Giáo án môn Văn 8 - Tuần 28

Giáo án môn Văn 8 - Tuần 28

Tiết 101- Văn bản: BÀN VỀ PHÉP HỌC

 - Nguyễn Thiếp -

1. MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tấu.

- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển đất nước.

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

b. Về kĩ năng:

- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu.

- Nhận biết phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, Cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

c. Về thái độ:

- Nhận thức được phương pháp học đúng kết hợp học với hành.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a. Chuẩn bị của GV: SGK- SGV- TLTK- soạn giáo án

b. Chuẩn bị của HS: SGK- học bài cũ- tìm hiểu trước bài mới

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Văn 8 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28:
Ngày soạn: 24.1.2012 Ngày dạy: 27.02.2012.Lớp 8A
Ngày dạy: 27.02.2012.Lớp 8B
Ngày dạy: 28.02.2012.Lớp 8C
Tiết 101- Văn bản: BÀN VỀ PHÉP HỌC
 - Nguyễn Thiếp -
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tấu.
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
b. Về kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận biết phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, Cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
c. Về thái độ: 
- Nhận thức được phương pháp học đúng kết hợp học với hành.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: SGK- SGV- TLTK- soạn giáo án 
b. Chuẩn bị của HS: SGK- học bài cũ- tìm hiểu trước bài mới 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
a. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)
* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng văn bản Nước Đại Việt ta. Cho biết nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của văn bản.
* Đáp án: HS đọc diễn cảm. (5đ)
Nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của văn bản Nước Đại Việt ta.Tác giả sử dụng thành công thể văn nghị luận với chất văn biền ngẫu hùng hồn , lập luận chặt chẽ dẫn chứng xác thực. Sử dụng nhiều các biện pháp nghệ thuật: So sánh, đối lập, phóng đại khoa trươngPhản ánh quan niệm về Tổ quốc toàn diện và đầy đủ hơn, chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức , lịch sử tư tưởng văn hoá của dân tộc Đại Việt.. từ đời Lý đến đời Lê trải qua 5 thế kỷ. (5đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Học để làm gì? Học cái gì? Học như thế nào ?Nói chung vấn đề học được cha ông ta bàn đến từ lâu. Một trong nhiều ý kiến tuy ngắn gọn nhưng sâu sắc, thấu tình đạt lý là đoạn Luận về phép học trong bản tấu dâng vua Quang trung của nhà Nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
b. Dạy nôi dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thiếp ? 
Văn bản được viết trong hoàn cảnh nào?
Vua QT từng mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn , nhưng vì nhiều lí do Nguyễn Thiếp chưa nhận lời .Ngày 10/7 niên hiệu QT năm thứ 4 (1791) vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú xuân hối kiến vì có nhiều điều bàn nghị.Lần này La Sơn Phu Tử bằng lòng vào Phú Xuân và chịu bàn quốc sự.Ông làm bài tấu bàn về ba việc mà quan vương nên biết : một là bàn về quân đức(đức của vua), hai là bàn về dân tâm (lòng dân), ba là bàn về phép học, nội dung cô sẽ giới thiệu với các em qua bài học..
? Văn bản được viết theo thể nào? 
? Em hiểu như thế nào là thể tấu?
? Em hãy nêu yêu cầu đọc văn bản 
- GV đọc mẫu- HS đọc nhận xét
GV nhận xét, uốn nắn.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong Sgk
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần, Giới hạn và nội dung chính mỗi phần?
? Phần trích thuộc kiểu VB nào ?
? Người viết có mục đích gì khi đưa ra bài tấu này ?
Đọc phần 1
? Luận điểm chính được nêu ở đây là gì ?
? Để nói về điều đó t/g đã sử dụng cách nói NTN ?
? NT t/g sử dụng ở đây? Tác dụng 
Do vậy học tập là một qui luật trong cuộc sống của con người
? Tiếp theo tác giả còn đưa ra điều gì nữa ?
? T/g đã đưa ra những luận cứ nào để chứng minh ?
? Giải thích tam cương ngũ thường
? Với cách học như vậy t/g có thái độ gì ?
? Vì sao lại phê phán?
? Qua phân tích em có NX gì về lời bàn luận của t/g ?
? Vậy mục đích của việc học chân chính là gì ?
Người xưa nói học đạo (đạo làm người) là đúng bởi mục đích cơ bản và cuối cùng của việc học chính là để làm người , nhưng không phải chỉ bó hẹp trong nghĩa đạo đức ,đối xử hàng ngày giữa mọi người với nhau mà phải hiểu theo nghĩa rộng của nó bao gồm cả đạo đức và kiến thức ,bởi phải có kiến thức ( biết cái lẽ đối xử hàng ngày ) thì mới có thể thành đạt đựơc . Hai yếu tố này vốn gắn bó khăng khít nhau trong việc học mà người xưa thường thâu tóm trong một chữ “đạo”.Như vậy mục đích của việc học mà t/g đã k/đ từ cách đây hơn hai thế kỉ về cơ bản vẫn là mục đích viêc học của chúng ta ngày nay
Cách học NTN thì có hiệu qủa ...
Đọc P2
? Khi bàn về cáh học t/g đẫ đề xuất những ý kiến nào?
? Ở đây kế sách mới cho việc học là gì ?
? Trong số các cách học đó, em tâm đắc nhất với cách học nào? Vì sao?
? Tại sao t/g lại tin rằng phép học do mình đề xuất có thể tạo được nhiều người tài, vững yên được nước nhà.
? Ở đoạn này từ ngữ nào khiến em cần chú ý
? Với từ ngữ đó em hiểu gì về thái độ của t/g với việc học với vua ?
? Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được t/g gọi là đạo học. Theo em đạo học thành sẽ có tác dụng NTN ?
? Tại sao đạo học thành sinh ra nhiều người tốt
? Tại sao có thể nói triều đình ngay ngắn luôn quan đến đạo học thành ? 
? Vì sao đạo học thành có thể khiến thiên hạ thịnh trị
Nếu theo nói cách hiểu hôm nay thì đạo học thành sẽ có sức mạnh
- Cải tạo con người
- Cải tạo XH
- Thúc đẩy sự phát triển của XH theo hướng tích cực
? Thái độ của người viết là gì ?
? Em có NX gì về cách lập luận của văn bản ?
? Đọc những lời tấu trình của Nguyễn ? Thiếp em thu nhận những điều sâu xa nào về đạo học của cha ông ta ngày trước?
? Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “ học đi đôi với hành”
I. Đọc và tìm hiểu chung:(10’)
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
- Nguyễn Thiếp( 1723- 1804) . Quê Hà Tĩnh - Học giỏi, đỗ cao, từng làm quan, dạy học
- Giúp Quang Trung góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị
 - Văn bản là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang trung ( 8- 1791).
HS: - Văn bản được viết theo thể tấu.
- Tấu là một loại thư văn của bề tôi gửi lên vua để ttrình bày một ý kiến hay một đề nghị. Cùng dạng với dạng văn này còn có biểu ,nghị, khải, sớ . Tấu có thể viết bằng văn vần, văn xuôi hay văn biền ngẫu.
- Vua, chúa, bề trên : dùng chiếu, cáo, hịch, sách, mệnh, chế
- Quan lại, thần dân : dùng tấu, nghị, biểu, khải, sở
2. Đọc :
HS: - Đọc với giọng điệu chân tình bày tỏ thiệt hơn ,vừa chân tình vừa khiêm tốn.
3. Tìm hiểu và giải thích từ khó:
4. Chia đoạn:
HS: - Gồm 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu. “tệ hại ấy”
 Bàn về mục đích của việc học.
Đoạn2: Tiếp . “ xin chớ bỏ qua”
Bàn về cách học
Đoan 3: còn lại –Tác dụng của phép học
II.Phân tích.
HS: - VB nghị luận 
 Viết bằng lối văn xuôi kết hợp với văn biền ngẫu
HS: - Bày tỏ quan điểm về việc học chân chính nhằm thuyết phục vua
1. Bàn về mục đích của việc học.(8’)
HS: - Đề cao mục đích tốt đẹp của sự học
HS: - T/g đưa ra câu châm ngôn : “Ngọc không mài không thành đồ vật ,người không học không biết rõ đạo” 
HS: - Cách nêu bằng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc nhưng lại nhấn mạnh bằng cách nói phủ định 2 lần -> Tăng thêm sự mạnh mẽ, thuyết phục trong nội dung luận điểm so với cách nói khẳng định “Ngọc không mài không thành đồ vật ,người không học không biết rõ đạo” 
HS: - Giải thích khái niệm đạo: là lẽ sống đúng và đẹp, là mối QH giữa con người với con người trong XH. Câu thứ 3 khẳng định lại điều đó
HS: - Nước Việt ...nền chính học...thất truyền ( bị mất đi, không được truyền lại cho đời sau)
- ... lối học hình thức, cầu danh lợi...không biết...tam cương ngũ thường
- Tam cương: 3 mối QH gốc trong XH
+ Quân thần ( vua tôi)
+ Phụ tử ( cha con)
+ Phu phụ ( chồng vợ)
- Ngũ thường : 5 đức tính cuả con người : nhân , nghĩa, lễ, trí, tín
HS: - Phê phán lối học hình thức, cầu danh lợi, không theo chính học, không thực học 
HS: - Vì nó đem lại hậu quả thật thảm khốc, khôn lường
Chúa tầm thường, thần nịnh hót-> nước mất, nhà tan
HS: - Chân thật, thẳng thắn và xác đáng của một vị túc nho hết lòng vì sự học, vì đất nước.
- Học để làm người
2. Bàn luận về cách học (5’)
HS: - Mở trường dạy học ở phủ huyện...trường tư...con cháu các nhà...tiện đâu học đấy...
HS: - Phép dạy lấy Chu Tử làm chuẩn
Học rộng rồi tóm gọn
Theo điều học mà làm
* Mở rộng trường, lớp
Chấp nhận nhiều tầng lớp học
Nội dung học từ thấp đến cao
Hình thức học rộng nhưng mà gọn
Học đi đối với hành
( H tự bộc lộ)
HS: - Tạo được nhiều người giỏi.
- Giữu vững đạo đức
- Biết gắn học với hành
- Tránh được lối học hình thức
HS: 
- Cúi xin từ ngữ cầu khiến
- Xin chi bỏ qua
HS: 
- Chân thành với sự học
Tin ở điều mình tấu là đúng
Tin ở sự chấp thuận của vua, giữ đạo vua tôi
3. Tác dụng của phép học (7’)
- Tạo được nhiều người tốt -> triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị
HS: - Mục đích học chân chính được đạt tới bằng cách học tích cực sẽ là cơ sở tạo ra người tài đức. Nhiều người học có tài đức sẽ thành nhiều người tốt
HS: - Đạo học thành thì sẽ không còn lối học hình thức vì danh lợi cá nhân, không còn hiện tượng chúa tầm thường, thần nịnh hót
Nhiều người giỏi có đạo đức, đỗ đạt làm quan sẽ khiến triều đình ngay ngắn
HS: - Đạo học thành sẽ tạo ra nhiều người biết trọng lẽ phải ( đạo lí), biết ứng dụng điều học vào công việc ( hành động) không còn thói cầu danh lợi hoặc nịnh thần, khiến việc cai trị quốc gia sẽ dễ dàng, nước nhà sẽ vững vàng
- Thúc đẩy sự phát triển XH theo hướng tích cực
HS: - Đề cao tác dụng của việc học chân chính
- Tin tưởng ở đạo học chân chính
- Kì vọng về tương lai đất nước
III. Tổng kết – ghi nhớ. (3’)
- Cách lập luận chặt chẽ
- Mục đích và tác dụng của phép học là học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.
IV. Luyện tập (3’)
HS: Khi có lí thuyết ta phải vận dụng vào việc thực hành ngay thì ta mới có thể thấy được việc nắm kiến thức của mình là NTN. ....
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
- Câu hỏi: 
? Trước vua tác giả tự nhận những lời tấu trình của mình là những lời nói vu vơ. Em có đồng ý với ý kiến trên không tại sao? 
? Từ đó em hiẻu thêm điều gì về Nguyễn Thiếp?(Khá- Giỏi) 
- Trả lời: 
- Không phải lời nói vu vơ vì đó là sự khiêm tốn của tác giả và nó được viết ra bằng chính tâm huyết của tác giả dựa trên những sự thật của nước ta về sự học lúc đó; sự cần thiết phải thay đổi cách học.
-Nguyễn Thiếp đúng là người “ Thiên tư trong suốt, học rộng, hiểu sâu’’. là người tri thức yêu nước, quan tâm đến vận mệnh đất nước từ việc học. Người trọng chữ trọng tài.
d. Hướng dẫn HS tự học bài ở nhà : (1’)
- Tìm hiểu thêm về con người, cuộc đời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thuyết
- Liên hệ với mục đích phương pháp học tập của bản thân.
- Nhớ được mười yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản.
- Đọc kỹ lại văn bản. Học bài theo hướng phân tích.
- Soạn bài :Thuế máu.
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
Ngày soạn: 25.02.2012 Ngày dạy: 28.02.2012.Lớp 8C
Ngày dạy: 30.02.2012.Lớp 8A
Ngày dạy:30.02.2012.Lớp 8B
Tiết 102: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
1. MỤC TIÊU: 
a. Về kiến thức: 
- Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận 
b. Về kỹ năng: 
- Nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ trình bày luận điểm thuần thục hơn.
c. Về thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và hiểu biết về luận điểm và sắp xếp trình bày luận điểm.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: SGK- SGV- TLTK- soạn giáo án 
b .Chuẩn bị của HS: SGK- học bài cũ- tìm hiểu trước bài mới 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ.(5’ )
- Câu hỏi: 
? Khi trình bày luận điểm trong một đoạn văn cần chú ý những điểm gì?
- Đáp án : 
- Khi trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận cần chú ý: (8đ)
+ Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.
+ Trong đoạn văn trình bày luận điểm câu chủ đề thường được đạt ở vị trí đầu tiên( đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng đối với đoạn qui nạp.
+ Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm.
+ Diễn đạt trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
( 2đ dành cho phần trình bày và kết hợp vở ghi của HS )
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm....
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Chép đề bài lên bảng.
 GV: Gọi HS đọc hệ thống luận điểm trong sgk. (Bảng phụ )
? Theo em hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác ? vì sao ?
Vậy có cần thêm luận điểm nào không ? Nếu thêm thì thêm như thế nào ?
GV: Phải thêm một số luận điểm cần thiết để mạch văn có sự lôgíc không bị đứt quãng và vấn đề sáng tỏ hơn.
? Việc sắp xếp các hệ thống luận điểm như thế đã hợp lí chưa ? Vì sao ?
? Em hãy sắp xếp và bổ sung cho hợp lí ?
GV: hướng dẫn hs chỉnh sửa, đối chiếu phần chuẩn bị ở nhà.
? Em phải giúp trình bày luận điểm e) thành 1 đoạn văn nghị luận. Vậy trong các câu có thể dùng câu nào để giới thiệu luận điểm e ?
? Em cho biết cách giới thiệu của em ?
? Nên sắp xếp các luận cứ dưới đây theo trình tự nào để luận điểm được trình bày rành mạch chặt chẽ ?
- Trong các luận cứ đó không có luận cứ nào không phù hợp hay không chính xác. luận cứ trước là cơ sở cho luận cứ sau phát triển.
? Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng 1 câu hỏi như trong bài Hịch tướng sĩ theo em nên viết câu kết thúc đoạn ntn cho phù hợp?
GV: Không đòi hỏi mọi đoạn văn phải có kết thúc, có thể có, có thể không.
? Em có cách kết thúc đoạn nào khác ?
? Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào ?
? Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch sang quy nạp hay ngược lại được không ?
? Vậy em thay đổi như thế nào ?
- HS viết lại và trình bày trước lớp .
* Đề bài: hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”.
1. Xây dựng hệ thống luận điểm: (15’)
HS: - Luận điểm a:
HS: - Nội dung : Lao động không phù hợp với vấn đề nêu trong đề bài nên cần bỏ nội dung này.
- Thêm : Đất nước rất cần những người tài giỏi. 
Hay: Phải học chăm chỉ mới giỏi mới thành tài.
HS: - Sắp xếp như thế chưa hợp lí vì : Vị trí luận điểm b) làm bài văn thiếu mạch lạc . Luận điểm d) không nên đứng trước luận điểm e).
HS: - Sắp xếp lại : 
a.) Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đẩy nhanh nhịp độ xây dựng, phát triển về mọi mặt .
b.) Trên đất nước ta ( quanh ta ) có nhiều tấm gương của các bạn HS học tập chăm chỉ- chúng ta phải noi theo.
c.) Muốn học giỏi, muốn thành tài phải chăm học.
d. ) Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làmcho cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng.
e.) Hậu quả của việc này trong hiện tại, trong tương lai đều rất tồi tệ.
g.) Vậy các bạn nên bớt vui chơi, hãy chịu khó học tập chăm chỉ để trở thành HS khá giỏi, trở thành người công dân có ích cho đất nước.
2 . Trình bày luận điểm:(20’)
a)
HS: - Cách 1. Tốt hơn.
- Chọn cách 1 vì nó có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn vừa giới thiệu được luận điểm mới, đơn giản hơn.
- Cách 2. Không được .
HS: - Cách 2 không được .Vì từ " do đó " dùng để mở đầu câu , không có tácdụng chuyển đoạn 
 Cách 3 tốt vì 2 câu văn không chỉ giới thiệu luận điểm mới nối với luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu thân mật, gần gũi.
VD : Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng...
b)
HS: - Sắp xếp đó chập nhận được vì nó đã đảm bảo yêu cầu mạch lạc sáng rõ.
HS: - Lúc bấy giờ các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không ?
- Lúc bấy giờ các bạn không muốn vui chơi thoải mái nữa, liệu có được hay chăng?
- Tóm lại, không không thể không thừa nhận như một chân lý hiển nhiên rằng : Người hs hôm nay càng ham chơi ...
HS: Trình bày.
HS: - Quy nạp: Câu chủ đề mang luận điểm đứng ở cuối đoạn văn.
HS: - Có thể thay đổi cách trình bày nhưng nội dung không đổi. Các mối quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa giữa các luận cứ phải chặt chẽ phù hợp.
HS: - Thay đổi vị trí câu chủ đề từ đầu đoạn xuống cuối đoạn hoặc ngược lại. đồng thời thêm hoặc bớt từ ngữ cho phù hợp để đoạn văn mạch lạc, nội dung không bị thay đổi. 
HS: Trình bày.
c. Củng cố, luyện tập: (3 ‘)
- Câu hỏi: Nhắc lại những lưu ý khi trình bày luận điểm
- Trả lời:
- Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.
- Trong đoạn văn trình bày luận điểm câu chủ đề thường được đạt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng đối với đoạn qui nạp.
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm.
- Diễn đạt trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(1 ‘)
- Xây dựng hệ thống luận điểm theo yêu cầu của giáo viên; Có thể sử dụng hệ thống luận điểm có sẵn để nhận xét và sắp xếp lại cho khoa học lô gícchặt chẽ hơn; có thể cho đề bài yêu cầu học sinh tự xây dựng hệ thống luận điểm hợp lí.
- Trình bày luận điểm: Tìm các luận cưsawps xếp thành dàn ý theo trình tự khoa học hợp lí; trình bày lập luận theo phương pháp diễn dịch ( hoặc quy nạp )
- Hoàn thành bài tập ở mục 4 SGK: phát triển và trình bày luận đểm: 
 - Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích. Vì nó giúp ta hiểu biết thêm cuộc sống
 - Đọc thêm các đoạn văn nói về sách của M. Gor- ky.
- Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 6 tại lớp: văn nghị luận.
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................
Ngày soạn: 27.02.2012 Ngày kiểm tra: 01,03.03.2012 Lớp 8B Sĩ Số:
 Ngày kiểm tra: 02,03.03.2012 Lớp 8C Sĩ Số:
 Ngày kiểm tra: 01,03.03.2012 Lớp 8A Sĩ Số:
Tiết 103-104: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
1. MỤC TIÊU:
a.Về kiến thức:
- Vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài chứng minh hoặc giải thích một vấn đề Văn hoá xã hội gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác trình độ tập làm văn nghị luận của bản thân tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
b. Về kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng lập dàn ý diễn đạt, dùng từ đặt câu đúng kiểu bài văn nghị luận.
c. Về thái độ:
- Giáo dục tinh thần tự giác khi làm bài.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV : - Soạn bài, ra đề, chuẩn bị đáp án biểu điểm.
b. Chuẩn bị của HS : - Học bài, chuẩn bị cho tiết viết bài.
3. NỘI DUNG ĐỀ BÀI:
* Đề bài: Giải thích câu nói sau của M.Go- rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
4. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM : ( Lập dàn ý)
* Đáp án :
Mở bài: Nêu luận điểm ( Tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi.
Thân bài: Trình bày luận cứ:
- Tôi thấy rằng có những người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi điều đó an ủi tôi phần nào (...)
- Tôi cũng thấy rằng có những người biết sống một cách vui thú và sung sướng mà không một người nào xung quanh tôi biết sống như thế
- Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ
- Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách : sách kể chuyện hay biết bao về conngười, họ trở nêm gần gũi đáng yêu
- Như những con chim kì diệu trong chuyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sốgn đa dạng và phong phú NTN trong khát vọn đạt tới cái thiện, cái đẹp.
- Và càng đọc trong tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, làm việc hợp lí hơn và càng ngày ít để ý đến vô số những chuỵên bực bội trong cuộc sống
Kết bài: Mỗi cuốn sách đều là bậc thang nhở mà khi bước lên tôi tách ra khỏi con thú để tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp và sự thèm khát cuốc sống ấy.
* Biểu điểm: 
Điểm 9-10 : - Nắm vững thể loại giải thích
- Trình bày đủ luận điểm, luận cứ
- Bám sát yêu cầu đề bài
- Trình bày rành mạch, bố cục rõ ràng
Điểm 7-8: - Đúng thể loại nghị luận giải thích
- Bố cục rành mạch, đủ luận điểm, luận cứ
- Trình bày rành mạch, sát yêu cầu.
- Mắc 2- 3 lỗi chính tả
Điểm 5-6 : - Bố cục rành mạch, đủ luận điểm, luận cứ
- Diễn đạt đôi chỗ còn vụng về
- Mắc 4-6 lỗi chính tả, ngữ pháp
Điểm 3-4 : - Đủ bố cục 3 phần 
- Chưa đầy đủ luận điểm, luận cứ
- Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
Điểm 1-2 : - Chưa biết làm
5. NHẬN XÉT TIẾT KIỂM TRA:
- Về ý thức:..................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Về thái độ:.................................................................................................................
..... ...............................................................................................................................
	* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Thời gian giảng toàn bài:............................................................................................
- Thời gian dành riêng cho từng phần:........................................................................
- Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.........	..................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 8. Tuần 28.doc