Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Tiết 70, 71, 72

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Tiết 70, 71, 72

Tuần 19

TPPCT:70-71

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Biết làm bài thơ 7 chữ hoàn chỉnh.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặc câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3 biết gieo vần.

 2. Kỹ năng :

 Có thể làm thơ bảy chữ và biết cách ngắt nhịp 4/3 phù hợp.

 3. Thái độ :

 Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.

 III. CHUẨN BỊ

 * Thầy: Đọc SGK,CKTKN, Tài liệu tham khảo,.

 * Trò: Đọc SGK, ôn kỹ kiến thức đã học.

 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Tiết 70, 71, 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
TPPCT:70-71
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Biết làm bài thơ 7 chữ hoàn chỉnh.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặc câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3 biết gieo vần.
 2. Kỹ năng : 
 Có thể làm thơ bảy chữ và biết cách ngắt nhịp 4/3 phù hợp.
 3. Thái độ : 
 Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
 III. CHUẨN BỊ
 * Thầy: Đọc SGK,CKTKN, Tài liệu tham khảo,.
 * Trò: Đọc SGK, ôn kỹ kiến thức đã học.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: 
 3.Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG 
HĐ1: Nhận diện luật thơ :
- Muốn làm một bài thơ bảy chữ, chúng ta cần phải xác định những yếu tố nào ? 
- Số tiếng và số dòng của 1 bài thơ 
- Luận bằng trắc cho từng tiếng trong 1 bài thơ 
- Phải xác định đối niêm giữa các dọng 
- Xác định vần trong 1 bài thơ 
- Cách ngắt nhịp 
 Gọi hs đọc bài thơ “ Chiều” 
- Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu kề nhau của bài thơ ? 
- Số tiếng : 7 
- Số dòng : 4
- Nhịp thơ : 4/3 
- Các tiếng giao vần : Câu 1,4 
- Mối quan hệ bằng trắc của 2 câu kề nhau là đối 
HS: Đọc một số bài thơ do mình sưu tầm 
- Về vị trí ngắt nhịp, gieo vần và quy luật bằng trắc
 - Gọi hs đọc bài thơ “ Tối” của Đoàn văn Cừ 
- Bài thơ bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng ? 
- Sau “ ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp 
- Vốn là “ ánh xanh lè” chép thành “ xanh xanh” , chữ “ xanh” sai vần 
HĐ2: Tập làm thơ
GV: Gọi hs lên bảng sửa lại bài thơ 
HS: Nêu yêu cầu bài tập 1 
- Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn giấu đi 
- Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đâ cho trọn vẹn theo ý của mình ?
- Gọi hs đọc bài thơ 4 câu 7 chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình
 H Đ3: Hướng dẫn tự học.
I. NHẬN DIỆN LUẬT THƠ :
- Câu thơ 7 chữ 
- Ngắt nhịp có thể là 4/3 hoặc ¾ nhưng phần nhiều là 4/3
- Vần có thể là trắc bằng, nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối của cầu và 4, có khi cả tiếng cuối câu 1 
- Luật bằng trắc : theo 2 mô hình 
 a. B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 b. B B T T T B B
 T T B B T T B
 B B T T T B B
 B B T T B T B
 T T B B T B B
 Tối
 Trong túp lều tranh cánh liếp che, 
 Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè , 
 Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
 Như bước thời gian đếm quãngkhuya 
II, TẬP LÀM THƠ 
a, Tôi thầy người ta có bảo rằng : 
 Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng !
 Đêm rằm cội vén mây nhìn xuống 
 Để thế gian trông thấy chị Hằng 
b,
 Vui sao ngày đã chuyễn sang hè, 
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve 
 Phất phơ trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
 Về nhà học bài, tự làm một số bài thơ theo chủ đề tự chọn vào sổ tay của mình.
 * Bài soạn: Nhớ Rừng
4. Củng cố : Hệ thống kiến thức
 TUẦN 19 
 TPPCT:72
 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 1. Kiến thức: 
 Giúp học sinh nhận ra được ưu vàhạn chế của mình để phấn đấu và khắc phục
 2. Kĩ năng:
 Có kĩ năng làm bài thuyết minh về tất cả các lĩnh vực ( đồ dùng, môi trường)
 3. Thái độ:
 Nghiêm túc, có ý thức sửa sai và cố gắng trong học tập.
 II. CHUẨN BỊ :
 Giáo viên: Bài kiểm tra học kì và đáp án
 Học sinh: Chuẩn bị kĩ trước ở nhà
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3 . Bài mới : 
 * GIÁO VIÊN CHÉP ĐỀ LÊN BẢNG.
 * HỌC SINH THẢO LUẬN, TỰ NHẬN XÉT BÀI LÀM 
 * NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA HỌC SINH.
 + Nhận xét chung : 
 Phần trắc nghiệm: Làm tương đối.
 a. Ưu điểm : 
 - Đã xác định được yêu cầu của đề
 - Làm bài có bố cục rõ ràng.
 b. Khuyết điểm : 
 - Có một số hs chưa học bài nên dẫn đến kết quả thấp
 - Chữ viết còn cẩu thả câu văn còn lũng củng.
 - Bố cục phần thân bài chia đọan chưa hợp lí . 
 - Nhiều em chưa xác định được bố cục của bài nên lam bài còn lủng củng, diễn đạt chưa mạch lạc , chưa nêu được nội dung mà đề yêu cầu.
 c. Sửa bài : 
 - Lỗi diễn đạt : 
 - Lỗi dùng từ, chính tả, trình bày bài làm.
 - GV sửa lỗi chính tả, cách dùng từ và cách diễn đạt lời văn mà học sinh còn mắc phải, để học sinh thấy được rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.
 d. Đọc bài làm tốt : 
 - Gv giới thiệu một số bài làm đạt điểm cao
 - Nêu lỗi sai của một sồ bài làm đạt điểm thấp
 * THỐNG KÊ ĐIỂM.
Lớp
Sỉ số
Số bài
0 -1 -2
3 - 4
Dưới TB
5 – 6
7 - 8
9 - 10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
81
82
4. Củng cố - Nhắc lại kiến thức cơ bản.
	Tuần 19
TPPCT:69-72
 Ngày 26/12/2011
Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 191011.doc