Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 1

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 1

 Tuần 1 - Bài 1, tiết 1

Văn bản

TÔI ĐI HỌC.

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh cảm nhận được:

1. Những cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách đến trường. Đó là những kỷ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.

- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè, mái trường quê hương thân yêu.

2. Trong truyện hiện đại, có thể gia tăng các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tạo nên sức gợi cảm nhẹ nhàng, thấm thía như tác phẩm của Thanh Tịnh.

B. Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy- học:

I. Kiểm tra về nền nếp chuẩn bị bài đầu năm của học sinh.

II. Bài mới: Lời vào bài:

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2005	Ngày dạy: tháng năm 2005
 Tuần 1 - Bài 1, tiết 1
Văn bản
Tôi đi học.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh cảm nhận được:
1. Những cảm xúc chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách đến trường. Đó là những kỷ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.
- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè, mái trường quê hương thân yêu.
2. Trong truyện hiện đại, có thể gia tăng các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tạo nên sức gợi cảm nhẹ nhàng, thấm thía như tác phẩm của Thanh Tịnh.
B. Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra về nền nếp chuẩn bị bài đầu năm của học sinh.
II. Bài mới: Lời vào bài:
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Đọc - Chú thích văn bản.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Gv gọi Hs đọc chú thích (*) SGK.
? Em hãy cho biết đôi điều đáng chú ý về tác giả văn bản?
? Văn bản chúng ta học hôm nay được rút từ tác phẩm nào của nhà văn?
? Nhan đề tập truyện ngắn ấy có đem đến cho em ấn tượng chung như thế nào?
GV bổ sung:
Sinh ra và lớn lên giữa thiên nhiên Huế thơ mộng và trầm lặng, tâm hồn được nuôi dưỡng bởi âm điệu da diết, ngọt ngào của những điệu hò mái nhì, mái đẩy, của những khúc dân ca trữ tình đằm thắm Nam ai, Nam bình..., bởi thế chăng mà những sáng tác của Thanh Tịnh đều thấm đẫm chất thơ, chất nhạc. Bên cạnh thơ, văn xuôi Thanh Tịnh đem đến cho người đọc những tình cảm trong trẻo và êm dịu, gieo vào tâm hồn chúng ta những xúc cảm thanh lành, vừa ngậm ngùi buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến. Tất cả bắt nguồn từ một tấm tình lai láng mến yêu dối với làng quê êm đềm, với những con người thôn quê rất mực hiền hoà mộc mạc. Tôi đi học là một văn bản như thế.
 HS đọc SGK phần chú thích.
- Thanh Tịnh: (1911 - 1988), quê tại Huế, từng dạy học rồi tham gia làm báo, viết văn.
- Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu trong trẻo.
- Tập Quê mẹ (1941).
- Hs có thể nói được: viết về kỷ niệm thân thiết, gắn bó đối với tuổi thơ, gia đình, quê hương...
I. Đọc - Chú thích:
1. Tác giả:
2. Văn bản:
- Xuất xứ: Quê mẹ.
Gv cùng học sinh đọc văn bản. Trước khi đọc, lưu ý các em đặc điểm của văn Thanh Tịnh đòi hỏi một giọng đọc nhẹ nhàng, trầm bổng và da diết...
Hs đọc văn bản theo ba phần.
? Sau khi đọc văn bản...em hãy cho biết, câu chuyện kể về sự việc gì?
? Vậy, câu chuyện gần với một thể loại văn bản nào? (Gợi ý: kể về những kỷ niệm sâu sắc...)
? Như vậy, truyện được kể theo lời kể của ai? Ai là nhân vật chính?
? Bên cạnh nhân vật này, còn có những nhân vật nào khác?
? Diễn biến câu chuyện đã được kể lại theo trình tự nào?
? Phần trọng tâm là phần nào? Phần đó được diễn đạt bằng phương thực biểu đạt nào là chính?
Gv nhấn mạnh: đấy là một đặc điểm nổi bật của các sáng tác thuộc truyện hiện đại. Sự gặp gỡ hoà điệu của nhiều phương thức biểu đạt sẽ tạo nên sức lôi cuốn của tác phẩm và tạo được những dư âm, ấn tượng đẹp đẽ trong tâm tưởng người đọc...
- Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của chính bản thân nhà văn.
- Hồi ký, tự truyện.
- Nhân vật tôi, đồng thời là nhân vật chính, vì sự việc xảy ra đối với nhân vật chính và những cảm xúc được nhắc lại cũng là của nhân vật này.
- Bà mẹ, ông đốc, những cậu học trò khác.
- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi:
+ Đoạn 1: từ đầu đến...buổi tựu trường: Hoàn cảnh khơi dậy hồi ức về thời nhỏ dại.
+ Đoạn 2: Tiếp đến...hết: diễn biến những kỷ niệm của tuổi thơ ngày đầu đi học.
- Phần 2, phương thức biểu đạt chính là tự sự.
- Bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ của miêu tả và biểu cảm.
- thể loại: truyện ngắn mang yếu tố hồi ký.
- Bố cục: 2 phần.
Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản:
1. Hoàn cảnh gọi về kỷ niệm tuổi thơ.
? Hoàn cảnh nào đã khơi dậy những cảm xúc trong lòng người?
? Đó là một cảnh như thế nào trong cảm nhận của em?
? Cùng với cảnh vật, theo em yếu tố nào của câu văn mở đầu góp phần tác động đến tình cảm của người đọc?
? Câu văn ngân nga tạo nền nhạc trữ tình dẫn người đọc được nhập tâm vào dòng hồi ức của nhân vật Tôi. Đối với Tôi, kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên ấy có ý nghĩa ra sao?
? Em cảm nhận được gì từ hình ảnh này?
? Cách viết câu giàu chất nhạc chất thơ ấy gần gũi với giọng văn của một tác giả nào các em đã học trong chương trình Ngữ Văn 7? (Một bài tuỳ bút...) Lối viết ấy theo em có tác động ra sao đến người đọc?
=> Đó là nét dễ nhận thấy trong các nhà văn lãng mạn của văn học hiện đại Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, lối viết đề cao cảm xúc, chú trọng tới nhạc điệu của lời văn, đặc biệt thích hợp trong việc diễn tả những tình cảm, cảm xúc tinh tế và nhạy cảm của tâm hồn con người. Lối viết này cũng nhanh chóng tạo được sợi dây tình cảm nối kết người đọc đến với tâm hồn người viết để sẻ chia, đồng điệu...
- Cảnh vật thiên nhiên:Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc...
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè theo mẹ đến trường
- Cảnh đẹp, trong trẻo và đặc biệt là thơ mộng, đáng yêu dễ khơi gợi những tình cảm, cảm xúc trong lòng người.
- Câu văn dài hơi, âm điệu dàn trải, mênh mang rất phù hợp với cách biểu đạt tâm trạng và khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
- Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- đây là hình ảnh so sánh góp phần cụ thể hoá một cảm xúc về kỷ niệm ấu thơ vừa trong sáng, vừa đẹp đẽ, kỷ niệm dường như làm sáng bừng lên trong tâm tưởng của con người dẫu đã trưởng thành.
- HS nhận thấy: gần gũi với lối viết của Thạch Lam.
- HS tự bộc lộ ý kiến riêng.
1. Hoàn cảnh gọi về tuổi thơ.
- Cảnh thiên nhiên: đẹp, trong trẻo, dễ gợi cảm xúc...
- Tâm trạng: nao nức: xôn xao, vui sướng, cảm động.
2. Kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học.
? Theo em, hồi ức về quá khứ đã được kể lại theo trình tự nào? Chỉ ra các đoạn văn tương ứng với các trình tự ấy?
- Đoạn 1: Buổi mai hôm ấy...trên ngọn núi: cảm nhận trên đường tới trường.
- Đoạn tiếp đến được nghỉ cả ngày nữa: cảm nhận khi ở sân trường.
- Đoạn còn lại: Cảm nhận khi vào trong lớp học.
 HS đọc lại phần hồi ức thứ nhất.
? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật tôi gắn liền với không gian, thời gian nào?
? Vì sao không gian và thời gian ấy lại trở thành kỷ niệm trong tâm trí của nhân vật?
- Thời gian: Buổi sáng cuối thu...
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
- Đó là thời điểm và nơi chốn thân thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
- Đó là thời điểm và không gian chứng kiến giây phút lần đầu được cắp sách tới trường.
- Tác giả yêu mến quê hương tha thiết.
a. 
? Đi trong không gian và thời gian quen thuộc ấy, cảm giác của cậu bé Tôi ra sao? 
? Còn có những chi tiết nào tương tự như thế cho chúng ta thấy được sự đổi thay đáng chú ý ở nhân vật Tôi?
? Vì sao lại có cảm giác như thế? 
? NHìn những đứa trẻ đang tự tin và tng tăng đến trường, nhân vật tôi còn có suy nghĩ và cử chỉ ra sao?
? Em có nhận xét gì về tâm trạng ấy?
? Vậy, trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường đến trường, nhân vật Tôi đã bộc lộ điểm gì đáng mến?
- Con đường này đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ...
- Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
- Tôi thấy mình trang trọng và đứng đắn. 
=> Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của chú bé ngày đầu đến lớp: thấy mình như lớn lên, như đổi khác, việc học hành có ý nghĩa lớn lao, quan trọng, và con đường làng cũng vì vậy mà như bé nhỏ đi, như mới mẻ hơn.
- ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước => Có chí học tập ngay từ đầu, vừa rất rụt rè, lạ lẫm, vừa rất háo hức, muốn được tự mình đảm nhiệm việc học, không muốn thua kém bạn bè.
- Yêu bạn bè, thích học tập...
b. Cảm nhận khi ở sân trường.
Đọc thầm đoạn văn bản tiếp theo, trả lời câu hỏi
? Cảnh sân trường Mỹ Lý hiện ra trước mắt chú bé có gì nổi bật?
? Trước cảnh tượng lạ lùng, mới mẻ ấy, chú bé có cảm giác ra sao?
? Tâm trạng ấy đã được tác giả cụ thể trong hình ảnh so sánh nào? Theo em, những cảm giác ấy có được diễn tả chân thực hay không? Vì sao?
? Cảm giác ấy càng tăng khi nghe hồi trống báo vào lớp. Em hãy nêu lên các biểu hiện cụ thể đã được tác giả hồi tưởng lại?
? Em cảm nhận được diều gì ở hình ảnh các cậu học trò nhỏ đó?
- Dày đặc cả người, người nào cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt sáng sủa, vui tươi => đông đúc, rộn rã và đẹp đẽ.
- Lo sợ vẩn vơ, giống như các bạn, bỡc ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ...
- Hình ảnh so sánh: như con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ....
Đó là những cảm giác rất chân thực, bởi mỗi người khi lần đầu tiên bước chân đến trường học, nhất là trước kia không có đi học mẫu giáo trước, việc làm quen với môi trường mới càng là điều bỡ ngỡ đối với học trò.
- Cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng, hai chân cứ dềnh dàng mãi, hết co lại duỗi, toàn thân run run...
- Ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu...
? Trong niềm bối rối, vừa hồi hộp sợ hãi vừa xúc động của đám học trò, chúng ta thử xem những người thầy giáo đã được hiện ra như thế nào ?
? Như vậy, hình ảnh về những người thầy được giữ lại trong hồi ức rất rõ nét ấy đã nói lên diều gì về thái độ của nhà văn đối với những người thầy đầu tiên của mình?
GV: NHư vậy, hồi trống vang lên đã như những thanh âm lạ lùng mới mẻ làm xao động tâm hồn trong trẻo của đứa trẻ lần đầu đến lớp, khép lại quãng thời vụng dại hoàn toàn tự do và mở ra khoảng trời rộng lớn hơn, mênh mông hơn và cũng tràn ngập ý nghĩa hơn: quãng ngày đi học
- Ông đốc: lời nhắc nhở nhẹ nhàng và đầy tình cảm, nhìn bằng cặp mắt hiền từ và cảm động, thậm chí khi thấy các trò thút thít khóc hoặc còn lưu luyến người nhà thì ông nhẫn nại tươi cười đứng chờ
- Thầy giáo: trẻ tuỏi, gương mặt tươi cười đang đón chúng tôi trước cửa lớp.
- Quý trọng, tin tưởng, biết ơn sâu sắc.
c. Cảm nhận trong lớp học
Gọi HS đọc đoạn cuối văn bản.
? Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp học, nhân vật tôi lại cảm thấy "trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ như lúc này"?
HS đọc đoạn văn bản.
- Vì tôi bắt đầu cảm thấy được sự độc lập của mình khi đi học.
- Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của lứa tuổi mình, không có mẹ để vòi vĩnh, dựa dẫm như khi còn ở nhà.
? Những cảm giác mà nhân vật tôi có được khi bước chân vào trong lớp học là gì?
? Em thử lý giải và rút ra nhận xét về những cảm giác ấy của nhân vật tôi?
- Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì trên tờng cũng thấy hay hay...nhìn bàn ghê chỗ tôi ngồi và tự lạm nhận là vật của riêng mình...nhìn người bạn chưa hề quen biết nhưng không hề có cảm giác xa lạ...
- HS tự bộc lộ bằng chính cảm giác của các em về lần đầu tiên đi học của mình.
=> Đó là những tình c ... hương mà còn là con người rất giàu lòng tự trọng, trọng danh dự...
a. Tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
? Những từ ngữ, chi tiết nào miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc khi kể việc bán con Vàng với ông giáo?
? hàng loạt các từ gợi tả: mếu, ầng ậng nước, co rúm lại, vết năhn xô lại, ép nước mắt... đã thể hiện tâm trạng và dáng vẻ của lão Hạc khi ấy ra sao? Tác động như thế nào đến người đọc?
? Tâm trạng và nỗi lòng ấy còn dược bộc lộ trực tiếp qua lời nói, suy nghĩ như thế nào của lão Hạc?
+ cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước.
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại, nép nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cai đầu ngoẹo về môt bên và cái miệng móm mém mếu như con nít...hu hu khóc.
- HS trình bày ý hiểu của cá nhân, nhìn chung thấy được:
+ hàng loạt từ ngữ và chi tiết đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh đáng thương, tội nghiệp của lão Hạc khi dứt lòng bán con Vàng, đồng thời diễn tả một cách chân thực và chính xác diễn biến tâm trạng đầy đau đớn: giả vờ vui vẻ để cố nén nỗi đau song nỗi đau không thể che giấu đã hiện diện qua cái cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Hơn cả sự đau đớn, còn có cả nỗi hổ thẹn, xót xa, day dứt, hối hận...của một con người giàu tình yêu thương và đầy lòng tự trọng thấy mình mắc lỗi với một con vật vốn rất tình nghĩa đối với mình. Chính vì vậy, khi có người chạm đến nỗi đau cố nén ấy lập tức lão oà khóc, như một đứa con nít mắc lỗi. Nó khiến người đọc không khỏi cảm thấy ngậm ngùi, cảm thương.
- + Nó nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm..."
+ Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó.
=> Nỗi đau đớn của một con người có tự trọng và giàu tình nghĩa nhận thấy mình trở nên nhẫn tâm và xấu xa mà không thể làm khác được.
? Cùng với nước mắt và nỗi day dứt, ông lão còn kể lể, than vãn, phân trần với ông giáo. Qua những lời rủ rỉ, ta hiểu thêm điều gì về ông lão khốn khổ ấy?
- Theo đà câu chuyện giãi bày, lão Hạc chuyển sang chua chát, ngậm ngùi. Nhất là những câu lý giải mang màu sắc triết lý mỉa mai: "Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm người., may ra có sung sướng hơn một chút...kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn." và "Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng". Những câu nói bộc bạch mà lại như than thở, tự nhủ, thấm dượm màu sắc triết lý dân gian dung dị của những người nông dân nghèo khổ, thất học nhưng lại nhiều trải nghiệm và suy ngẫm về số phận con người qua số phận của chính bản thân họ. Đó là tiéng than thể hiẹn nỗi buồn thấm thía, sự bất lực cay đắng của họ trước hiện tại bế tắc và tương lai cũng mờ mịt, vô vọng.
? Mục đích thứ hai lão Hạc tìm đến ông giáo không phải chỉ để than thở mà còn để nhờ cậy, gửi gắm. Em hãy cho biết, mảnh vườn và món tiền gửi ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc?
GV bình, chuyển.
- Mảnh vườn là tài sản duy nhất lão hạc có thể dành cho con trai. Mảnh vườn ấy là sự chắt chiu cả đời của người vợ ngắn số. Nó cũng gắn với danh dự, bổn phận của kẻ làm cha mà lão tự thấy cần phải giữ trọn cho con. 
- Món tiền 30 đồng do cả đời dành dụm sẽ được dùng phòng khi lão chết có tiền ma chay. Bởi vậy, món tiền ấy mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm người.
b. Cái chết của lão Hạc.
? Sau khi đã nhờ cậy ông giáo, lão Hạc đã làm gì để sống qua ngày?
? Vì sao ông lão lại từ chối sự giúp đỡ của người khác?
- Ăn khoai, khoai hết, lão chế tạo được món gì ăn món ấy: củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy...
- Ông lão là người tự trọng, không để người khác thương hại hoặc xem thường.
- Ông lão là người coi trọng bổn phận làm cha và danh dự làm người. Sống nghèo khổ và cô độc trong sự trong sạch. 
? Trước nỗi băn khoăn rất chân thành của ông giáo: "Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì để ăn" lão Hạc đã trả lời ra sao? Câu nói ấy của lão cho ta biết điều gì?
- "Tôi đã liệu đâu vào đấy...Thế nào rồi cũng xong"
=> Sau khi trao gửi được tất cả cho người mà theo lão Hạc là đứng đắn và tin cậy, lão Hạc hoàn toàn thanh thản. Câu trả lời còn chứa đựng thêm một ý nghĩa khác: nó cho biết ông lão đã chuẩn bị tất cả cho kết cục của mình, không muốn làm vướng bận đến người khác.
? Cái chết của lão Hạc đã được miêu tả qua những chi tiết nào?
? Các từ láy: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo...đã có tác dụng gì trong việc diễn tả cái chết của lão Hạc?
HS tìm thấy:
+ Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi...khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
+ vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.
- Khắc hoạ cụ thể, rõ nét về cái chết dữ dội, bi thảm của lão Hạc.
- Khơi dậy cảm giác hãi hùng và xót thương mãnh liệt ở người đọc, dường như cũng trực tiếp chứng kiến cái chết đau đớn ấy mà bất lực không thể cứu giúp.
? Theo em, một người đã tự đầu độc chính mình để quyết giữ lại mảnh vườn hương hoả cho con, một người quyết dành dụm cho ngày chết của mình số tiền thật ít ỏi thì đó phải là con người có những phẩm chất nào đáng quý?
? Cái chết của lão Hạc đã khơi dậy trong em những cảm xúc và suy nghĩ như thế nào ?
( GV bổ sung thêm bằng việc liên hệ với két cục cả những nhân vật trong các truyện ngắn của Nam Cao và nhân vật nông dân trong các sáng của các nhà văn cùng thời...). Bình, chuyển.
- Đó là người có ý thức cao độ về lẽ sống: Sống trong còn hơn chết đục.
- Là người coi trọng bổn phận và danh dự làm người còn hơn cả sự sống.
HS tự bộc lộ suy nghĩ cá nhân, nhìn chung thấy được:
+ Cái chết của lão Hạc đột ngột song không bất ngờ bởi tính cách và những phẩm chất lão đã thể hiện từ đầu truyện cho thấy đó là kết cục tất yếu của con người khi thấy sự sống của mình không còn cần thiết. Cái chết đó như sự giải thoát cho người con trai gánh nặng cũng như giải thoát cho chính bản thân lão khỏi những day dứt, dằn vặt từ những việc mà mình đã gây nên đối với con, đối với con chó...
+ Cái chết của lão Hạc mang tính chất tố cáo mãnh mẽ đối với xã hội đương thời: xã hội tăm tối, vô nhân đạo đã khiến con người lương thiện nhưng nghèo khổ rơi vào cảnh cùng đường, bế tắc, chỉ có thể giữ được phẩm giá làm người nếu tìm đến cái chết.
+ Cái chết của lão Hạc cũng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc: Nó khẳng định ý thức phẩm giá của con người, nhất là người lao động nghèo khổ... 
2. Nhân vật ông giáo - người kể chuyện.
? So với cách kẻ chuyện của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn, cách kể chuyện của nhà văn NC có gì khác?
- Tắt đèn sử dụng ngôi kể thứ ba (người kể giấu mặt), Nam Cao lại sử dụng ngôi kể thứnhất, qua lời kể của nhân vật ông giáo - sự hoá thân của nhà văn- khiến câu chuyện tăng thêm tính chân thực. Nhân vật này vừa là người tham gia câu chuyện,vừa là người trực tiếp chứng kiến diễn biến xảy ra đối với cuộc đời lão Hạc vừa đóng vai trò dân dắt câu chuyện, vì vậy có thể trực tiếp bày tỏ tình cảm, suy nghẫm của bản thân. Cách kể chuyện này khiến tính chân thực tăng lên và màu sắc trữ tình thêm thấm đượm.
? Thái độ của ông giáo dối với lão Hạc lúc đầu như thế nào? Nó cho ta biết gì về nhân vật này?
? Khi thấy thái độ lạnh lùng của vợ mình trước cảnh ngộ của lão Hạc, ông giáo đã có suy nghĩ ra sao? Suy nghĩ ấy cho ta biết thêm diều gì về nhân vật?
- Chịu khó nghe chuyện dông dài của lão Hạc, mời ăn khoai, uống nước chè, thậm chí muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc...
=> Đó là con người rất giàu lòng sẻ chia, đồng cảm, sẵn tình yêu thương người nghèo, thấu hiểu tâm tình của họ. Hành động và lời nói của ông giáo còn cho ta thấy: cuộc sống dẫu khốn khó nhưng tình người vẫn ấm áp, nhân hậu. Tình cảm ấy chính là niềm vui có thật để nâng đỡ và an ủi những con người nghèo khó tiếp tục sống, chống chọi với mọi nỗi chật vật cơ cực của cuộc đời.
- Chao ôi ! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ...không bao giờ ta thương.
=> Ông giáo không chỉ tỏ ra hiểu thái độ của vợ mà còn cảm thông nỗi khỏ tâm của thị. Ông không giận mà chỉ thấy buồn vì cái khổ, cái nghèo khó trong cuộc sống nhiều khi vô tình đẩy người ta đến sự nhẫn tâm trước cảnh ngộ người khác. Lời tự nhắc mình ấy của ông giáo cũng chính là lời tự nhắc nhr của nhà văn Nam Cao đối với ngòi bút của ông: gần gũi, yêu thương và chia sẻ với người xung quanh...
? Vì sao khi nghe Binh Tư nói chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo lại thấy buồn?
_ Lầm tưởng rằng lão Hạc vì túng quá mà đã làm liều, thất vọng trước sự hay đổi của một người hàngvxóm mà ông rất kính trọng và yêu mến. Nỗi buồn ấy là biểu hiện cho sự thất vọng của nhà văn khi thấy bản năng đã chiến thắng nhân tính. Cái nghèo đói đã làm hoen ố nhân cách con người.
? Nỗi buồn ấy có gì nỗi buồn của ông giáo khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc?
- - Khẳng định: cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác.
=> Không đáng buồn vì vẫn có cái chết đầy hy sinh và bi phẫn như cái chết của lão Hạc: chết để bảo vệ nhân phẩm và danh dự. Lòng tự trọng và nhân tính vẫn chiến thắng.
Tuy vậy, vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác: một người tốt như vậy, biết trọng danh dự và nhân phẩm đến thế song cuối cùng buộc phải tìm đến cái chết, một sự giải thoát tự nguyện và đau đớn. Xã hội ấy, cuộc sống ấy không có chỗ tồn tại cho nhân phẩm và danh dự làm người....Ông giáo đã không đánh mất lòng tin vào những đức tính đáng quý của con người.
? Có ý kiến cho rằng, nhân vật ông giáo là sự hoá thân của nhà văn. Em có đồng ý không? Nhân vật đã cho em hiểu gì về nhà văn Nam Cao?
- Đồng ý, bởi qua nhân vật, thấy được tình cảm yêu thương và trân trọng rất thành thực và tha thiết của Nam Cao dành cho người nông dân. Có thể thấy Nam cao là nhà văn của những người lao động nghèo khổ mà lương thiện, giàu lòng tự trọng và có ý thức mãnh mẽ, sâu sắc về nhân phẩm. Nhà văn tin tưởng vào sức mạnh phẩm giá của con người.
GV liên hệ với quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước CMT8 và nội dung nhân đạo sâu sắc mà Nam Cao đặt ra trong sáng tác cả ông để két lại bài học và chuyển sang phần tìm hiểu ý nghĩa.
III. Đọc - Hiểu ý nghĩa văn bản.
Đọc văn bản Lão Hạc em nhận thức được những điều sâu sắc nào về số phận và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?
? Qua nhân vật ông giáo, em có nhận xét gì về nhà văn Nam Cao?
- Số phận đau thương, cùng khổ, bế tắc...
- Nhân cách đáng quý, giàu tình yêu thương, lòng tự trọng...
- Là nhà văn gần gũi với người lao động, yêu thương và đồng cảm với họ đồng thời trân trọng những phẩm chất đáng quý...
? Không chỉ có tấm lòng, Nam Cao còn đem đến cho em những bài học ra sao về nghệ thuật kể chuyện?
? Em còn biết thêm những truyện nắgn nào của nhà văn Nam Cao nữa?
- Kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ sinh động để khắc hoạ nhân vật.
- cách kể bằng ngôi thứ nhất khiến câu chuyện thêm đậm chất trữ tình, vừa chân thực vừa giàu màu sắc triết lý.
GV bình , kết bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docphan 1.doc