Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường TH& THCS Vĩnh Bình Bắc

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường TH& THCS Vĩnh Bình Bắc

Tuần: 12 Tiết: 56

 Bếp Lửa

 ( Bằng việt )

1/ MỤC TIÊU

Giúp Hs:

a/Về kiến thức:

 - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.

- b/Về kỹ năng

- Luyên tập rèn luyện kỹ năng phân tích thơ trữ tình.

- c/ Về thái độ:

- Giáo dục Hs lòng kính yêu, tôn trọng người bà cho dù bất cứ ở nơi nào.

2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh

a/ Chuẩn bị của GV Đọc văn bản, tìm tài liệu liên quan đến tác giả.

 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thuyết trình, thảo luận nhóm.

b/ Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản trả lời câu hỏi ở sgk

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường TH& THCS Vĩnh Bình Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 10/ 2011 
Ngày dạy: 18/ 10/ 2011 
Tuần: 12 Tiết: 56
 Bếp Lửa
	 ( Bằng việt )
1/ MỤC TIÊU 
Giúp Hs:
a/Về kiến thức:
 - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
b/Về kỹ năng
- Luyên tập rèn luyện kỹ năng phân tích thơ trữ tình.
c/ Về thái độ:
- Giáo dục Hs lòng kính yêu, tôn trọng người bà cho dù bất cứ ở nơi nào.
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
a/ Chuẩn bị của GV Đọc văn bản, tìm tài liệu liên quan đến tác giả...
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thuyết trình, thảo luận nhóm..
b/ Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản trả lời câu hỏi ở sgk
3/ Tiến trình bày dạy 
 a/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) Đọc câu thơ nói về hình ảnh những chiếc xe không kính qua đó nêu phẩn ghi nhớ 
 b// Dạy nội dung bài mới : (1’)
 Lời vào bài: 
 Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước . Với giọng thơ mượt mà , trong trẻo , tràn đầy cảm xúc , đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm , những kí ức và ước mơ tuổi trẻ , thơ Bằng Việt rất dễ đem lại cảm xúc cho người đọc , nhất là các bạn đọc trẻ tuổi . Bài thơ “Bếp lủa” sẽ chứng minh điều đó . 
Hoạt Động 1: Tìm Hiểu Chung (1 6’) 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
Gọi HS đọc chú thích *
Hỏi: Nêu những hiểu biết khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Gv yêu cầu Hs đọc phần chú thích ở sgk, sau đó gv chuyển sang đọc hiểu văn bản
HS đọc chú thích
-Quê Hà Tây.
Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
-Tác phẩm: 1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô.
- Chú Thích: Đọc ở sgk
I. Đọc –Tìm hiểu chung :
1. Tác giả: Quê Hà Tây.
Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm: 1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô.
3/ Chú thích: 1,2 sgk
Hoạt Động 2: Đọc- Hiểu văn bản ( 20’)
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
Hoạt động của Thầy 
Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài thơ.
- Gọi HS đọc chú thích *
Hỏi: Nêu những hiểu biết khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
Hỏi : Em hiểu gì về hình ảnh Bếp lửa.
GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
Gọi HS đọc, nhận xét, GV nêu cách đọc, GV đọc mẫu.
Hỏi: Hình ảnh nào bao trùm bài thơ Gắn liền với hình ảnh đó là hình ảnh nào?
Hỏi:Phương thức biểu đạt?(biểu cảm + tự sự)
Hỏi : Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Mỗi đoạn thể hiện điều gì ?
 Hướng dẫn phân tích đoạn 1
HS đọc lại đoạn đầu.
Hỏi :Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại?
GV cho HS phát hiện hình ảnh thơ.
Hoàn cảnh của gia đình nhà thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước?
Chỉ ra và phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bà cháu – bếp lửa?
Tình cảm gì được biểu hiện?
Có 1 tình thương xuất hiện đan xen trong hoài niệm đó là âm thanh nào? ý nghĩa của âm thanh đó?
 Tổ chức tìm hiểu đoạn tiếp theo.
Hỏi : Hãy tìm những hình ảnh thơ thể hiện sự hồi tưởng về tuổi thơ và về bà, về bếp lửa?
Cảm nhận về hình ảnh người bà qua những sự việc bà đã làm và hình ảnh “Nhóm bếp lửa”.
Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần ?
- Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa?
Vì sao tác giả viết “ ôi kì lạ....bếp lửa!”
GV có thể bình ý này.
Vì sao tác giả viết “ ngọn lửa” mà không nói” bếp lửa”?
Em cảm nhận như thế nào về tình cảm bà cháu.
Cho Hs đọc phần ghi nhớ ở
 sgk 
Hoạt động của Trò
-Quê Hà Tây.
Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
-Tác phẩm: 1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô.
Đọc, hiểu chú thích
(SGK)
* Đại ý: Bài thơ
-3 khổ đầu : H.a bếp lửa gợi hồi tưởng về bà .
-4 khổ tiếp : Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ khi sống bên bà và h.a gắn liền với bếp lửa .
-Khổ 6 : Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà .
-Khổ cuối : Sự trưởng thành của cháu nhưng vẫn nhớ về bà .
- Kỷ niệm tuổi thơ bên bà:
+ Thiếu thốn gian khổ( đất nước khó khăn chiến tranh).
+ Bà sớm hôm chăm chút.
- Kỷ niệm về bà + tuổi thơ + bếp lửa.
“ Khói hun nhèm – nghĩ mũi còn cay 
– bếp lửa bà nhen”bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà, sự cưu mang đùm bọc đày chi chút của bà.
Bà “ bảo cháu nghe ...”
- Tiếng chim tu hú: giục giã, khắc khoải, da diết:
+ Tiếng tu hú sao mà.....
+ Tú hú ơi chẳng đến ở.
=> Tiếng tu hú gợi hoài niệm, gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của 2 bà cháu.
- Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa=> người nhóm lửa, luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng.
+ Bà tảo tần hy sinh chăm lo cho mọi người.
“Nhóm bếp lửa ấp iu nông đượm”
=> Bà nhóm lên niềm yêu thương; niềm vui sưởi ấm.
Hs thảo luận nhóm sau đó đại diện trả lời
+ Bà “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
=> Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng,kỷ niệm ấm lòng , nâng bước chân cháu trên đường dài, yêu bàyêu nhân dân.
Hs đọc phần ghi nhớ ở
 sgk 
Nội dung cần đạt
I. Đọc – chú thích :
1. Tác giả: Quê Hà Tây.
Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm: 1963, in trong tập thơ cùng tên khi nhà thơ ở Liên Xô.
3.Đại ý : Hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Những kỷ niệm về bà và tình bà cháu
-Kỉ niệm tuổi thơ bên bà :
+ Thiếu thốn , gian khổ khi đất nước còn chiến tranh .
+ Bà sớm hôm chăm lo cháu 
-“Bếp lửa bà nhen” : bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà . 
-Tiếng chim tu hú : giục giã , khắc khoải , da diết .
=> Tiếng tu hú gợi tình cảnh vắng vẻ và nỗi nhớ mong của hai bà cháu .
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
-Bà luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng .
-Bà tảo tần hy sinh chăm lo cho mọi người .
=> Bà nhóm lên niềm yêu thương; niềm vui sưởi ấm.
-Bà nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ .
-Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng,kỷ niệm ấm lòng , nâng bước chân cháu trên đường dài.
Bếp lửangoïn löûa=>baø laø ngöôøi truyeàn löûa truyeàn söï soáng, nieàm tin cho caùc theá heä noái tieáp.
III. TOÅNG KEÁT: ghi nhớ sgk
c/ Củng cố, luyện tập :
 ( 3’) Hs đọc phần ghi nhớ ở sgk
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : ( 2 ’) Hướng dẫn đọc thêm khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 ...........................................................................................................
 ..................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/ 10/ 2011 
Ngày dạy: 18/ 10/ 2011 
Tuần: 12 Tiết: 57
 Hướng dẫn đọc thêm 
 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
	 ( Nguyễn Khoa Điềm )
I MỤC TIÊU 
 Giúp HS cảm nhận được:
a/Về kiến thức:
	-Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khác vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
 b/Về kỹ năng
 -Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
 c/ Về thái độ:
 -Giáo dục Hs về hình ảnh người bà, tình yêu thương,giàu đức huy sinh trong bài thơ bếp lưa 
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 a/ Chuẩn bị của GV Đọc văn bản, tìm tài liệu liên quan đến tác giả...
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thuyết trình, thảo luận nhóm..
 b/ Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản trả lời câu hỏi ở sgk
3/ Tiến trình bày dạy 
 a/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) Đọc câu thơ nói về hình ảnh Bếp lửa về người bà và qua đó nêu cảm nhận của em. 
 b// Dạy nội dung bài mới : (1’)
 Lời vào bài: Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước hình ảnh những người mẹ chiến đấu anh dũng không chỉ tìm thấy ở miền xuôi mà trải dài cả đất nước bà mẹ Tà Ôi là một là một điển hình tiêu biểu tiết hôm nay thầy hướng dẫn cùng các em.
Hoạt động 1 :Tìm hiểu chung (11’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
Gọi HS đọc phần tiểu dẫn để tìm hiểu tác giả tác phẩm
H:Em hãy tóm tắt những nét cần chú ý về tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
HS đọc phần tiểu dẫn để tìm hiểu tác giả tác phẩm
Hs tóm tắt những nét cần chú ý về tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 
I/ Tìm-Hiểu chung
 1-TÁC GIẢ 
 2/TÁC PHẨM
 SGK/155
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ ( 2 5’) 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
GV đọc văn bản – gọi HS đọc tiếp
?H:Hãy tìm những câu thơ miêu tả công việc của người mẹ Tà-ôi.
H:Phân tích nghệ thuật các câu: Lưng núi to, lung mẹ nhỏ;Mẹ đang chuyển lán – mẹ địu em ? 
Tìm những chi tiết nghệ thuật biểu hiện tình yêu thương con sâu đậm của người mẹ Tà-ôi
H:Tìm những câu thơ thể hiện ước mơ của người mẹ trong từng khúc ru? Nhận xét mối quan hệ giữa ước mong và công việc của người mẹ. Nhận xét cách diễn tả ước mơ của người mẹ
H:Hãy nhận xét phẩm chất tốt đẹp ở người mẹ Tà-ôi qua những sắc thái tình cảm trên. 
Gv cho Hs đọc Phần ghi nhớ
Hs đọc văn bản
Hs suy nghĩ sau đó trả lới 
Công việc của bà mẹ:
 -Vừa địu con vừa giã gạo nuôi bộ đội
 -Vừa địu con vừa tỉa bắp nuôi làng đói.
 -Vừa địu con vừa tham gia chiến đấu.
Hs suy nghĩ sau đó trả lới 
 Mặt trời của bắp  trên đồi
 Mặt trời của mẹ  trên lưng
Hs đọc phần ghi nhớ
II/ Đọc-Hiểu văn bản
 1/ Đọc văn bản: 
 2/ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật:
 1/Hình ảnh người mẹ Tà-ôi
 a/Công việc
 -Vừa địu con vừa giã gạo nuôi bộ đội
 -Vừa địu con vừa tỉa bắp nuôi làng đói.
 -Vừa địu con vừa tham gia chiến đấu.
->Hình ảnh gợi cảm, so sánh, điệp từ - Hình ảnh người phụ nữ đảm đang.
 b/Tình thương con
 Mặt trời của bắp  trên đồi
 Mặt trời của mẹ  trên lưng
-> Ẩn dụ – rất mực yêu thương con.
 2/Ước mơ của người mẹ Tà-ôi
	 hạt gạo trắng ngần
Con mơ cho mẹ: hạt bắp lên đều
 Được thấy Bác Hồ
 - Vung chày lún sân ->mạnh khoẻ
Con lớn: - phát mười kalưi ->giỏi gian
-Làm người tự do ->cuộc sống tự do
->Hình ảnh người mẹ Tà-ôi rất mực thương con nên làm tất cả những công việc để cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn.
III/ Tổng Kết: sgk
 c/ Củng cố, luyện tập :
 ( 3’) Hs đọc phần ghi nhớ ở sgk
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : ( 2 ’) Chuẩn bị bài Ánh trăng
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 ...........................................................................................................
 ............................................................................................................
Ngày soạn: 17/ 10/ 2011 
Ngày dạy: 28/ 10/ 2011 
Tuần: 12 Tiết: 5 8
 Ánh Trăng
	 ( Nguyễn Duy )
I MỤC TIÊU 
Giúp Hs:
a/Về kiến thức:
Kỷ niệm một thời gian l ... ...
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thuyết trình, thảo luận nhóm..
 b/ Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản trả lời câu hỏi ở sgk
3/ Tiến trình bày dạy 
 a/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) Đọc câu thơ nói về những công viêc của bà mẹ Tà Ôi qua đó em hãy nêu nhận xét việc làm trên 
b// Dạy nội dung bài mới : (1’)
 Lời vào bài: Ánh trăng là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Nguyễn Duy – một nhà thơ quân đội thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành cùng cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . Được viết năm 1978 ( khoảng ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ) , bài thơ đã thông qua hình tượng ánh trăng và cảm xúc của nhân vật trữ tình để diễn tả những suy ngẫm sâusắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao , tình nghĩa .
Hoạt động 1 :Tìm hiểu chung (11’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
Gọi HS đọc chú thích SGK .
Hỏi : Hãy cho biết sự hiểu biết của em về tác giả – nhà thơ quân đội Nguyễn Duy ?
GV giới thiệu khái quát về tác giả và nhấn mạnh vào đặc điểm thơ.
( Phong cách thơ Nguyễn Duy : giàu chất triết lí , thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở , day dứt , suy tư ) .
Hỏi: Bài thơ ra đời khi nào ? Xuất xứ của bài thơ ?
-HS đọc sau đó trả lời tại chỗ
- Sinh 1948 , quê Thanh Hóa.
- Nhà thơ – chiến sĩ.
- Nhiều tác phẩm hay , giải nhất thi thơ báo “văn nghệ”
I.Tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả:
- Sinh 1948 , quê Thanh Hóa.
- Nhà thơ – chiến sĩ.
- Nhiều tác phẩm hay , giải nhất thi thơ báo “văn nghệ”
2. Tác phẩm :
-Viết năm 1978 , trích từ tập thơ thơ Aùnh trăng .
 3/ Chú thích: 1,2 sgk
 Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản ( 25’) 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
 GV hướng dẫn cách đọc nhịp trôi chảy đoạn 4 cao đột ngột, đoạn 5 – 6 thiết tha trầm lắng.sau đó gọi hs đọc hết văn bản sau đó yêu cầu hs nêu bố cục
Gv cho Hs tìm những kỷ niệm hồi nhỏ, hồi chiến tranh? Cho thảo luận nhóm 2’ hết thời gian gọi Hs trả lời
Gọi HS đọc những khổ cuối .
Hỏi : Trăng xuất hiện như thế nào? 
Những từ ngữ nào cho thấy trăng xuất hiện đột ngột ? 
Hỏi : Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh trăng như thế nào?
Hãy hình dung tâm trạng diễn xuôi ý thơ. Hình ảnh trăng im phăng phắc gợi suy nghĩ gì?
(GV có thể bình ý này)
- Hình ảnh “ Trăng cứ tròn vành vạnh” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình mà còn là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trăng cuộc sống và biểu tượng cho chiều sâu tư tưởng tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
- Ánh trăng im phăng phắc: nhắc nhở nhà thơ không được quên qua khứ.
Gv cho hs đọc ghi nhớ
Hs chú ý theo dõi và lắng nghe
-HS đọc tìm bố cục 
3 phần
-Tự sự 
- Hồi nhỏ ( tuổi thơ)	 Trăng thành tri kỉ 
- Hồi chiến tranh (người lính) 
-Trong trẻo , tươi mát
Lý giải bằng lí do thực tế.
Ánh sáng điện gươngcuộc sống hiện đại vây bủa con người không có điều kiện mở rộng hồn mình với thiên nhiên gần gũi với thiên nhiên=> trăng trở thành người dưng.
Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp hối hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ.
-Tỏa sáng toà nhà .
- Trăng xuất hiện đột ngột “ thình lình, đột ngột”=> gợi tả niềm vui sướng ngỡ ngàng=> cảm xúc rưng rưng: đó là sự thiết tha yêu mến xúac động trước quá khứ lại hiện hình nhân chứng gợi nhớ=>kỷ niệm với những năm tháng gian lao, đất nước bình dị hiền hậu “Như là ...”
Hs chú ý lắng nghe
hs đọc ghi nhớ
II/ Đọc- Hiểu văn bản
 1/ Đọc văn bản
2/ Bố cục 3 phần
-Tự sự 
- Hồi nhỏ ( tuổi thơ)	 Trăng thành tri kỉ 
- Hồi chiến tranh (người lính) 
-Trong trẻo , tươi mát
3/ Phân tích:
 3.1Vầng trăng tình nghĩa
-Hồi nhỏ – hồi chiến tranh > trăng thành tri kỉ .
-Trăng trong trẻo và đẹp lạ thường 
-Trăng và người gắn bó gần gũi , hoà làm một .
3.2.Trăng hóa thành người dưng :
-Cuộc sống hiện đại : con người không có điều kiện nhớ về quá khứ , về vầng trăng .
3. Trăng nhắc nhở tình nghĩa
-Trăng xuất hiện đột ngột gợi kỉ niệm thời quá khứ .
- Ánh trăng im phăng phắc: nhắc nhở nhà thơ không được quên qua khứ.
III/ Tổng Kết: Sgk
c/ Củng cố, luyện tập :
 ( 3’) Hs đọc phần ghi nhớ ở sgk
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : ( 2 ’) Tổng kết về từ vựng( luyện tập tổng hợp)
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 ...........................................................................................................
 ............................................................................................................
Ngày soạn: 17/ 10/ 2011 
Ngày dạy: 28/ 10/ 2011 Tổng kết về từ vựng Tuần: 12 Tiết: 5 9 (luyện tập tổng hợp)
I MỤC TIÊU 
 Giúp HS 
a/Về kiến thức:
 Hệ thóng hóa các kiên thức về nghỉa của từ từ đ/ nghĩa, t/ trái nghĩa, trường t/ vựng, từ t/ hình, từ /t/thanh và các biện pháp tu từ từ vựng.
 Tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng
b/Về kỹ năng
Nhận diện được các t/ vựng các biện pháp tu từ trong văn bản.
	Phân tích t/ dụng của việc lựa chọn sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.	 
c/ Về thái độ:
 -Giáo dục Hs cần giữ gìn yêu quý tiếng việt hơn. 
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
a/ Chuẩn bị của GV: Đọc văn bản, tìm tài liệu liên quan đén tiếng việt.
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thuyết trình, thảo luận nhóm..
b/ Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản trả lời câu hỏi ở sgk
3/ Tiến trình bày dạy 
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) Nêu khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh cho ví dụ?. 
 b// Dạy nội dung bài mới : (1’)
 Lời vào bài: Gv nêu trực tiếp vào vấn đề tiết học hôm nay thầy hướng dẫn cùng các em bài tổng kết về từ vựng- luyện tập tổng hợp
 Hoạt Động: 1 Giải các bài tập ( 2 6 ’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
Cho Hs đọc bài tập 1 ở sgk sau đó yêu cầu Hs suy nghĩ và trả lời tại chỗ
Gv chốt lại 2 từ gật đầu gật gù từ nào thích hợp hơn? Hs suy nghĩ sau đó trả lời tại chỗ
Cho Hs đọc bài tập 2 ở sgk sau đó yêu cầu Hs suy nghĩ và trả lời tại chỗ
 Nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ của người vợ trong truyện cười?
Cho Hs đọc bài tập 3 ở sgk sau đó yêu cầu Hs suy nghĩ và trả lời
 Các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu của bài thơ Đồng chí dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?.
Hs đọc bài suy nghĩ qua câu ca dao
Râu tôm nấu với ruột bầu 
 Sau đó trả lời 
-Gật đầu:cúi đầu xuống rồi ngẫn đầu lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý
 -Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng 
 Hs suy nghĩ sau đó trả lời tại chỗ 
Hs đọc bài suy nghĩ sau đó trả lời tại chỗ 
Hs đọc bài suy nghĩ sau đó trả lời tại chỗ 
Bài tập: 1
 Gật đầu hay gật gù trong hai dị bản của câu ca dao Râu tôm nấu với ruột bầu 
 ->Gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: tuy món ăn rất đạm bạc nhưng vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẽ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Bài tập: 2
Người vợ không không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa là cả đội chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi.
Bài tập: 3
-Các từ dùng với nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
-Các từ dùng với nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu ( ẩn dụ)
Hoạt Động:2 Luyện tập ( 10 ’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 4 sgk sau đó yêu cầu Hs làm bài 
Hs lắng nghe sau đó đọc bài 
tập 4 sgk 
Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng; ánh ( hồng), lửa, cháy, tro, tạo thành hai trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có liên hệ liên tưởng với lửa.
Luyện tập 
Thục hành bài tập 4 sgk
bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. 
c/ Củng cố, luyện tập :
 ( 3’) Hs đọc phần ghi nhớ ở sgk
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : ( 2 ’) Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 ...........................................................................................................
 ............................................................................................................
Ngày soạn: 17/ 10/ 2011 
Ngày dạy: 28/ 10/ 2011 
Tuần: 12 Tiết: 60 
 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
 CÓSỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I MỤC TIÊU 
 Giúp HS 
a/Về kiến thức:
 Đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự 
 b/Về kỹ năng
Viết đ/ văn t/ sự,có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
	Phân tích được t/ dụng các yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.	 
 c/ Về thái độ:
 -Giáo dục Hs cần giữ gìn yêu quý tiếng việt hơn. 
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
a/ Chuẩn bị của GV: Đọc văn bản, tìm tài liệu liên quan đén tiếng việt.
 PP: Đàm thoại, gợi tìm, thuyết trình, thảo luận nhóm..
b/ Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản trả lời câu hỏi ở sgk
3/ Tiến trình bày dạy 
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) Nêu khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh cho ví dụ?. 
b// Dạy nội dung bài mới : ( 1’ )
 Lời vào bài: Muốn viết được đoạn văn, bài văn,đòi hỏi người viết phải sử dụng các yếu tố nghị luận thích hợp tiết ọc hôm nay thầy hướng dẫn cùng các em.
Hoạt Động:1 TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TS (11’) 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
Cho Hs đọc đoạn văn Lỗi lầm và sự biết ơn.
Gv phát vấn câu hỏi ở sgk cho hs th ảo luận nhóm thời gian 2’ hết thời gian gọi đại diện nhóm trả lời
Gv nói thêm về câu chuyện 2 người bạn cùng đi trên sa mạc sau đó chốt lại ý cơ bản sau đó chuyển sang hoạt động 2
Hs đọc đoạn văn Lỗi lầm và sự biết ơn.
Sau đó thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trả lời
Hs chú ý lắng nghe 
I/Tìm hi ểu y ếu t ố nghị luận trong đoạn văn tsự
Bài học cần rút ra về sự bao dung, lòng nhân ái ,biết tha thứ, và ghi nhớ ân nghĩa , ân tình.
 Hoạt Động: 2 THỰ HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TS CÓ SỬ DỤNG YTNLUẬN ( 25’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính (ghi bảng)
Gv ghi đề bài bài lên bảng sau đó cho hs thực hành
Sau đó cho hs thực hành viết đoạn văn Tg 12’ hết TG gọi đại diện trả lời 
Gv chốt lại ý cơ bản sau đó dùng bảng phụ có ghi đoạn mẫu cho Hs xem.
Hs đọc đề bài sau đó suy nghĩ viết đoạn văn
Hs đọc bài viết sau đó các bạn nhận xét
II/ Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Đề bài:
 Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp.Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là ngu7o72iba5n tốt.
c/ Củng cố, luyện tập :
 ( 3’) nhận xét tiết thực hành về hai mặt ưu và khuyết điểm các tiết sau thực 
 hiện tốt hơ
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : ( 2 ’) Truyện ngắn Làng
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 ...........................................................................................................
 ............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 12 CKTKN MOI.doc