Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 23: Trợ từ, thán từ

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 23: Trợ từ, thán từ

Tuần 6

Tiết 23 (3) TRỢ TỪ , THÁN TỪ

I. Mục tiêu bài học: Giúp hs

• Nắm được khái niệm trợ từ, thán từ.

• Biết sử dụng trợ từ , thán từ trong nói, viết.

II. Tiến trình lên lớp:

A. Kiểm tra: ( câu hỏi trắc nghiệm về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội)

B. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1055Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 23: Trợ từ, thán từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 23 (3) TRỢ TỪ , THÁN TỪ
Ns: 29/9/09
Nd: 30/9/09 I. Mục tiêu bài học: Giúp hs
Nắm được khái niệm trợ từ, thán từ.
Biết sử dụng trợ từ , thán từ trong nói, viết.
II. Tiến trình lên lớp:
A. Kiểm tra: ( câu hỏi trắc nghiệm về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội)
B. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 Khái niệm trợ từ?
(GV cho hs đọc ví dụ)- ghi bảng phụ
* Những câu sau có gì giống nhau, có gì khác nhau? Giống và khác nhau về điều gì? ( Giống về thông tin, Khác về từ ngữ được thêm vào. Do đó, nghĩa khác nhau)
* Tại sao thêm các từ đó thì nghĩa khác nhau? ( các “ những” , “ có ” bổ sung cho cụm từ “ hai bát cơm” thể hiện sự đánh giá về số lượng cơm mà nó đã ăn)
* Những từ đó được gọi là trợ từ. Vậy theo em, trợ từ là gì? ( lưu ý hs không trả lời bằng cách đọc trong sách)
 ( Trợ từ là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để biểu thị thái độ đánh giá sự vật) - Gv bổ sung.
* Những trợ từ em thường gặp là gì?
(hs trả lời, gv bổ sung: những, có, chính , đích, ngay.)
* Thử đặt một câu với trợ từ đã chọn trên.
( gọi 3 em đặt câu với 3 trợ từ)
Hoạt động 2 Khái niệm Thán từ
( gv gọi hs đọc ví dụ SGK)
Hỏi hs câu hỏi sgk:
* Các từ này, a , vâng trong những đoạn trích sau biểu thị điều gì?
* Có trường hợp từ “ a” biểu thị ý khác không?
( trường hợp vui mừng, sung sướng)
* Những từ trên được gọi là thán từ. Vậy theo em,thán từ là gì? ( lưu ý hs không trả lời bằng cách đọc trong sách)
( Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp)
* Xem vị trí thán từ thường ở đâu trong câu? (đầu câu)
* Thử bỏ đi thán từ, nội dung hoặc cấu trúc câu có bị ảnh hưởng không? ( không bị ảnh hưởng, vì thán từ không tham gia vào thành phần câu, thành phần cụm từ, hoặc làm phương tiện liên kết nên thán từ có thể tách thành câu đặc biệt, hoặc làm thành phần biệt lập trong câu)
Hoạt động 3 Hướng dẫn hs làm bài tập
* Gv gọi 2 em lên bảng ghi đáp án chọn của mình ( mỗi em một phần )
* Gọi hs trả lời, gv bổ sung
* bài tập 5. Tìm năm từ, giải nghĩa rồi đặt câu. Chú ý phù hợp với tình huống giao tiếp.
* 
TRỢ TỪ
Ví dụ:
Nhận xét:
Giống nhau: đều thông tin: nó ăn hai bát cơm
Khác nhau:
+ Câu 2: “ những”: ý nói ăn nhiều hơn lúc bình thường.
+ Câu 3: “ có”: ý nói ăn ít hơn lúc bình thường.
* Trợ từ : từ đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
* Một số trợ từ: những, có , chính, đích, ngay.
Ghi nhớ: SGK
THÁN TỪ
Ví dụ:
Nhận xét:
“ này”: gây sự chú ý với người nghe.
“ a”: thể hiện sự tức giận khi nhận điều gì đó không tốt.
“ vâng”: thể hiện sự đồng ý.
* Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, ) hoặc dùng để gọi đáp 
( này, ơi, vâng, dạ, ừ,) của người nói.
Ghi nhớ: SGK
III LUYỆN TẬP
1.
Trợ từ
Không phải trợ từ
a) c) g) i)
b) d) e) h)
 2. 
a) lấy: ngay cả
 b) nguyên: riêng phần
 đến: ngót, trọn vẹn
cả: so với tôi
cứ: điều mặc nhiên
3.
 a) này, à b) ấy c) vâng 
 d) chao ôi e) hỡi ơi
4.
a) Ha ha: cảm xúc thích thú, khoái chí.
Ái ái! : sự hoảng hốt, lúng túng .
b) cảm xúc đau xót
5. Bài tập về nhà
6. Khuyên dùng thán từ gọi đáp để biểu thị sự lễ phép.
C. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài, làm bài tập 5 . Chuẩn bị bài “ Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”
®

Tài liệu đính kèm:

  • docbai Tro tu Than tu.doc