Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Chuẩn KTKN

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Chuẩn KTKN

TUẦN: 09

TIẾT: 33 - 34

HAI CÂY PHONG

 ( Trích “ Người thầy đầu tiên”)

 Ai-ma-tốp

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.

 - Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.

- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

 2/ Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự;

- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 09
TIẾT: 33 - 34
Ngày soạn: 7/10/2011
Ngày dạy: 11/10/2011
HAI CÂY PHONG
 ( Trích “ Người thầy đầu tiên”)
 Ai-ma-tốp
 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
 - Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
 2/ Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự;
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1/. Ổn định lớp: (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Bức tranh “Chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men có phải là một kiệt tác không ? Vì sao?
? Ý nghĩa của truyện “ Chiếc lá cuối cùng là gì?
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
 Đối với người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với cây đa, bến nước, mái đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm. Còn đối với nhân vật họa sĩ trong truyện vừa là “người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tôp vừa là nhớ đến quê qua hình ảnh hai cây phong trên đỉnh đầu làng. Tại sao như vậy? Câu trả lời được thể hiện trong hai tiết học hôm nay.
-Báo cáo sĩ số
- Chiếc lá rất đẹp, rất giống thật.
- Được vẽ bằng sự hi sinh thầm lặng để cứu sống một con người
àChiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
HAI CÂY PHONG
 Ai-ma-tốp
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (25’)
? Dựa vào phần chú thích để nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm?
GV: Ông tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn.
? Nêu xuất xứ của đoạn trích?
GV: hướng dẫn học sinh đọcà giọng kể đầy xúc động, GV đọc mẫu một đoạn.
GV: yêu cầu HS giải thích một số từ khó.
? Bố cục của đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
- Sinh năm 1928, mất năm 2008.
- Trong một gia đình viên chức.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng, Sếu đầu mùa.
- Đoạn trích thuộc phần đầu truyện “ Người thầy đầu tiên”.
Học sinh đọc bài.
Học sinh giải thích từ khó theo SGK
Đoạn trích chia làm 3 phần:
- Từ đầusay sưa ngây ngất.
- Tiếp theobiêng biếc kia.
- Phần còn lại.
A. Tìm hiểu chung:
I. Tác giả:
- Ai-ma-tốp ( 1928-2008), là nhà văn Cư-rơ-rư-xtan.
- Tác phẩm quen thuộc: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên.
II . Tác phẩm :
1. Ví trí đoạn trích:
Đoạn trích thuộc phần đầu truyện “ Người thầy đầu tiên”.
2. Bố cục:
- Hình ảnh hai cây phong và làng quê của nhân vật “tôi”.
- Hai cây phong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi”.
- Hai cây phong và thầy Đuy-sen.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (40’
GV : nêu câu hỏi cho HS thảo luận
? Làng Ku-ku-rêu của tác giả được miêu tả như thế nào? 
? Hình ảnh hai cây phong ở vị trí nào trong làng và có vai trò gì?
? Tác giả có cảm nhận như thế nào về hai cây phong?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả hai cây phong?
GV: cho HS xem tranh 2 cây phong sinh đôi, lá phong đỏ.
? Với nghệ thuật miêu tả trên ta thấy tác giả có tài năng và nghệ thuật gì ?
? Tác giả có tình cảm gì khi về làng nhìn thấy hai cây phong?
Tiết 34: HAI CÂY PHONG (tiếp theo)
? Trong tuổi thơ của mình, điều gì khiến tác giả và bọn trẻ say sưa , ngây ngất khi đến với hai cây phong?
 Hãy liệt kê những chi tiết thể hiện điều đó?(cảm giác khi ở trên cây phong và cảm giác khi phóng tầm nhìn từ trên cây phong.)
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? 
? Trong kí ức tuổi thơ của mình tác giả có tình cảm như thế nào với hai cây phong?
? Ai là người trồng hai cây phong?
? Thầy Đuy-sen đã ước mơ , hi vọng điều gì khi vun trồng và chăm sóc hai cây phong?
? Em có nhận xét gì về việc lựa chọn ngôi kể, người kể trong văn bản?
? Em thấy ngòi bút miêu tả của tác giả có gì đặc biệt?
? Những câu văn hay trong văn bản sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Qua văn bản tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
Học sinh thảo luận nhóm 4
(3 phút)
Cử đại diện trả lời
- Nằm ven chân núi , trên một thảo nguyên rộng 
- “Phía dưới làng là thung lũng
- “là thảo nguyên mênh mông 
-“ con đường sắt băng qua cánh đồng 
 - Phía trên làng, giữa ngọn đồi có hai cây phong lớn.
- Như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
è Là tín hiệu của làng , là biểu tượng của quê hương thể hiện lòng tự hào của người dân làng Ku-ku-rêu về hai cây phong.
- “ Dù đến đây vào lúc nàobốc cháy rừng rực”
àNghệ thuật so sánh, nhân hóa.
à Năng lực cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú. 
àLòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
HS thảo luận nhóm 4
(3 phút)
- Hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả, đung đưabao la ánh sáng.
- Đất rộng bao lachân trời xa thẳm biêng biếc kia.
à Miêu tả bằng những nét chấm phá của một họa sĩ.
à Rất chân thành, sâu sắc.
à Thầy Đuy-sen
à Ước mơ những học trò nhỏ nói chung và An-tư-nai nói riêng sẽ trưởng thành và trở thành người tốt. 
à Tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
à Đậm chất hội họa vì tác giả là một họa sĩ, truyền sự rung cảm cho người đọc.
à So sánh bằng trí tưởng tượng phong phú.
à Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ.
B. Đọc- hiểu văn bản:
I. Nội dung:
1. Hai cây phong và làng quê của nhân vật “ Tôi”
- Nằm ven chân núi , trên một thảo nguyên rộng .
 - Phía dưới làng là thung lũng, là thảo nguyên mênh mông .
- Con đường sắt băng qua cánh đồng. 
- Phía trên làng, giữa ngọn đồi có hai cây phong lớn.
 - Như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
 è Là tín hiệu của làng, là biểu tượng của quê hương.
2. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
- Nghiêng ngả , đung đưa như muốn chào mời.
- Bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc.
- Đàn chim chao đi chao lại trên đầu.
- Thế giới đẹp vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
- Thảo nguyên hoang vu trong làn sương mờ đục.
- Dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ sợi chỉ bạc mỏng manh.
- Chân trời xa thẳm biêng biếc.
àHai cây phong gắn với kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên.
3. Hai cây phong và thầy Đuy- sen:
- Hai cây phong là nhân chứng cho tình cảm thầy trò giữa Đuy-sen và An-tư-nai.
- Hai cây phong là biểu tượng của ước mơ, hi vọng .
àHai cây phong là niềm tin và khát khao , hi vọng mà thầy Đuy-sen dành cho những học trò nhỏ của mình.
 II. Nghệ thuật:
- Hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
- Có nhiều liên tưởng , tưởng tượng hết sức phong phú.
III. Ý nghĩa văn bản:
 Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
4. Củng cố:	(3’)
 GV: treo bảng phụ:
? Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi?
a. Nhân vật “tôi”
b. Thầy Đuy-sen
c. An-tư-nai
? Ý nào sau đây không phải là mơ ước của người trồng hai cây phong?
a. Ước mơ cô học trò nhỏ như thân cây non không ngừng phát triển.
b. Ước mơ cô học trò nhỏ sẽ trở nên giàu có.
c. Ước mơ cô học trò nhỏ sẽ đứng vững trước phong ba bão táp.
d. Ước mơ cô học trò nhỏ lớn lên tiếp tục học hành và trở thành người tốt.
5. Dặn dò: 	(2’)
 - Xem lại nội dung bài và học thuộc.
- Thực hiện tốt phần hướng dẫn tự học.
- Xem lại cách làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm để làm tốt bài viết số 2.
GV nhận xét tiết học
Câu b đúng
Câu b đúng
C/ Hướng dẫn tự học.
- Tìm đọc tác phẩm “ Người thầy đầu tiên”.
- Học thuộc những đoạn văn hay viết về hai cây phong.
- Xem lại cách làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm để làm tốt bài viết số 2
.
TUẦN: 09
TIẾT: 35 - 36
Ngày soạn: 7/10/2011
Ngày dạy: 12/10/2011
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ , BIỂU CẢM
 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Viết được một bài văn tự sự hay có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện được kể.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
 2/ Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng lập dàn ý và viết văn tự sự theo bố cục hợp lí.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 3/ Chép đề lên bảng:
	Viết bài
GV: ghi đề bài lên bảng
Đề: Hãy kể lại một buổi lao động mà em nhớ nhất. Qua đó em có cảm nghĩ gì khi góp phần bảo vệ môi trường.
Dàn ý và biểu điểm
* Mở bài: (1.5 đ)
Giới thiệu khái quát về buổi lao động để lại ấn tượng khó quên trong lòng em.
*Thân bài: (7 đ)
a. Diễn biến buổi lao động: (5 đ)
- Thời gian, địa điểm diễn ra buổi lao động.
- Quang cảnh trước buổi lao động.
- Hoạt động của em và các bạn trong buổi lao động.
- Kết quả của buổi lao động (quang cảnh chung).
b. Cảm nghĩ của em khi góp phần bảo vệ môi trường: (2 đ)
- Cảm nghĩ khi nhìn lại thành quả lao động của mình.
- Ước mong mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
* Kết bài: (1.5 đ)
- Ý nghĩa của buổi lao động.
- Cảm nghĩ của bản thân em.
* Yêu cầu : 
- Trình bày rõ ràng , sạch đẹp.
- Chữ viết cẩn thận, hạn chế lỗi chính tả.
- Kết hợp tốt yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 4/ Nhận xét, nhắc nhỡ học sinh trong quá trình làm bài và thu bài.
 5/ Hướng dẫn tự học:
- Thu bài 
 - Về nhà học bài, xem lại các văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	- Soạn bài : Nói quá.
	 + Tìm hiểu ngữ liệu trang 101 SGK và trả lời các câu hỏi sau các phần ngữ liệu.
	 + Chuẩn bị trước các bài luyện tập trang 102 – 103 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9 CKTKN 2011.doc