Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 133: Ôn tập phần tập làm văn

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 133: Ôn tập phần tập làm văn

Tiết 133: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. Mức độ cần đạt:

Hệ thống và nắm được toàn bộ kiến thức, kĩ năng phần Tập làm văn trong chương trình ngữ văn 8

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1.Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính

- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận

2 .Kĩ năng:

- Khái quát hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học

- So sánh đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản

3 .Tư tưởng : Tích hợp phần ôn tập phần văn và phần tiếng việt.

C. Phương pháp: Tích hợp, phát vấn, phân tích, thảo luận, trình bày

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1871Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 133: Ôn tập phần tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/4/2011
Ngày dạy: 21/4/2011
Tiết 133: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. Mức độ cần đạt:
Hệ thống và nắm được toàn bộ kiến thức, kĩ năng phần Tập làm văn trong chương trình ngữ văn 8
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính
- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận
2 .Kĩ năng:
- Khái quát hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
- So sánh đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản
3 .Tư tưởng : Tích hợp phần ôn tập phần văn và phần tiếng việt.
C. Phương pháp: Tích hợp, phát vấn, phân tích, thảo luận, trình bày
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định: 8a1 
2. Kiểm tra: trong giờ ôn tập.
8a1 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
?: Em hiểu thế nào về tính thống nhất của 1 văn bản?
?: Tính thống nhất của 1 văn bản thể hiện rõ nhất ở đâu?
?: Chủ đề của văn bản là gì? (Phân biệt với câu chủ đề?)
?: Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện ntn và có tác dụng gì?
?: Thế nào là văn bản tự sự?
?: Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
?: Làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả?
?: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự như thế nào? Đóng vai trò gì?
?: Văn thuyết minh là gì? Đặc điểm của kiểu bài văn này?
?: Nêu các kiểu bài văn thuyết minh thường gặp?
?: Cho biết bố cục thường thấy của bài văn thuyết minh?
?: Những yếu tố quan trọng trong văn bản nghị luận là gì?
?: Luận điểm là gì?
?: Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm có vai trò ntn trong văn nghị luận?
?: Lớp 8, học những văn bản điều hành nào?
?: Đặc điểm của từng văn bản đó?
- GV yêu cầu hs vận dụng kiến thức lý thuyết làm BT SGK.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tính thống nhất của văn bản.
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục
- Tính thống nhất về chủ đề khi biểu đạt chủ đề xác đinh, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, đoạn trong văn bản => tập trung làm sáng tỏ và nổi bật chủ đề của văn bản.
2/ Tóm tắt văn bản tự sự:
- Văn bản tự sự : Là văn bản kể chuyện, trong đó bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, nhân vật, sự việc
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu phân tích
- Tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả:
+ Đọc kỹ tác phẩm, nắm nội dung chính.
+ Đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho câu chuyện, sự việc và nhân vật thêm cụ thể, sinh động.
3/ Văn bản thuyết minh:
- Kiểu văn bản thuyết minh: 
+Thuyết minh về người.
+ Thuyết minh về vật.
+ Thuyết minh về đồ vật.
+ Thuyết minh về phương pháp cách thức.
+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Bố cục bài thuyết minh:
4/ Văn bản nghị luận:
- Luận điểm: Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm => Những yếu tố trên đóng vai trò hỗ trợ tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.
5/ Văn bản điều hành.
- Văn bản tường trình.
- Văn bản thông báo.
II. Luyện tập:
- Bài tập (SGK)
III. Hướng dẫn tự học:
- Bổ xung cho bảng hệ thống các kiểu văn bản đã học
- Tập viết các đoạn văn với một vài phương thức biểu đạt khác nhau như tự sự, nghị luận, thuyết minh
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • dockimcuctiet131.doc