Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 8

Tiết 29-30 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (Trích) O. Hen-ri

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện trong tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì con người.

- Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những người nghệ sĩ.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm để đọc hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

- Chân dung nhà văn O. Hen-ri.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
Tiết 29-30 
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Trích) O. Hen-ri 
NS: 8/10/2011
ND: 10/10/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện trong tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. 
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì con người.
- Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những người nghệ sĩ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm để đọc hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Chân dung nhà văn O. Hen-ri.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Vì sao nói Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa là một cặp nhân vật tương phản?
3. Bài mới: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 20 phút.
- GV đọc mẫu văn bản.
- Gọi hs đọc lại, uốn nắn cách đọc cho hs.
- Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và chú thích về từ khó.
- Cho hs xác định bố cục và thể loại văn bản .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 45 phút.
- Trong đoạn trích, em thấy Giôn-xi đang ở tình trạng như thế nào? có tâm trạng gì?
- Tại sao tác giả lại viết: “Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên”?
- Thái độ, tâm trạng và lời nói của cô sau đó như thế nào?
- Nguyên nhân nào làm Giôn-xi khỏi bệnh?
Hết tiết 29 chuyển sang tiết 30.
- Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì?
- Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là giả, là vẽ không? Vì sao?
- Tình cảm của Xiu đối với Giôn-xi còn được thể hiện qua chi tiết nào?
- Em có nhận xét gì về tình cảm của Xiu đối với Giôn-xi?
- Hãy hình dung suy nghĩ của cụ Bơ-men khi sợ sệt nhìn ra ngòai cửa sổ và không nói năng gi?
- Cụ Bơ-men đã vẽ bức tranh trong hoàn cảnh nào và tại sao tác giả không trực tiếp miêu tả cảnh đó mà phải qua lời kể của Xiu?
- Em có nhận xét gì về cụ Bơ-men?
- Xiu đã nhận xét bức tranh Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, em có đồng ý không? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về kết thúc của truyện đối với hai nhân vật Giôn-xi và cụ Bơ-men?
- Nhưng ở cả hai trường hợp đó có điểm gì chung?
- Đó chính là nghệ thuật đảo ngược tình thế hai lần.(Phân tích thêm).Theo em, nghệ thuật này có tác dụng gì?
Hoạt động 3: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 10 phút.
- Qua những nội dung đã phân tích, theo em nhà văn muốn nhắn gởi điều gì qua tác phẩm?
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 7 phút.
- Phát biểu cảm nghĩ về cụ Bơ-men.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 3 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Hai cây phong .
- Hs đọc lại.
- Hs đọc.
- 3 phần
+ Từ đầu táng đá.
-“Sáng hôm sauThế thôi”.
- Còn lại.
- Cô đang bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô chán nản, thẫn thờ mở to cặp mắt nhìn tấm mành mành xanh đã kéo xuống.
- TL
- TL
- TL
- Vì lo cho bênh tật và tính mạng của Giôn-xi, vì nhớ đến ý định sẽ chết cùng chiếc lá cuối cùng của bạn.
- Xiu chưa hề biết chiếc lá cuối cùng là giả. Vì khi Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo mành thì Xiu làm theo một cách chán nản và Xiu cũng tỏ ra hết sức ngạc nhiên.
- TL
- TL
- Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi. Nảy sinh ý định vẽ bức tranh.
- TL
- Con người có tình yêu thương và sự hi sinh cao cả.
- TL
- TL
- Đều gắn với bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng.
- TL
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Bố cục:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nhân vật Giôn-xi:
- Giôn-xi là một cô gái trẻ, một hoạ sĩ trẻ. Cô đang bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô chán nản.
- Cô lại gắn sự kéo dài sự sống của mình với những chiếc lá rụng trên dây thường xuân.
- Chiếc lá cuối cùng vẫn còn, điều đó làm Giôn-xi ngạc nhiên. Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, rồi đòi ăn à hoàn toàn qua cơn nguy kịch.
2. Tình cảm của Xiu:
- Xiu hết sức quan tâm lo lắng cho Giôn-xi nên không muốn em tuyệt vọng khi chứng kiến chiếc lá cuối cùng đã rụng mất và hết sức vui mừng khi thấy chiếc lá vẫn còn.
- Xiu đã vất vả chăm sóc và lo lắng cho Giôn-xi như thế nào.
- Tình cảm chân thành và yêu thương tha thiết của một người bạn tốt.
3. Cụ Bơ-men và kiệt tác Chiếc lá cuối cùng:
- Cụ đã một mình vẽ trong trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm . - Đó là sự hi sinh thầm lặng nhưng cao cả để đem lại niềm tin trong cuộc sống cho đồng loại.
- Đó là một tác phẩm hội hoạ. Góp phần cứu sống môt sinh mạng. Nó được tạo nên bởi sinh mạng của một nghệ sĩ.
4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần:
- Đối với Giôn-xi, ai cũng tưởng cô sẽ chết nhưng cô lại khỏi bệnh và khoẻ mạnh. Đối với cụ Bơ-men, tuy nghiện rượu nhưng khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh, sưng phổi rồi qua đời.
- Đều gắn với bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị sưng phổi nhưng vì chiếc lá mà hồi phục; cụ Bơ-men vì chiếc lá mà bị sưng phổi rồi chết.
- Gây sự bất ngờ và tạo sự hấp dẫn cho truyện.
III. Tổng kết:
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 8 
Tiết 31 
NGHỈ HÈ
 Xuân Tâm
NS: 9/10/2011
ND: 11/10/2011
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm trữ tình.
- Rung cảm với tình cảm trong sáng và chân thành của các nhân vật trong bài thơ khi mùa hè đến, trước mặt là quãng thời gian ba tháng hè đầy vui thú ở quê nhà đang chờ đợi.
 II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Chân dung nhà thơ Xuân Tâm.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Phân tích nhân vật Giôn – Xi ở truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 10 phút.
- GV đọc mẫu văn bản.
- Gọi hs đọc lại.
- Yêu cầu hs đọc chú thích về tác giả và từ khó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20 phút.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát để tìm ra những từ ngữ được tác giả sử dụng.
 Nhóm 1: đoạn thơ 1
 Nhóm 2: đoạn thơ 2
 Nhóm 3: đoạn thơ 3
 Nhóm 4: đoạn thơ 4
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ?
- Những câu thơ nào đã diễn tả được niềm vui của “ đoàn trai non”?
- Trong những câu thơ đó em thích câu nào nhất? Vì sao?
- Liên hệ cho HS trình bày tâm trạng của cá nhân các em.
Hoạt động 3: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút.
- GV cho HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 2 phút.
- GV cho HS tìm những câu thơ nói về tâm trạng của tuổi học trò khi xa trường.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Ôn tập truyện ký Việt Nam.
- Hs đọc lại.
- Hs đọc.
- HS làm việc theo nhóm, trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời cá nhân.
- HS quan sát văn bản, trả lời.
- HS lựa chọn và lý giải.
- Trình bày.
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Cách dùng từ ngữ của tác giả trong bài thơ:
 - Hớn hở, nhảy nhót, rộn rã, nôn nao, ngon ngọt..
 - Có sự chọn lọc và tinh tế, trong sáng, gần gũi và dễ hiểu. Đặc biệt là những từ láy có giá trị biểu cảm cao về mặt nghệ thuật.
 2. Niềm vui của “ đoàn trai non ” khi tiết học cuối cùng đã hết.
- Tâm trạng rộn rã, náo nức của tuổi học trò khi sắp được nghỉ ngơi và vui thú suốt ba tháng hè.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK/22
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 8 
Tiết 32 
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
NS: 12/10/2011
ND: 14/10/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Các đoạn văn tự sự.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Kiểm tra phần chuẩn bị của 5 học sinh cho điểm đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và nhận biết dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút.
- Bài văn trên có thể chia làm ba phần Mở bài, Thân bài và Kết bài Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.
- Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện?
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
- Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? 
- Câu chuyện diễn ra như thế nào? Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào?
- Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này. 
- Những nội dung trên (câu b) được tác giả kể theo thứ tự nào? 
Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết bố cục của bài văn tự sự? Nêu nội dung chính của mỗi phần ?
- Cho HS đọc mục “ dàn ý “ trong SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Hs nắm được lí thuyết vận dụng vào vào việc viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
Bài 1: Từ truyện Cô bé bán diêm, em hãy lập ra một dàn ý cơ bản.
Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài : Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 4 phút.
- Trước khi lập dàn ý ta phải làm gì?
Hoạt động 5: Dặn dò. 
Thời gian: 2 phút.
- Học bài.
- Chuẩn bị Viết bài Tập làm văn số 2 .
- M.bài: Từ đầu  trên bàn: Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật. 
- T.bài: Tiếp theo  không nói: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
- K.bài: Còn lại: nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật
- Kể về một người bạn thân với món quà sinh nhật bất ngờ, cảm động. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất .
- Chuyện xảy ra trong một hoàn cảnh bình thường, ở gia đình của người viết trong một tiệc sinh nhật bình thường của hs.
- Chuyện xảy ra với chính người viết, có nhiều nhân vật mà nhân vật chính là Trinh.
- TL
- Điềù tạo nên sự bất ngờ là tình huống truyện. Tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang về sự chậm trễ của người bạn thân để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy tình cảm, thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật thật đầy ý nghĩa
- Kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc diễn biến tù đầu đến cuối buổi sinh nhật) kết hợp hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra ''lâu lắm, từ mấy tháng trước...”
 - Phát biểu dựa theo ghi nhớ SGK/91 
- Hs thảo luận theo nhóm.
I. Dàn ý của bài văn tự sự: 
Ghi nhớ SGK/91 
II. Luyện tập:
1. Dàn ý cơ bản:
- Mb: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện. 
- Tb:
 + Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. 
+ Em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi ấm. Mỗi lẩn quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Diêm vụt tắt, em bé lại trở về với hiện tại tê cóng.Que diêm thứ tư được đốt lên, em nhìn thấy bà em. Vì muốn níu bà ở lại em đã bật tất cả các que diêm còn lại và bay lên trời cùng bà
- Kb: Sáng mồng một tết người ta chứng kiến cái chết thương tâm của em bé. Mọi người qua đường không ai biết được cái điểu kì diệu mà em bé đã trông thấy
4. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc