Giáo án ôn tập Ngữ Văn 8 - GV: Trần Thị Việt Hà

Giáo án ôn tập Ngữ Văn 8 - GV: Trần Thị Việt Hà

Tuần 3

 Củng cố và nâng cao kiến thức về văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ; kiến thức tiếng Việt “ phương châm về lượng , chất”; kiến thức tập làm văn “ sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Bài tập:

1. Trong các câu sau, câu nào không tuân thủ phương châm hội thoại ?

A. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt.

Vi phạm phương châm về lượng

B. Tôi nhìn thấy con lợn to bằng con trâu.

Vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật )

C. Bị dị tật từ nhỏ, bạn tôi phải tập viết bằng chân.

Không vi phạm

D. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân.

Vi phạm phương châm về chất

E. Ăn nhiều rau xanh sẽ chữa được một số bệnh tim mạch .

Vi phạm phương châm về chất

2. Đọc ví dụ sau:

Có hai vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị . Để làm quen , một vị hỏi :

- Bây giờ anh làm việc ở đâu?

 Vị kia trả lời :

- Bây giờ tôi đang làm việc ở đây.

a. Trong hai lời thoại , lời nào không tuân thủ phương châm hội thoại ? Vì sao?

Lời thoại đó không tuân thủ phương châm về chất hay về lượng?

Lời thoại không tuân thủ phương châm hội thoại : “Bây giờ tôi đang làm việc ở đây”

Vì người hỏi muốn biết nơi làm việc , đơn vị công tác của người nghe chứ không phải hỏi thời điểm hiện tại mà hai người đang nói chuyện ( trong hội nghị ) . Người nghe đã cố tình trả lời sai , không hợp tác vơí người đối thoại .

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ Văn 8 - GV: Trần Thị Việt Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
 Củng cố và nâng cao kiến thức về văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ; kiến thức tiếng Việt “ phương châm về lượng , chất”; kiến thức tập làm văn “ sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Bài tập:
Trong các câu sau, câu nào không tuân thủ phương châm hội thoại ?
Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt.
Vi phạm phương châm về lượng 
Tôi nhìn thấy con lợn to bằng con trâu.
Vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật )
Bị dị tật từ nhỏ, bạn tôi phải tập viết bằng chân.
Không vi phạm
Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân.
Vi phạm phương châm về chất 
Ăn nhiều rau xanh sẽ chữa được một số bệnh tim mạch .
Vi phạm phương châm về chất 
Đọc ví dụ sau:
Có hai vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị . Để làm quen , một vị hỏi :
Bây giờ anh làm việc ở đâu?
 Vị kia trả lời :
Bây giờ tôi đang làm việc ở đây.
a. Trong hai lời thoại , lời nào không tuân thủ phương châm hội thoại ? Vì sao?
Lời thoại đó không tuân thủ phương châm về chất hay về lượng?
Lời thoại không tuân thủ phương châm hội thoại : “Bây giờ tôi đang làm việc ở đây”
Vì người hỏi muốn biết nơi làm việc , đơn vị công tác của người nghe chứ không phải hỏi thời điểm hiện tại mà hai người đang nói chuyện ( trong hội nghị ) . Người nghe đã cố tình trả lời sai , không hợp tác vơí người đối thoại .
3. Hãy viết một đoạn văn với chủ đề “ trong tình hình đất nước ta đang mở cửa , hội nhập thế giới như hiện nay , việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào”
Gợi ý:
Giới thiệu phong cách Hồ Chí Minh : Là một phong cách đẹp , thể hiện một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc: 
+Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần , sống không lệ thuộc vào các điều kiện vật chất , không coi mục đích sống là hưởng thụ vật chất .
+Đó cũng là cách sống coi trọng và luôn tạo được sự hài hoà giữa con người với thiên 
nhiên, đem lại niềm vui , sự khoẻ khoắn thanh cao cho tâm hồn và thể xác .
+Đó là cách sống kết hợp hài hoà tinh hoa văn hoá dân tộc với những tinh hoa văn hoá của nhân loại 
Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, một vấn đề được đặt ra và cần giải quyết tốt đó là tiếp thu văn hoá, văn minh của nhân loại , của thế giới , đồngthời giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc . Đó là một nhiệm vụ to lớn và không dễ dàng.
-Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập và noi theo .Học tập phong cách của Bác sẽ giúp chúng ta , đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam có được một bài học sinh động về kết hợp tinh hoa văn hoá thế giới với bản sắc dân tộc.
Tuần 4
Củng cố và nâng cao kiến thức về văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” và kiến thức tiếng Việt về các phương châm hội thoại cũng như cách sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Bài tập
1. Đọc mẩu chuyện sau:
Người con đang học môn địa lí hỏi bố:
-Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thê giới hả bố?
Người bố đang mải đọc báo , trả lời:
-Núi nào không nhìn thấy ngọn tức là núi cao nhất.
 ( Trích Truyện cười dân gian Việt Nam )
Trong các lời thoại trên, lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại ?Vì Sao?
-Núi nào không nhìn thấy ngọn tức là núi cao nhất.
Vì ở đây người con hỏi “ ngọn núi cao nhất thế giới” chứ không hỏi như thế nào là một ngọn núi cao nhất. – Người bố đã trả lời không đúng đề tài của người con trong giao tiếp
Lời thoại trên không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
Phương châm lịch sự
Bài 2:
Em chọn cách nói nào sau đây để thể hiện phương châm lịch sự trong giao tiếp ?
Bài thơ anh dở lắm
Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
Anh hãy mở giúp tôi cái cửa
Anh có thể mở giúp tôi cái cửa được không.
Bài 3: Tại sao vấn đề chăm sóc trẻ em ngỳ nay lại càng trở nên cấp bách , được cộng đồng quốc tế quan tâm đến thế? Hãy viết một đoạn văn bày tỏ ý kiến của em về vấn đề trê?
Gợi ý:
Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:
+Vai trò của trẻ em đối với tương lai của từng quốc gia, đối với toàn cầu.
+Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thếư giới hiện nay. Tình trạng khổ cực bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay có thể phân tích qua các mặt:
-Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực , của sự phân biệt chủng tộc , sự xâm lược và chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài.
-Chịu những thảm hoạ của đói nghèo , của khủng hoảng kinh tế , của tình trạng vô gia cư , dịch bệnh , mù chữ , môi trường xuống cấp.
- Tính mạng bị đe doạ vì môi trường xuống cấp , suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Bài 4: Trong thời điểm hiện nay của tình hình thế giới, vấn đề mà Mac-ket nêu ra có còn ý nghĩa thời sự và cấp thiết nữa không?
Gợi ý:
-Trong những năm vừa qua , thế giới đã có những cố gắng đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
+Đã có các hiệp ước cấm thử , cấm phổ biến vũ khí hạt nhân được kí kết , hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô ( nay là nước Nga ) .
+Điều đó có nghĩa là vũ khí hạt nhân đã được giảm bớt nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa. Kho vũ khí hạt nhân vẫn còn đang tồn tại và ngày càng được cải tiến. 
+Chíên tranh xâm lược và xung đột vẫn liên tục diễn ra nhiều nơi trên thế giới , chủ nghĩa khủng bố đang tràn lan , đe doạ an ninh của nhiều quốc gia và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. 
=> Vì vậy , thông điệp của Mac- ket vẫn còn nguyên giá trị , vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hoà bình .
Tuần 5
 Củng cố và nâng cao kiến thức về văn bản “Tuyên bố thês giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, văn bản “ Chuỵên Người con gái Nam Xương”, kiến thức Tiếng Việt về xưng hô trong hội thoại , cách dẫn trực tiếp, gián tiếp .
Bài tập:
 Bài 1.
 Hai phép tu từ nói giảm nói tránh và nói quá vi phạm phương châm hội thoại nào? Lấy ví dụ về hai phép tu từ đó và cho biết sử dụng chúng có tác dụng gì?
 - Hai phép tu từ trên vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật ) Nhưng khi sử dụng đúng tình huống chúng có những tác dụng nhất định.
 + Nói giảm nói tránh có tác dụng :
 Giảm bớt ấn tượng đau buồn. Ví dụ :
 Cụ tôi về năm ngoái
 Biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục. Ví dụ:
 Khuya rồi mời bà về nghỉ.
 Cháu bé đã bớt đi ngoài chưa?
 + Nói quá có tác dụng nhấn mạnh , gây ấn tượng , gây chú ý , làm nổi rõ một khía cạnh nào đó của đối tượng được nói đến .Ví dụ : 
Bao gìơ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 Bài 2: 
Tìm từ xưng hô trong đoạn trích sau và nhận xét cách xưng hô của mỗi nhân vật?
 a. Cô tôi bỗng đổi giọng , lại vỗ vai , nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị :
- Vậy mày hỏi cô Thông- tên người đàn bà họ nội xa kia- chỗ ở của mẹ mày , rồi đánh giấy cho mợ mày , bảo dù sao cũng phải về . Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
 b. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ về với các con rồi mà.
 c. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước .
-Nói đùa thế , chứ ông giâo để cho khi khác
 d.- Các ông , các bà ở đâu lên ta đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi . Một người đàn bà mau miệng trả lời:
Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ! Đi bốn năm hôm mới lên đến đây , vất vả quá!.
- ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má ở dưới ta thế nào. liệu có được không hở bác?
Chả cấy thì lấy gì mà ăn . Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
Thì vưỡn ! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ.
Nhận xét:
Cách gọi của bà cô chứng tỏ thái độ khinh miệt 
Cách gọi của bé Hồng và mẹ thể hiện tình cảm yêu thương .
Cách gọi của lão Hạc và ông giáo thể hiện sự tôn trọng 
Cách gọi của ông Hai và người đàn bà trong đoạn trích thể hiện sự tôn trọng và gần gũi giữa những con người trong cùng hoàn cảnh tản cư khâng chiến.
Bài 3:
 Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp hoặc ngược lại:
Bực mình , ông chủ nhà gọi thầy đồ lên trách : “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế!”
Một hôm. cô tôi gọi tôi đến bên cười và bảo: 
Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dẵn lòng bỏ đám này để dùigiắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn thì sẽ liệu.; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ 
Mọi người bảo nhau : “ Chắc nó muốn sưởi cho ấm !” ,nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông they , nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
G: Lưu ý : Khi chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp thì cần chú ý 
Thay đổi từ ngữ xưng hô cho phù hợp
Lược bỏ tình thái từ.
Thay đổi từ định vị thời gian
Lược bỏ dấu hiệu của lời dẫn trực tiếp
Bài 4:
 Cho câu thơ sau: 
Ông đồ vẫn ngồi đó
 Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay.
?Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp?
GV gợi ý:
Giới thiệu xuất xứ và nội dung đoạn thơ
Bài 5:
 Vì sao nói : Lấy người phụ nữ làm nhân vật chính là một nét mới mẻ , thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ ? Viết một đoạn văn trình bày ý hiểu của em về nhận định trên?
Gợi ý: Truyện có nhiều nhân vật nhưng nhân vâtỵ chính là người phụ nữ. Nhân vật Vũ Nương
+Hình ảnh của nàng được lấy làm nhan đề của truyện , chỉ riêng nàng được giới thiệu với đầy đủ họ tên , quê quán ngay dòng đầu của tác phẩm.
+Các nhân vật khác chỉ xuát hiện ở tong chặng , còn Vũ Nương xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm . Tác phẩm khép lại cũng bằng câu nói và hình ảnh cuối cùng của nàng.
+Trước Nguyễn Dữ , văn học Việt Nam hầu như vằng bóng hình ảnh người phụ nữ , nhất là người phụ nữ trong khung cảnh gia đình . Sự xuất hiện của hình ảnh với tư cách là nhân vật chính cho thấy sự thức tỉnh của những giá trị nhân bản, sự quan tâm đến hạnh phúc đời thường trong văn học Việt Nam . Đó là một nét mới của “ chuyện người con gái Nam Xương” báo trước sự xuất hiện của các nhân vật phụ nữ khác trong văn học : Thuý Kiều, Kiều Nguyệt Nga ở giai đoạn văn học sau này.
Bài 6: 
Có ý kiến cho rằng: “ Sự trở về của Vũ Nương ở phần cuối tác phẩm đã hoá giải bi kịch trong truyện” Hãy nêu ý kiến của em?
Gợi ý:
-Cái chết của Vũ Nương ở trong tác phẩm là một cái chết oan khuất, mang những đắng cay do Trường Sinh gây nên. Trương Sinh xua đuổi nàng, xúc phạm nhân phẩm của nàng. Khi Vũ Nương tự vẫn, nàng chỉ có một mình . Lời thề của Vũ Nương trên bến Hoàng Giang đã bộc lộ được tâm tư của nàng, phẩm giá của nàng bị chà đạp một cách oan ức . Nàng đã phải mang nỗi đau đớn đó xuống thuỷ cung .
-Khi nàng trở về trên sông Hoàng Giang ở phần cuối truỵên, ta they đứng đợi nàng có Trương Sinh bên đàn giải oan . Phẩm giá của nàng đã được chiêu tuyết.
-Tuy nhiên không vì thế mà bi kịch được hoá giải.
+ Giữa T ...  người đấya.Mẹ đừng vứt con đI mà tội nghiệp!
Câu cầu khiến:
Mẹ ơI, con là người đấya.Mẹ đừng vứt con đI mà tội nghiệp
D, Vua rất thích thú, vội ra lệnh:
-Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền!Ta muốn ra khơI xem cá.
Thấy thuyền đI còn qua chậm., vua đứng trên mũi thuyền kêu lơn:
-Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
Vua cuống quýt kêu lên:
-Đừng cho gió thổi nữa!Đừng cho gió thổi nữa!
Câu cầu khiến:
Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền!Ta muốn ra khơI xem cá.
-Cho gió to thêm một tí!
-Đừng cho gió thổi nữa
E, Con cá vàng trả lời:
-Ông lão ơi! Đừng băn khoăn nữa.Cứ về đi.TôI sẽ giúp ông.Ông sẽ có một cáI máng mới.
Câu cầu khiến
Đừng băn khoăn nữa.Cứ về đi
I,Mẹ tôI cũng sụt sùi theo:
-Con nín đi!Mợ đã về với các con rồi mà.
Câu cầu khiến
 Con nín đi!
Bài 2: Xem xét những câu cầu khiến trong bài tập 1, cho biết chủ ngữ trong các câu đó chỉ ai?ý nghĩa của câu cầu khiến hướng về đối tượng nào?
Từ đó suy ra câu cầu khiến có chủ ngữ như thế nào?
-Câu cầu khiến co chủ ngữ thường là những từ chỉ người, vật bị (được) cầu khiến.Có nghĩa là người hay vật phảI thực hiện hành động do người nói yêu cầu, ra lệnh, đề nghị
Trong một số trương hợp, chủ ngữ của câu cầu khiến không chỉ người đối thoại mà còn chỉ cả người nói.
VD: Hôm nay chúng mình cùng đI xem bang đá đi!
 Chủ nhật này, cả nhà mình sẽ đI lên Hà Nội nhé!
Bài 3:
Trình bày cảm nhận về đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu?
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ. Nội dung: Tâm trạng u uất của người tù cách mạng.
Thân bài:
-Sau những lời thơ bay bống miêu tả cảnh mùa hè rực rỡ sắc màu trong sự liên tưởng phong phú của nhà thơ. Tác giả đã diễn tả trực tiếp tâm hồn của mình bằng những câu thơ tiếp 
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
 Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt.Đoạn thơ với cách ngát nhịp bất thường:6/2;3/3;cách sử dụng những động từ mạnh đập tan phòng, chết uậtnhững từ ngữ giàu chất biểu cảm: ôI, thôI, lmf saotất cả đều đêm đến cho độc giả sự cảm nhận về cáI ngột cgạt đến cao đọ của cuộc sống giam hãm trong ngục tù
..
KB: Đoạn thơ là tiếng lòng tha thiết của nhà thơ- người tù cách mạng đang hướng cuộc sống của mình ra thế giới thiên nhiên và cuộc sống sục sôI của đất nướca trong những tháng ngày cách mạng. Lời thơ đã thể hiện một tâm hồn tha thiết với cuộc đời của nhà thơ TH.
Bài 4: trình bày cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
MB
TB: Bài thơ có 4 câu thơ thật tự nhiên, bình dị , hóm hỉnh giọng điệu thoảI máI đêm đến cho người đọc một sự sảng khoáI vui thích.
..
Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện phong cách thơ của nhà thơ Hồ chí Minh. Tuy ngắn gọn, bài thơ đã cho người đọc cảm nhận về một tâm hồn yêu thiên nhiên, lạc quan cách mạng củangười chiến sĩ trong cuộc sống còn nhiều khó khắn thiếu thốn
Tuần 26
Bài 1:
Xác định câu phủ định và chỉ ra đặc điểm của câu phủ định trong các đoạn trích sau:
Ta biết ta là chúa tể của muôn loài 
 Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
 Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
 Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
 .
 Dăm vèng lá hiền lành không bíhiểm
 Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
 Của chốn ngàn năm cao cả âm u.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Ông đồ vẫn ngồi đấy 
Người thuê viết nay đâu? Qua đường không ai hay
Giấy đỏ buồn không thắm Lá vàng rơI trên giấy
Mực đọng trong nghiên sầu. Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở
Không they ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đấu bây giở?
Những người nắm vững cách đọc nhanh không đọc theo đường ngang mà mắt họ luôn chuyển động theo đường dọc từ trên xuống dưới.Với cách đọc này, cơ mắt ít mỏi.Cách đọc nhanh này không giống kiểu đọc đường chéo góc hay kiểu đọc các đầu dòng của một đoạn văn.
Bài 2: Hãy diễn đạt ý nghĩa của những câu văn sau bằng cách dùng từ ngữ phủ định thay thế một vài từ trong câu ở vị trí thích hợp.
TôI quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôI như mấy cành hoa tươI mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Chẳng có nơI nào như sông Thao quê tôI, rừng cọ trập trùng.
Cho nên thỉnh thoảng tôI sực nhớ, tôI chit nhìn u, tôI bỗng giật mình, tôI ngờ ngợ như người ngồi trước mặt tôI đây không phảI là u tôi.Có đâu u tôI lại thế kia.
Bài 3: Những câu nào trong đoạn trích sau đây là câu phủ định?Những câu phủ định này có đặc điểm hình thức như thế nào và có chức năng gì?
TôI vui vẻ nói với anh:
-Cảm ơn đồng chí nữa.
-TôI có giúp gì cho đồng chí đâu!
b.Cho em một tái(Quả)
Chị Hai cầm nhánh cây đét vào mông Bỉnh một cáI như phủi bụi:
-TráI gì, tao làm gì có mà cho.
c.-Chốc con mang mít sang biếu bác Luận nhé?
Thìn gắt lên với con một cách bực dọc:
-Biếu xén gì!.
d.-Thế nó cho bắt à?
-Khốn nạn Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu!Nó they tôI gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôI mừng.TôI cho nó ăn cơm.Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lây hai cằng sau nó dốc ngược nó lên
Bài tập 1:
Xác định hành động nói trong các ví dụ sau đây:
A,- Anh ơI, đường ra bến xe đI lối nào hở anh?
 -Xin lỗi, tôI không biết anh ạ.
-> hành đông hỏi.
B,Vừa thấy tôI, lão bảo ngay:
-Cậu vàng đI đời rồi, ông giáo ạ! -> Hành đông thông báo
TôI hỏi cho có chuyện:
-Thế nó cho bắt à? -> Hành đông hỏi
TôI an ủi lão:
-Cụ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!Vả lại ai nuôI chó mà chả bán hay giết thịt!Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó làm kiếp khác. -> Hành đông an ủi
C,TôI muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
-Mẹ đưa bút cho con cầm. -> Hành đông điều khiển, đề nghị
D, Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
-ThôI, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp. -: Hành đông điều khiển, bảo ban
E, Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. -> Hành đông thông báo, nhận xét.
G, Mặt lão nghiêm lại.
-Việc gì thế cụ? -> Hành đông hỏi
Bài tập 2: Hãy đặt câu với mỗi hành động sau đây?
-Thông báo ( thuộc nhóm trình bày)
-Khuyên (thuộc nhóm điều khiển)
-Hỏi
Hứa hẹn.
Học sinh làm bài tập.
Một số mẫu câu gợi ý:
-Ngày mai kớp chúng ta học môn Ngữ Văn.
-Cậu nên chịu khó uống thuốc thì mới khỏi bệnh
-Dây là cáI gì vây?
-Nhày mai tớ sẽ mang cho cậu xem con gấu bông của tớ.
Tuần 29
Bài tập 1:
Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Yêu cầu cần đạt:
+Hình thức là một đoạn văn- Một luận điểm.
+Nội dung:
Cần đảm bảo những ý sau:
-Giới thiệu câu tục nhữ.
-Khẳng định: Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người.
-Lời nói là phương tiện dễ kiếm tìm, trong tầm tay mọi người.
-Lời nói thể hiện trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức và tính tình của mỗi con người.
-Con người cần phảI biết chọn lời nói để nói cho phù hợp.
-PhảI chọn cách nói thích hợp để người nghe đồng tình.nhwng lựa lời không phảI là không nói thật.
-Muốn có khả năng lựa lời thì pảI học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài
Học sinh làm bài, trình bày trên bảng, kiểm tra, nhận xét.
Bài tập 2
Hãy viết đoạn văn để chứng minh rằng:
Rừng mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống chúng ta.
Các luận cứ cần có trong đoạn văn là:
-Rừng là nơI cung cấp lâm sản : như gỗ, dược liẹn, thú
-Rừng có vai trò điều hoà khí hậu: ngăn nước lũ, chắn gió, chắn cát, thanh lọc không khi- nên rừng được coi là lá phôỉ lớn của tráI đất chúng ta.
-Rừng là thắng cảnh du lịch, nnghỉ mát.
-Rừng là nơI lưu giứ, bảo tồn các loại động , thực vật.
Bài tập 3:
Viết đạn văn xây dung luận điểm chứng minh rằng:
Lão Hạc là người nông dân bất hạnh nhưng có nhiều phẩm chất cao đẹp.
Các ý cơ bản là:
-Lão Hạc bất hạnh:
+Nghèo, phảI sống một mình vid con trai phảI đI làm ăn xa, sống trong hoàn cảnh già yếu cô đơn.
-Lão Hạc có nhiều phẩm chất cao đẹp:
+Là người cha yêu thương con hết mực: Luôn nhớ về con, quyết giữ mảnh vườn làm vốn cho con đỡ khổ.
+Là người sống tình nghĩa: Yêu thương con chó Vàng, chăm sóc nó như một người bạn, đau xót vì phảI bán nó.
+Là người có lòng tự trọng: Để dành tiền nhờ ông Giáo làm ma, không muốn gây phiền hà cho hàng xóm.
+Lão là người trung thực: PhảI lừa cậu Vàng cho người ta đến bắt, lão rất đau khổ. Lão tự chọn cho mình cáI chết thảm khốc để tự trừng phạt mình vì hành động lừa dối đó.
Tuần 30
Bài 1:
Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về mục đích của việc học được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đề cập trong văn bản “Bàn về phép học”: Học là để làm người.
Đưa ý kiến của Nguyễn Thiếp.
-Khẳng định đó là mục đích cao cả và chân chính của việc học.
-ở thời địa của tâc giả: Việc học để làm người là học để biết được cách đối xử giữa con người với con người, là biết đạo thần chủ, đạo cha con,anh em, bè bạn
-ngày nay: việc học để làm người phảI bao gồm rất nhiều mặt:
+Học để có tri thức cơ bản và hiện đại ở mọi lĩnh vực, cả tự nhiên và xã hội.
+Học để có năng lực sấng tạo, tư duy.
+Học để có kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp
-Để đạt được mục đích đúng đắn của việc học, mỗi chúng ta cần phảI biết lựa chọn những cách học tích cực, phù hợp với bản thân mình.
+Học đI đôI với hành.
+Học từ thấp đến cao, học rộng nhưng phảI nắm gọn những kiến thức cơ bản.
Bài 2:
 Viết đoạn văn phân tích rõ lợi ích của các phương pháp học tập được nói đến trong văn bản “Bàn về phép học”
-Giới thiệu: Trong văn bản, tác giả Nguyễn Thiếp đã nêu rất rõ hai quan điểm về phương pháp học tập:
+Học từ thấp đến cao, học cho rộng nhưng phảI nắm cho gọn, phảI theo điều học mà làm.
+Học đI đôI với hành.
Phân tích:
+Phương pháp học 1:Đây là trình tự hợp với quy luật nhận thức trong học tập. Nghĩa là phảI đI từ những kiến thức cơ sở mà nâng cao, mở rộng.
VD: Học sinh ngày nay phảI học từ các cấp học phổ thông rồi mới có thể học tiếp các bậc học cao hơn như trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
+Với mỗi môn học, trình tự học cũng thế.Chúng ta phảI bắt đầu từ những kiên thức nền tảng nhất rồi mới có thể học được những kiển thức chuyên sâu.
VD: Để học tốt được môn Ngữ văn, trước hết học sinh chúng ta phảI biết đọc thông viết thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, biết cách sử dụng ngôn ngữ nói và viêt thật chuẩn mực thif mới có thể tiếp cận và cảm nhận được cáI hay cáI đẹp trong các áng vănư chương..
+Trong việc học tập, cần biết rông nhưng cũng càng cần nắm chắc..Nếu biết nhiều nhưng không nắm cho gọn thì khó mà làm chủ được tri thức, và như thế ta càng khó vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống .Quan trong trong việc học là ta năm chắn ckiến thức để vận dung được chúng vào trong thực tiễn.
+Phương pháp học đI đôI với hành: Là phương pháp học tập tích cực nhất. PhảI qua thực hành thì kiến thức mới được củng cố vứng chắc, mới biến thành năng lực của người học
 Học đI đôI vơI hành là cách tốt nhất để kiểm định, đánh giá kết quả của việc học tập..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on tap van 8 ki 2.doc