Đề kiểm tra: Tiếng Việt 8 - Thời gian: 45 phút

Đề kiểm tra: Tiếng Việt 8 - Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái có chứa đáp án đúng nhất : (mỗi câu trả lời đúng 0,25 ,tổng 2 đ )

Câu 1 .

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a,b

“ Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. (Nam Cao - Lão Hạc)

Câu a. Từ Chao ôi trong đoạn văn thuộc từ loại gì?

A. Thán từ. B. Quan hệ từ. C. Trợ từ. D. Tình thái từ.

Câu b. Các từ: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. Thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A. Chỉ tính cách của con người. B. Chỉ trình độ của con người.

C. Chỉ thái độ, cử chỉ của con người. D. Chỉ hình dáng của con người.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra: Tiếng Việt 8 - Thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:...........................................
Lớp:..............................
Đề kiểm tra: Tiếng Việt
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái có chứa đáp án đúng nhất : (mỗi câu trả lời đúng 0,25 ,tổng 2 đ )
Câu 1 . 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a,b
“ Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. (Nam Cao - Lão Hạc)
Câu a. Từ Chao ôi trong đoạn văn thuộc từ loại gì?
A. Thán từ.	B. Quan hệ từ.	 C. Trợ từ.	 D. Tình thái từ.
Câu b. Các từ: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. Thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Chỉ tính cách của con người.	B. Chỉ trình độ của con người.
C. Chỉ thái độ, cử chỉ của con người.	 D. Chỉ hình dáng của con người.
Câu 2 Từ nào sau đây là từ tượng thanh.
A. tàn nhẫn.	B. mạnh mẽ.	C. lộp độp.	D. kì quặc.
Câu 3: Câu ca dao dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?
“ Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
A. Nói giảm nói tránh. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ.	D. Nói quá.
Câu 4 Đọc câu văn sau và xác định biệt ngữ xã hội : 
 “Sáng nay Hồng cho mình leo cây thế mới bực”
A. Sáng nay.	B. Mình .	C. Leo cây .	D. Bực.
Câu 5 : Từ nào trong câu sau là từ tựợng thanh “Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”
A. Rón rén . B. Soàn soạt. C. Vục đầu.	D. Vùa húp .
Câu 6: Dấu ngoặc kép trong câu: Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra” được sử dụng nhằm mục đích:
A. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.	C. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu tên một tác phẩm được dẫn.	D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Câu 7 : Câu nào là trợ từ trong các câu sau :
 A. Ngay như tôi cũng còn không biết	C. Tôi sẽ đi ngay.
 B. Tất cả dừng lại ngay.	D. Bạn hãy lại đây ngay.
Câu 8: Cụm từ “cũng theo gót Binh Tư” trong câu “Con người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư kiếm ăn ư ?” sử dụng biện pháp tư từ nào :
A. Ẩn dụ . B. Nói giảm nói tránh. C. Hoán dụ.	D. Nói quá.
Phần II -Tự luận .
Câu 1 (2đ): Thế nào là nói giảm ,nói tránh ?Thế nào là nói quá ?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chỉ ra các biện pháp đó trong ví dụ sau ?
 a.Đồn rằng cha mẹ anh hiền . b.Bác Dương thôi đã thôi rồi .
Cắn cơm không vỡ,cắn tiền vỡ đôi. Nước non man mác ngậm ngùi lòng ta.
............................................................................................................................................... 
Câu 2 (3đ): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Này !Ông giáo ạ !Cái giống nó cũng khôn !Nó làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử,nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : “A!Lão già tệ lắm !Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó ,nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
 (Lão Hạc –Nam Cao )
a.Tìm câu có chứa trợ từ,thán từ trong đoạn văn trên ?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b .Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn ,ngoặc kép trong đoạn văn trên ?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c Trong đoạn văn trên có mấy câu ghép ?Nêu các cách nối trong các câu ghép đó ?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 3 (3đ): Viết 1 đoạn văn thuyết minh về tác hại của thuốc lá (từ 5 đến 7 câu ) trong đó có sử dụng 1 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ (gạch chân câu ghép đó ).
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TIENG VIET 8 T60.doc