Đề cương ôn tập thi HKI môn Ngữ văn 8

Đề cương ôn tập thi HKI môn Ngữ văn 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKI MÔN NGỮ VĂN 8

I. PHẦN VĂN BẢN:

 1. Tôi đi học (Thanh Tịnh):

- Tác giả: Thanh Tịnh(1911-1988)

- Xuất xứ: Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941

- Nội dung: Kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên

- Thể loại: Truyện ngắn trữ tình

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Nghệ thuật: So sánh

- Đặc sắc nghệ thuật: Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh và đậm chất thơ

*Nội dung:

*Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”:

- Trên đường cùng mẹ tới trường:

+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học

+ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn

+ Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất

+ Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa no nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước

+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

 Nghệ thuật so sánh để diễn tả tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, ngỡ ngàng, trong sáng

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi HKI môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKI MÔN NGỮ VĂN 8
I. PHẦN VĂN BẢN:
 1. Tôi đi học (Thanh Tịnh):
- Tác giả: Thanh Tịnh(1911-1988)
- Xuất xứ: Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941
- Nội dung: Kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên
- Thể loại: Truyện ngắn trữ tình
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Nghệ thuật: So sánh
- Đặc sắc nghệ thuật: Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh và đậm chất thơ
*Nội dung:
*Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”:
- Trên đường cùng mẹ tới trường:
+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
+ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn
+ Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất
+ Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa no nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước
+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi
à Nghệ thuật so sánh để diễn tả tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, ngỡ ngàng, trong sáng
- Khi nhìn ngôi trường:
+ Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xin xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp
+ Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ
+ Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ
à Lo sợ vẩn vơ và ước ao thầm
- Khi nghe gọi tên:
+ Trong lúc ông đốc đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng
+ Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ
+ Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo
à Giật mình, lúng túng
- Khi ngồi trong lớp học:
+ Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh
à Vừa có cảm giác xa lạ, vừa gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin
*Thái độ và cử chỉ của người lớn:
+ Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động
+ Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi
+ Một thầy giáo trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp
à Cả nhà trường và gia đình đều quan tâm đến thế hệ tương lai. Đây là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành
 2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng):
- Tác giả: Nguyên Hồng (1918-1982)
- Xuất xứ: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940
- Nội dung: Nỗi cay đắng, tủi nhục và tình yêu thương cháy bỏng của tác giả đối với mẹ
- Thể loại: Hồi ký
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Nghệ thuật: Tương phản
- Đặc sắc nghệ thuật: Văn hồi ký chân thực, giọng văn đầy chất trữ tình, thiết tha
*Nội dung:
* Nhân vật người cô qua cuộc đối thoại với bé Hồng:
- Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi
- Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi
- Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt
- Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi
- Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can như ý cô tôi muốn
à Trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, bà cô của bé Hồng đại diện cho hạng người tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà
à Bà cô giả dối, mỉa mai và thâm độc
à Tính cách ích kỷ, hẹp hòi
+ Nhân vật bé Hồng:
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt
- Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những lời rắp tâm tanh bẩn đó xâm phạm đến
- Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ khi nghe cô nói đến mẹ tôi có em bé
- Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi
- Cô tôi chưa nói dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
à Bé Hồng cô độc, bị hắt hủi nhưng tâm hồn vẫn trong sáng, tràn ngập tình yêu thương đối với mẹ; và căm phẫn cái xấu xa độc ác “cổ hủ”
à Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tình cảnh tàn nhẫn của bà cô và khẳng định tình mẫu tử trong sáng, cao cả của bé Hồng
* Cuộc gặp gỡ cảm động của hai mẹ con bé Hồng:
- Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thể nức nở
- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấp ám đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt
- Phải bé lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sồn lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng
à Người mẹ hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, hoàn hảo
à Tâm trạng của bé Hồng sung sướng đến cực điểm
 3. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)
- Tác giả: Ngô Tất Tố (1893-1954)
- Xuất xứ: Đoạn “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn”
- Nội dung: 
+ Tố cáo xã hội phong kiến đương thời tàn ác, bất nhân
+ Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân (vừa giàu tình thương, vừa có sức sống tiềm năng mạnh mẽ)
- Thể loại: Tiểu thuyết
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Nghệ thuật: Tương phản đối lập
- Đặc sắc nghệ thuật: Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách sinh động
* Nội dung:
* Tình thế của gia định chị Dậu khi bọn tay sai xông đến:
- Thiếu tiền nộp sưu
- Anh Dậu bị bắt và chị bắt buộc phải bảo vệ chồng
* Sự đối lập giữa cai lệ và chị Dậu:
- Cai lệ:
+ Tàn bạo không chút tính người
+ Là tên tay sai chuyên nghiệp bất nhân độc ác
à Đại diện cho bộ mặt tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến
- Chị Dậu:
+ Hiền dịu, nhẫn nhục
+ Sức phản kháng, tiềm tàng mạnh mẽ
à Đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân
4.Lão Hạc (Nam Cao):
- Tác giả: Nam Cao (1915-1951)
- Xuất xứ: Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, đăng báo lần đầu vào năm 1943
- Nội dung: Số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ và phẩm chất cao đẹp của họ
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, triết lý
- Nghệ thuật: Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, khắc hoạ nhân vật có chiều sâu tâm
- Đặc sắc nghệ thuật: 
+ Nghệ thuật kể chuyện độc đáo
+ Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc
*Nội dung:
*Nhân vật Lão Hạc:
- Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán Cậu Vàng:
+Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước
+ Lão hu hu khóc
+ Lão cười và ho sòng sọc
à Dùng từ láy
à Diễn tả tâm trạng đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc
à Nhân hậu
- Lão Hạc nhờ ông giáo giữ tiền, giữ vườn:
+ 3 sào vườn
+ 30 đồng
à Yêu thương con sâu sắc
à Đức hi sinh cao cả
à Lòng tự trọng cao
- Cái chết của Lão Hạc:
- Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên
 5. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
- Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940)
- Xuất xứ: 
+ Là một bài thơ Nôm
+ Được viết bằng chữ Hán. Nằm trong tác phẩm “Ngục trung thư”
+ Sáng tác đầu năm 1914
+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Nội dung: Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu
- Nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ
* Nội dung:
- Hai câu đề:
 Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
+ Hào kiệt, phong lưu : Người có tài cao, chí lớn. Phong thái ung dung, sang trọng
+ Điệp từ : vẫn à Nhấn mạnh cách sống đàng hoàng, trng trọng của bậc anh hùng
+ Nhà tù : Được tác giả xem như nhà nghỉ sau một thời gian hoạt động cách mạng
+ Giọng điệu : Tự nhiên, vui đùa
à Bình tĩnh, tự chủ ngay cả trong nguy nan
- Hai câu thực : 
 Đã khách không nhà trong bốn biển
 Lại người có tội giữa năm châu
- Tác giả tự nhận mình là người tự do đi đây đi đó trong một thế giới rộng lớn
- Người có tội : Là cách gọi mỉa mai của tác giả về hoạt động khủng bố người yêu nước của thực dân Pháp
- Nghệ thuật : Phép đối
à Là người lạc quan, kiên cường, không chấp nhận khó khăn, thử thách
- Hai câu luận :
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù
- Con người này vẫn ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời
- Tiếng cười của người yêu nước có sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược
- Nghệ thuật  phép đối, kết hợp lối nói khoa trương
à Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất của người yêu nước
- Hai câu kết : 
 Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
 Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
- Sự nghiệp : Chỉ sự nghiệp cứu đời mà Phan Bội Châu theo đuổi
- Thân ấy : Là Phan Bội Châu
- Điệp từ “còn”
à Khẳng định ý chí gang thép : Còn sống, còn chiến đấu. Vì thế mà không sợ bất cứ khó khăn thử thách nào
 6. Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
- Tác giả : Phan Châu Trinh (1872-1926)
- Xuất xứ : Bài thơ ra đời khi Phan Châu Trinh bị tù đày ở Côn Đảo
- Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật
- Nội dung : Bài thơ cho ta thấy một hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước, dù gặp gian nan vẫn không mềm lòng nản chí
- Nghệ thuật : 
+ Bút pháp lãng mạng
+ Giọng điệu hùng tráng
+ Phép đối
* Nội dung :
- Bốn câu thơ đầu :
 Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non
 Xách búa đánh tan năm bảy đống
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn
- Lối nói khoa trương
- Phép đối câu 3-4
- Dùng động từ mạnh
à Hình ảnh người tù thật ấn tượng- một tượng đài uy nghi về con người anh hùng, vươn cao ngang tầm vũ trụ. Với khẩu khí ngang tàng, khí phách uy nghi, lẫm liệt ; hành động phi thường, quyết đập tan mọi trở ngại trên con đường cứu nước 
-Bốn câu thơ cuối :
 Tháng này bao quản thân sành sỏi,
 Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
 Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
 Gian nan chi kể việc con con !
- Khẩu khí ngang tàn
- Phép đối câu 5-6 
à Con người không chịu khuất phục trươc hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí sắt son với đất nước, với dân tộc- đó là một tầm vóc lẫm liệt, oai phong, một hình tượng đậm chất sử thi và gây ấn tượng mạnh
II. PHẦN TIẾNG VIỆT :
 1. Từ tượng hình, từ tượng thanh :
- Từ tượng hình : Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
VD : xồng xộc, rũ rượi,...
 Từ tượng thanh : Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. 
VD : hu hu, móm mém, oe oe,...
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự
 2. Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội :
- Từ ngữ địa phương : Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định
VD : bắp, ngô, bẹ, cha, bố, mẹ, bầm,...
- Biệt ngữ xã hội : Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
VD : trúng tủ, mợ, cậu,...
- Cách sử dụng : 
+ Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật
+ Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết
 3. Nói quá :
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối
 4. Nói giảm nói tránh :
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự
VD : Bài thơ của anh chưa được hay lắm
 5. Câu ghép :
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu
VD : Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học
- Cách nối các vế câu :
* Có hai cách nối các vế câu :
- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể :
+ Nối bằng một quan hệ từ
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau
- Không dùng từ nối : Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN :
 1. Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt : 
*Mở bài : Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt (là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt và làm đẹp cho mọi người)
*Thân bài :
- Giới thiệu về sự ra đời của chiếc kính đeo mắt (Ở đâu ? Vào thời gian nào)
- Cấu tạo của kính : gồm 2 bộ phận :
+ Mắt kính được làm từ thuỷ tinh hoặc nhựa, có hình dáng : hình tròn, hình cầu,... có nhiều màu sắc
+ Gọng kính được làm từ nhựa hay kim loại 
+ Có một số phụ kiện khác nữa
- Kể tên các loại kính và công dụng của chúng
- Cách sử dụng và bảo vệ kính :
+ Lấy và đeo kính bằng hai tay
+ Bỏ kính vào hộp 
+ Lau kính thường xuyên
*Kết bài : Suy nghĩ về chiếc kính đeo mắt và lợi ích của nó
 2. Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi :
*Mở bài : Giới thiệu khái quát về cây bút
*Thân bài :
- Cấu tạo bên ngoài: vỏ bút ,chất liệu, kiểu dáng,màu sắc
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Cấu tạo bên ngoài: vỏ bút ,chất liệu, kiểu dáng.màu sắc,công dụng
+ Cấu tạo bên trong:
 - Ruột bút:chất liệu, cấu tạo, công dụng
 - Ngòi bút:chất liệu, cấu tạo,nguyên tắc hoạt động của viên bi khi ta viết
 - Cách sử dụng : bơm mực vào viết
 - Cách bảo quản : đậy nắp bút sau khi sử dụng
*Kết bài: Khẳng định giá trị của cây bút trong đời sống hằng ngày
 3. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến :
*Mở bài : Giới thiệu về đôi dép lốp :
- Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến tranh, thời xưa
- Vật liệu : Lốp xe, cao su
*Thân bài : Miêu tả về đôi dép lốp :
- Hình dạng : Khá xấu xí và bụi bặm
- Điểm tốt : Rẻ tiền, dễ sử dụng, bền hơn các loại dép thông thường khác
- Nhược điểm : Đế quá cứng, hay tuột quai dép
à Nó đã được trang bị cho quân đội trong một khoảng thời gian dài
*Kết bài : Cảm nghĩ về đôi dép lốp (ghi dấu một thời hào hùng của dân tộc)
4. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam :
*Mở bài : Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
*Thân bài :
- Nguồn gốc, xuất xứ
+ Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
-Hiện tại : 
+ Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
- Hình dáng :
+ Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào thân người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
*tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát thân người
--Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
- Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
*Kết bài : Nêu cảm nghĩ về chiếc áo dài Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ᅯN TẬP THI HKI MᅯN NGỮ VĂN 8.doc