Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường TH Canh Liên

Tuần : 9 - Tiết 33, 34 Văn bản : HAI CÂY PHONG

 (Tích “ Người thầy đầu tiên “ ) Ai-ma-tốp

I- Mục tiêu cần dạt :

- Giúp HS hiểu được nội dung tóm tắt của tác phẩm “ Người thầy đấu tiên “ đoạn trích “Hai cây phong “ cho tấy khă năng kể chuyện kết hợp kết hợp với miêu tả , biểu cảm nhuần nhị của tác giả đẫ gây ấn tượng sâu sắc về hai cây phong như một biểu tượng của quê hương thân thiết

 - Rèn luyện các kỉ năng đọc văn xuôi tự sự – trữ tình , phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể , của miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự .

 II-Chuẩn bị :

1- GV : N/cứu sgk , sgv ,tài liệu tham khảo –soạn giảng - Bảng phụ

2- HS : Tìm hiểu bài – trả lời câu hỏi sgk , hướng dẫn của GV

III- Tiến trình tiết dạy :

1- Ổn định : (1)

2- KTBC : (5)

 - Vì sao gọi chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men ?

 -Chứng min truyện “Chiếc lá cuối cùng “ của O Hen-ri , qua đoạn trích này , được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần , gây hứng thú cho bạn đọc

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Soạn : 22-10-2005 
Tuần : 9 - Tiết 33, 34 Văn bản : HAI CÂY PHONG 
 (Tích “ Người thầy đầu tiên “ ) Ai-ma-tốp 
I- Mục tiêu cần dạt : 
- Giúp HS hiểu được nội dung tóm tắt của tác phẩm “ Người thầy đấu tiên “ đoạn trích “Hai cây phong “ cho tấy khă năng kể chuyện kết hợp kết hợp với miêu tả , biểu cảm nhuần nhị của tác giả đẫ gây ấn tượng sâu sắc về hai cây phong như một biểu tượng của quê hương thân thiết 
 - Rèn luyện các kỉ năng đọc văn xuôi tự sự – trữ tình , phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể , của miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự . 
 II-Chuẩn bị : 
GV : N/cứu sgk , sgv ,tài liệu tham khảo –soạn giảng - Bảng phụ 
HS : Tìm hiểu bài – trả lời câu hỏi sgk , hướng dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
Ổn định : (1’) 
KTBC : (5’) 
 - Vì sao gọi chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men ? 
 -Chứng min truyện “Chiếc lá cuối cùng “ của O Hen-ri , qua đoạn trích này , được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần , gây hứng thú cho bạn đọc 
3-Bài mới : 
a-Giới thiệu bài : (1’) Đối với mỗi con người Việt Nam , kí ức của tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa , bến nước , sân đình còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên “ của nhà văn Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê . Mỗi lần thăm quê , ông không thể thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng ,vì sao như vậy , cô cùng các em tìm hiểu ở bài học hôm nay . 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
Hđộng 1: 
- Y/ cầu HS trình bày những nét chính về nhà văn Ai-ma-tốp 
-Giới thiệu ngắn gọn về đất nước Cư-sơ-gư-xtan –đất nước của núi đồi và thảo nguyên trập trùng 
- chốt lại các điểm cơ bản , bổ sung : đầu năm 2004 ,ông được nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của trường đại học tổng hợp quốc gia Matx cơ va (trường Lô-mô-nô-xốp) 
-Y/cầu HS tóm tắt truyện vừa “Người thầy đầu tiên “ 
- Nêu vị trí đoạn trích 
Hđộng 2: 
- H/dẫn HS đọc văn bản 
+Đọc giọng chậm rãi hơi buồn , gọi nhớ nhung của người kể chuyện . có chút thay đổi giọng đọc giữa những đoạn người kể chuyện xưng “tôi “ và xưng “chúng tôi “ để phân biệt ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật .
- Đọc một đoạn 
-Gọi 2 đến 3 HS đọc nối tiếp đến hết 
- Nhận xét việc đọc của HS 
- Cho HS tìm hiểu các từ : Cao nguyên , thung lũng, thảo nguyên ,phong 
-Y/cầu HS tìm bố cục của đoạn trích 
+Có tthể chia làm 4 đoạn :
a Làng Ku-ku-rêu phía tây : Giới thiệu chung vị trí làng quê của nhân vật tôi 
b Phía trên làng gương thần xuất hiện .Nhớ về hình ảnh hai cây phong ở đầu làng và cảm xúc tâm trạng của” tôi “ mỗi lần về thăm làng ,thăm cây .
c Vào năm học cuối cùng biêng biếc kia : Nhớ về cảm xúc và tâm trạng của nhân vật “tôi” hồi trẻ thơ với lũ bạn bè khi trèo lên hai cây phong nhìn ngắm làng quê ,
d Còn lại : Nhân vật “tôi” nhớ đến người trồng hai cây phong gắn liền với trường 
- Y/cầu HS tìm các đại từ nhân xưng trong đoạn trích 
Nhận xết về sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích , tác dụng của sự thay đổi ngôi kể ? 
Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn ? 
+Trong mạch kể xưng “tôi” là người kể chuyện người ấy tự giới thiệu mình là hoạ sĩ – người kể ở đây chính là nhà văn nhưng không nhất thiết bao giờ người kể chuyện ở dạng này cũng chính là t/giả . Trong mạch kể xưng “chúng tôi” vẫn là người kể chuyện trên , nhưng lại kể nhân danh cả “bọn con trai “ngày trước , và hồi ấy người kể chuyện người kể chuyện cũng là đứa trẻ trong bọn .
“tôi”có cả ở hai mạch kể àmạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” trong bài văn là quan trọng hơn .
-Nhận xét bổ sung , khắc sâu kiến thức 
+Sự thay đổi ngôi kể làm cho câu chuyện trở nên sống động , thân mật , gần gũi , ấp áp , đáng tin cậy và chân thật hơn đối với người đọc .
- Trình bày( dựa theo chú thích * sgk ) 
-L ắng nghe , tưởng tượng 
- Tóm tắt nội dung chính (dựa theo chú thích * kể lại ) 
- Nắm bắt được vị trí của đoạn trích .
- Nghe hướng dẫn đọc 
-HS đọc 
- Nhận xét cách đọc của bạn 
-Giải thích một số từ khó 
-có thể chia làm 4 đoạn 
-HS trả lời 
Đại từ nhân xưng : “tôi “, “chúng tôi “ 
- Nhận xét việc thay đổi ngôi kể 
I-Giới thiệu : 
1-Ai-ma-tốp : (1928 ) nhà văn Cư-rơ-gư-xtan 
2-Văn bản Hai cây thông trích phần đầu của truyện vừa “Người thầy đầu tiên “ của Ai-ma-tốp 
II-Tìm hiểu văn bản :
1-Đọc tìm hiểu chú thích , bố cục :
 TIẾT 2 
*Mục tiêu cần đạt : 
- Phân tích tìm hiểu ngòi bút đạm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong .
- Phân tích tác dụng của miêu tả , biểu cảm trong đoạn văn tự sự 
-Hiểu rõ những nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNGCỦA HS
KIẾN THỨC
Hđộng 3: H/dẫn HS phân tích 
- Y/cầu HS đọc lại đoạn c 
- Theo em ở đoạn văn này có thểû chia làm mấy đoạn nhỏ nữa ? ý của mỗi đoạn ? Đoạn nào theo em thú vị hơn vì sao ? 
+Bổ sung : Đoạn 2 thú vị hơn , vì đây là những cảnh và cảm xúc mới mẻ , lạ lùng mà có lẽ lần đầu tiên bọn trẻ mới có được khi toàn cảnh qh bỗng xuất hiện ra trước mặt mình 
-T/giả vừa nhớ lại vừa kể ,tả một cách cụ thểû , thấm đượm cảm xúc mến thương ngọt ngào .Hai cây phong cùng lũ trẻ hồn nhiên ,nghịch ngợm được phát vẽ như thế nào ? 
+Chỉ vài câu văn kể xen lẫn tả, chỉ vài ba nét phác hoạ , đã hiện lên thật sinh động hình ảnh hai cây phong khổng lồ xù xì những mắc mấu , các cành cây cao ngắt , cao đến ngang tầm cánh chim bay , với bóng râm mát rượi , với động tác nghiêng ngả đung đưa như muốn mời chào . phía trên của bức tranh được tô điểm thêm bỡi hình ảnh hàng ngàn chim chao đi chao lại trên đầu -> hai cây phong như người bạn lớn , vô cùng thân thiết , bao dung gắn bó với lũ trẻ trong làng 
- Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ là điều gì? Tại sao chúng say sưa ngây ngất ? Cảm giác ấy được diễn tả ntn ? 
+ Bình : Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá mới , lần đầu tiên được nhìn ngắm toàn cảnh qh trong tư thế tù trên cao đầy thú vị mà hai cây phong là cái ghế ngồi , là bệ đễ ,bệ phóng cho những ước mơ và khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu 
-Y/cầu HS trở lại quan sát đoạn a,b 
-Hai cây phong ở đỉnh đồi phía trên làng Ku-ku-rêu có gì đặc biệt đối với nhân vật” tôi “ –người hoạ sĩ ? vì sao nhân vật “tôi” luôn nhớ về chúng ? 
- Khắc sâu : Hai cây phong , đã từ lâu , trở thành một hình ảnh – kí ức trong tâm hồn” tôi “ , biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của một con người sống ở nơi xa . 
- Hai cây phong trong hồi ức của nhân vật “tôi” hiện ra cụ thể ntn ? 
- Tổng hợp 
-Khắc sâu : Sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm , dùng miêu tả để thể hiện cảm xúc , diễn tả dung di tự nhiên theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi – người hoạ sĩ 
-(nêu vấn đề ) Tại sao khi dã trưởng thành , đã hiểu được những điều bí ẩn của hai cây phong –đó chỉ là chân lí giản đơn mà vẫn không làm hoạ sĩ vỡ mộng xưa ? Có phải ai cũng có tâm trạng như thế không ? 
+ Là một hoạ sĩ –nghệ sĩ , có tâm hồn phong phú giàu cảm xúc , cho nên khi đã hiểu điều bí ẩn của tự nhiên , tronh anh vẫn không tan đi giấc mộng kì diệu của tuổi thơ ,ngược lại kỉ niệm và những kí ức huyền ảo ấy vẫn thường đi về , ám ảnh tâm trí anh khi nhìn hai cây phong cổ thụ . Điều đó chứng tỏ sức mạnh và sự ám ảnh lâu bền của kỉ niệm tuôỉ thơ đ/với mỗi người trong cuộc đời . Tất nhiên không phải ai cũng có cùng tâm trạng như vậy .
- Điều cuối cùng mà hoạ sĩ chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì ? Điều ấy lại có tác dụng gì trong mạch diễn biến của câu chuyện ? 
- Khắc sâu : Hai cây phong càng trở nên đặc biệtkhi nó gắn với tên tuổi một người .
-nhân vật chính của câu chuyện thầy giáo trường làng Đuy-xen , người thầy giáo đầu tiên , có công xây dựng ngôi trường ,xoá mù chữ cho trẻ con trong làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 sau cách mạng tháng Mười +Thầy nói với An-tư-nai “” -> Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về t/cảm của thầy trò An-tư sau này sẽ lớn lên ,trưởng thành ,sẽ là người có ích .
Hoạt động 4 : H/dẫn HS tổng kết 
-Cảm nhận sâu sắc của em về nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích ? 
-Nêu nội dung đoạn trích ? 
+Bổ sung : p/thức miêu tả chiếm phần nhiều hơn , đậm chất hội hoa
- Đọc đoạn c 
-Quan sát vb , phát biểu .
Đoạn văn nói về kí ức tuổi thơ gắn liền với hai cây phong có thể chia làn hai đoạn nhỏ 
-Tìm những chi tiết hình ảnh để làm sáng tỏ bức tranh hai cây phong ríu rít tiếng chim và tiếng bọn trẻ nô đùa 
-> Hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết , bao dung ,gắn bó với lũ trẻ trong làng 
- Phân tích ,suy luận , phát biểu 
-Quan sát đoạn a,b 
- Bước đầu phân tích , giải thích 
- Phân tích cụ thể và nhận xétcách miêu tả của tác giả 
-Thảo luận , thử đặt mình vào tâm trạng của nhân vật người hoạ sĩ 
-HS đọc lại đoạn “Tôi lắng nghe “ ”Trường Đuy-sen “ 
-Trả lời câu hỏi 
- Láng nghe 
- Tổng hợp , đánh giá , phát biểu 
* NT: Sự kết hợp đan xen hài hoà giữa các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự –miêu tả –biểu cảm (d/c) 
- Sử dụng các biện pháp nhân hoá ,so sánh ,ẩn dụ(d/c) 
-Lồng ghép hai ngôi kể 
*ND: Hai cây phong được cảm ngận như một biểu tượng thiêng liêng của quê nhà àtình yêu quê hương 
-HS đọc phần ghi nhớ (sgk)
2-Phân tích : 
a-Hai cây phong và những kí ức tuổi thơ :
- Hai cây phong nghiêng ngả đung đưa như muốn mời chào những người bạn nhỏ 
-Bóng râm mát rượi , tiếng lá xào xạc dịu hiền 
-Từ trên những cành cao ngất , một thế giới đẹp đẽ vô ngần , rộng bao la bí ẩn đầy quyến rũ mở ra trước mắt 
b-Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của “tôi” 
-người hoạ sĩ :
-Hai cây phong có tiếng nói riêng , tâm hồn riêng 
-Hai cây phong là nhân chứng hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé AN-tư-nai gần 40 nămvề trước 
-> Hai cây phong trở thành biểu tượng của quê hương thân thiết 
3-Tổng kết :
(ghi nhớ sgk )
4-Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’) 
a- Củng cố : (bảng phụ ) 
 - Nhận xét nào đúng nhất nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí quan trọng và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện ? 
 A Hai cây phong gắn bó với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò , của người kể chuyện 
 B Hai cây phong là nhân chứng hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-gần 40 năm về trước 
 C Hai cây phong là dấu hiệu để người kể chuyện nhận ra ngôi làng Ku-ku-rêu của mình mỗi lần đi xa về
 D Kết hợp cả A và B 
 Văn bản “Hai cây phong ” nhắc nhở em điều gì ? 
 ( Hs có thể phát biểu :Tình yêu quê hương , xứ sở , biết ơn người thầy đầu tiên trong cuộc đời của mình ) 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Chọn một đoạn trong văn bản để học thuộc 
- Đoạn trích miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể chuyện . Làm sáng tỏ nội dung ấy .
-Phương thức biểu đạt của văn bản này là gì ? 
 *Ôn lại bài : cách làm bài văn tự sự kết hợp với văn bản tự sự . Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2 (văn tự sự ) 
-Tìm hiểu các đề bài ở sách giáo khoa, chuẩn bị dàn ý sơ lược hoặc dàn ý cụ thể càng tốt.
-Đọc thêm sách TK để học tập cách trình bày diễn đạt,
IV Rút kinh nghiệm và bổ sung: 
N Soạn : 24-10-2005 
Tuàn :9 – Tiết 35, 36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 –
 VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢvà BIỂU CẢM 
I- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS 
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
 - Rèn luyện kỉ năng diễn đạt trình bày 
 II- chuẩn bị : 
GV : Tham khảo các đề bài tập làm văn (sgk) , có định hướng xây dựng đáp án cho các đề bài 
HS : Chuẩn bị cho giờ kiểm tra theo hướng dẫn của GV ( cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm . Tham khảo các đề bài trong sgk và lập dàn ý .
III-Tiến trình tiết kiểm tra : 
1-Ổn định : (1’) 
Kiểm tra : 
-Đề : ( đề kiểm tra của ngân hàng đề ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T9).doc