Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 109, 110: Văn bản Đi bộ ngao du (Trích Ê- Min hay Về giáo dục) (Ru – xô)

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 109, 110: Văn bản Đi bộ ngao du (Trích Ê- Min hay Về giáo dục) (Ru – xô)

Văn bản

 ( Trích Ê- min hay Về giáo dục )

 ( Ru – xô )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.

- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.

3. Thái độ:

- Thấy được lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe con người.

- Yêu thích môi trường sống trong lành của thiên nhiên.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

 - GV: + Xem SGK, SGV – Soạn giáo án.

+ Tranh ảnh chân dung nhà văn.

+ Sưu tầm bản dịch tác phẩm: Ê- min hay Về giáo dục.

+ Đồ dùng, phương tiện dạy học.

 - HS : Soạn bài theo yêu cầu gv dặn ở tiết trước.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 109, 110: Văn bản Đi bộ ngao du (Trích Ê- Min hay Về giáo dục) (Ru – xô)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30	 - Ngày soạn: 27 / 3 / 2011
Tiết : 109, 110 - Ngày dạy : 31 / 3 / 2011 
 Văn bản 
 ( Trích Ê- min hay Về giáo dục ) 
 ( Ru – xô )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:	
1. Kiến thức: 
- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ: 
- Thấy được lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe con người.
- Yêu thích môi trường sống trong lành của thiên nhiên.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	- GV: + Xem SGK, SGV – Soạn giáo án.
+ Tranh ảnh chân dung nhà văn.
+ Sưu tầm bản dịch tác phẩm: Ê- min hay Về giáo dục.
+ Đồ dùng, phương tiện dạy học.
	- HS : Soạn bài theo yêu cầu gv dặn ở tiết trước.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ 5/:
	1) Giải thích ý nghĩa của nhan đề”Thuế máu”, 3 tiêu đề ba phần trong bài, từ đó khái quát chủ đề của chương I” Bản án chế độ”
2) Nghệ thuật lập luận kết hợp với NT trào phúng đã được biểu hiẹn ra sao và có tác dụng ntn trong phần I của bài ?
3) Vì sao nói tính chiến đấu, tính Cách mạng của bài văn rất mạnh, rất cao ?
4) trong các biện pháp trào phúng sau đây, biện pháp nào là chủ yếu và quan trọng nhất để tạo nên tiếng cười phê phán ?
A. Mâu thuẫn trào phúng.	B. Giọng điệu trào phúng.
C. Lời văn, từ ngữ, hình ảnh trào phúng.	(*)	D. Giễu nhại.
 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	 
T.G
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
5’
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
 ­ Mục tiêu : Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của đi bộ.
 đ Phương pháp: giới thiệu.
Giới thiệu bài: trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển, hiện đại, đã có không ít người rất ngại đi bộ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn sáng sáng, tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn ta sắp học là đi bộ ngao du. Nghĩa là đi đây đi đó bằng hai chân để rong chơi. Nhưng có thật đi bộ chỉ để rong chơi hay không ? Hãy theo dõi hệ thống luận điểm và lập luận của tác giả.
- HS nghe, ghi tên bài mới.
Tên bài học 
ĐI BỘ NGAO DU
 ( Ru - xô )
5’
* HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
­ Mục tiêu: Giúp HS nắm những nét chính về tác giả và TP2
 đ Phương pháp: Sưu tầm, trình bày.
- GV cho HS nêu một số nét chính về tác giả, cũng như hoàn cảnh ra đời của TP2.
Ê-min hay Về giáo dục ( 1762) là thiên luận văn- tiểu thuyết với 2 NV chính: Em bé Ê min và thầy giáo- gia sư ( hình bóng của tác giả ). Quá trình giáo dục Eâmin từ lúc ra đời cho đến khi trưởng thành là ND chính của TP2. Quá trình này co thể chia thành 5 giai đoạn với 5 quyển.
+ Khi Eâmin ra đời đến 2,3 tuổi. Nhiệm vụ giáo dục là làm sao cho cơ thể em phát triển tự nhiên.
+ Khi Eâmin 13 – 16 tuổi: Dạy một số kiến thức khoa học thật có ích nhưng học tập trong thực tiển cuộc sống và trong thiên nhiên chứ không phải trong sách vở. Năm 15 tuổi, Eâmin sẽ học một nghề LĐ chân tay- nghề thợ mộc.
+ Khi 16 – 20 tuổi được giáo dục về đạo đức và tôn giáo.
+ Khi Eâmin ngoài 20 tuổi, em đã trưởng thành. Gia sư bố trí cho em tình cờ gặp cô Xô-phi, cô gái nết na, được giáo dục từ bé theo nguyên tắc tương tự như với Eâmin. Hai người yêu nhau. Trước khi cưới, Eâmin đi du lịch 2 năm để đạo đức và nghị lực được thử thách và hiểu thêm về XH rộng lớn.
- Gv đọc lướt toàn bộ chú thích. Giải thích những chú thích quan trọng.
à GV bổ sung thêm một số từ.
- HS nêu dựa vào chú thích * SGK.
- Nghe GV bổ sung.
- Ghi nhận vào tập.
- Xem SGK tr 100.
- HS chọn một số từ khó, giải thích.
- Ghi nhận thêm.
I/ Đọc – hiểu chú thích
1) Tác giả
- Ru xô 1712 – 1778, nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động XH nổi tiếng của Pháp TK XVIII.
- Tác giả tiểu thuyết nổi tiếng Giuy li hay Nàng Hê lô I dơ mới, Eâmin hay Về giáo dục.
2) Tác phẩm:
 Trích trong quyển V, quyển cuối cùng của tác phẩm ( ra đời năm 1762 )
3) Chú thích:
- Phòng sưu tập: phòng lưu giữ và trưng bày những đồ vật, tranh ảnh, sách vở với những mục đích và chủ đề nhất định.
- Xe ngựa trạm: Xe ngựa kéo chạy từ trạm đường này đến trạm đường khác.
(
15/
15/
15/
15/
* HOẠT ĐỘNG 3: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
Nhiệm vụ 1: Đọc
­ Mục tiêu :Nắm văn bản.
đ Phương pháp: Đọc sáng tạo.
- GV hướng dẫn cách đọc : Giọng rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, thân mật, lưu ý các từ »tôi, ta » dùng xen kẽ, các câu hỏi, câu kể, câu cảm.
- GV đọc, gọi HS đọc.
Nhiệm vụ 2: Bố cục
­ Mục tiêu : Giúp HS xác định được các ND chính cần phân tích.
đ Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp tìm tòi.
đ Kĩ năng: Tìm hiểu bố cục văn nghị luận.
- Em hiểu Đi bộ ngao du nghĩa là gì ? Cách đặt tên đã sát với ND văn bản chưa ? Vì sao ?
à Dạo chơi đó đây bằng cách đi bộ. 
à Tên bài sát với ND văn bản ( bàn về ích lợi của việc dạo chơi mọi nơi theo cách đi bộ )
- Vì sao có thể gọi văn bản này là văn bản nghị luận? Đề tài và NV trong văn bản này có gì khác so với các văn bản nghị luận mà em đã học ?
à Vì bài này được viết theo phương thức lập luận: Dùng lí lẽ và d/c để thuyết phục bạn đọc về ích lợi của việc đi bộ ngao du khác ở t/c của đề tài là : sinh hoạt đời thường. Khác ở tính chủ quan của tác giả luôn được nhấn mạnh trong vai “tôi” hoặc”ta”.
- Để thuyết phục mọi người nếu ngao du thì nên đi bộ, tác giả đã lập luận bằng 3 đoạn văn, mỗi đoạn văn trình bày một luận điểm. Theo em, đó là những đoạn nào, ứng với những luận điểm nào ?
à GV nhận xét, bổ sung.
- Theo em, tác giả có vai trò gì trong bài văn này ?
à Dùng lí lẽ kết hợp với vốn sống bản thân để làm rõ các lợi ích của việc đi bộ ngao du. Từ đó thuyết phục bạn đọc nếu ngao du thì nên đi bộ.
Nhiệm vụ 3: Phân tích.
a. Đi bộ được tự do thưởng ngoạn
­ Mục tiêu : Lợi ích của đi bộ là được hoàn toàn tự do.
đ Phương pháp: P2 dạy học hợp tác, vấn đáp gợi tìm.
đKĩ năng: Phân tích luận điểm văn NL.
- Đọc đoạn 1?
- Luận điểm nào để triển khai vấn đề đi bộ ngao du ở đầu văn bản ? Luận điểm được chứng mình bằng những luận cứ nào?
- Để làm nổi rõ những luận cứ này tác giả dùng nhiều dẫn chứng nào?
- Tác giả sử dụng ngôi kể nào để bộc lộ quan điểm của mình ? Tác dụng của cách xưng hô ấy như thế nào?
à Xưng tôi- ta xen kẽ. Đây không phải là sự tuỳ tiện, tự do mà là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khi xưng tôi là tác giả muốn nói về những kinh nghiệm riêng mang tính cá nhân. Khi xưng ta là khi lý luận chung. Lại có khi trải nghiệm riêng tư của tôi được thể hiện dưới dạng kể chuyện về người học trò Êmin- gọi là em.
à Bài văn trở nên sinh động gắn cái riêng với cái chung, lại như một câu chuyện kể gần gũi, thân mật, giản dị và dễ hiểu
- Ngay từ đầu đoạn văn tác giả quả quyết :"Tôi chỉ quan niệm... đi bộ" tác giả đã tự cho mình là người như thế nào?
G.V: Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối cho người đi. Ngoài ra đi bộ ngao du còn giúp ta được điều gì nữa? Tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu tiếp...
b. Đi bộ đầu óc được sáng ra.
­ Mục tiêu : Đi bộ sẽ bồi dưỡng nhận thức, làm giàu thêm hiểu biết con người.
đ Phương pháp: P2 đọc sáng tạo, p2 dùng lời, vấn đáp gợi tìm.
đKĩ năng: Xây dựng và phân tích luận điểm văn NL.
- Đọc phần 2
- Đi bộ ngao du là đi như thế nào (Theo quan điểm của tác giả)
- Họ là người như thế nào? Đi bộ ngao du sẽ thu được những kiến thức gì?
- Em có nhận xét gì về lời văn và câu văn được tác giả sử dụng như thế nào? ý nghĩa của cách diễn đạt này như thế nào?
- Vậy đi bộ ngao du có lợi ích gì?
G.V: Ru-Xô là người thuở nhỏ hầu như không được học hành (học hành rất ít 12 ®14 tuổi). Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên n hiên được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.
c. Đi bộ làm cho tính tình được vui vẽ.
­ Mục tiêu : Lợi ích của đi bộ là được hoàn toàn tự do.đ Phương pháp: P2 dạy học hợp tác, vấn đáp gợi tìm.
đKĩ năng: Phân tích luận điểm văn NL.
- Đọc phần 3
- Những lợi ích cụ thể nào của việc đi bộ ngao du được nói tới?
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả.? Sử dụng hàng loạt các tính từ liên tiếp có ý nghĩa gì.
- Để làm sáng tỏ luận điểm tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì. Tác dụng của nó?
- Bằng các lý lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế đó tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ ngao du.
- Sự diễn đạt bằng câu cảm thán đã phản ánh phong cách đặc điểm nào của văn nghị luận Ru-xô ?
- Qua đó bộc lộ trạng thái tinh thần đặc biệt nào của người viết?
- Với em tác dụng nào của đi bộ ngao du có ý nghĩa hơn cả?
- Qua bài "Đi bộ ngao du" ta hiểu gì về con người và tư tưởng của tác giả Ru-Xô.
- HS nghe hướng dẫn.
- 3 em thay nhau đọc.
- HS trả lời.
- Đi dạo chơi đây đó khắp nơi bằng đi bộ thưởng ngoạn.
- Cách đặt tên văn bản là hoàn toàn sát hợp với ND bài vì văn bản toàn bàn về lợi ích của việc đi bộ.
- HS thảo luận, trả lời.
Nêu ích lợi của việc đi bộ.
- HS nghe, ghi nhận.
à Đề tài rất gần gũi thiết thực với đời sống sinh hoạt thường ngày của chúng ta.
- HS thảo luận, trả lời.
- Bài có thể chia làm 3 phần.
+ Đi bộ được tự do thưởng ngoạn.
+ Đi bộ đầu óc được sáng láng.
+ Đi bộ tính tình được vui vẽ.
- Lập luận vấn đề thông qua vốn sống của mình.
- HS đọc đoạn 1.
- Thảo luận, trả lời.
- Đi bộ ngao du thì được hoàn toàn tự do tuỳ theo ý thích...
- Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tuỳ ý.
- Không phụ thuộc vào con người, phương tiện.
- Không phụ thuộc vào đường sá, lối đi.
- Chỉ phụ thuộc vào bản thân mình.
- Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.
- Đi để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc ® Không bao giờ chán.
- Quan sát khắp nơi, quay phải hay trái, men theo dòng sông tham quan mỏ đá, vào hang động...
- Phu trạm, ngựa trạm...
- HS thảo luận, trả lời.
àKể theo ngôi thứ nhất : tôi, ta
àNhấn mạnh kinh nghiệm từng trãi của bản thân, nhấn mạnh sự thỏa mãn.
- HS trả lời.
- Ưa thích ngao du bằng đi bộ.
- Quý trọng sở thích và nhu cầu cá nhân.
- Muốn mọi người cũng yêu thích đi bộ như mình.
- HS đọc phần 2.
- Trả lời.
- Đi như Talét, Palatông, Pitago.
- Họ đều là những người thực tế.
- Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng tạo ra chúng.
- Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.
- Đề cao kiến thức thực tế khách quan.
- Xem thường kiến thức sách vở, giáo điều.
- So sánh kết hợp với bình luận : Nhấn mạnh kiến thức về khoa học tự nhiên.
- Mở rộng tầm hiểu biết. Mở mang trí tuệ.
- HS nghe, ghi nhận thêm.
- HS đọc phần 3.
- HS tìm chi tiết, trả lời.
à Sức khoẻ được vui vẻ, làm thích thú... ngủ ngon...
- Hàng loạt tính từ liên tiếp.
à Cảm giác phấn chấn trong tinh thần của người đi bộ ngao du.
à So sánh 2 trạng thái tinh thần khác nhau: Người đi bộ ngao du(Vui vẻ..) người ngồi trong xe ngựa (Mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ).
- Đan xen yếu tố tự sự, biểu cảm trong khi lập luận
- Câu văn tự do, phóng túng.
- Giọng điệu vui tươi nhẹ nhàng.
- Sức khỏe được cải thiện, tính tình được thoải mái.
- Lồng cảm xúc trực tiếp của cá nhân và các lí lẽ
- Tràn đầy phấn khởi vui vẻ, tin tưởng ở việc đi bộ ngao du.
- Tin tưởng vào lợi ích của việc đi bộ.
- HS tự bộc lộ.
- Tôn trọng kinh nghiệm đời sống, coi trọng tự do cá nhân, yêu quý đời sống tự nhiên, tâm hồn gợi trí tuệ sáng láng.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
 1) Đọc:
2 ) Bố cục
- Văn bản nghị luận : Ích lợi của việc đi bộ.
- Đề tài sinh hoạt đời thường.
- Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu. Nghỉ ngơi.
à Đi bộ ngao du – được tự do thưởng ngoạn.
+ Tiếp đến tốt hơn.
 à Đi bộ ngao du – đầu óc được sáng ra.
 + Còn lại
à Đi bộ ngao du – tính tình được vui vẽ.
3) Phân tích.
a) Đi bộ được tự do thưởng ngoạn.
- Luận cứ phong phú, dẫn chứng lý lẽ xen kẽ tiếp nối tự nhiên 
® cảm hứng tự do tuyệt đối cho người đi: đi để chơi, để học, để rèn luyện.
- Cách xưng hô thay đổi ® sinh động, cái chung và cái riêng gắn liền nhau.
à Nhu cầu hòa hợp thiên nhiên
* “ Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: Đó là đi bộ”
b) Đi bộ đầu óc được sáng ra. 
- Đi như Talét, Paltông, Pitago.
- So sánh kiến thức linh tinh- với sự phong phú KT của người đi bộ.
- Nhiều kiểu câu khác: So sánh, cảm xúc, câu hỏi tu từ: Đề cao kiến thức thực tế, xem thường KT sách vở.
*Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, giàu óc sáng tạo
c) Đi bộ làm cho tính tình được vui vẽ.
- “ Sức khỏe được tăng cường tồi tàn”.
- Tính từ liên tiếp, so sánh, câu cảm thán.
à khẳng định lợi ích của việc đi bộ.
* Nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống tính tình được vui vẻ.
7/
] HOẠT ĐỘNG 4: TỔNG KẾT
 ­ Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được quan điểm của Ru- xô là đúng đắn.
 ­ Giáo dục môi trường cho HS.
đ Phương pháp: Tổng hợp. 
   Rèn kĩ năng: Bình giá, nhận xét.
- Có những biểu hiện hình thức nào làm nên tính hấp dẫn của bài văn nghị luận này ?
à GV tổng hợp.
- Vậy đọc bài văn này em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du.
à GV tổng hợp.
à GV liên hệ giáo dục môi trường: 
- Em có thích đi bộ không ? Đi bộ sẽ mang lại những lợi ích nào cho chúng ta ?
à GV : Ngày nay, trong điều kiện XH ngày càng phát triển. Mọi người luôn bề bộn với công việc mà ít năng tập TDTT, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mỗi người. Mỗi người chúng ta hằng ngày nên dành một khoảng thời gian cho riêng mình để rèn luyện sức khỏe. Điều đó sẽ giúp cho chúng ta tăng cường thể lực và thoải mái trong cuộc sống.
- Qua văn bản trên em rút ra được ý nghĩa gì về quan niệm của nhà văn Ru-xô ?
- GV cho HS đọc ghi nhớ.
- HS thảo luận
- HS trả lời.
à lập luận chặt chẽ, thuyết phục lí lẽ, dẫn chứng phù hợp. 
- HS nêu các lợi ích của đi bộ.
- Ghi nhận ý kiến của bạn, của thầy.
- Hs nêu nhận xét.
- HS trả lời.
- Nghe, ghi nhận.
- Ru xô là người có tâm hồn giản dị; quí trọng tự do cá nhân; yêu mến thiên nhiên; trí tuệ trong sáng; tôn trọng kinh nghiệm đời sống 
- HS đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết
1/ Nghệ thuật:
- Chứng cớ lấy từ kinh nghiệm cá nhân.
- Đan xen các yếu tố tự sự và biểu cảm trong khi lập luận.
- Câu văn tự do, phóng túng.
- Giọng điệu vui tươi, nhẹ nhàng.
2/ Nội dung:
- Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do.
- Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống.
- Nhân lên niềm vui sống cho con người.
3/ Ý nghĩa :
Từ những điều mà “ Đi bộ ngao du” đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ- tư tưởng tiến bộ của thời đại.
*Ghi nhớ: 
 Sgk trang 101
2/
] HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP
 ­ Mục tiêu: Giúp học sinh viết được đoạn văn nghị luận có luận điểm.
 đ Phương pháp: Thực hành viết cá nhân 
   Rèn kĩ năng: Viết đoạn văn nghị luận.
- Từ thực tiển của bản thân, em rút ra được điều gì về ích lợi của việc đi bộ ?
à Viết thành đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu.
à Chú ý xây dựng lập luận cho đoạn văn một cách hoàn chỉnh.
- HS làm ở nhà
IV. Luyện tập
* Củng cố: 3/
	Những điều bổ ích của việc đi bộ ngao du được tác giả nhắc đến trong đoạn văn thứ ba là gì ?
	A. Sức khỏe được tăng cường.
	B. Tính khí trở nên vui vẽ.
	C. Tiết kiệm được tiền bạc.
	D. Gồm cả A,B 
E. Hướng dẫn công việc ở nhà (3’)
- Về nhà học bài, Đọc lại văn bản – Làm bài tập
- Soạn bài : Hội thoại tiếp theo.
	+ Tìm hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại.
+ Đọc lại đoạn trích ở bài Hội thoại trước.
+ Đọc kĩ các đoạn trích và yêu cầu câu hỏi ở phần bài tập.
	- GV nhận xét tiết học. 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc109- 110.doc