Kế hoạch ôn tập Ngữ văn 8 giai đoạn I (10 buổi- Hết tuần 9)

Kế hoạch ôn tập Ngữ văn 8 giai đoạn I (10 buổi- Hết tuần 9)

KẾ HOẠCH ÔN TẬP

GIAI ĐOẠN I ( 10 BUỔI- HẾT TUẦN 9)

- Có tất cả 8 VB trong đó có 2 VB biểu cảm trữ tình, 2 VB hiện thực phê phán và 4 VB nước ngoài. GV phải cho HS thấy được bước đầu ở các bài văn lớp 8 đã đưa các em vào một giai đoạn lịch sử văn học mới, Hs phải biết con người của đất nước chúng ta đầu thế kỉ XX- 1930- 1945.

- Việc ôn tập là để hiểu rõ hơn bài mới vì vậy khi phân tích Vb cần chú ý đến các yếu tố có liên quan đến tiết Tiếng Việt và tiết TLV. Khi dạy Tiếng Việt cần lấy thêm các ví dụ từ bài văn để hình thành khái niệm và luyện tập. Khi dạy TLV, cần vận dụng mẫu từ bài Đọc – Hiểu, cũng như có ý thức dạy cho hs các từ ngữ hình thành trong bài tiếng việt vào việc luyện tập dựng đoạn văn

 

doc 41 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch ôn tập Ngữ văn 8 giai đoạn I (10 buổi- Hết tuần 9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch ôn tập
Giai đoạn I ( 10 buổi- Hết tuần 9)
- Có tất cả 8 VB trong đó có 2 VB biểu cảm trữ tình, 2 VB hiện thực phê phán và 4 VB nước ngoài. GV phải cho HS thấy được bước đầu ở các bài văn lớp 8 đã đưa các em vào một giai đoạn lịch sử văn học mới, Hs phải biết con người của đất nước chúng ta đầu thế kỉ XX- 1930- 1945.
- Việc ôn tập là để hiểu rõ hơn bài mới vì vậy khi phân tích Vb cần chú ý đến các yếu tố có liên quan đến tiết Tiếng Việt và tiết TLV. Khi dạy Tiếng Việt cần lấy thêm các ví dụ từ bài văn để hình thành khái niệm và luyện tập. Khi dạy TLV, cần vận dụng mẫu từ bài Đọc – Hiểu, cũng như có ý thức dạy cho hs các từ ngữ hình thành trong bài tiếng việt vào việc luyện tập dựng đoạn văn 
Bài ôn cụ thể theo buổi
Buổi 1
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A, Lí thuyết
1, Từ có nghĩa rộng khi nào? Từ có nghĩa hẹp khi nào?
TL: Từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
B, Bài tập
GV hướng dẫn Quan sát VD sau:
 Vật nuôi
 Gia súc Gia cầm
Trâu Bò Mèo Chó
Mèo mun, mèo mướp, mèo tam thể, mèo nhị thể
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
 Nghĩa của từ mèo khái quát hơn nghĩa của từ mèo mướp vì nó bao hàm mèo mun, mèo tam thể, mèo nhị thể. Theo đó nghĩa của từ gia súc khái quát hơn nghĩa của từ mèo, nghĩa của từ vật nuôi khái quát hơn nghĩa của từ gia súc. Sự khái quát có mức độ từ nhỏ đến lớn như vậy giữa các từ gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 
CH 1:
 Lập sơ dồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ trong mỗi nhóm từ sau đây:
A, Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo sơ mi.
B, Vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.
Đáp án:
Sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
A, 
 Y phục
 Quần áo
Quần đùi Quần dài áo dài áo sơ mi
B, Vũ khí
 Súng Bom
Súng trường Đại bác Bom ba càng Bom bi
CH2:
 Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ dưới đây:
Xăng dầu, khí ga, ma dút, củi, than
Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
Liếc, ngắm, nhìn, ngó.
Đấm, đá, thụi, bịch, tát.
Đáp án:
Chất đốt
Nghệ thuật
Thức ăn
Nhìn
Đánh
CH3
 Đọc kĩ đoạn thơ sau
“ Hoan hô anh giải phóng quân.
Kính chào anh con người đẹp nhất
Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh giữa thế kỉ hai mươi”
 (Tố Hữu)
Các từ có chung phạm vi nghĩa trong câu thơ trên?
1. Anh
2. Con người
3. Lịch sử.
4, chành trai
CH4: Đọc kĩ đoạn văn sau:
 “Ông đốc nhìn tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò chung lớp 3 cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn bao giờ hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi lại càng lúng túng hơn”
 ( Tôi đi học).
Từ ngữ thể hiện chung phạm vi nghĩa trong đoạn văn.
A, Hiền từ
B, Cảm động
C, Nhìn nhau.
D, Đua ( Nhau)
E, Lúng túng
 b. Các từ cùng phạmvi ngữ nghĩa với từ cảm động chỉ cảm xúc con người:
 A, Xúc động.
 B, Dũng cảm
 C, Hồi hộp.
 D, Kiên cường.
 E, Lo lắng.
TL: CH3: Anh, con người, chàng trai
 CH4: a. Hiền từ, cảm động, lúng túng
Xúc động, hồi hộp, lo lắng.
Trường từ vựng.
Lí thuyết
? Thế nào là trường từ vựng? Cho VD?
GV lưu ý:
 Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một trường từ vựng có thể bao gômg nhiều trường từ vựng nhỏ
VD: Trường từ vựng Tay bao gồm các trường từ vựng nhỏ:
+ Bộ phận của tay: cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay
+ Hoạt động của tay: chặt, viết, ném, cầm, nắm
+ Đặc điểm của tay: dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng
Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau.
VD: Trường từ vựng các bộ phận về mắt: lông mày, lòng đen, lòng trắngđều là danh từ
Trường từ vựng hoạt động về mắt: liếc, trông, nhìn, thấyđều là động từ.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
Vd: 
Chua Trường mùi vị: Chua, cay, đắng, ngọt
 Trường âm thanh: chua, êm, dịu, ngọt, chối tai
Bài tập:
CH1: Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ in đậm có trong đoạn văn sau:
“ Vào đêm trước ngày khai trườngcủa con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
 ( Lí Lan)
Y/c: Các từ in đậm thuộc các trường từ vựng sau đây:
Trường từ vựng quan hệ ruột thịt: mẹ, con
Trường từ vựng hoạt động của con người: ngủ, ăn, uống.
Trường từ vựng hoạt động của môi người: hé mở, chúm, mút.
CH2: Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào:
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng
- ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác.
CH3: Các từ sau đây đều thuộc trong trường từ vựng “động vật”, hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.
 Gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu, rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lợn, mái, bò, đuôi, hí, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cách, vây, lông, nuốt.
GV gợi ý:
Các từ trong bài tập này thuộc các trường từ vựng sau đây: 
Trường từ vựng giống loài
Trường từ vựng bộ phận cơ thể của hoạt động.
Trường từ vựng tiếng kêu của động vật.
Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật.
Mẫu: Trường từ vựng giống loài: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu.
HS tự làm những bài tiếp theo.
CH4: 
 Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng.
Một số gợi ý:
Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, thổi
Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận
Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ
Tính tình của người: vui vẻ, hiền,dữ
Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó
HS tự tìm những từ tiếp theo.
CH5: Đọc đoạn văn sau:
 “Nứơc mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác và xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm”
 ( Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu)
Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn?
 A, thương E, sợ hãi
 B, tâm can G, sinh nở
 C, đau đớn H, tàn ác
 D, căm tức I, đầm đìa.
 b. Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn dùng để chỉ?
 A, Các bộ phận cơ thể người.
 B, Trạng thái tâm lí, tình cảm, cảm xúc của con người
 C, Nỗi khổ của con người.
Gợi ý: 
Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn?
A, thương 
C, đau đớn
D, căm tức
E, sợ hãi
H, tàn ác
b. Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn dùng để chỉ:
B, trạng thái tâm lí, tình cảm, cảm xúc của con người.
Buổi 2
VB Tôi đi học – Thanh Tịnh.
GV: 
 Bài văn là một truyện ngắn viết về một kỉ niệm thời thơ ấu, thiên về cảm xúc nên truyện mang chất trữ tình cao. Liên tưởng kỉ niệm với kỉ niệm là một cách trần thuật đẩy hồi ức đi xa hơn trong không gian và thời gian làm tăng thêm sức biểu cảm của kỉ niệm đang nhớ lại.
Câu hỏi 1: 
 Trong truyện tác giả đã dùng rất nhiều những hình ảnh so sánh hay và đặc sắc để nói lên kí ức tuôn trào của tuổi thơ. Em hãy tìm 1 số những hình ảnh mà em cho là tiêu biểu và phân tích giá trị bểu cảm của chúng?
Y/C TL:
 Có 3 hình ảnh so sánh đặc sắc:
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy
cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãg
ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí nhớ nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn
núi.
Họ như con chim con dướng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn
ngập ngừng e sợ.
Những hình ảnh so sánh độc đáo ấy góp phần làm cho câu văn trở lên nhẹ nhàng, lãng mạn, phù hợp với việc thể hiện một dòng cảm xúc thấm đẫm những kỉ niệm thơ ngây.
CH 2:
 Hình ảnh “ Một con chim con liệng đến đứng bên bờ của sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” có ý nghĩa gì?
TL:
 Đây là hình ảnh khách quan vừa tả thực vừa là hình ảnh so sánh ngầm có ý nghĩa tượng trưng. Con chim ấy hay chính là người học trò ấy, trong một buổi mai “ đầy sương thu và gió lạnh” đã ngập ngừng cất cánh vào bầu trời cao rộng với những ước mơ và hi vọng.
CH3:
 Hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ của em về chất thơ trong truyện Tôi đi học.?
GV gợi ý:
 Đoạn văn HS viết phải chỉ ra được biểu hiện của chất thơ trong truyện: chất thơ chứa đựng ngay trong tình huống truyện: Buổi tựu trường đầu tiên; chất thơ trong dòng hồi tưởng đẹp đẽ, mơn man; chất thơ trong tình cảm ấm áp, trìu mến của mọi người dành cho các em nhỏ lần đầu tiên đến trường( phụ huynh, ông đốc, thầy giáo trẻ); và chất thơ được thể hiện qua những dòng viết về cảnh thiên nhiên, hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các em học sinh
-Cảm nghĩ phải chân thành, tha thiết tránh liệt kê dẫn chứng một cách máy móc( có thể liên hệ chút ít về buổi tựu trường đầu tiên của mình)
- Viết đoạn văn ngắn không nên triển khai thành bài văn nêu cảm nghĩ về cả tác phẩm Tôi đi học.
Văn bản Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng.
CH1: Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng?
TL: 
 - Mở đầu đoạn trích người đọc có thể nhìn ngay ra cảnh ngộ của chú bé Hồng: Bố chết chưa đoạn tang( “Tôi bỏ cái khăn tang bằng vải màn đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà tôi mới mua được chiếc mũ trắng có quấn băng đen”), mẹ phải đi làm ăn xa và cũng chẳng khá giả gì và đã lâu rồi chú bé không được gặp mẹ
 - Bà cô xuất hiện với cử chỉ âu yếm, lời nói nhẹ nhàng tỏ ra quan tâm đến tình cảm của đứa cháu lâu ngày không được gặp mẹ( cử chỉ có vẻ thân mật: cười hỏi, giọng ngọt, hai con mắt long lanh nhìn chằm chặp, vỗ vai nhưng lời lẽ thì xoi mói, mát mẻ: Sao lại không vào, mợ mày phát tài lắmVào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé nữa chứ). Vốn nhạy cảm, nặng tình thương yêu và lòng kính trọng mẹ, chú bé Hồng đã nhận ngay ra đằng sau những lời nói ngọt ngào, cử chỉ thân thiện ấy là một tâm địa đen tói( ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch; nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ; hai tiếng em bé mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõđã xoáy chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn; tôi cười dài trong tiếng khóc còn cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện( về cuộc sống túng quẫn của người mẹ) cho tôi nghe. Đối lập với trạng thái tâm hồn đau đớn, xót xa như bị cào gai xát muối của đứ ... hân mật.
“vậy” dùng để biểu thị thái độ còn miễn cưỡng
“cơ mà” biểu thị thái độ thuyết phục.
Bài tập 3 SGK/82
 Đặt câu với mỗi tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy
Y/c:
“mà”;- Tôi đã nói với bạn rồi mà
Lưu ý: Cần phân biệt với quan hệ từ Mà
“đấy”;- Thầy cô dạy chúng ta như vậy là đúng đấy!
Lưu ý: Cần phân biệt với chỉ từ Đấy
“thôi”: - Bạn Lan chỉ nói với mình vậy thôi!
Lưu ý: Cần phân biệt với động từ Thôi
“vậy”:- Không ai làm thì tôi làm vậy.
Lưu ý: Cần phân biệt với đại từ Vậy.
Bài tập về nhà:
Bài 1: Đọc đoạn trích sau: “Con chó tưởng chủ mắng vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa..:
Mừng à? Vộy đuôi à? Vộy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!
 Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhè vào lưng và dấu dí:
à không! à không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!.. Cậu Vàng của ông ngoan
lắm!...Ông không giếtÔng để cậu Vàng ông nuôi”
 (Nam Cao- Lão Hạc)
Từ “à” trong lần nói thứ nhất của lão Hạc là loại từ nào/
Từ “à” trong lần nói thứ hai cảu lão Hạc là loại từ nào?
Tìm các tình thái từ khác có trong đoạn trích trên?
Bài 2: Đọc hai câu thơ sau: “Đi đi em can đảm bước chân lên
 Vì đói khổ phải đâu là tội lỗi”
(Tố Hữu)
xác định từ loại của hai từ đi trong câu thơ trên?
Từ đi là tình thái từ trong câu thơ trên biểu thị
Tình thái từ nghi vấn
cầu khiến.
cảm thán.
.biểu thị sắc thái tình cảm.
Bài 3: Đọc câu trích dưới đây:
 “Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
Xác định tình thái từ trong câu trích trên?
Xác định loại tình thái từ có trong câu trích trên?
Bài 4: Sử dụng tình thái từ nào hợp lí trong các câu sau:
Thầy giảng giùm em bài toán này được không
Con thích chiếc áo này
Hôm nay, mẹ lại về trễ quá chị
Chị đã đạt được nguyện vọng rồi
Em có học bài đi không
 Hs về nhà làm bài
Y/c:
Bài1:
Từ “à” trong lần nói thứ nhất có trong đoạn văn là tình thái từ.
Từ “à” haiThán từ.
Tình thái từ khác trong đoạn văn là: “nhỉ”
Bài 2:
Từ loại của hai từ “đi” trong bài thơ:
Từ “đi” thứ nhất là động từ.
Từ “đi” thứ hai là tình thái từ.
Từ “đi” là tình thái từ biểu hiện ý nghĩa: Tình thái từ cầu khiến
Bài 3:
Tình thái từ trong câu trích là: thôi, ạ, chăng
Xác định loại tình thái từ có trong câu:
Thôi: Biểu thị tình thái từ cầu khiến.
ạ: Biểu thị tình thái từ cảm thán.
Chăng: Biểu thị tình thái hỏi
Bài 4: Điền các tình thái từ vào các câu:
Thầy giảng giùm em bài toán này được không ạ?
Con thích chiếc áo này cơ!
Hôm nay mẹ về trễ quá chị nhỉ?
Chị đã đạt được nguyện vọng rồi nhé!
Con có học bài đi không nào!
Buổi 9
Dạng đề: Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Cô bé bán diêm”, Đánh nhau với cối xay gió”, “Chiếc lá cuối cùng”, “Hai cây phong”
Bài tập cụ thể:
Văn bản: “Cô bé bán diêm”
Câu hỏi 1: Qua phần đấu chúng ta biết gi về gia cảnh của cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê các hình ảnh tương phản (Đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong đoạn này nhằm khắc hoạ nỗi khổ của em bé.
TL:
- Hoàn cảnh của cô bé: Mẹ chết, sống với bố; bà nội cũng qua đời. Nhà nghèo “sống chui rúc trong một xó tối tăm”, “trên gác sát mái nhà”. Bố khó tính, em “luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. Em phải đi bán diêm để kiếm sống.
- Truyện được đặt trong bối cảnh đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt ( ở các nước bắc âu như Đan Mạch về dịp này thời tiết rất lạnh, nhiệt đọ có khi xuống tời vài chục độ dưới o, tuyết rơI dày đặc): Em bé “ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà”, “mong cho đỡ lạnh nhưng chẳng ăn thua gì”.
- Các hình ảnh đối lập tương phản:
+ Căn nhà của bố con em “cái xó tối tăm” và ngôi nhà xưa có bà nội “ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh”
+ “Trời đông giá rét, tuyết rơi” trong khi cô bé “đầu trần, chân đi đất”.
+ Ngoài đường lạnh buốt và tối đen, nhưng “cửa sổ mọi nhà vẫn sáng rực ánh đèn”.
+ Em bé “bụng đói” cả ngày chưa ăn uống gì trong khi “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”.
+ Những hình ảnh tương phản sau mỗi lần em bé đốt cháy một que diêm: “ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói như than hồng” và thực tại đêm lạnh lẽo; mâm cỗ giao thừa ngon lành hấp dẫn và bức tường lạnh lẽo
 Những hình ảnh tương phản này được nhà văn miêu tả một cách kĩ lưỡng nhằm làm nổi bật hình ảnh khốn khổ, đáng thương của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé đI bán những que diêm để thắp lên những ngọn lửa nhưng chính cô bé lại đang bị cáI đói cáI rét hành hạ. Qua đó thể hiện tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với những con người nghèo khổ của nhà văn An đéc xen.
Câu 2: Phát biểu nhuẽng cảm nghĩ của em về truyện “Cô bé bán diêm” nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng?
Gợi ý:
 Truyện ngắn đã diễn tả số phận đáng thương, tội nghiệp của một em bé bán diêm. Người đời đối xử với em quá vô tình và lạnh lùng, cha em vì quá nghèo khổ nên cũng đối xử với em thiếu tình thương. Cuối cùng em phải chết trong cái đói và lạnh giá thấu xương ngoài đường phố đúng vào đêm giao thừa. Nhà văn An đéc xen đã viết truyện với tất cả niềm thông cảm, thương yêu đối với em bé bất hạnh. chính tình thương ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đối môi đang mỉm cười, đông thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy niềm vui đầu năm
Văn bản “đánh nhau với cối xay gió”
Câu 3: Đối chiếu Đôn ki hô tê và Xan trô Pan xa trong VB “đánh nhau với cối xay gió” về các mặt: dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một nhân vật tương phản?
Gợi ý:
 Đôn ki hô tê và Xan trô Pan xa được xây dựng thành một cặp nhân vật tương phản bất hủ trong lịch sử văn học TG:
 + Đôn ki hô tê dòng dõi quí tộc, Xan trô Pan xa nguồn gốc nông dân. Đôn ki hô tê gầy gò, cao lênh khênh lại cưỡi trên lưng con ngựa còm lại càng cao thêm; Xan trô Pan xa đã béo lại lùn được nhà văn bố trí cho ngồi trên lưng con lừa nên càng lùn tịt.
 + Đôn ki hô tê có khát vọng cao cả, Xan tro Pan xa có ước muốn tầm thường, Đôn ki hô tê mong giúp ích cho đời, Xan trô Pan xa chỉ nghĩ đến cá nhân mình. Đôn ki hô tê +mê muội hão huyền, Xan trô Pan xa tỉnh táo thiết thực. Đôn ki hô tê dũng cảm, Xan trô Pan xa nhút nhát.
Buổi 10
Văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
Câu 1: Hãy chứng minh truyện “chiếc lá cuối cùng” của Ô hen ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ tráI ngược nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc?
Gợi ý 
 Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu kết cấu đảo ngược tình huống hai lần của nhà văn Mĩ Ô hen ri.
 Từ đầu truyện ngắn Giôn xi cứ như ngày càng tiến dần đến cái chết khiến độc giả thương cảm và lo lắng vô cùng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc, Giôn xi trở lại với tinh thần yêu đời, bệnh tình thoát khỏi cơn nguy kịch và độc giả đã thở phào như trút được gánh nặng lo âu. Đó là một lần đảo ngược tình huống, chẳng những làm cho các nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng bất ngờ theo.
 Lần đảo ngược tình huống thứ hai là cụ Bơ men đang khoẻ mạnh lại được thông báo đã chết vì bệnh sưng phổi. Cái chết bất ngờ của cụ Bơ men cũng được thông báo vào lúc gần kết thúc truyện khiến cho các nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng bất ngờ theo.
Câu 2: Tại sao khi nói truyện với Giôn xi, Xiu lại khẳng định bức tranh của cụ Bơmen là một kiệt tác?
Gợi ý:
 Xiu đã nói đúng bởi chiếc lá đó giống y như thật đến nỗi dưới con mát nhìn của hai hoạ sĩ trẻ cũng không hề nhận ra nhưng lạ thay chiếc lá đó “chẳng bao giờ rung rinh hoặc lay động khi gió thổi”. Bởi vì nó “chính là kiệt tác của cụ Bơ men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơmen đã phải đổi bằng cuộc sống của chính mình. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá đã úa vàng, trả lại màu hồng cho đôi má của thiếu nữ xanh xao, trả lại niềm tin nghị lực cho những người yếu đuối. 
 Nghệ thuật chân chính mang lại cho nó chức năng sinh thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ.
 Vì thế hình tượng cụ Bơmencho dù chỉ được phác hạo nhưng vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi cụ đã tạo ra kiệt tác bằng màu xanh hi vọng, bằng chất liệu nhân đạo truyền thống được kết tinh trong tiến trình lịch sử.
 Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi vọng hồi sinh.. Vì vậy Xiu gọi là một kiệt tác và người đọc cũng nhận thấy đây chính là một tác phâm hội hoạ kiệt tác.
Văn bản: Hai cây phong
Câu 3: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôI”, cáI gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngất ngây? Tại sao có thể nói người kể chuyện(một hoạ sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơI đây bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ?
Gợi ý:
 Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôI”, có hai đoạn: đoạn trên liên quan đến hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới lên quan đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho cả người kể chuyện lẫn bọn trẻ ngây ngất.
 Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong tuy chỉ được phác hoạ đôI ba nét, nhưng đúng là những phác thảo của một hoạ sĩ: hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các “cành cây cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi”, với động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn mời chào”, lại có thêm “hàng đàn chimchao đI chao lại” bên trêm tô điểm cho bức hoạ ấy.
 Chất hoạ sĩ càng được miêu tả rõ ở đoạn miêu tả bức tranh thiên nhiên như hiển hiện ra trước mắt: “chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, “dòng sông lấp lánh”, “làn sương mờ đục”,làm tăng thêm chất “bí ẩn đầy sức quyến rũ” của những miền đất lạ.
Câu 4: Tìm những biện pháp tu từ được sử dụng trong VB Hai cây phong và nêu tác dụng của chúng?
Gợi ý:
 Bài này có các phép tu từ chủ yếu là so sánh và nhân hoá. Các em có thể thấy chúng được sử dụng rất nhiều trong bài. Đây là bài văn kể chuyện xen lẫn miêu tả và biểu cảm, do vậy tác dụng của các phép tu từ ở đây giúp mạch văn trôI chảy, sự vật, sự việc được táI hiện một cách sinh động hấp dẫn. Từ gợi ý này các em có thể phân tích một số VD cụ thể để làm sáng tỏ.
Câu 5: Kể và tả hai cây phong tác giả muốn nói lên điều gì?
Gợi ý:
 Các em có thể nhận thấy các yếu tố sau đây ở lời kể và tả của tác giả: tình yêu quê hương, gắn bó với những kỉ niệm của tuổi trẻ, tình yêu những con người có tấm lòng nhân ái. Trên cơ sở gợi ý này các em hãy làm rõ yêu cầu của bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi dung on tap van 8 giai doan 1.doc