kiểu câu: A thì B, còn C thì D
-> B và D phải cùng phạm trù.
+ Cao, gầy thuộc hình dáng còn áo ca-rô thuộc trang phục -> Không cùng phạm trù.
* Chữa :
+ Một người thì cao gầy, còn một người thì béo lùn.
+ Một người thì mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo ca-rô.
? Đặt thêm VD khác ?
+ Nhà có hai anh em. Anh thì chịu khó còn em thì lười nhác vô cùng. 
h- Kiểu câu: A rất B, C nên A rất D 
-> D phải là kết quả của B, C
+ Chị Dậu rất yêu chồng, thương con không là kết quả của sự cần cù, chịu khó
* Chữa :
+ Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị đã một mình gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình.
+ Hoặc: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và chị cũng rất mực yêu thương chồng con.
? Đặt thêm VD khác ?
+ Lan rất ngoan ngoãn, học giỏi nên bạn ấy được nhiều người yêu quý.
i- Kiểu câu: Nếu không phát huy A thì không có được B
-> B phải cùng loại với A
+ Nhiệm vụ vinh quang không cùng loại với đức tính tốt đẹp
* Chữa :
+ Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay sẽ không thể có được những đức tính tốt đẹp.
+ Hoặc: Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
? Đặt thêm VD khác ?
+ Nếu không noi gương kiên trì luyện viết bằng chân của Nguyễn Ngọc Kí, nhiều bạn HS chắc sẽ không thể có nét chữ đẹp như thế này được.
k- Kiểu câu: A vừa B, vừa C
-> B và C phải khác loại với nhau.
+ giảm tuổi thọ nằm trong nghĩa bao hàm của có hại cho sức khoẻ 
* Chữa :
+ Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa làm tốn kém tiền của.
+ Hoặc: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, do đó nó sẽ làm giảm tuổi thọ.
? Đặt thêm VD khác ?
+ Ăn quà vặt vừa có hại cho sức khoẻ, vừa làm mất thể diện. 
* HS đã tìm ở nhà.
+ Các tổ tập hợp, cử đại diện báo cáo lỗi điển hình và chữa lỗi.
+ GV nhận xét về việc tìm lỗi của HS, chữa lỗi
I. Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt trong một số câu đã cho:
Bài tập 1:
a- Kiểu câu: A, B và C + khác
( C phải cùng loại với A, B và C phải có nghĩa rộng hơn A, B )
VD: Chúng em đã trồng được nhiều cây bàng, phượng, bằng lăng và một cây bóng mát khác. 
b- Kiểu câu: A nói chung và B nói riêng
( A phải bao hàm – có nghĩa rộng hơn B )
+ VD: 
Trong các bài thơ nói chung và trong thơ mới nói riêng, mình thích nhất bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
c- Kiểu câu: A, B và C đã giúp / khiến
-> A, B, C phải cùng loại
VD: Quét dọn đường làng, ngõ xóm, trồng thêm nhiều cây xanh, giúp cho môi trường thêm sạch đẹp.
d- Kiểu câu: Muốn A hay B
-> A và B phải khác loại.
VD: Em muốn thi HSG môn Ngữ văn hay môn Toán ?
e- Kiểu câu: A không chỉ B mà còn C
-> B và C phải khác loại.
VD: Lan không chỉ ngoan ngoãn mà còn là một học sinh giỏi cấp tỉnh.
g- Kiểu câu: A thì B, còn C thì D
-> B và D phải cùng phạm trù.
VD: Nhà có hai anh em. Anh thì chịu khó còn em thì lười nhác vô cùng.
h- Kiểu câu: A rất B, C nên A rất D 
-> D phải là kết quả của B, C
VD: Lan rất ngoan ngoãn, học giỏi nên bạn ấy được nhiều người yêu quý.
i- Kiểu câu: Nếu không phát huy A thì không có được B
-> B phải cùng loại với A
VD: Nếu không noi gương kiên trì luyện viết bằng chân của Nguyễn Ngọc Kí, nhiều bạn HS chắc sẽ không thể có nét chữ đẹp như thế này được. 
k- Kiểu câu: A vừa B, vừa C
-> B và C phải khác loại với nhau.
VD: 
+ Ăn quà vặt vừa có hại cho sức khoẻ, vừa làm mất thể diện. 
+ Học học thuộc bài vừa bị điểm kém, vừa bị ngượng.
II .Tìm các lỗi diễn đạt trong bài viết, lời nói, trên đài, báo, 
HĐ 4- Củng cố: 
? HS nêu một số kiểu câu và cách diễn đạt cho từng kiểu câu đó ?
* GV nhấn mạnh một số lỗi diễn đạt và cách khắc phục.
HĐ 5 .Hướng dẫn về nhà: 
+ Học thuộc các kiểu câu và các cách diễn đạt.
+ Tiếp tục tìm các lỗi diễn đạt và tự sữa chữa, rút ra bài học về cách diễn đạt.
+ CBBM : Viết bài TLV số 7
 -----------------------------------------------
Tuần 32
Tiết 123 + 124
Soạn:31-3-2011
Dạy: 
Viết bài tập làm văn số 7
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết viết bài, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
+ Học sinh vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn nghị luận chứng minh hoặc giải thích 1 vấn đề của xã hội.
+ Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài tập làm văn sau đạt kết quả cao.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài, sách tham khảo.
+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt kiến thức, giấy bút để làm bài viết. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
HĐ3 - Bài mới:
* GV phân HS làm đề chẵn, lẻ.
* HS làm dàn bài, viết bài nháp, chỉnh sửa rồi sau đó mới chép vào giấy kiểm tra.
+ Hết tiết 1, HS ra chơi, tiết 2 làm tiếp.
+ Còn 10 phút, GV nhắc giờ để HS sắp xếp thời gian viết bài cho hợp lí.
1- Yêu cầu: 
* Kĩ năng: 
+ HS biết làm văn nghị luận : Nghị luận giải thích và nghị luận chứng minh ( có thể viết dưới dạng lời kêu gọi, thư, đơn tố cáo,  )
+ Biết bài văn nghị luận có bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Xác định đúng nhiệm vụ của từng và thể hiện rõ điều đó trong bài viết của mình.
+ Biết lựa chọn, trình bày các luận điểm theo trình tự hợp lí
+ Các luận điểm phải rõ ràng, mạch lạc song lại liên kết chặt chẽ, cùng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
+ Biết xây dựng các đoạn văn trình bày luận điểm theo cách quy nạp hoặc diễn dịch, biết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
* Nội dung nghị luận: 
+ Hãy nói không với việc sử dụng bao bì ni lông
+ Hãy nói không với việc hút thuốc lá
( - Biết giải thích vì sao sử dụng bao bì ni lông / hút thuốc lá lại có hại
- Biết nêu nguyên nhân của việc sử dụng tràn lan bao bì ni lông / hút thuốc lá
- Có dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục rằng sử dụng bao bì ni lông / hút thuốc lá là có hại
- Biện pháp hạn chế và không sử dụng bao bì ni lông / hút thuốc lá
* Thái độ :
+ Nghiêm túc, trung thực, tự giác. làm bài.
+ Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề trên.
2 – Thang điểm:
a – Về hình thức và kĩ năng ( 4 điểm ). Trong đó: 
+ Bố cục 3 phần rõ ràng: 1 điểm.
+ Diễn đạt lưu loát, trôi chảy: 0,5 điểm.
+ Viết câu đúng, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm.
+ Chữ viết sạch đẹp, trình bày sáng sủa: 0,5 điểm.
+ Biết làm kiểu bài văn nghị luận xen yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm: 1,5 điểm.
2 – Về nội dung ( 6 điểm ). Trong đó:
a- Mở bài ( 1 điểm ).
+ Ngắn gọn.
+ Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận vào bài viết
b – Thân bài ( 4 điểm ). Trong đó: 
+ Giải thích rõ vấn đề
 ( 1,5 điểm )
+ Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng cụ thể 
 ( 2,5 điểm )
c- Kết bài ( 1 điểm): Trong đó:
+ Khẳng định, nhấn mạnh lại vấn đề nghị luận
 ( 0,5 điểm )
+ KB có những sáng tạo riêng
 ( 0,5 điểm )
Đề bài: 
1- Đề chẵn:
 Hãy nói không với việc sử dụng bao bì ni lông
2 - Đề chẵn:
Hãy nói không với việc hút thuốc lá
HĐ4: Thu bài: Còn 2/: GV yêu cầu HS dừng bút và thu bài: Lớp trưởng thu đề chẵn; LPHT thu đề lẻ. Nộp bài cho GV.
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà: 
+ Ôn lại kiến thức về văn nghị luận
+ CBBM: Tổng kết phần Văn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32-V8.doc