Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 33

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII)

Tuần 33

BÀI 32:

 Tiết : Trả bài kiểm tra Văn.

 Tiết : Ôn tập và kiềm tra phần tiếng Việt.

 Tiết : Văn bản thông báo

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

· Qua giờ trả bài kiểm tra Văn, củng cố lại kiến thức về các văn bản văn học.

· Tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.

· Đánh giá đúng những ưu điểm, nhược điểm của bài tập làm văn số 7 và sửa chữa được các lỗi trong bài làm.

· Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII)
Tuần 33
BÀI 32:
	Tiết : Trả bài kiểm tra Văn.	
	Tiết : Ôn tập và kiềm tra phần tiếng Việt.
	Tiết : Văn bản thông báo
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Qua giờ trả bài kiểm tra Văn, củng cố lại kiến thức về các văn bản văn học. 
Tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
Đánh giá đúng những ưu điểm, nhược điểm của bài tập làm văn số 7 và sửa chữa được các lỗi trong bài làm.
Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Hoạt động 1: GV đọc lại từng phần của đề kiểm tra gồm hai phần: lý thuyết và tự luận.
Hoạt động 2: GV gọi học sinh nhắc lại kiến thức về các văn bản và thể loại đã được ôn tập.
Hoạt động 3: GV nhận xét chung về bài làm của học sinh:
Có nắm vững ý nghĩa từng văn bản, hiểu biết về tác giả nên phần trắc nghiệm HS làm rất tốt.
HS nắm vững nội dung và nghệ thuật các văn bản đã học.
Phần tự luận, HS diễn đạt tốt, xây dựng đoạn chặt chẽ, dùng câu hoàn chỉnh, có liên kết, hiểu được yêu cầu cơ bản của từng câu hỏi, cụ thể:
Câu 1: Lòng yêu thương mẹ của chú bé Hồng được thể hiện tập trung ở hai điểm:
+ Hồng đau đớn trước những lời thâm độc của bà cô. Chú không oán trách mẹ mà còn bảo vệ mẹ, căm ghét mãnh liệt những cổ tục phong kiến.
+ Niềm vui sướng của Hồng khi được gặp lại mẹ.
Câu 2: Tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng của các chí sĩ đầu thế kỷ XX: Chọn những hình ảnh đẹp, ý thơ hay để làm rõ nội dung câu hỏi và làm rõ nét từng bài.
Câu 3: Hình ảnh Bác trong 2 bài thơ”Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng”:
 + Yêu thiên nhiên say đắm.
 + Tinh thần lạc quan, nghị lực cách mạng phi thường.
Hoạt động 4:
GV trả bài
HS sửa lỗi sai
GV đọc cụ thể điểm của cả lốp, tuyên dương những bài giỏi.
Dăn dò: Ôân tập kĩ Tiếng Việt để làm kiểm tra trong tuần.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
ÔN TẬP VÀ KIỀM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS ôn tập lần lượt từng phần. Ở mỗi phần, ôn lý thuyết trước, giải bài tập sau.
Kiểu câu: nghi vấn, càu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn.
Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
Hành động nói:
Hành động nói là gì?
Nêu các kiểu hành động nói?
Lựa chọn trật tự từ trong câu:
Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu?
HS làm bài tập của bài kiểu câu, các bài 1+2 của bài hành động nói, các bài 1+2+3 của bài lựa chọn trật tự từ trong câu.
Hoạt động 2: Bài kiểm tra Tiếng Việt.
GV đọc đề gồm 2 phần:
I/ Lý thuyết:
Hành động nói là gì?
Câu nghi vấn là gì? Câu trần thuật là gì? Chức năng của hai loại câu trên?
II/ Bài tập:
 Bài tập 1: Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau:
Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào***
U nó không được thế***
Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?
 Bài tập 2: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển từ gạch dưới vào vị trí có thể được. Phân tích chỗ khác nhau trong cách diễn đạt.
Hoãng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ
Bài tập 3: Hãy viết 3 câu theo yêu cầu nêu dưới đây. Xác định mục đích nói:
“Hãy nói không với các tệ nạn”
GV nhắc nhở HS đọc kĩ đề bài, chú ý trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm dựa vào kiến thức đã học.
Đọc kĩ yêu cầu các bài tập thực hành. Chú ý viết câu hoàn chỉnh, dùng từ chuẩn mực
Hoạt động 3:
 HS tiến hành làm bài.
Hoạt đồng 4:
 HS kiểm tra lại bài và nộp bài.
Dặn dò: Học bài văn bản thông báo.
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1:
GV chép đề lên bảng dựa vào 3 đề đã tham khảo.
Đề: Văn học và tình thương.
Hoạt động 2:
GV gọi HS nhắc lại phương pháp làm bài văn nghị luận đặc biệt kết hợp biểu cảm, tự sự và miêu tả.
Cho HS thảo luận:
Vấn đề trong đề bài là gì?
Xác định thể loại của đề?
Nội dung cần trình bày trong phần mở bài, thân bài, kết bài. Đặc biệt trong phần thân bài:
Sử dụng các luận điểm nào?
Vận dụng các phép lập luận chứng minh, giải thích sâu, chặt chẽ, vững, toàn diện chưa?
Các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả có sử dụng làm luận cứ phục vụ cho việc làm rõ luận điểm không?
GV chốt lại yêu cầu của bài viết về nội dung, cách diễn đạt.
Hoạt động 3: GV nhận xét chung về bài viết của HS:
Hầu hết HS nắm được yêu cầu của đề: tình thương của con người thể hiện qua văn học.
HS nắm được phần mở bài: giới thiệu được vấn đề đề bài yêu cầu. Có những cách mở bài trực tiếp, gián tiếp thật đặc sắc.
Một số HS có được luận điểm vững, có cơ sở, triển khai chặt chẽ, biết kết hợp các dẫn chứng phong phú, xác thực, toàn diện ở nhiều mặt trong văn học để làm rõ luận điểm.
Một số còn lại còn sơ sài về ý, lập luận vụng, không có cơ sở, kiến thức về văn học còn hạn chế.
Kỉ năng đưa các yếu tố biểu cảm,tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận chưa được kết hợp mạch lạc, nhuần nhuyễn từ đó không làm rõ luận điểm trong bài. Đây là lỗi cần tập trung trong sửa chữa nhiều nhất trong bài làm này. 
Hoạt động 4:
GV trả bài
HS tự sửa lỗi sai của mình( chính tả, ngữ pháp cơ bản)
GV ghi nhận một số lỗi tiêu biểu về cách diễn đạt, về ý, về thể loại bài. Cho HS nhận xét.
GV đọc kết quả cụ thể điểm bài làm của lớp.
Tuyên dương và đọc bài giỏi.
GV tổng kết:
+ Ưu điểm:
Nắm được thể loại văn nghị luận
Có kĩ năng sử dụng các phương pháp lập luận: chứng minh, giải thích.
 + Khuyết điểm:
 Chưa vận dụng thành thạo trong việc đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ:
Đã trả bài viết TLV7
Bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều tình huống cần thông báo : Các cơ quan lãnh đạo cấp trên cần truyền đạt công việc cho cấp dưới, các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương chính sách mới để nhân dân biết và thực hiện. Trong nhà trường các em cũng phải nhận rõ được đặc điểm của 1 số văn bản thông báo có liên quan và biết cách làm một thông báo để thuận tiện cho sinh hoạt trong lớp cũng như trong cuộc sống sau này.
Hoạt động 1
Hình thành cho học sinh khái niệm về văn bản thông báo
Học sinh đọc thầm hai văn bản thông báo trong SGK và trả lời các câu hỏi trong văn bản 1
Ai là người viết thông báo?
Thầy hiệu phó Nguyễn Văn Bằng thay mặt cho trường THCS Hải Nam viết thông báo
Thông báo viết cho ai?
Cho các cô giáo chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường
Viết thông báo nhằm mục đích gì?
Thông báo cho các cô giáo chủ nhiệm và các lớp trưởng biết lịch duyệt văn nghệ để thực hiện.
Giáo viên cho HS đúc kết lại nội dung cơ bản của văn bản thông báo.
Hoạt động 2
Hình thành cho HS hiểu biết những tình huống cần viết thông báo
Cho 1,2 hs nhắc lại tình huống cần viết thông báo trong văn bản 2. Trả lời các câu hỏi đưa vào kết quả trả lời các câu hỏi ở hoạt động 1.
Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.
Thông báo về việc tuyển sinh vào các trường THCS, THPT, CĐ và ĐH.
Thông báo về việc kỷ luật học sinh vi phạm quy chế thi học kì.
Thông báo về việc quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bị bão lụt; ủng hộ bạn học sinh nghèo vượt khó.
Hoạt động 3
Hình thành cho hs cách viết một văn bản thông báo
Cho hs đọc, chú ý các tình huống đưa ra trong SGK, suy nghĩ để rút ra cách trả lời đúng nhất. 
Trong các tình huống(b) và (c) cần viết thông báo :
Tình huống (b) do Ban giám hiệu nhà trường viết thông báo cho toàn thể hs trong trường biết để tham gia.
Tình huống (c) do Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh thông báo cho Ban chỉ huy các chi đội trong trường để thực hiện.
Cho hs thảo luận theo nhóm chia 4 nhóm xoay quanh các câu hỏi sau:
Khi nào cần viết văn bản thông báo?
Văn bản thông báo gồm có những phần nào?
Văn bản thông báo có hình thức như thế nào?
Có thể viết thông báo từng phần được không?
Hs thảo luận xong và đúc kết cách làm văn bản thông báo.
Những nội dung cơ bản của văn bản thông báo
Là loại văn bản truyền đạt thông tin cụ thể từ các cơ quan đoàn thể để người có liên quan thực hiện.
Cách làm văn bản thông báo
Thể thức mở đầu văn bản thông báo 
Tên cơ quan (viết bên trái)
Quốc hiệu, tiêu ngữ (gốc phải)
Địa điểm thời gian làm thông báo (ghi góc phải)
Tên văn bản (ghi chính giữa)
Nội dung thông báo
Thể thức đúc kết
Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái)
Kí tên, ghi đủ họ tên, chức vụ người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải)
Ghi nhớ SGK trang 143
Củng cố:
Hs chọn một tình huống ở mục b trong hoạt động 2 và luyện viết – Giáo viên gọi 1,2 hs để chấm, sửa bài.
Dặn dò: Chuẩn bị bài ôn tập tổng kết văn
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 32.doc