Giáo án Ngữ văn - Tuần 19 - Lớp 8

Giáo án Ngữ văn - Tuần 19 - Lớp 8

NHỚ RỪNG

 -Thế lữ-

 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

-Biết đọc,hiều một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới.

-Thấy được một số biểu hiện của sư đổi mới về thề loại,đề tài,ngôn ngữ,bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG.

1.Kiến thức:

-Sơ giản về phong trào thơ mới

-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp trí thức Tây học chán ghét thực tại,vươn tới cuộc sống tự do.Hình tượng nghệ thuật độc đáo có nhiề trong bài thơ nhớ rừng.

2.Kỹ năng:

-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn

-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn

-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biể trong tác phẩm

3.Thái độ:

-Nghiêm túc trong giờ học

C.PHƯƠNG PHÁP.

-Vấn đáp,thảo luận,phân tích.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Tuần 19 - Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19	 Ngày soạn:27.12.2010
Tiết: 73+74 Ngày dạy :29.12.2010
NHỚ RỪNG
 -Thế lữ-
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Biết đọc,hiều một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới.
-Thấy được một số biểu hiện của sư đổi mới về thề loại,đề tài,ngôn ngữ,bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG.
1.Kiến thức:
-Sơ giản về phong trào thơ mới
-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp trí thức Tây học chán ghét thực tại,vươn tới cuộc sống tự do.Hình tượng nghệ thuật độc đáo có nhiề trong bài thơ nhớ rừng.
2.Kỹ năng:
-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn
-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biể trong tác phẩm
3.Thái độ:
-Nghiêm túc trong giờ học
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Vấn đáp,thảo luận,phân tích.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định:
 2.Bài cũ:Nhắc lại một số văn bản trữ tình mà em đã học ở học kỳ I?
 3.Bài mới:
-Ở Việt Nam khoảng những năm 30 của thế kỷ XX đã xuất hiện phong trào thơ Mới rất sôi động, được coi là một cuộc cách mạng trong thơ ca một thời đại trong thi ca(Hoài Thanh).Đó là một ohong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản(1932-1945)gắn liền với những tên tuổi những nhà thơ trẻ nổi tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Tế Hanh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
-Hoạt động 1:Giới thiệu chung:
-Bài thơ Nhớ rừng được viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền. Đây là thể thơ vừa mới xuất hiện và được sử dụng khá rộng rãi trong thơ mới.
-Thế Lữ là tác giả tiêu biểu cho phong trào thơ mới chặng ban đầu. Tên là Nguyễn Thứ Lễ, ông sáng tác rất nhiều loại thể.(SGK/5,6)
Hoạt động 2:-Giáo viên đọc mẫu một lần.
-Hướng dẫn học sinh cách đọc.
(Đọc chính xác và có giọng điệu đoạn 1, 4 là giọng chán chường, nhễ nhại, khinh miệt của con hổ; Đoạn 2, 3 giọng điệu nuối tiếc một thời oanh liệt huy hoàng của con hổ.)
-Cho học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
-Chú ý các từ Hán Việt trong SGK đã dẫn.
-Cho biết bố cục bài thơ, nêu nội dung bài thơ
(bài thơ được chia 5 đoạn, chia làm 3 ý: tâm trạng con hổ trong vườn bách thú; chốn sơn lâm với 1 thời oanh liệt trong tâm tưởng; cảnh thực tại và lời nhắn nhủ) 
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
-Học sinh đọc 8 câu đầu.
?:Câu đầu tiên có từ ngữ nào đáng chú ý?Vì sao? 
-Thử thay từ gậm từ khối bằng các từ khác, so sánh ý nghĩa biểu đạt của chúng?
(Gậm: dùng miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút, chậm chạp, kiên trì. Động từ diễn tả hành động bứt phá của con hổ nhưng thể hiện chủ yếu sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do.
? Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế? Tư thế nằm dài..qua nói lên tình thế gì của hổ?
(từ chỗ là chúa tể của muôn loài nay bị nhốt chặt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi, chịu ngang bầy với những hạng tầm thường vô nghĩa lý làm nó vô cùng ngao ngán buông xuôi, bất lực. Hổ nằm gặm khối căm hờn cứ lớn dần lên trong lòng nó như một khối u sầu nhức nhối. Nó khinh lũ người bên ngoài và nó nhục nhã vì phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo)
? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về tâm trạng con hổ trong khổ thơ đầu?
 (Giáo viên giảng thêm tâm sự con hổ là tâm sự của người dân mất nước)
-Cho học sinh đọc đoạn 2.
-Cho học sinh xem tranh minh hoạ.
-Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? Con hổ xuất hiện được miêu tả cụ thể ra sao?
-Cho học sinh đọc tiếp đoạn 3
? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ: Ta đợi chết.còn đâu? Như bộ tranh tứ bình, ý kiến của em? Cho học sinh thảo luận.
(Trên nền của từng cảnh hoà vào từng cảnh là hình ảnh con hổ hiện ra mỗi lúc một vẻ: Một chàng trai một thi sĩ thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng rừng bên suối vắng nhưng vẫn phù hợp với tập tính của hổ khi ra suỗi uống nước, thật lãng mạn; Một đế vương oai vũ đang ngắm giang sơn nhất khoảnh của mình như là được thay áo mới sau trận mưa lớn; Một chúa rừng đang ru mình trong giấc ngủ bởi tiếng chim hót rộn ràng.. ; Câu thơ cuối có sức khái quát và điển hình cho một tâm trạng điển hình của văn học đầu thế kỷ XX)
-Cho học sinh đọc đoạn 4-5
? Trở về thực tại, cảnh vật ở đoạn thơ có gì giống và khác so với cảnh vật ở đầu bài thơ?
?:Thật ra cái mà con hổ căm ghét nhất là gì? Vì sao?
( đó là cảnh không thay đổi nhàm chán, đặc biệt là cảnh tầm thường giả dối, thiên nhiên ở đây không là tự nhiên mà là thiên nhiên nhân tạo được sắp xếp bởi bàn tay con người. Đó chính là tâm trạng của những thanh niên trí thức Việt Nam về tình hình xã hội thực dân nửa phong kiến đang trên đường Âu hoá bao nhiêu điều lố lăng kệch cỡm nhất là ở thành thị.)
?Đoạn cuối mở đầu và kết thúc đều bằng hai câu biểu cảm nói lên điều gì?
(tâm trạng bức xúc của nhân vật trữ tình-chúa rừng không còn cách nào khác ngoài chấp nhận thực tế và với con hổ: Khi đã buồn thực tế thì quay về mơ xưa)
?:Em nêu khái quát nghệ thuật của bài thơ?
-Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK/7
-Cho học sinh đọc lại bài thơ.
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1/Tác giả:SGK
2/Tác phẩm: SGK
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc-tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản
a.Bố cục:
b.Phân tích:
b1.Cảnh con hổ trong vườn bách thú: (đoạn 1 và đoạn 4).
+Thực tại:
-Bị nhốt trong cũi sắt.
-Làm trò lạ mắt cho mọi người 
-Căm hờn nằm dài
-Khinh thường mọi người xung quanh.
à Giọng thơ u uất, nghệ thuật nhân hoá, từ ngữ chọn lọc.
=>Tâm trạng uất hận, ngao ngán trước thực tại.
b2.Câu 9-30: Nhớ tiếc quá khứ.
-Cảnh núi rừng trong hồi tưởng 
Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, hét núi, lá gai cỏ sắc, thảo hoa
àTính từ, danh từ phong phú.
=> Cảnh núi rừng hùng vĩ.
-Hình ảnh con hổ:
Ta bước chân lênđường hoàng.
Lượn tấm thân  nhịp nhàng
đã quắc..im hơi
àĐộng từ, tính từ.
=>Sự uy vũ của chúa sơn lâm trong chốn sơn lâm hùng vĩ.
*Hình ảnh con hổ trong các cảnh:
-Đêm vàngtrăng tan
-Ngày mưa..
-Bình minh cây xanh nắng gội..
-Hoàng hôn đỏ máu..
à Các hình ảnh tuyệt đẹp, thơ mộng, hùng tráng và đầy bí mật
-Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu?
à Câu cảm thán, câu hỏi tu từ
=>Nỗi uất hận vì phải xa lìa quá khứ oai hùng sự đau đớn lúc sa cơ.
b3.Cảnh vườn bách thú và lời nhắn nhủ của con hổ:
-Hoa chăm, cỏ xén
-Dải nước đen
-Những mô gò thấp kém..
-Dăm vừng lá hiền lành
-Hỡi oai linh ghê gớm của ta ơi!
àCảnh giả tạo do con người tạo nên, đối lập với cảnh hoang vu của núi rừng và sự khao khát tự do của con hổ.
*Nghệ thuật:
-Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
-Hình ảnh bài thơ giàu chất tạo hình.
-Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú.
3.Tổng kết:Ghi nhớ:SGK/7
III/HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Chuẩn bị bài: Ông đồ (hướng dẫn học sinh tự học)
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
TUẦN 19	 Ngày soạn:28.12.2010
Tiết: 75 Ngày dạy: 30.12.2010
ÔNG ĐỒ
 (Vũ Đình Liên)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Biết đọc,hiều một tác phẩm thơ lãng mạn,bồ sung kiến thức về tác giả,tác phẩm.
-Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thề loại,đề tài,ngôn ngữ,bút pháp nghệ thuật lãng mạn.
-Hiểu được một số súc cảm của tác giả trong bài thơ.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG.
1.Kiến thức:
-Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc dang ngay càng mai một.
-Nắm được lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2.Kỹ năng:
-Nhận biết được tác phẩm lãng mạn
-Đọc diễn cảm tác phẩm
-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật iêu biểu trong tac phầm
3.Thái độ:
-Biết trân trọng những văn hóa tốt đẹp và cao quý mà ông cha ta có
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Vấn đáp,thảo luận,phân tích
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định:
2.Bài cũ:Kiểm tra việc soạn bài của hs 
 3.Bài mới: Từ lớp 6 đến nay các em được học những bài thơ ngũ ngôn của tác giả nào?(Đêm nay Bác không ngủ: ngũ ngôn dài, có yếu tố truyện; Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch: ngũ ngôn cổ phong có 4 câu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
 Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả tác phẩm
-Giáo viên có thể nói ngắn gọn về VĐL: ông là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật học. Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất của ông.
?:Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
 Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản.
-Hướng dẫn học sinh cách đọc.
-Cho biết bố cục bài thơ, nêu nội dung bài thơ
(bài thơ được chia 3 đoạn, chia làm 3 ý)
-Học sinh đọc 2 khổ đầu.
?Hình ảnh ông đồ viết chữ để bán trong những ngày tết, ngày xuân ở phố phường Hà Nội trước đây- những năm 30 của thế kỷ XX được nhà thơ tái hiện như thế nào? 
(đó là hình ảnh đông vui náo nhiệt của phố phường. Hình ảnh ấy đã trở nên thân quen như là không thể thiếu trong đời sống người Hà Nội mỗi dịp tết cổ truyền. Ông viết chữ viết câu đối là cung cấp một thứ hàng mà mỗi gia đình cần sắm cho ngày tết: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ; Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh)
?Tài hoa hơn người của ông được mọi người ngưỡng mộ và ông rất đắt hàng, điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?Mối liên hệ giữa mùa xuân và tâm trạng ông đồ?
(Mọi người cần nên náo nức, hăm hở tìm đến ông đồ để mua chữ, thuê viết vì vậy ông rất đắt hàng: Bao nhiêu người thuê viết.Ông đồ mải mê luôn tay đưa ngọn bút mà không kịp. Trong niềm vui đông khách tay ông càng dẻo hơn, chữ đen nhánh hiện ra trên nền giấy đỏ thắm càng đẹp như phượng múa rồng bay. Lời khen trầm trồ của người mua chữ, thuê chữ xúm xít quanh dù họ không am hiểu gì về học thuật nhưng cũng an ủi ông nhiều. Hình ảnh ông hoà với sắc xuân, mùa xuân)
-Cho học sinh đọc đoạn 3-4
? Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng ở 2 khổ này nếu so với 2 khổ trên? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật ấy?
(Thời gian cứ trôi thú chơi câu đối chơi chữ Hán cứ giảm dần theo mỗi năm. Người ta tìm đến thú vui khác mới mẻ hơn hấp dẫn hơn, hiện đại hơn. Mọi người vẫn đi lại như mắc cửi nhưng không ai xúm đến, thuê viết, mua chữ. Ông đồ vẫn bày đủ đồ nghề giấy đỏ, mực tàu mà có ai để ý? Biện p đối lập, tương phản được sử dụng để làm nổi bật hình ảnh ông đồ trong cô đơn, chờ đợi 
lạc lõng giữa dòng đời)
? Hai câu: Giấy đỏ.. sầu theo em hay và sâu sắc như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây?
(Hai câu thơ được sử dụng nghệ thuật nhân hoá rất đặc dụng. Giấy đỏ cả ngày cả tuần phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng một lần được nhận lấy những nét bút tung hoành nên buồn bã mà như nhợt nhạt đi không còn thắm như trước nữa. Mực mài sẵn đã lâu, không được động bút vào nên đọng lại thành khối, thành mảng trong nghiên. Đó là nỗi sầu, nỗi tủi của giấy, của mực của nghiên, của bút, và của ông đồ)
? Hai câu thơ Lá vàng mưa bụi bay là tả cảnh hay tả tình? Hình ảnh lá vàng, mưa bụi trước mắt ông đồ giúp em hình dung về tư thế và tâm trạng của ông như thế nào? 
(Ông đồ vì mưu sinh, vẫn cố kiên trì bám trụ. Ông càng cố thì càng trở nên lẻ loi, lạc lõng đáng thương giữa phố phường. Nhưng ông vẫn ngồi đấy như mọi năm đường phố vẫn đông người qua lại nhưng không ai để ý đến ông, ông cố bám lấy cuộc sống, muốn có mặt với đời, nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông. Ngồi một mình bên phố mà ông vô cùng lạc lõng, lẻ loi, lặng lẽ, mà trong lòng là một tấn bi kịch, là sự thất vọng và sụp đổ hoàn toàn Trời đất cũng ảm đạm cũng lẻ loi như chính lòng ông. Hai câu thơ Lá vàng rơi..bụi bay là 2 câu thơ tả cảnh ngụ tình, tả nỗi lòng nhân vật qua cảnh vật. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là rơi trên giấy để viết câu đối của ông đồ. Mưa bụi là mưa lất phất, mưa nhè nhẹ nhưng ảm đạm buồn bã cùng buồn tủi với ông đồ, nhớ 2 câu thơ của Đỗ Phủ:
 Thanh minh thời tiết vũ phân phân, 
Lộ thượng hành nhân đục đoạn hôn
(Thanh minh lất phất mưa phùn,
Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa)
 (Giáo viên giảng thêm tâm sự con hổ là tâm sự của người dân mất nước)
-Cho học sinh đọc đoạn 2.
-Cho học sinh xem tranh minh hoạ.
? Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? Con hổ xuất hiện được miêu tả cụ thể ra sao?
-Cho học sinh đọc tiếp đoạn 3
? Tình cảm của nhà thơ được biểu hiện trong bài thơ như thế nào? 
(qua tả cảnh, tả người, kể chuyện qua sự tương phản hai cảnh tương đương, qua giọng thơ buồn trầm ngâm, ngậm ngùi qua hai câu cuối)
? Đó là tình cảm gì? Nhận xét, đánh giá?
(Là tình cảm xót thương cho những thân phận, những cuộc đời tài hoa mà cơ nhỡ, mà tàn tạ, là nỗi nhớ tiếc, hoài cổ những cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tình cảm chân thành gắn bó với nét đẹp văn hoá truyền thống của con người Việt Nam hàng mấy trăm năm. Tình cảm ấy không phải tiêu cực mà rất nhân văn nhân đạo đáng trân trọng.)
? Em nêu khái quát nghệ thuật của bài thơ?
-Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK/10
-Cho học sinh đọc lại bài thơ.
I.GIỚI THIỆUCHUNG:
1/Tác giả: SGK
2/Tác phẩm: SGK
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc và tìm hiểu tử khó
2.Tim hiểu văn bản
a.Bố cục:
b.Phân tích
b1.Hai khổ đầu:Hình ảnh ông đồ trong những năm còn đông khách
-Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
à Hình ảnh ông đồ xuất hiện tuần hoàn theo vòng xoay của thời gian trong không khí rộn ràng đông vui, màu sắc rực rỡ tươi tắn.
-Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắt ngợi khen tài
Thái độ trân trọng ngợi khen của mọi người
=> Đây là thời kỳ đắc ý của ông đồ.
b2.Hai khổ 4-5: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
Nhưng ..vắng
nghiên sầu
à Điệp từ, câu hỏi tu từ nhân hoá
=> Sự vắng vẻ mỗi lúc một tăng, nỗi buồn tủi sầu thảm của ông đồ thấm sâu vào cả những vật vô tri vô giác.
-Ông đồ  bụi bay.
à Hình ảnh ông đồ trở nên lạc lõng, trơ trọi, tội nghiệp trời đất cũng ảm đạm lạnh lẽo như lòng ông vậy!Qủa thật đây là thời kỳ ông đồ bị cuộc đời loại bỏ hẳn.
b3.Khổ thơ cuối
Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa.
=>Hình ảnh ông đồ vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng trong cuộc đời
Những người muôn..
Hồn ở đâu bây giờ?
=>Lời tự vấn của nhà thơ đó là nỗi bâng khuâng, thương tiếc ngậm ngùi.
*Nghệ thuật:
-Thể thơ ngũ ngôn bình dị phong phú.
-Giọng thơ nhỏ nhẹ, trầm lắng lời ít mà ý nhiều. Ngôn ngữ trong sáng.
-Hình ảnh tương phản, kết cấu đầu cuối tưong ứng.
-Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, động từ nhân hoá, câu hỏi tu từ, so sánh, đối lập.
3.Tổng kết
Ghi nhớ: SGK/10
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Nêu lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Học bài 
-Chuẩn bị bài Câu nghi vấn
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
TUẦN 19	 Ngày soạn:28.12.2010
Tiết: 76 Ngày dạy: 30.01.2010
CÂU NGHI VẤN
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 -Nắm vững đặc điểm hình thức,chức năng của câu nghi vấn.
-Biết sử dụng câu nghi vấn
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG.
1.Kiến thức:
-Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn
-Chức năng chính của câu nghi vấn
2.Kỹ năng:
-Nhận biết và hiểu được tác dụng của cau nghi vấn trong văn bản cụ thể
-Phân biệt câu nghi vấn với một sô câu dễ lầm
3.Thái độ:
-Nghiêm túc trong giờ học,có ý thức thái độ đúng trong việc dùng từ đặt câu
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Vấn đáp,thảo luận,phân tích
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định:
 2.Bài cũ:-Dựa vào kiến thức mà em đã học ở lớp 6, hãy cho biết em đã học những kiểu câu nào chia theo mục đích nói? Lấy ví dụ cho từng loại.
 3.Bài mới:-Xét về một khía cạnh khác thì các kiểu câu này nó còn có những khái niệm cũng như đặc điểm cần bàn, vì các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều điểm thú vị. Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua một kiểu câu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
*Hoạt động 1 : Thế nào là câu nghi vấn 
- Gọi 1 hs đọc ví dụ sgk và cho biết trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
- Đặc điểm hình thức nào khiến em kết luận như vậy?
-Thế nào là câu nghi vấn ?
 -Chức năng của câu nghi vấn 
 -Đặc điểm nào khiến em nhận ra đây là câu nghi vấn ?
*Hoạt động 2 : Các hình thức nghi vấn thường gặp 
-Cho các ví dụ sau (Bảng phụ)
a. Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
b. U bán con thật đấy ư?
( Ngô Tất Tố)
c. Mình đọc hay tôi đọc?
( Nam Cao)
d. Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
( Ngô Tất Tố)
 *Hoạt động 3 : Luyện tập
-Giáo viên lần lượt hướng dẫn hs làm các bài tập 1.2.3.
Bài 4: Viết bảng phụ để hs lên bảng làm.
Một em bé gái hỏi mẹ:
Mẹ ơi, ai sinh ra con?
Mẹ cười:
Mẹ chứ còn ai?
Thế ai sinh ra mẹ?
Bà ngoại chứ còn ai?
Thế ai sinh ra bà ngoại?
Cụ ngoại chứ còn ai?
Thế ai sinh ra cụ ngoại?
Khổ lắm! Sao con hỏi nhiều thế?
Bé gái ngúng nguẩy:
- Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ?
Mẹ mỉm cười:
Trời sinh ra cụ ngoại chứ còn ai?
Thế ai sinh ra trời?
Con đi mà hỏi trời ấy!
Những câu được kết thúc bằng dấu hỏi đó thì:
a. Câu nào là câu nghi vấn ? Tại sao?
b. Câu nào không phải là câu nghi vấn ? Tại sao?
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Thế nào là câu nghi vấn?
a.Ví dụ: sgk
 -Sáng nay người ta đánh u có đau lắm không ?
 -Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ?
 -Hay là u thương chúng con đói quá ?
b.Kết luận : Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn như :ai,gì nào sao , 
*Dùng để hỏi-> chức năng chính.
*Cuối câu có dấu chấm hỏi 
2.Các hình thức nghi vấn thường gặp. 
a.Câu nghi vấn không lựa chọn.
- Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, tại sao. Bao giờ
-Câu nghi vấn có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ
b. Câu nghi vấn có sự lựa chọn.
Dùng quan hệ từ : hay, hay là, hoặc, hoặc là; hoặc dùng cặp phó từ: có..không, đãchưa.
à ghi nhớ: sgk.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: 
Phải không?
Tại sao?
Gì?
Không? Gì?gì (thế)? Hả?
Bài 2: có từ hay. Nếu thay từ hay bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành 1 câu khác thuộc kiểu câu trần thuật.
Bài 3:
- Không vì đó không phải là câu nghi vấn:
Câu a.b: có từ cókhông, tại saồ có chức năng bổ ngữ.
Câu c.d: nào, ai, là những từ phiếm chỉ -> khẳng định tuyệt đối.
Bài tập 4- Bài bổ trợ: ( bảng phụ)
a. Trừ câu con ứ biếtchứ, còn lại là câu nghi vấn .
b. Tất cả các câu trả lời của người mẹ đều là câu khẳng định, không phải câu nghi vấn , dấu chấm hỏi ở cuối câu là câu hỏi tu từ.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Dựa vào đâu để nhận ra là câu nghi vấn? Tác dụng.
-Học bài và làm bài tập còn lại.
-Chuẩn bị bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 lop8.doc