Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 3

Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 3

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích : Tắt đèn)

-Ngô Tất Tố-

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

 - Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại .

 - Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố.

 - Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI DỘ :

 1. Kiến thức :

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

 - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.

 - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể xây chuyện dựng nhân vật.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 : Ngày soạn : 12/09/2012 	
TIẾT 9 - 10 : Ngày dạy : 15/09/2012 
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích : Tắt đèn)
-Ngô Tất Tố-
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 - Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại .
 - Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn Ngô Tất Tố.
 - Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI DỘ :
 1. Kiến thức :
 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
 - Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
 - Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể xây chuyện dựng nhân vật.
 2. Kỹ năng : 
 - Tóm tắt văn bản truyện .
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
 3. Thái độ : Thông cảm với số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
C. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, đọc diễn cảm, giảng bình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số, trang phục, chỗ ngồi.
 2. Bài cũ : ? Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ ? 
 3. Bài mới : Gv giới thiệu bài mới Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ : Tức nước vỡ bờ . Trong xh, đó là quy luật : Có áp bức, có đấu tranh. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương XVIII tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV V HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung về Tác giả
- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK.
? Em hãy nêu những nét chính về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm của ông ?
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm và vị trí đoạn trích ?
* HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu chung về phần đọc – hiểu văn bản.
GV : Đọc mẫu một đoạn sau đó gọi 1 vài em đọc tiếp (yêu cầu : đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm, nhất là khi đọc ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật)
 GV : Giải thích từ khó .
 ? Hãy dựa vào lí thuyết về sự thống nhất chủ đề trong vb để chứng minh cho sự chính xác của tiêu đề Tức nước vỡ bờ ?
 Về nhan đề của đoạn trích : Tức nước vỡ bờ
''Tức nước vỡ bờ'' là sức mạnh to lớn khôn lường của sự ''vỡ bờ''.Cảnh ''Tức nước vỡ bờ'' trong đoạn trích đã dự báo cơn bão quần chúng nông dân nổi dậy. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã ''xui người nông dân nổi loạn'' quả không sai.
 ? Từ tên gọi của vb, có thể xác định nhân vật trung tâm của đoạn trích này ntn? (Chị Dậu)
? Nêu thể loại của văn bản ? 
? Có thể chia đoạn trích này thành mấy phần, nêu nội dung từng phần ? (2 phần )
 - Phần 1 : từ đầu đến ... ngon miệng hay không => Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng. 
 - Phần 2 : đoạn còn lại => Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà Lý trưởng.
 GV : Gọi hs đọc lại đoạn 1 
* Gia cảnh của chị Dậu 
? Nêu một vài chi tiết về gia cảnh của chị Dậu ?
? Qua đây tác giả muốn tố cáo điều gì ?
? Gia đình chị Dậu buộc phải đóng suất thuế sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Điều đó cho thấy thực trạng xh thời đó ntn? (tàn nhẫn, bất công, không có luật lệ ).
* Chị Dậu chăm sóc chồng 
 ? Cách chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu diễn ra như thế nào ?
? Qua chi tiết đó em thấy chị Dậu là người như thế nào ?
 HS: Dựa vào sgk trả lời.
? Việc chị Dậu chỉ có bát gạo hàng xóm để chăm sóc anh Dậu ốm yếu bị hành hạ giữa vụ sưu thuế gợi cho em những cảm nghĩ gì về tính cảnh của người nông dân nghèo trong xã hội cũ và phẩm chất tốt đẹp của họ?
 HS: Thảo luận nhẫm 2p - trả lời.
-Cực kì nghèo khổ, trong cuộc sống không có lối thoát, sức chịu đựng dẻo dai, không gục ngã trước hoàn cảnh khốn khó, giàu tình nghĩa .
GV : Gọi hs đọc phần 2
* Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng 
? Hình dung của em về con người chị Dậu từ những lời nói và cử chỉ đó ?
 HS: Dựa vào sgk trả lời.
 ? Trước sự tàn bạo, hống hách, không còn nhân tính của tên cai lệ như thế thì chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào ? 
 ? Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã 2 tên tay sai như vậy ?
 ? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ? (Tương phản ).
GV : Gợi ý.
HS: Dựa vào sgk trả lời
 ? Từ đó, những đặc điểm nổi bật nào trong tính cách chị Dậu được bộc lộ ? 
? Từ chú thích của sgk, em hiểu gì về nhân vật này ?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
 ? Theo dõi nhân vật cai lệ . Ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố đã khắc hoạ hình ảnh cai lệ bằng những chi tiết điển hình nào ?
-Cai lệ : sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngược chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị một cái đánh bốp,... Hắn quát, thét, hầm hè giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ.
? Từ các chi tiết trên em nhận xét gì về nhân vật cai lệ ?
GV : Gợi ý.
HS: Dựa vào sgk trả lời
? Học qua vb này em hiều gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xh cũ, bản chất của chế độ xh đó; chân lí được khẳng định ? ( HS tìm ý trong phần ghi nhớ để trả lời )
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Từ đó, có thể nhận ra thái độ nào của nhà văn đối với thực trạng xã hội và đối với phẩm chất của người nông dân trong xh cũ ? (HSTLN)
? Đoạn trích có những giá trị nghệ thuật gì ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Nêu những nội dung chính của văn bản ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 3. Hướng dẫn tự học
I. GIỚI THIỆU CHUNG :
 1.Tác giả : Ngô Tất Tố (1893- 1954) là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước Cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác.
 2.Tác phẩm : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố gồm 24 chương.
- Vị trí đoạn trích : nằm trong chương XVIII của tác phẩm.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
 1. Đọc và tìm hiểu từ khó. 
2. Tìm hiểu văn bản.
*Thể lọai : tiểu thuyết.
 *Bố cục : Gồm hai phần 
a.Nhân vật chị Dậu :
* Gia cảnh của chị Dậu :
- Nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh.
- Không có tiền nộp sưu cho anh Dậu.
- Bán con, bán chó mới đủ nộp sưu cho anh.
- Do thiếu tiền nộp suất sưu cho em chồng đã chết nên chúng bắt anh Dậu ra đình đánh, trói tưởng chết chúng mới cõng về.
=> Tố cáo XHPK với chính sách thuế khóa nặng nề.
* Chị Dậu chăm sóc chồng :
- Cháo chín, chị Dậu bắc mang rồi chị quạt cho chóng nguội. 
- Chị Dậu rón rén bưng một bát thầy em.... ăn có ngon miệng hay không.
 => Chị Dậu là một phụ nữ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con, tính tình hiền lành.
* Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng :
- Lúc đầu cố van xin tha thiết nhưng tên cai lệ không thèm trả lời mà nó vẫn cố ép chị Dậu vào bước đường cùng .
“Liều mạng cự lại” cư lại" bằng lí lẽ - quyết ra tay đấu lực với chúng.
- Sau đó chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa  túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm .
à Sức mạnh của lòng căm hờn - đó cũng là sức mạnh của lòng yêu thương.
è Chị Dậu mộc mạc, khiêm nhường, yêu thương chồng con, giàu lòng vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng không hoàn toàn yếu đuối chị có tinh thần phản kháng tiềm tàng, có sức sống mạnh mẽ, khi bị đẩy đến bước đường cùng thì dám vùng dậy chống trả quyết liệt. Hành động quyết liệt, dữ dội và sức mạnh bất ngờ của chị Dậu xuất phát từ sức mạnh của lòng yêu thương.
 => Sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân.
b.Nhân vật cai lệ : 
- Hống hách, thô bạo, không nhân tính, đại diện cho giai cấp thống trị, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến. Đồng thời tố cáo xã hội đầy rẫy bất công, tàn ác, một xã hội có thể gieo hoạ xuống đầu người dân lương thiện.
* Ý nghĩa văn bản :
Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
3,Tổng kết : 
a.Nghệ thuật :
- Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ.
-Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình ngôn ngữ, hành động, tâm lí.)
b.Nội dung văn bản :
- Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.
- Sự cảm thông của tác giả đối với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân.
- Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân hiền lành, chất phác. 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* Bài học :
 - Tóm tắc đoạn trích ( khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu).
 - Đọc diễn cảm đoạn trích.
 - Nắm vững nội dung, nghệ thuật của đoạn trích 
 - Quan đoạn trích tác giả Ngô Tất Tố phê phán, ca ngợi điều gì ?
 * Bài soạn :
 - Soạn bài mới. “Từ tượng hình, từ tượng thanh”.
E .RÚT KINH NGHIỆM :
.............................
TUẦN 3 : Ngày soạn : 14/09/2012 	
TIẾT 11 : Ngày dạy : 19/09/2012 
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
 B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ :
1. Kiến thức :
 - Đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh .
 - Công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
2. Kỹ năng : 
 - Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
3. Thái độ : - Lắng nghe chăm chỉ . 
 C.PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề.
 D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số, trang phục, chỗ ngồi.
 2. Bài cũ : ? Thế nào là trường từ vựng ? Cho vd minh hoạ 
 3. Bài mới : Gv giới thiệu bi mới.Từ tượng hình giúp miêu tả dng vẻ, hình ảnh, trạng thi sự vật. Từ tượng thanh miêu tả âm thanh của tự nhiên và con người. Vậy đặc điểm và công dụng của 2 loại từ này như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1.Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
- Gọi hs đọc đoạn trích ( trong Lão Hạc của Nam Cao )
 ? Trong những từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người ?
- Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ : móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc .
- Từ ngữ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người : hu hu, 
? Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, 
hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự ?
- Gợi được hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao .
 ? Từ phân tích vd trên hãy cho biết đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh và công dụng của nó của nó ? 
 HS : Đọc phần ghi nhớ.
L Bài tập nhanh : GV ghi vào bảng phụ.
 - Tìm những từ ngữ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau :
 "Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng”
- Từ tượng hình : uể oải, run rẩy.
- Tượng thanh : sầm sập .
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu phần luyện tập.
 Hs đọc bài tập 1 
 ? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì ?
 ? Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? 
(Thi giữa các nhóm với nhau )
 HS :Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
? Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3 ( HSTLN) 
 ? Nêu yêu cầu của bài tập 4. GV gọi HS đứng dậy đặt câu.
- Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm .
- Mưa rơi lộp bộp trên mái tôn.
- Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
- Tiếng nói của anh ấy ồm ồm.
- Gió thổi ào ào.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học.
I.TÌM HIỂU CHUNG :
 1. Đặc điểm , công dụng :
 * Ví dụ : (sgk/49).
 - Móm mém, rũ rượi, xồng xộc, xộc xệch, sòng sọc, vật vã .
-> Gợi tả hình ảnh dánh vẻ, trạng thái sự vật. => từ tượng hình.
 - Hu hu, ư ử.
 -> Gợi hình ảnh âm thanh => từ tượng thanh.
è gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, chân thực, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
2.Kết luận :
* Đặc điểm : 
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. 
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. * * Công dụng : 
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, chân thực, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
II.LUYỆN TẬP : 
Bài tập 1 : Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh .
- Từ tượng hình : rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo .
-Tượng thanh : soàn soạt, bịch, bốp 
Bài tập 2 : Tìm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người. 
 Lò dò, khệnh khạng, rón rén, lẻo khẻo, huỳnh huỵch, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu, lừ đừ, nghiêng nghiêng, vội vàng, 
Bài tập 3 : Phân biệt nghĩa các từ tượng thanh :
- Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.
- Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Hô hố: tiếng cười to, vô ý, thô lỗ.
- Hơ hớ: mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
Bài tập 4 : Đặt câu :
- Ngoài trời đã lắc rắc những hạt mưa xuân .
- Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
- Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa .
- Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập loè .
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* Bài học :
 - Sưu tầm một bài thơ có sử dũng từ tượng hình, từ tượng thanh.
* Bài soạn :
 - Làm hết bài tập còn lại. 
 - Soạn bài tiếp theo “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”.
 E. RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 3 : Ngày soạn : 16/09/2012	
TIẾT 12 : Ngày dạy : 17/09/2012 
 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN 
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 1
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 - Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
 - Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ :
 1. Kiến thức :
 - Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
 2. Kỹ năng : 
 - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. 
 - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
 - Trình bày một đoạn văn theo kiếu quy nạp, diễn dịch song hành, tổng hợp.
 3. Thái độ : Lắng nghe chăm chỉ 
C. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1.Ổn định : kiểm tra sĩ số, trang phục, chỗ ngồi.
 2.Bài cũ : Kiểm tra 15 phút :
 * ĐỀ BÀI
 1. Hãy đặt tên trường từ vựng cho dãy từ dưới đây.
 Tủ, rương, hòm, vali, chai, lọ.
 2. Nêu ý nghĩa của văn bản “Tức nước vỡ bờ.”
 * ĐÁP ÁN
 1.Dụng cụ dùng để đựng đồ.(4đ).
 2. Học sinh nêu được: Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.(6đ).
 3.Bài mới : Gv giới thiệu bài mới. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành.Vậy đoạn văn là gì, từ và câu trong đoạn văn yêu cầu như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG GHI BẢNG
 * HOẠT ĐỘNG 1. Giới thiệu phần tìm hiểu chung.
 HS: đọc thầm vb về Ngô Tất Tố và trả lời câu hỏi :
 ? Văn bản gồm mấy ý ? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn ?
 - 2 ý , mỗi ý viết thành một đoạn văn. 
 ? Dấu hiệu hình thức nào có thể giúp em nhận biết đoạn văn ?
- Viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm xuống dòng. 
? Vậy theo em đoạn văn là gì ?
GV : Gợi ý.
HS: Dựa vào sgk trả lời
- Đơn vị trực tiếp tạo nên vb :
- Về hình thức : Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng. 
- Về nội dung : Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. 
 GV chốt : Đoạn văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trong việc tạo lập vb. 
 ? Đọc thầm vb trên và tìm các từ ngữ chủ đề cho mỗi đoạn ? (đoạn 1: Ngô Tất Tố; đoạn 2: Tác phẩm Tắt đèn ).
 HS : Đọc thầm đoạn văn 2 và trả lời câu hỏi :
 ? Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì ? 
 ? Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát ấy?
GV : Gợi ý.
HS: Trả lời.
 ? Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề . Em có nhận xét gì về câu chủ đề ?
- Câu chứa ý khái quát : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố 
 GV : Nhận xét :
 + Về nội dung : câu chủ đề thường mang ý khái quát của cả đoạn văn.
 + Về hình thức : lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ 2 thành phần chính ( C-V).
 + Về vị trí : có thể đứng ở đầu hoặc ở cuối đoạn
 ? Qua đó em hiểu từ chủ đề và câu chủ đề là gì 
 GV : Gợi dẫn.
 HS: Phát hiện, trả lời. 
 GV Yêu cầu hs tìm hiểu 2 đoạn văn trong vb ở mục I.sgk và đoạn văn ở mục II,2 sgk, sau đó trả lời các câu hỏi :
? Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạn văn nào không có câu chủ đề . Vị trí của câu chủ đề trong mỗi đoạn văn ?
 GV : Gợi dẫn.
 HS: Phát hiện, trả lời .
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập.
 ? Em hãy nêu yêu cầu bài tập 1 ?
 ? Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? ( HSTLN)
 ? Bài tập 3 yêu cầu chúng ta điều gì ? (HSTLN)
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1.Thế nào là đoạn văn ?
a,Ví dụ : “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt Đèn”
Văn bản trên gồm hai ý, chia thành hai đoạn.
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên vb, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành .
b,Kết luận : Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, gồm có nhiều câu, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
2.Từ ngữ và câu trong đoạn văn :
a.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn. 
 - Từ ngữ chủ đề là từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần để duy trì đối tượng được biểu đạt.
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát cà đoạn, lời lẽ ngắn gọn, thường có cấu tạo hoàn chỉnh và đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. 
b. Cách trình bày nội dung đoạn văn. 
 Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng phép diễn dịch, quy nạp, song hành 
=> Có nhiều cách trình bày đoạn văn (bằng phép diễn dịch, quy nạp, song hành, ).
II, LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 : Văn bản có 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn. 
Bài tập 2 : Phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn 
- Đoạn a : diễn dịch; đoạn b: song hành - Đoạn c : song hành 
Bài tập 3 : + Đoạn văn diễn dịch : Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta, đó là những cuộc đấu tranh vĩ đại chống giặc ngoạixâm như : khởi nghĩa bà Trưng, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn  và gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc ta. 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* Bài học :
 - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong 
một đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn.
 - Chuẩn bị bài viết số 1.
 * Bài soạn :
 - Soạn bài mới : “Lão Hạc”.
E . RÚT KINH NGHIỆM :
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tuan 3.doc